Hội nghị toàn thể lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Hội nghị Trung ương 5) diễn ra hôm 26/10 và kéo dài trong 4 ngày. Đã có thông tin cho biết, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy các tỉnh thành và tỉnh trưởng, thị trưởng đã đến Bắc Kinh hôm 25/10. Địa điểm tổ chức hội nghị là Khách sạn Kinh Tây cũng canh phòng nghiêm ngặt. Trong lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang đối mặt với tình hình quốc tế ngày càng xấu, kinh tế trong nước rơi vào tình trạng khó khăn, trước hội nghị, ngày càng nhiều các dấu hiệu cho thấy đấu đá quyền lực trong ĐCSTQ vẫn diễn ra kịch liệt. Ít nhất có 5 điểm đáng chú ý.
1. Cái gọi là kế hoạch “5 năm lần thứ 14” và cục diện mới “tuần hoàn nội tại”
Hội nghị lần này có khoảng 400 ủy viên Trung ương và ủy viên dự khuyết tham gia. Theo nghị trình được công bố chính thức, chủ đề của Hội nghị Trung ương 5 lần này là nghiên cứu chế định cái gọi là kế hoạch “5 năm lần thứ 14” và mục tiêu viễn cảnh 2035, cùng cục diện mới lấy cái gọi là “tuần hoàn nội tại ” làm chủ trong tình hình kinh tế Trung Quốc đang đứng trước khó khăn hiện nay.
Kế hoạch “5 năm lần thứ 14” là thứ mang màu sắc kinh tế kế hoạch, cộng thêm sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, nên lo lắng Trung Quốc quay trở lại kinh tế kế hoạch đã sớm xuất hiện.
Những năm gần đây, hiện tượng “quốc tiến dân lùi” trong kinh tế Trung Quốc đã thu hút được sự chú ý của các giới, doanh nghiệp quốc hữu chiếm các loại tài nguyên của doanh nghiệp tư nhân. Kinh tế Trung Quốc “chuyển hướng tả” cũng làm dấy lên nhiều nghi ngờ, cựu Bí thư Thị ủy Thâm Quyến 82 tuổi có bài viết “Lộ tại hà phương” đăng trên truyền thông Hồng Kông có bối cảnh ĐCSTQ, ám thị chính quyền ĐCSTQ hiện tại giẫm lên đường lối “thà tả chứ không theo hữu”, lấy kinh tế quốc hữu làm chủ đạo.
Năm nay, ông Tập Cận Bình nhiều lần nhắc đến “nội tuần hoàn” về sau lại nói “song tuần hoàn”. Lấy “tuần hoàn nội tại” làm chủ thể, nói cho cùng chính là cần dựa vào người tiêu dùng trong nước, nếu không cũng chỉ là tuyên truyền suông. Tuy nhiên, hiện nay người dân Trung Quốc đã bị tiền mua nhà làm sạch cả 6 túi, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh, nên chỉ có thể duy trì được mức sinh hoạt thấp nhất, họ lấy tiền đâu ra để tiêu dùng? Ông Lý Khắc Cường cũng công khai nói 600 triệu người Trung Quốc có thu nhập chưa đến 1.000 tệ (khoảng 3,5 triệu đồng) mỗi tháng, vẫn chưa tính cả tình huống nghiêm trọng của năm nay. Sinh viên ra trường thất nghiệp trên diện rộng, trở về nhà thành “kẻ ăn bám”, các hộ cá thể liên quan đến việc làm của 230 triệu người cũng khó khăn để tồn tại, Bắc Kinh cũng không thể không hưởng ứng “kinh tế vỉa hè” mà ông Lý Khắc Cường đưa ra. Nhưng nhiều người bày vỉa hè thì lấy đâu ra khách? Hiện tại chính là: Người dân thì không có tiền tiêu, chính phủ thì giàu, lãnh đạo rải tiền ở nước ngoài, nhưng lại kêu khó trong nước.
Dù cho những quy hoạch và đại kế này có tuyên truyền đường hoàng thế nào đi nữa, thì nó cũng chỉ là một chiến trường để tầng lớp quyền quý dùng để duy hộ chính quyền khiến người dân chịu khổ.
2. Điều lệ Ủy ban Trung ương và vấn đề ông Tập Cận Bình củng cố quyền lực
Hội nghị Trung ương 5 tiếp tục thông qua “Điều lệ công tác của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ”, điều lệ này đã được Bộ Chính trị ĐCSTQ bàn bạc thảo luận và công bố toàn văn vào cuối tháng Chín. Nó được ngoại giới cho rằng là hành động để ông Tập Cận Bình tiến thêm bước nữa trong củng cố quyền lực. Trong tay nắm đảng, chính phủ và quân đội, ông Tập còn muốn tiến hành trực tiếp quản lý hơn 200 ủy viên Trung ương và ủy viên dự khuyết bao trùm các tầng diện ở Trung Quốc, đây là điều chưa từng có.
