Header Ads

  • Breaking News

    Tối cao Pháp viện Mỹ: Amy Barrett nói sẽ 'áp dụng luật như văn bản'

    Nguồn hình ảnh, Reuters

    Chụp lại hình ảnh,

    Thẩm phán Barrett nói các quyết định chính sách dành cho các chính trị gia do dân bầu, không dành cho thẩm phán Tối cao Pháp viện

    Thẩm phán được Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử vào vị trí trống của Tối cao Pháp viện sẽ nói với các thượng nghị sĩ rằng bà sẽ xử các vụ án pháp lý một cách công bằng "bất kể ý muốn của tôi có thể là gì".

    Amy Coney Barrett, một thẩm phán bảo thủ, phải đối mặt với phiên điều trần xác nhận kéo dài 4 ngày tại Thượng viện bắt đầu vào ngày thứ Hai 12 tháng 10.

    Nếu được chấp thuận, bà sẽ thay thế thẩm phán cấp tiến Ruth Bader Ginsburg, vừa qua đời ở tuổi 87.

    Việc đề cử thẩm phán Barrett vào ghế trống do bà Ginsburg để lại đã gây tranh cãi về mặt chính trị.

    Quyết định này được Trump công bố cuối tháng 9, chỉ vài tuần trước khi ông đối đầu với đối thủ đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11.

    Nếu sự đề cử Thẩm phán Barrett được xác nhận, các thẩm phán có khuynh hướng bảo thủ sẽ chiếm đa số 6-3 trong Tối cao Pháp viện, thay đổi sự cân bằng ý thức hệ của tòa cao nhất nước Mỹ trong nhiều thập niên tới.

    Chín thẩm phán của Tối cao Pháp viện có nhiệm kỳ suốt đời và phán quyết của họ có thể định hình chính sách công về mọi thứ, từ quyền sử dụng súng và quyền bầu cử đến phá thai và việc tài trợ các chiến dịch tranh cử.

    Đảng Dân chủ lo ngại việc đề cử thành công của Thẩm phán Barrett sẽ có lợi cho đảng Cộng hòa trong các vụ án nhạy cảm về chính trị có thể phải được đưa lên Tối cao Pháp viện.

    Do đó, các đảng viên Đảng Dân chủ đã thúc giục Thẩm phán Barrett không tham gia vào bất kỳ vụ kiện nào liên quan đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống tháng 11 và thách thức sắp tới đối với luật y tế được gọi là Obamacare.

    Họ lập luận rằng, vì bà được Tổng thống Trump đề cử trong giữa một chiến dịch tranh cử, nên việc đưa ra phán quyết về những trường hợp như vậy là không hợp đạo đức.

    Nếu được xác nhận, Thẩm phán Barrett sẽ là thẩm phán Tối cao Pháp viện thứ ba được Tổng thống Trump bổ nhiệm

    Các đảng viên Đảng Dân chủ cũng đã đưa ra lo ngại về sự bùng phát của virus corona trong giới chính trị gia cấp cao, bao gồm cả Tổng thống Trump và các đảng viên Cộng hòa liên quan đến phiên điều trần đề cử Thẩm phán Barrett.

    Nhưng muốn thúc đẩy việc đề cử, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa từ chối lời yêu cầu hoãn phiên điều trần của Đảng Dân chủ.

    Thẩm phán Barrett là thẩm phán thứ ba được tổng thống Đảng Cộng hòa hiện tại đề cử, sau Neil Gorsuch năm 2017 và Brett Kavanaugh năm 2018.

    Thẩm phán Barrett sẽ nói gì trong buổi điều trần?

    Trong sự kiện tương tự một cuộc phỏng vấn xin việc, buổi điều trần xác nhận sẽ cho Thẩm phán Barrett một cơ hội để giải thích triết lý pháp lý và trình độ chuyên môn của bà cho bổ nhiệm có nhiệm kỳ suốt đời.

    Trong những lời chuẩn bị được đưa ra trước phiên điều trần, Thẩm phán Barrett cảm ơn Tổng thống Trump đã "giao cho tôi trách nhiệm sâu sắc này", điều mà bà gọi là "vinh dự của một đời người".

    Trong bài phát biểu, Thẩm phán Barrett, 48 tuổi, người đàn bà có 7 con, sẽ nói về tầm quan trọng của gia đình bà và cách cha mẹ bà chuẩn bị cho bà một "đời sống phục vụ, nguyên tắc, đức tin và tình yêu thương".

    Thẩm phán Barrett sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với các thẩm phán mà bà đã từng làm việc với, bao gồm cả cố Thẩm phán Tối cao Pháp viện Antonin Scalia.

    Thẩm phán Barrett sẽ nói rằng lý lẽ của Justice Scalia đã "định hình tôi". "Triết lý tư pháp của ông rất thẳng thắn: Một thẩm phán phải áp dụng luật như đã được viết ra, chứ không phải theo ý muốn của thẩm phán."

    Thẩm phán Barrett sẽ nói rằng bà đã "quyết tâm giữ nguyên quan điểm đó" trong sự nghiệp pháp lý của mình.

    Presentational grey line

    Amy Coney Barrett là ai?

