Mới đây, nhiều nguồn tin chỉ ra Đảng Cộng sản Trung Quốc
(ĐCSTQ) đã triển khai tên lửa siêu thanh Dongfeng-17 dọc theo bờ biển
phía đông nam, qua đó lo ngại nhằm tấn công Đài Loan. Vấn đề này được
chuyên gia Đài Loan nhận định động thái nhằm vào các căn cứ quân sự của
Mỹ ở các nước đồng minh châu Á, mục đích chính là “chống can thiệp”,
cảnh báo các nước muốn yểm trợ Đài Loan…
Thay thế tên lửa mới Dongfeng-17 dọc bờ biển phía đông nam
Những
nguồn tin dẫn lại tin từ SCMP Hồng Kông cho hay, quân đội ĐCSTQ đã
triển khai tên lửa siêu thanh Dongfeng-17 tiên tiến dọc theo bờ biển
phía đông nam và dần dần thay thế Dongfeng-11 và Dongfeng-15 đã được
triển khai trước đó. Việc triển khai quân sự lần này của ĐCSTQ gây nghi
ngờ về khả năng tấn công Đài Loan.
Nguồn tin cho biết Dongfeng-17
mới được triển khai không chỉ có tầm bắn xa hơn mà còn chính xác hơn;
Dongfeng-17 khiến tầm bắn của quân ĐCSTQ vốn chỉ quanh vùng eo biển Đài
Loan đã được mở rộng đến căn cứ quân sự Mỹ ở Yokosuka – Nhật Bản.
Dongfeng-17 có tầm bắn tối đa 2500 km, lần đầu tiên được trình diễn tại
lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ĐCSTQ vào năm 2019.
Theo
Tổng biên tập Andrei Chang của tờ nguyệt san quân sự Kanwa Asian
Defense (Canada), chỉ ra rằng trong những năm gần đây quy mô của các căn
cứ tên lửa ở miền đông và miền nam Trung Quốc đã tăng rất nhiều, cho
thấy mục đích tăng cường chuẩn bị tấn công Đài Loan của quân đội ĐCSTQ.
ĐCSTQ triển khai một căn cứ ở huyện Phổ Ninh tỉnh Quảng Đông nhằm vào
tấn công miền nam Đài Loan, nhưng tầm bắn của Dongfeng-11 và Dongfeng-15
được căn cứ triển khai trước đây không thể bay qua dãy núi trung tâm để
tấn công khu vực đông Đài Loan. Hiện nay căn cứ tên lửa ở huyện Phổ
được nâng cấp để triển khai các tên lửa đạn đạo mới, nhưng ông không
muốn nói rõ đó là loại tên lửa nào.
Trả lời vấn đề này, người
phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đài Loan – Thiếu tướng Sử Thuận Văn (Shi
Shunwen) cho biết rằng, các hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát
chung của quân đội quốc gia Đài Loan đã nắm rõ động thái triển khai và
phát triển quân sự liên quan của quân đội ĐCSTQ và đã có bố trí phù hợp.
Nhằm cảnh báo các căn cứ quân sự của Mỹ
Về
vấn đề này, trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Trung ương Đài Loan
(CNA), Trưởng ban Tô Tố Vân (Su Ziyun) của Ban Nghiên cứu Công nghiệp và
Chiến lược Quốc phòng thuộc Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng Quốc gia
Đài Loan phân tích rằng, quả thực Dongfeng-17 có khả năng tấn công Đài
Loan, nhưng do Dongfeng-17 có tầm bắn xa nên nếu chỉ đơn thuần dùng nhắm
vào Đài Loan thì “bị lãng phí”.
Ông cho rằng, dựa trên tầm bay
và đặc điểm bay của Dongfeng-17, việc quân đội ĐCSTQ triển khai lần này
chủ yếu vì mục tiêu tấn công các căn cứ quân sự và nhóm tàu chiến của
Mỹ, vì chiến lược “chống can thiệp/ngăn chặn khu vực” (Anti-Access/Area
Denial,A2/AD). Đặc biệt khi xung đột nổ ra ở eo biển Đài Loan, chúng có
thể được sử dụng cho chiến thuật “bao vây Đài Loan và chống lại quân
viện trợ”, có nghĩa là “bao vây Đài Loan và tấn công chống lại quân đội
Mỹ”.
Còn chuyên gia quân
sự Kỳ Lạc Nghĩa (Qi Leyi) thì trả lời CNA rằng mặc dù tầm bắn của
Dongfeng-11 và Dongfeng-15 không bằng Dongfeng-17, nhưng vì chúng là tên
lửa đạn đạo, khi bắn thì trước tiên chúng sẽ bay ra ngoài không gian
rồi đi vào bầu khí quyển, khiến lá chắn từ dãy núi Đài Loan không phát
huy được vai trò hiệu quả, cho nên chỉ cần sử dụng nó trong các cuộc tấn
công chống lại Đài Loan là đủ, trong tương lai đó vẫn sẽ là vũ khí
chính của quân đội ĐCSTQ để tấn công Đài Loan.
Ông Tô Tố Vân cũng
cho biết, Dongfeng-17 có sự kết hợp giữa quỹ đạo parabol của đạn đạo
truyền thống và quỹ đạo ngang của tên lửa hành trình nên có thể phân
loại là tên lửa tiên tiến “lai đạn đạo”; trong bay giai đoạn đầu thì tên
lửa được đẩy lên rìa khí quyển, và giai đoạn hai là thả “phương tiện
bay siêu âm” (HGV) để bay ngang, và có thể thay đổi đường bay để tránh
bị đánh chặn qua đó tăng xác suất xâm nhập.
