Đại sứ Hoa Kỳ về tự do tôn giáo quốc tế Sam Brownback hôm 17/11 đã tái kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt “đàn áp tín ngưỡng”, bao gồm cả cuộc bức hại những người theo học Pháp Luân Công.
“Tôi đặc biệt cho rằng những gì Trung Quốc đang làm là hoàn toàn sai lầm. Đó là một trong những nơi đàn áp tôn giáo tệ hại nhất trên thế giới hiện nay, nếu không muốn nói là tồi tệ nhất,” Đại sứ Brownback nhấn mạnh trong khi trả lời câu hỏi của phóng viên tại cuộc họp đặc biệt chuẩn bị cho lễ khai mạc Hội nghị Cấp Bộ trưởng về Tự do Tôn giáo Quốc tếhoặc Liên minh Tự do Tôn giáo Quốc tế(Liên minh IRF).
Bắt đầu vào tháng Hai, Liên minh IRF đã tìm cách thúc đẩy tự do tôn giáo và chống lại sự đàn áp tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Liên minh hiện có 31 quốc gia thành viên, bao gồm cả Vương quốc Anh, Hà Lan, Úc, Senegal và Ukraine.
Ông Brownback nói: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc chấm dứt đàn áp tín ngưỡng… đối với người Duy Ngô Nhĩ, đối với nhóm Phật giáo Tây Tạng, đối với Giáo hội Thiên chúa giáo, đối với Giáo hội Công giáo, [và] đối với nhóm Pháp Luân Công.”
Cũng vào ngày 17/11, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã bày tỏ quan ngại về vấn nạn đàn áp tôn giáo của Trung Quốc trên Twitter.
“Cuộc đàn áp tín ngưỡng của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm vào các tín đồ Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Phật giáo và những người tu luyện Pháp Luân Công. Đảng Cộng sản này không buông tha cho ai cả,” Ngoại trưởng Pompeo viết.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần với các bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Theo ước tính chính thức, đã có 70 triệu đến 100 triệu người theo học môn tu luyện này trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại vào năm 1999.
Sự phổ biến nhanh chóng môn tu luyện này khiến cho cựu lãnh đạo chế độ Trung Quốc Giang Trạch Dân trở nên đố kỵ, coi Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với sự cai trị của cả ông ta cũng như của chế độ Cộng sản. Vào tháng 7/1999, Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp trên quy mô toàn quốc hòng bắt và giam giữ những người theo học Pháp Luân Công.
Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hàng triệu người đã bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động và các cơ sở khác, với hàng trăm nghìn người bị tra tấn trong khi bị giam giữ. Theo Minghui.org, một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên theo dõi các cuộc bức hại, có hơn 4.000 trường hợp tử vong được ghi nhận là do hậu quả của các cuộc bức hại – mặc dù các chuyên gia nói rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều.
Cuộc đàn áp vẫn tiếp tục trong bối cảnh đại dịch. Hơn 1.000 người đã bị cảnh sát bắt giữ và sách nhiễu chỉ trong tháng 10, với 65 người bị kết án tù.
Tại Hội nghị, 31 quốc gia thành viên đã luận bàn để bày tỏ sự phản đối “việc sử dụng bất hợp pháp công nghệ nhằm giám sát hành động của các cá nhân chỉ vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ và đàn áp toàn bộ cộng đồng tôn giáo” với chính phủ các nước, đại diện các nước nói trong một tuyên bố chung.
Ông Brownback cũng đặc biệt nhấn mạnh việc Trung Quốc đã sử dụng công nghệ trong các cuộc đàn áp về đức tin.
“Đây là điều họ đã làm ở Tây Tạng, đang làm ở Tân Cương và triển khai ở nhiều nơi khác nhau trên đất nước của họ. Và chúng tôi muốn ngăn chặn điều này lây lan sang các nước khác trên thế giới hoặc lan rộng hơn sang các nước khác trên thế giới, ” ông nói.
Vào tháng 10/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa 28 cơ quan và công ty vào danh sách đen, bao gồm cả hãng sản xuất thiết bị giám sát Hikvision, vì vai trò của họ trong việc hỗ trợ Bắc Kinh trấn áp và giám sát người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương xa xôi phía Tây Trung Quốc. Ước tính có khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ hiện đang bị giam giữ bên trong các trại tập trung ở đó.