Trước đó cũng có tin lan truyền ông Tập muốn khôi phục lại chế độ Chủ tịch đảng, để trở thành hạt nhân vĩnh viễn. Cũng có quan điểm nói theo điều lệ này, Tổng Bí thư ĐCSTQ đã mở rộng quyền lực thành công, ông Tập không cần chế độ Chủ tịch nữa. Nhưng nói cho cùng, người đương quyền có ngồi vững trên chiếc ghế quyền lực hay không, thì dựa vào những điều lệ, biện pháp này cũng không có tác dụng, một khi mất đi lòng dân thì nguy hiểm sẽ ập đến bất cứ lúc nào.
3. Vấn đề người kế nhiệm
Hội nghị lần này quan hệ đến vấn đề liệu có người kế nhiệm hay không. Chủ yếu là vì trong quá khứ các Hội nghị Trung ương 5 đều có bàn bạc người kế nhiệm. Có quan điểm cho rằng, ông Tập Cận Bình không có quá nhiều khả năng sẽ lãnh đạo trọn đời, theo thời gian chắc chắn ông sẽ có người kế nhiệm. Cũng có người cho rằng ông Tập sợ dẫn đến họa loạn, nên không gấp rút đưa ra người kế nhiệm tại Hội nghị Trung ương 5 mà muốn đến Đại hội lần thứ 20 ĐCSTQ, thậm chí Đại hội 21 mới tìm ra người kế nhiệm của mình.
Tuy nhiên, ĐCSTQ kiên trì được thời gian dài đến thế không? Bản thân ông Tập Cận Bình chần chừ chọn người kế nhiệm, chính là sợ một khi thoái vị thì sẽ bị thanh toán. Hơn nữa, ĐCSTQ hiện cũng đối mặt với khó khăn trong cả đối nội lẫn đối ngoại. Càng nhiều khả năng ông Tập Cận Bình trở thành Tổng Bí thư cuối cùng của ĐCSTQ.
4. Không có quan to nào “ngã ngựa”?
Tình hình bên ngoài đang xấu đi cũng đang khiến cho đấu đá nội bộ của ĐCSTQ thêm gay cấn. Từ đầu năm đến nay, tiếng nói phản đối ông Tập của hồng nhị đại và tiếng nói chống lại ĐCSTQ trong nước liên tiếp xuất hiện. Trước Hội nghị Trung ương 5, đấu đá nội bộ của ĐCSTQ càng kịch liệt, ông Tập Cận Bình tăng cường điều động cài cắm người của mình, đồng thời tiếp tục thanh trừng quan trường, đặc biệt là trong hệ thống chính trị và pháp luật, số người “ngã ngựa” tương đối nhiều hơn.
Trước hội nghị, trên mạng từng có tin đồn ông Vương Kỳ Sơn bất hòa với ông Tập Cận Bình, có khả năng xảy ra chuyện.
Trang tin Duowei News, một kênh truyền thông của ĐCSTQ ở nước ngoài mới đây có đăng bài viết với tiêu đề “Nhiều đại lão ĐCSTQ nổi lên và rơi xuống tại Hội nghị Trung ương 5”. Bài viết điểm lại những nhân vật cấp cao hạ đài tại Hội nghị Trung ương 5 trong đấu đá nội bộ, và nói rằng Hội nghị Trung ương 5 xưa nay vẫn luôn là một cửa sổ quan trọng trong bố trí nhân sự. Trong lịch sử có ít nhất 8 lần liên quan đến điều chỉnh nhân sự, thay đổi nhiều vận mệnh của những đại lão trong ĐCSTQ. Ví dụ nhiều việc xảy ra tại Hội nghị Trung ương 5 qua các thời kỳ như ông Mao Trạch Đông lần đầu trở thành ủy viên Bộ Chính trị, ông Hoa Quốc Phong thất thế, ông Đặng Tiểu Bình nghỉ hưu, ông Giang Trạch Dân kế nhiệm, ông Trần Hy Đồng hạ đài, và ông Tập Cận Bình trở thành người kế nhiệm.
Bài viết này được cho là mượn chuyện xưa nói chuyện nay. Có phân tích nói rằng bài viết của Duowei News có khả năng ám thị Hội nghị Trung ương 5 sẽ có người “ngã ngựa”, có khả năng chỉ hướng về Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn. Chủ yếu là vì Nhậm Chí Cường có quan hệ mật thiết với Vương Kỳ Sơn đã bị xử nặng 18 năm tù, Đổng Hồng (Dong Hong) – người được gọi là đại tổng quản của ông Vương Kỳ Sơn cũng đột nhiên “ngã ngựa”.
Tuy nhiên, hôm 23/10, ông Vương Kỳ Sơn và cao tầng ĐCSTQ cùng nhau tham gia kỷ niệm 70 năm cái gọi là “kháng Mỹ viện trợ Triều Tiên”, sang ngày 24/10, một mình ông dùng phương thức truyền hình để phát biểu tại hội nghị tài chính ở Thượng Hải một cách hiếm thấy.
