Năm nay Covid-19 hoành hành kinh tế suy sụp. Ở Việt Nam, người nhiễm Covid chết thì ít mà doanh nghiệp bị nhiễm căn bệnh này lớp ngỏm lớp thì ngáp ngáp cũng rất nhiều. Sức đề kháng doanh nghiệp Việt rất yếu, đến độ chính phủ bơm thuốc (tức những gói kích cầu) liên tục mà mà doanh nghiệp vẫn chưa thấy khỏe lại. Từ đầu năm đến nay, ngân hàng nhà nước bơm đến 3 liều thuốc. Tháng 3 ngân hàng nhà nước bơm gói 280 ngàn tỷ, tiếp theo đó là tháng 4 chính phủ bơm gói an sinh 62 ngàn tỷ, rồi tiếp theo ngân hàng nhà nước lại bơm thêm gói 16 ngàn tỷ giải cứu doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tiền bơm như thế, ấy vậy mà tình hình tăng trưởng tín dụng vẫn cứ giảm 33% so với năm ngoái. Vậy rõ ràng là cơ thể nền kinh tế Việt Nam không hấp thu hết thuốc điều trị.
Thực ra nền kinh tế Việt Nam đang không hấp thu thuốc cũng dễ hiểu. Covid làm cho sức tiêu thụ giảm vì thế mà thị trường bị co lại trong đó ngành du lịch là một ví dụ rõ nét nhất. Mà thị trường co lại thì nhu cầu vốn cho sản xuất của doanh nghiệp cũng giảm. Chính vì thế ngân hàng nhà nước có bơm tiền thì doanh nghiệp cũng không mặn mà lắm với việc vay tiền để đầu tư sản xuất. Mà dòng tiền kích cầu không chảy vào ngành sản xuất thì làm sao kích thích tăng trưởng được? Vì vậy mà gói kích cầu của ngân hàng nhà nước mới không có hiệu quả.
Nhà nước có 2 công cụ để vực dậy nền kinh tế, đó là chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và chính sách tài khóa của chính phủ. Chính sách tiền tệ trong lúc khủng hoảng tất nhiên là… bơm tiền như đã nói. Còn riêng chính sách tài khóa của chính phủ thì tất nhiên là tăng chi tiêu. Nhờ tích lũy nguồn thu dồi dào từ năm 2019 mà năm nay chính phủ đã có 700 ngàn tỷ giải ngân để tăng chi tiêu kích cầu kinh tế trong tình hình dịch Covid. Thế nhưng năm nay nguồn thu giảm do đại dịch thì năm sau lấy đâu ra số tiền lớn cho chính phủ tăng chi tiêu để kích cầu cho năm 2021 đây? Hay là in tiền?
Được biết, hằng năm chính quyền CS Việt Nam đẩy 50 ngàn công nhân đi xuất khẩu lao động khắp nơi trên thế giới để kiếm ngoại tệ gởi về nuôi đảng. Chính nguồn lao động này đóng vai trò không nhỏ trong nguồn kiều hối hằng năm đang rót về Việt Nam. Năm ngoái lượng kiều hối là 16 tỷ đô, và năm nay các chuyên gia dự đoán nguồn kiều hối sẽ giảm 20%. Như vậy rõ rang Việt Nam đã mất một phần đáng kể do sụt giảm kiều hối. Thêm vào đó mới đây, chính phủ Nhật Bản đã chọn Nepal làm nguồn lao động nhập khẩu thay Việt Nam. Mà như ta biết, nguồn lao động đi Nhật luôn kiếm được nhiều tiền hơn so với việc xuất khẩu lao động đi một số nước khác ở vùng Châu Á.
Năm nay thiên tai tàn phá nhiều tỉnh miền trung. Sau bão lũ chính phủ phải chi ra một lượng tiền để sửa sang hạ tầng như cũ và những khoản chi khác chỉ để khắc phục những thiệt hại về nông nghiệp. Khoản chi này chỉ là sửa chữa nó không phải là những khoản chi kích thích tăng trưởng nhưng chính phi vin vào đó mà tính cho GDP năm nay. Dù có dự đoán tăng trưởng năm nay khoảng 2 đến 3% thì thực sự con số đó chỉ là con số ảo. Đó là tăng trưởng bẩn không có chất lượng nên không nói lên điều gì. Tuy có tăng trưởng dương nhưng thực sự nền kinh tế này đã thấm đòn rồi khó mà gượng dậy nhanh chóng được.
