Header Ads

  • Breaking News

    Đỗ Ngà – Vấn đề của 2 cường quốc Mỹ và Tàu

    Thói quen của người Mỹ là thích đầu tư, tăng chi tiêu và giảm tiết kiệm. Tăng chi tiêu và tăng đầu tư luôn là phát triển cùng nhau. Khi người dân muốn tăng chi tiêu, ắt thị trường tiêu thụ tăng, chính vì thế nó làm nền tảng để những nhà đầu tư có cơ may thành công cao hơn. Thói quen này không biết nó hình thành từ khi nào, nhưng rõ ràng đó là một lợi thế giúp nền kinh tế Mỹ giữ khoảng cách với EU và Trung Công.

    Đồng tiền Mỹ là đồng tiền dược ưa chuộng nhất trên thế giới. Hằng năm Mỹ xuất đồng tiền đô thế giới nhập hàng hóa về. Vậy nên, sự chi tiêu bạo tay của người Mỹ không những là đầu tàu kéo nền kinh tế Mỹ phát triển mà mà còn kéo luôn cả nền kinh tế toàn cầu tiến theo. Một cú hắt hơi của Mỹ sẽ làm cho thế giới ra chính sách để thích ứng theo. Mà sức mạnh đồng tiền Mỹ có được duy trì hay không nó phụ thuộc vào sức mạnh kinh tế nước Mỹ so với các nước còn lại. Chính vì vậy việc duy trì vị trí số một thế giới cho nền kinh tế Hoa Kỳ là nhiệm vụ to lớn cho bất kỳ tổng thống nào.

    Để duy trì vị trí số một thế giới, nước Mỹ phải làm tốt 2 việc: thứ nhất duy trì tốc độ tăng trưởng cao một cách ổn định; thứ nhì là tìm mọi cách ghìm Trung Cộng. Thực ra nền kinh tế EU đang tiến sát nền kinh tế Mỹ hơn nên theo lý mà nói nền EU mới đe dọa vị trí số 1 của Hoa Kỳ chứ, nhưng tại sao người Mỹ chọn đánh Tàu mà không đánh EU? Thực ra với dân số 1,44 tỷ người sức bật của nền kinh tế Tàu rất mạnh. Còn nhớ năm 2010 nền kinh tế Tàu mới bắt kịp Nhật Bản nhưng sau 10 năm, Tàu đã bỏ rất xa nền kinh tế xứ mặt trời mọc. Tuy nước Mỹ có nhiều lợi thế mà không quốc gia nào có được, nhưng với một quốc gia 1,44 tỷ dân như nước Tàu thì Mỹ không thể xem thường được.

    Sự đi lên của một nền kinh tế một quốc gia nó tựa như máy bay cất cánh vậy, khi mới cất cánh nó đi lên rất nhanh, nhưng khi đạt độ cao ổn định nó đi ngang. Tương tự vậy, khi nền kinh tế Nhật vào năm 2010 đã là nền kinh tế phát triển ở trình độ cao đồng thời lúc đó dân số Nhật đã hóa già nên nó không còn tăng trưởng mạnh nữa, tức nền kinh tế đang đi ngang. Còn nền kinh tế Tàu khác, khi đó khi GDP bắt kịp GDP của Nhật bản, họ thì lúc trình độ phát triển họ chưa cao nên vẫn còn đang trong giai đoạn cất cánh, vả lại dân số nước Tàu lúc đó vừa trẻ vừa đông nên sau 10 năm cất cánh, nền kinh tế Tàu đã bỏ rất xa nền kinh tế Nhật. Đó là bài học mà Mỹ không thể lơ là.