Công nghệ tương tự cũng đã được các nhà chức trách Trung Quốc triển khai trên toàn quốc nhằm giám sát những người bất đồng chính kiến và kể cả dân thường.
Bắt đầu vào tháng Hai, Liên minh IRF đã tìm cách thúc đẩy tự do tôn giáo và chống lại sự đàn áp tôn giáo hoặc tín ngưỡng. Liên minh hiện có 31 quốc gia thành viên, bao gồm cả Vương quốc Anh, Hà Lan, Úc, Senegal và Ukraine.
Ông Brownback nói: “Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc chấm dứt đàn áp tín ngưỡng… đối với người Duy Ngô Nhĩ, đối với nhóm Phật giáo Tây Tạng, đối với Giáo hội Thiên chúa giáo, đối với Giáo hội Công giáo, [và] đối với nhóm Pháp Luân Công.”
Cũng vào ngày 17/11, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã bày tỏ quan ngại về vấn nạn đàn áp tôn giáo của Trung Quốc trên Twitter.
“Cuộc đàn áp tín ngưỡng của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhắm vào các tín đồ Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Phật giáo và những người tu luyện Pháp Luân Công. Đảng Cộng sản này không buông tha cho ai cả,” Ngoại trưởng Pompeo viết.
Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần với các bài tập thiền định và các bài giảng đạo đức dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Theo ước tính chính thức, đã có 70 triệu đến 100 triệu người theo học môn tu luyện này trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu cuộc bức hại vào năm 1999.
Sự phổ biến nhanh chóng môn tu luyện này khiến cho cựu lãnh đạo chế độ Trung Quốc Giang Trạch Dân trở nên đố kỵ, coi Pháp Luân Công là mối đe dọa đối với sự cai trị của cả ông ta cũng như của chế độ Cộng sản. Vào tháng 7/1999, Giang Trạch Dân đã phát động một cuộc đàn áp trên quy mô toàn quốc hòng bắt và giam giữ những người theo học Pháp Luân Công.
Theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, hàng triệu người đã bị giam giữ trong các nhà tù, trại lao động và các cơ sở khác, với hàng trăm nghìn người bị tra tấn trong khi bị giam giữ. Theo Minghui.org, một trang web có trụ sở tại Hoa Kỳ chuyên theo dõi các cuộc bức hại, có hơn 4.000 trường hợp tử vong được ghi nhận là do hậu quả của các cuộc bức hại – mặc dù các chuyên gia nói rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều.
Cuộc đàn áp vẫn tiếp tục trong bối cảnh đại dịch. Hơn 1.000 người đã bị cảnh sát bắt giữ và sách nhiễu chỉ trong tháng 10, với 65 người bị kết án tù.
Tại Hội nghị, 31 quốc gia thành viên đã luận bàn để bày tỏ sự phản đối “việc sử dụng bất hợp pháp công nghệ nhằm giám sát hành động của các cá nhân chỉ vì tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ và đàn áp toàn bộ cộng đồng tôn giáo” với chính phủ các nước, đại diện các nước nói trong một tuyên bố chung.
Ông Brownback cũng đặc biệt nhấn mạnh việc Trung Quốc đã sử dụng công nghệ trong các cuộc đàn áp về đức tin.
“Đây là điều họ đã làm ở Tây Tạng, đang làm ở Tân Cương và triển khai ở nhiều nơi khác nhau trên đất nước của họ. Và chúng tôi muốn ngăn chặn điều này lây lan sang các nước khác trên thế giới hoặc lan rộng hơn sang các nước khác trên thế giới, ” ông nói.
Vào tháng 10/2019, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa 28 cơ quan và công ty vào danh sách đen, bao gồm cả hãng sản xuất thiết bị giám sát Hikvision, vì vai trò của họ trong việc hỗ trợ Bắc Kinh trấn áp và giám sát người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương xa xôi phía Tây Trung Quốc. Ước tính có khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ hiện đang bị giam giữ bên trong các trại tập trung ở đó.
Công nghệ tương tự cũng đã được các nhà chức trách Trung Quốc triển khai trên toàn quốc nhằm giám sát những người bất đồng chính kiến và kể cả dân thường.
https://trithucvn.org/
Không có nhận xét nào