    - được những người bảo thủ xã hội ưa thích do hồ sơ về các vấn đề như phá thai và hôn nhân đồng tính

    - một người Công giáo sùng đạo nhưng khẳng định đức tin không ảnh hưởng đến quan điểm pháp lý của mình

    - là một người theo chủ nghĩa nguyên bản, có nghĩa là giải thích Hiến pháp Hoa Kỳ theo ý muốn của tác giả, không thay đổi theo thời đại

    - sống ở Indiana, có bảy người con, trong đó có hai con nuôi từ Haiti

    Presentational grey line

    Thẩm phán Barrett sẽ nói rằng chính trị gia được dân bầu là những người phải đưa ra "các quyết định chính sách và đánh giá các phán quyết", chứ không phải các thẩm phán của Tối cao Pháp viện.

    "Trong mọi vụ án, tôi đều cân nhắc kỹ lưỡng các lý lẽ mà các bên đưa ra, thảo luận các vấn đề với các đồng nghiệp trên tòa và cố gắng hết sức để đạt được kết quả theo yêu cầu của pháp luật, bất kể ý muốn của tôi là gì", Thẩm phán Barrett nói.

    "Khi tôi viết ý kiến giải quyết một vụ án, tôi đọc từng chữ từ góc độ của bên thua kiện. Tôi tự hỏi mình sẽ xem quyết định như thế nào nếu một trong những đứa con của tôi thuộc bên mà tôi đang có phán quyết bất lợi với."

    Quá trình xác nhận diễn tiến ra sao?

    Sau phiên điều trần, Thượng viện - thượng viện của Quốc hội Hoa Kỳ - sẽ bỏ phiếu để xác nhận hoặc bác bỏ việc Thẩm phán Barrett được đề cử.

    Đảng Cộng hòa chiếm đa số nhẹ, nhưng dường như họ đã có 51 phiếu bầu cần có để xác nhận thẩm phán Barrett.

    Judge Barrett từng làm phụ tá cho cố thẩm phán Antonin Scalia

    Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mitch McConnell đã tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu xác nhận trước cuộc bầu cử ngày 3/11.

    Ngoại trừ có một bất ngờ, các đảng viên Dân chủ dường như có ít lựa chọn để có thể ngăn bà Barrett lướt qua Thượng viện vào ghế Tối cao Pháp viện.

    Presentational grey line

    Phe bảo thủ thấy cơ hội lật ngược tình thế pháp lý

    Phân tích của Anthony Zurcher, phóng viên Bắc Mỹ

    Cuộc chiến xác nhận ứng cử viên Tối cao Pháp viện của Tổng thống Trump bắt đầu vào thứ Hai. Sự thay đổi cán cân tư tưởng của tòa án sẽ có tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống người Mỹ và trên toàn nước Mỹ - có lẽ nhiều nhất ở Texas.

    Trong khi tranh cãi chính trị về việc bổ nhiệm Trump đang diễn ra ở Washington DC, một số cuộc đấu pháp lý lớn nhất được đưa đến Tối cao Pháp viện trong những năm gần đây đến từ Texas.

    Tiểu bang Texas, có thói quen đẩy ranh giới của luật lệ và mục đích bảo thủ, không phải lúc nào cũng thắng những vụ kiện được tòa cao nhất nước xét xử. Những luật như quyền đi bầu, án tử hình và gần đây nhất là phá thai, nhiều lần được quyết định bởi các cuộc bỏ phiếu căng thẳng, chỉ thắng 5 trên 4.

    Tuy nhiên, với sự ra đi của Thẩm phán Ginsburg và Thẩm phán Barrett đã sẵn sàng vào tòa, giới bảo thủ ở Texas lạc quan rằng làn sóng pháp lý có thể sẽ đổi chiều.

    Presentational grey line

    Tại sao việc đề cử Thẩm phán Barrett gây tranh cãi?

    Kể từ khi bà Ginsburg qua đời vì bệnh ung thư hôm 18/9, các thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã bị buộc tội đạo đức giả vì nhất định đề cử thẩm phán vào Tối cao Pháp viện trong một năm bầu cử.

    Năm 2016, chính ông McConnell đã từ chối tổ chức các phiên điều trần cho Merrick Garland, ứng cử viên của Tổng thống Dân chủ Barack Obama vào Tối cao Pháp viện.

    Đề cử, xảy ra 237 ngày trước cuộc bầu cử, đã bị chặn thành công vì đảng Cộng hòa nắm giữ Thượng viện và cho rằng quyết định đề cử vào Tối cao Pháp viện nên được đưa ra ngoài một năm bầu cử.

    Lần này, ông McConnell ca ngợi việc đề cử Thẩm phán Barrett, nói rằng tổng thống "không thể có một quyết định tốt hơn."

    Đảng Dân chủ nói rằng Đảng Cộng hòa nên giữ vững lập trường trước đó của họ và để cử tri quyết định. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa phản bác rằng đảng Dân chủ cũng đã thay đổi lập trường kể từ năm 2016.

    Ông Biden gọi những nỗ lực của ông Trump trong việc bổ nhiệm một thẩm phán trong lúc này là một "sự lạm quyền".

    https://www.bbc.com/

    Không có nhận xét nào