Về biện pháp đối phó
thì có thể chia thành hai phương diện: bị động và chủ động. Trong phần
phòng thủ bị động, khi Dongfeng-17 đẩy tên lửa phát lửa thì vệ tinh cảnh
báo sớm trong không gian có thể phát hiện ra nó, còn giai đoạn leo núi
có thể được theo dõi bởi các cơ sở như trạm radar Lạc Sơn ở Đài Loan;
khi nó đạt đến điểm cao của tên lửa đạn đạo ở rìa khí quyển thì có thể
được theo dõi bởi hệ thống chống tên lửa, và đánh chặn bằng các hệ thống
tên lửa như THAAD, Standard III và Patriot. Về phần chủ động chế áp,
giống như các hoạt động của quân đội Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh,
có thể sử dụng ảnh do thám vệ tinh, máy bay trinh sát điện EP-3 và máy
bay trinh sát chiến trường mới nhất ARTEMIS để xác định vị trí và tiêu
diệt Dongfeng-17 ngay từ xe phóng hoặc các vị trí phóng cố định, đây là
“tấn công từ gốc”.
Chuyên gia Tô Tố Vân cho biết, Dongfeng-17 mới
đi vào phục vụ năm 2019, hiện tại số lượng có hạn, ước tính không quá
100 chiếc, tuy nhiên không loại trừ khả năng việc triển khai sẽ được
tăng lên qua từng năm; theo nghiên cứu và nhận định của ông thì trong
vòng 5 năm nữa với sự phát triển của công nghệ laser của quân đội Mỹ sẽ
giảm đáng kể chi phí đánh chặn các tên lửa như vậy, Viện Khoa học Tôn
Trung Sơn ở Đài Loan cũng đang tích cực đầu tư vào nghiên cứu và phát
triển hệ thống phòng không laser.
Càng lộ rõ bộ mặt “kẻ gây rối” châu Á – Thái Bình Dương
Việc
quân đội ĐCSTQ triển khai Dongfeng-17 trên bờ biển đông nam, ông Vương
Định Vũ cho biết qua Facebook rằng vài năm qua quân đội ĐCSTQ đã liên
tục nâng tầm sức mạnh, Bộ Quốc phòng Đài Loan luôn nắm bắt tình trạng
nên không cần phải phóng đại quá mức khả năng của ĐCSTQ. Xét cho cùng
thì muốn đánh chiếm Đài Loan không thể chỉ dựa vào tên lửa mà vấn đề là
phải chiếm được, như vậy còn cần có khả năng đổ bộ cả đường không và
đường đất liền một cách vững chắc, phía quân ĐCSTQ hiện không thể có khả
năng đó.
Ông nhấn mạnh quân đội ĐCSTQ đã triển khai tên lửa dọc
theo bờ biển phía đông nam, nhưng vị trí triển khai đã bị lộ trong phạm
vi tấn công của Đài Loan, do đó vị trí mà SCMP đưa tin là hơi đáng ngờ.
Ông cũng cho biết việc quân đội ĐCSTQ triển khai tên lửa không chỉ nhằm
vào Đài Loan mà nhằm vào các nước như Mỹ và Nhật Bản. ĐCSTQ càng khoa
trương những động thái như vậy thì càng lộ mặt như kẻ gây rối ở khu vực
Ấn Độ – Thái Bình Dương, càng thúc đẩy các nước như Mỹ Nhật Bản, Úc, Ấn
Độ… đầu tư kiềm chế sự bành trướng quân sự của ĐCSTQ tại khu vực Ấn Độ –
Thái Bình Dương. Đài Loan sẽ tự bảo vệ được bằng những nắm bắt và chuẩn
bị tốt nhất, dù ĐCSTQ tuyên bố hùng mạnh nhưng khả năng và quyết tâm
bảo vệ đất nước của Đài Loan là không nhỏ, vì vậy người dân Đài Loan
không cần phải lo lắng.
Buổi tối cùng ngày, ông Vương Định Vũ lại
chia sẻ lên Facebook chất vấn: “Có ai chứng kiến bằng chứng nào về bắn
thử thành công của Dongfeng-17 ?”
Ông cũng đề cập đến, tên lửa
Dongfeng-17 theo mô tả của giới chức và giới truyền thông ĐCSTQ. Về tốc
độ được khẳng định cao tới 10 Mach, ngay cả quân đội Mỹ cũng không thể
ngăn chặn được: “Tên lửa ở tốc độ này có thể bay trung bình 201 km/phút,
đối với eo biển Đài Loan nơi rộng nhất là 410 km, một khi bắn có thể
xâm nhập Đài Loan trong vòng chưa đầy hai phút”; về độ chính xác: “Đã
thực hiện hai lần bắn thử và đều thành công bắn trúng mục tiêu, vị trí
bắn trúng của đầu đạn chỉ cách tâm ngắm bắn của mục tiêu vài mét, độ
chính xác hơn bất kỳ tên lửa nào hiện nay”.
Đối với tuyên bố này,
ông Vương Định Vũ hỏi: “Cho đến nay chưa có bất cứ hình ảnh về bắn thử
nghiệm trúng mục tiêu của Dongfeng-17, có ai thấy qua bằng chứng nào về
hoạt động bắn thử thành công?” Câu hỏi đã nhận được nhiều bình luận của
cư dân mạng: “Ủy viên đừng hỏi chi tiết thế, họ sẽ lại tìm các cảnh quay
của Hollywood để ghép vào”, “Thử nghiệm thành công trong Trung Quốc
mộng thì dĩ nhiên Đài Loan đoán không nổi…”; “Lợi hại như thử viêm phổi
Vũ Hán không thể cho kết quả nào dương tính”…
https://trithucvn.org/
Không có nhận xét nào