Tình hình chính trị của ĐCSTQ phát triển thường thường vượt ngoài dự liệu của nhiều người. Kết cục của ông Vương Kỳ Sơn ra sao, hay là có đại lão nào xảy ra chuyện trong vài ngày tới không, thì vẫn cần phải quan sát thêm. Trong thời gian Hội nghị Trung ương 4 năm ngoái, từng xảy ra sự kiện Phó Bí thư Thượng Hải Nhậm Học Phong nhảy lầu tử vong, liệu Hội nghị Trung ương 5 lần này có xảy ra sự kiện tương tự hay không?
5. Bầu cử Mỹ phơi bày sự kiện “bê bối ổ cứng Biden”, ảnh hưởng đến Hội nghị Trung ương 5 thế nào?
Từ đầu năm tới nay, do virus Trung Cộng (virus corona mới, COVID-19) bùng phát và lây lan, vấn đề ĐCSTQ bị quốc tế truy trách nhiệm, và hàng loạt các vấn đề nhân quyền Tân Cương, Tây Tạng cho đến việc ĐCSTQ áp đặt Luật An ninh Quốc gia tại Hồng Kông, khiến cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ, các nước châu Âu cùng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương nhanh chóng đi xuống. Chính quyền ĐCSTQ trên trường quốc tế đã gặp phải liên minh chống Cộng do Mỹ dẫn đầu vây chặn.
Ngày 23/10, ông Tập Cận Bình tham gia lễ kỷ niệm 70 năm cái gọi là “kháng Mỹ viện trợ Triều Tiên” tại Đại Lễ đường Bắc Kinh. Bài phát biểu của ông đã trích dẫn rất nhiều những ngôn luận đe dọa Mỹ của ông Mao Trạch Đông. Những thái độ cứng rắn và tràn đầy đấu tố của văn hóa đảng này, được cho là lệnh động viên mạnh nhất trong 14 năm qua của ĐCSTQ. Tuy nhiên những luận điệu không màng đến sự thật lịch sử của ông Tập Cận Bình có liên quan đến tình trạng khó khăn của chính quyền ĐCSTQ, ý đồ ổn định tình thế trong nước của ông cao hơn so với đối kháng với Mỹ.
Tại Mỹ, cuộc tổng tuyển cử Mỹ đang trong lúc dầu sôi lửa bỏng, ứng cử viên Đảng Dân chủ Joe Biden bị phanh phui bê bối liên quan đến ổ cứng máy tính của con trai ông ta là Hunter Biden. Không chỉ có có bê bối tình dục, còn liên quan đến những người của Đảng Dân chủ gồm cả ông Biden đều phát đại tài ở Trung Quốc, sự kiện này còn được cho là nhắm vào đấu đá quyền lực trong nội bộ đảng của ông Tập Cận Bình.
Từng có thông tin phơi bày, bê bối máy tính không chỉ là con trai của ông Biden làm ra, cũng là tầng lớp quyền quý của ĐCSTQ làm ra. Tất cả video, ảnh và lượng lớn thư điện tử đều đến từ cơ quan tình báo chính trị của ĐCSTQ.
ĐCSTQ từ thời kỳ Giang Trạch Dân cho đến thời kỳ Hồ Cẩm Đào do Giang Trạch Dân đứng sau điều khiển, rồi đến thời kỳ Tập Cận Bình lên nắm quyền đến nay, vẫn luôn làm mặt trận thống nhất ở nước ngoài, cho đến các thủ đoạn tham nhũng và tà dâm để lôi kéo những nhân vật chính trị quốc tế. Sự kiện bê bối này được phơi bày trước Hội nghị Trung ương 5 chính là phe thất thế Giang Trạch Dân đang nhắm vào Tập Cận Bình. Ông Tập Cận Bình trong quá trình điều tra đã phát hiện ẩn chứa nguy cơ to lớn, do đó không thể không động thủ bắt giữ Diệp Giản Minh, Chủ tịch của Tập đoàn Năng lượng Hoa Tín, người từng nhiều lần tháp tùng ông Tập thăm nước ngoài. Từ góc độ của ngoại giới, thì chính vụ bắt giữ này là một vụ án tham ô quan thương cấu kết của ĐCSTQ mà thôi.
Trong 4 ngày liên tiếp, những người tham gia Hội nghị Trung ương 5 sẽ vào khách sạn Kinh Tây và bị giam giữ một cách biến tướng, bị giữ lại điện thoại, cảnh sát, vũ cảnh, đặc biệt là Vương Tiểu Hồng (thân tín của ông Tập Cận Bình) cục trưởng Cục mật vụ công an đã bao vây nơi tổ chức hội nghị bằng 3 tầng bảo vệ, những tin bên lề của cuộc bầu cử Mỹ có ảnh hưởng đến Trung Nam Hải liệu có lọt vào bên trong được không?
Trịnh Trung Nguyên
https://vietluan.com.au/
Không có nhận xét nào