    Với EU thì rõ ràng họ giống trường hợp của Nhật Bản. Tức nền kinh tế của họ đã đạt trình độ rất cao nên thời kỳ cất cánh không còn nữa, chính vì vậy nước Mỹ không cần phải đánh EU mà phải đánh Tàu. Dự đoán, đánh vào sự trỗi dậy của nước Tàu sẽ là mục tiêu hàng đầu của các đời tổng thống tiếp theo. Thời kỳ Mỹ làm đối tác với Tàu đã qua, và từ nay trở đi Mỹ luôn xem Tàu là đối thủ.

    Theo Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (DRC) của Quốc vụ viện Trung Quốc, phản ánh những giả định chủ đạo ở Bắc Kinh về sự thành công của chiến lược phát triển mới của chính phủ Trung Quốc trong việc tập trung nhiều hơn vào thị trường nội địa cùng với cạnh tranh kinh tế, công nghệ và địa chính trị với Hoa Kỳ. Và họ cho biết, sự phát triển kinh tế của đất nước là không thể ngăn cản. Trung tâm này cho biết, năm 2024 Trung Cộng sẽ đưa GDP đầu người đạt mốc 14 ngàn đô và chính thức vượt qua bẫy thu nhập trung bình để gia nhập nước phát triển ứng với tốc độ tăng trưởng ổn định hằng năm là 5,5%.

    Như ta biết, bẫy thu nhập trung bình là rào cản mà khó có quốc gia nào vượt qua được. Trong quá khứ, các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông đã vượt được trong khi Nam Phi, Brazil, Argentia thì thất bại. Khi nền kinh tế tiến đến GDP đầu người tầm 12 ngàn đô, khi đó quốc gia cần phải cải cách thể chế để đưa nền kinh tế tiến lên tầm cao mới. Với quốc gia càng phát triển thì cơ chế càng phải minh bạch, bộ máy cần tinh gọn và vận hành hiệu quả. Từ đó tham nhũng sẽ giảm, chính sách sẽ tốt, và bộ máy quản lý hiệu quả thì mới có thể mới đẩy thu nhập người dân lên top đầu. Nếu cải cách thất bại thì xem như quốc gia ấy bị dính bẫy và cứ bị kẹt lại tầng dưới.

    Vượt bẫy thu nhập trung bình tựa như vận động viên vượt chướng ngại vật vậy. Nếu sung sức họ sẽ có sức bật mạnh và nhảy được bước cao để vượt qua, nếu sức khỏe yếu thì tất nhiên bị mắc kẹt. Dân số trẻ là biểu hiện của sự sung sức của một nền kinh tế, các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Hồng Kông khi vượt bẫy thu nhập trung bình họ đang là quốc gia có dân số trẻ. Vậy nên, để vượt bẫy thu nhập trung bình cần phải có 2 yếu tố, thứ nhất là cải cách thể chế hiệu quả, thứ nhì là cơ cấu dân số phải trẻ mới được. Xét về cơ cấu dân số, nước Tàu đang già đi và họ đã qua thời kỳ dân số vàng, vì vậy đó là một trở ngại lớn không dễ vượt qua. Trước khi tính đến việc soán ngôi Mỹ thì nước Tàu phải giải xong bài toán bẫy thu nhập trung bình đã.

    Nước Mỹ có mối lo của họ, nước Tàu cũng có vấn đề của nó. Chỉ cần quốc gia nào sảy chân thì sẽ bị đối thủ knockout ngay. Với nước Mỹ, nếu sảy chân thì sẽ bị Tàu vượt, nếu Tàu không giải nổi bài toán bẫy thu nhập trung bình thì tất bị Mỹ đè mãi ở vị trí thứ nhì và có nguy cơ bị Mỹ bỏ xa. Với nước Mỹ, tổng thống nào giải được 2 vấn đề lớn của nước Mỹ là duy trì tốc độ tăng trưởng cao ổn định và cắt được vây Tàu Cộng thì người đó sẽ là anh hùng.

    -Đỗ Ngà-

    Tham khảo:

    https://www.scmp.com/.../china-overtake-us-worlds-top...

    https://www.facebook.com/permalink.php?

    Không có nhận xét nào