Hôm thứ 2 (19/10), CrowndStrike, một công ty an ninh thông tin Hoa Kỳ cho biết nhiều cơ quan nghiên cứu của Nhật Bản đang phát triển vắc-xin chống virus corona đã bị tấn công mạng. Các cuộc tấn công này dường như đến từ Trung Quốc. Đây được cho là những trường hợp đầu tiên bị tấn công như vậy xảy ra tại Nhật Bản.
Theo CrowndStrike, trong bối cảnh cuộc đua đang gia tăng để phát triển vắc-xin chống COVID-19, các cơ quan nghiên cứu này đang trở thành mục tiêu của các vụ tấn công kể từ tháng 4, nhưng chưa có báo cáo rò rỉ thông tin nào được đưa ra.
Trung tâm Quốc gia về sẵn sàng đối phó sự cố và chiến lược an ninh mạng của chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu các nhà sản xuất thuốc và các tổ chức nghiên cứu tăng mức cảnh báo trước những nỗ lực đánh cắp thông tin bảo mật như vậy.
Công ty Hoa Kỳ không công bố tên của các tổ chức bị tấn công, nhưng cho biết họ nghi ngờ các cuộc tấn công đã được thực hiện bởi một nhóm tin tặc Trung Quốc, dựa trên các kỹ thuật được sử dụng.
CrowdStrike cho biết các cuộc tấn công được thực hiện thông qua các email có đính kèm tệp điện tử có vẻ như liên quan đến virus mới (virus corona) nhưng thực sự lại chứa virus máy tính.
Ông Scott Jarkoff, giám đốc của CrowdStrike chịu trách nhiệm về khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chỉ ra rằng các hoạt động gián điệp đang gia tăng mạnh mẽ vì nhiều nơi muốn tìm cách phát triển vắc-xin chống COVID-19 trước các quốc gia khác.
Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức khác, tính đến cuối tháng 9, khoảng 190 dự án vắc-xin đang được tiến hành và một số dự án đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Tại Nhật Bản, Đại học Tokyo, Đại học Osaka và Viện Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm cùng với một số tổ chức khác đã tham gia vào cuộc đua phát triển vắc-xin.
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y tế Nhật Bản do chính phủ bảo trợ (AMED), nơi phân bổ quỹ quốc gia để hỗ trợ nghiên cứu y tế, đã thông qua 20 dự án vắc-xin do các trường đại học và công ty tư nhân thực hiện.
Theo AMED, các công ty dược phẩm lớn, bao gồm Công ty Dược phẩm Takeda và Công ty Daiichi Sankyo đã được AMED lựa chọn để hỗ trợ phát triển vắc-xin COVID-19, với mức hỗ trợ lên đến 10 tỷ yên cho mỗi dự án.
Tuy nhiên, vẫn chưa biết khi nào vắc-xin COVID-19 phát triển đầu tiên trong nước (Nhật Bản) sẽ được sử dụng rộng rãi, trong khi đó một số nước dự định giới thiệu vắc-xin của họ vào cuối năm nay.
Vào tháng 7, trong một báo cáo, Hoa Kỳ, Anh và Canada đã cáo buộc các tin tặc có liên hệ với cơ quan tình báo Nga đã cố gắng đánh cắp thông tin của các nhà nghiên cứu đang làm việc để sản xuất vắc-xin virus corona tại quốc gia của họ, nhưng Moscow đã bác bỏ điều này.
Cũng trong tháng này, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố hai công dân Trung Quốc được cho là làm việc cho chính phủ Bắc Kinh vì đã đột nhập vào hệ thống máy tính của hàng trăm công ty, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để đánh cắp thông tin nghiên cứu COVID-19 và các thông tin khác.
Trung tâm Quốc gia về sẵn sàng đối phó sự cố và chiến lược an ninh mạng của chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu các nhà sản xuất thuốc và các tổ chức nghiên cứu tăng mức cảnh báo trước những nỗ lực đánh cắp thông tin bảo mật như vậy.
Công ty Hoa Kỳ không công bố tên của các tổ chức bị tấn công, nhưng cho biết họ nghi ngờ các cuộc tấn công đã được thực hiện bởi một nhóm tin tặc Trung Quốc, dựa trên các kỹ thuật được sử dụng.
CrowdStrike cho biết các cuộc tấn công được thực hiện thông qua các email có đính kèm tệp điện tử có vẻ như liên quan đến virus mới (virus corona) nhưng thực sự lại chứa virus máy tính.
Ông Scott Jarkoff, giám đốc của CrowdStrike chịu trách nhiệm về khu vực châu Á – Thái Bình Dương, chỉ ra rằng các hoạt động gián điệp đang gia tăng mạnh mẽ vì nhiều nơi muốn tìm cách phát triển vắc-xin chống COVID-19 trước các quốc gia khác.
Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới và các tổ chức khác, tính đến cuối tháng 9, khoảng 190 dự án vắc-xin đang được tiến hành và một số dự án đang bước vào giai đoạn thử nghiệm cuối cùng.
Tại Nhật Bản, Đại học Tokyo, Đại học Osaka và Viện Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm cùng với một số tổ chức khác đã tham gia vào cuộc đua phát triển vắc-xin.
Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Y tế Nhật Bản do chính phủ bảo trợ (AMED), nơi phân bổ quỹ quốc gia để hỗ trợ nghiên cứu y tế, đã thông qua 20 dự án vắc-xin do các trường đại học và công ty tư nhân thực hiện.
Theo AMED, các công ty dược phẩm lớn, bao gồm Công ty Dược phẩm Takeda và Công ty Daiichi Sankyo đã được AMED lựa chọn để hỗ trợ phát triển vắc-xin COVID-19, với mức hỗ trợ lên đến 10 tỷ yên cho mỗi dự án.
Tuy nhiên, vẫn chưa biết khi nào vắc-xin COVID-19 phát triển đầu tiên trong nước (Nhật Bản) sẽ được sử dụng rộng rãi, trong khi đó một số nước dự định giới thiệu vắc-xin của họ vào cuối năm nay.
Vào tháng 7, trong một báo cáo, Hoa Kỳ, Anh và Canada đã cáo buộc các tin tặc có liên hệ với cơ quan tình báo Nga đã cố gắng đánh cắp thông tin của các nhà nghiên cứu đang làm việc để sản xuất vắc-xin virus corona tại quốc gia của họ, nhưng Moscow đã bác bỏ điều này.
Cũng trong tháng này, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố hai công dân Trung Quốc được cho là làm việc cho chính phủ Bắc Kinh vì đã đột nhập vào hệ thống máy tính của hàng trăm công ty, các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để đánh cắp thông tin nghiên cứu COVID-19 và các thông tin khác.
Bắc Kinh đã phủ nhận có liên quan đến vụ việc.
Ông Masakatsu Morii, giáo sư chuyên về bảo mật thông tin của Đại học Kobe cho biết ngoài việc hỗ trợ phát triển vắc-xin, chính phủ Nhật Bản nên hỗ trợ hiệu quả đối đối với vấn đề an ninh bởi dự kiến phải mất vài năm trước khi vắc-xin virus corona được cung cấp ổn định rộng rãi cho người dân.
Ông Masakatsu Morii, giáo sư chuyên về bảo mật thông tin của Đại học Kobe cho biết ngoài việc hỗ trợ phát triển vắc-xin, chính phủ Nhật Bản nên hỗ trợ hiệu quả đối đối với vấn đề an ninh bởi dự kiến phải mất vài năm trước khi vắc-xin virus corona được cung cấp ổn định rộng rãi cho người dân.
https://trithucvn.org
Không có nhận xét nào