Từ an ninh đến thương mại, việc ai là ông chủ Nhà Trắng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước ở châu Á, theo Straits Times.
Theo
các chuyên gia, nếu ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, những chính
sách hiện tại của Mỹ đối với châu Á sẽ được tiếp tục. Tuy nhiên, nếu ông
Biden giành chiến thắng, quan điểm của Mỹ đối với các vấn đề châu Á sẽ
trở nên khó lường hơn.
Một số thông tin gần đây cho rằng ông Trump có thể thay đổi Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nếu đắc cử, vị trí Ngoại trưởng của ông Mike Pompeo vẫn được giữ nguyên. Ngoài ra, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Peter Navarro vẫn được ông Trump trọng dụng.
Như vậy, bộ máy chính quyền ông Trump nhìn chung không có sự thay đổi nhiều sau ngày 3.11. Tuy nhiên, quan điểm “diều hâu” với Trung Quốc sẽ là không thay đổi, theo Straits Times.
Theo các chuyên gia, dù ai là người thắng sau cuộc bầu cử tổng thống, quan hệ Mỹ - Trung vẫn rất khó để quay lại “mặn nồng” chỉ trong thời gian ngắn.
Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, việc ông Biden đắc cử có thể mang lại nhiều lợi ích hơn ông Trump. Với tư tưởng “nước Mỹ trên hết”, ông Trump đang thúc giục Nhật Bản và Hàn Quốc chi trả thêm chi phí duy trì quân đội Mỹ để phòng thủ.
Thành tựu lớn nhất của ông Trump ở châu Á được cho là hội nghị thượng đỉnh với ông Kim Jong Un. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ ngồi cùng Chủ tịch Triều Tiên để nói về vấn đề hạt nhân.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, ông Trump đang khiến Nhật Bản, Hàn Quốc “mất lòng”, chưa kiềm chế được Trung Quốc và chỉ “hứa suông” về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Nếu tái đắc cử, mục tiêu hàng đầu của ông Trump sẽ là xây dựng liên minh kiềm chế Trung Quốc ở châu Á. Một số nước châu Á có thể đứng trước lựa chọn khó khăn khi phải chọn giữa Bắc Kinh và Washington, theo Straits Times.
Với cựu Phó Tổng thống Biden, ông có thể sẽ khiến Hàn, Nhật “thoải mái” hơn ông Trump về vấn đề chi tiêu để duy trì lực lượng Mỹ.
Tuy nhiên, quan điểm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc giữa ông Biden và ông Trump không giống nhau. Ông Biden đã nhiều lần chỉ trích thương chiến với Trung Quốc mà chính quyền Trump phát động. Ông Biden muốn Trung Quốc phải “chơi theo luật” nhưng chưa rõ biện pháp cụ thể là gì.
Ở Đông Nam Á, một số quốc gia như Indonesia, Malaysia đang cần sự hiện diện quân sự nhiều hơn từ Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Biển Đông. Đài Loan cũng muốn Mỹ hỗ trợ nhiều hơn khi bị Trung Quốc tăng sức ép. Về vấn đề này, ông Trump được cho là có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc hơn ông Biden.
Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã có lần đưa cùng lúc 2 tàu sân bay đến Biển Đông tập trận, thách thức Trung Quốc. Đài Loan cũng mua được những lô vũ khí hiện đại lớn từ Mỹ do ông Trump “bật đèn xanh”.
Về mặt thương mại, ông Trump sẽ tiếp tục gây sức ép đối với hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ nếu tái đắc cử. Ông Trump đặt mục tiêu giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Điều này gián tiếp thúc đẩy quan hệ kinh tế Mỹ với các nước châu Á còn lại.
Trong khi đó, ông Biden tỏ ra thận trọng hơn với một cuộc thương chiến Mỹ - Trung.
Một số thông tin gần đây cho rằng ông Trump có thể thay đổi Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper nếu đắc cử, vị trí Ngoại trưởng của ông Mike Pompeo vẫn được giữ nguyên. Ngoài ra, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Peter Navarro vẫn được ông Trump trọng dụng.
Như vậy, bộ máy chính quyền ông Trump nhìn chung không có sự thay đổi nhiều sau ngày 3.11. Tuy nhiên, quan điểm “diều hâu” với Trung Quốc sẽ là không thay đổi, theo Straits Times.
Theo các chuyên gia, dù ai là người thắng sau cuộc bầu cử tổng thống, quan hệ Mỹ - Trung vẫn rất khó để quay lại “mặn nồng” chỉ trong thời gian ngắn.
Đối với Nhật Bản và Hàn Quốc, việc ông Biden đắc cử có thể mang lại nhiều lợi ích hơn ông Trump. Với tư tưởng “nước Mỹ trên hết”, ông Trump đang thúc giục Nhật Bản và Hàn Quốc chi trả thêm chi phí duy trì quân đội Mỹ để phòng thủ.
Thành tựu lớn nhất của ông Trump ở châu Á được cho là hội nghị thượng đỉnh với ông Kim Jong Un. Đây là lần đầu tiên một tổng thống Mỹ ngồi cùng Chủ tịch Triều Tiên để nói về vấn đề hạt nhân.
Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia đều cho rằng, ông Trump đang khiến Nhật Bản, Hàn Quốc “mất lòng”, chưa kiềm chế được Trung Quốc và chỉ “hứa suông” về vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Nếu tái đắc cử, mục tiêu hàng đầu của ông Trump sẽ là xây dựng liên minh kiềm chế Trung Quốc ở châu Á. Một số nước châu Á có thể đứng trước lựa chọn khó khăn khi phải chọn giữa Bắc Kinh và Washington, theo Straits Times.
Với cựu Phó Tổng thống Biden, ông có thể sẽ khiến Hàn, Nhật “thoải mái” hơn ông Trump về vấn đề chi tiêu để duy trì lực lượng Mỹ.
Tuy nhiên, quan điểm kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc giữa ông Biden và ông Trump không giống nhau. Ông Biden đã nhiều lần chỉ trích thương chiến với Trung Quốc mà chính quyền Trump phát động. Ông Biden muốn Trung Quốc phải “chơi theo luật” nhưng chưa rõ biện pháp cụ thể là gì.
Ở Đông Nam Á, một số quốc gia như Indonesia, Malaysia đang cần sự hiện diện quân sự nhiều hơn từ Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Biển Đông. Đài Loan cũng muốn Mỹ hỗ trợ nhiều hơn khi bị Trung Quốc tăng sức ép. Về vấn đề này, ông Trump được cho là có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc hơn ông Biden.
Dưới thời Tổng thống Trump, Mỹ đã có lần đưa cùng lúc 2 tàu sân bay đến Biển Đông tập trận, thách thức Trung Quốc. Đài Loan cũng mua được những lô vũ khí hiện đại lớn từ Mỹ do ông Trump “bật đèn xanh”.
Về mặt thương mại, ông Trump sẽ tiếp tục gây sức ép đối với hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ nếu tái đắc cử. Ông Trump đặt mục tiêu giúp Mỹ giảm thâm hụt thương mại, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Điều này gián tiếp thúc đẩy quan hệ kinh tế Mỹ với các nước châu Á còn lại.
Trong khi đó, ông Biden tỏ ra thận trọng hơn với một cuộc thương chiến Mỹ - Trung.
https://www.vietbf.com/
Không có nhận xét nào