Nền kinh tế thấm đòn, doanh nghiệp sống dở chết dở, gói kích cầu kém hiệu quả, nguồn kiều hối bị giảm. Không biết CS có cách thần kỳ nào đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% năm 2021? Có lẽ lúc đó họ dự tính chế số liệu chăng? Có thể lắm.
-Đỗ Ngà-
Thực ra nền kinh tế Việt Nam đang không hấp thu thuốc cũng dễ hiểu. Covid làm cho sức tiêu thụ giảm vì thế mà thị trường bị co lại trong đó ngành du lịch là một ví dụ rõ nét nhất. Mà thị trường co lại thì nhu cầu vốn cho sản xuất của doanh nghiệp cũng giảm. Chính vì thế ngân hàng nhà nước có bơm tiền thì doanh nghiệp cũng không mặn mà lắm với việc vay tiền để đầu tư sản xuất. Mà dòng tiền kích cầu không chảy vào ngành sản xuất thì làm sao kích thích tăng trưởng được? Vì vậy mà gói kích cầu của ngân hàng nhà nước mới không có hiệu quả.
Nhà nước có 2 công cụ để vực dậy nền kinh tế, đó là chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và chính sách tài khóa của chính phủ. Chính sách tiền tệ trong lúc khủng hoảng tất nhiên là… bơm tiền như đã nói. Còn riêng chính sách tài khóa của chính phủ thì tất nhiên là tăng chi tiêu. Nhờ tích lũy nguồn thu dồi dào từ năm 2019 mà năm nay chính phủ đã có 700 ngàn tỷ giải ngân để tăng chi tiêu kích cầu kinh tế trong tình hình dịch Covid. Thế nhưng năm nay nguồn thu giảm do đại dịch thì năm sau lấy đâu ra số tiền lớn cho chính phủ tăng chi tiêu để kích cầu cho năm 2021 đây? Hay là in tiền?
Được biết, hằng năm chính quyền CS Việt Nam đẩy 50 ngàn công nhân đi xuất khẩu lao động khắp nơi trên thế giới để kiếm ngoại tệ gởi về nuôi đảng. Chính nguồn lao động này đóng vai trò không nhỏ trong nguồn kiều hối hằng năm đang rót về Việt Nam. Năm ngoái lượng kiều hối là 16 tỷ đô, và năm nay các chuyên gia dự đoán nguồn kiều hối sẽ giảm 20%. Như vậy rõ rang Việt Nam đã mất một phần đáng kể do sụt giảm kiều hối. Thêm vào đó mới đây, chính phủ Nhật Bản đã chọn Nepal làm nguồn lao động nhập khẩu thay Việt Nam. Mà như ta biết, nguồn lao động đi Nhật luôn kiếm được nhiều tiền hơn so với việc xuất khẩu lao động đi một số nước khác ở vùng Châu Á.
Năm nay thiên tai tàn phá nhiều tỉnh miền trung. Sau bão lũ chính phủ phải chi ra một lượng tiền để sửa sang hạ tầng như cũ và những khoản chi khác chỉ để khắc phục những thiệt hại về nông nghiệp. Khoản chi này chỉ là sửa chữa nó không phải là những khoản chi kích thích tăng trưởng nhưng chính phi vin vào đó mà tính cho GDP năm nay. Dù có dự đoán tăng trưởng năm nay khoảng 2 đến 3% thì thực sự con số đó chỉ là con số ảo. Đó là tăng trưởng bẩn không có chất lượng nên không nói lên điều gì. Tuy có tăng trưởng dương nhưng thực sự nền kinh tế này đã thấm đòn rồi khó mà gượng dậy nhanh chóng được.
Nền kinh tế thấm đòn, doanh nghiệp sống dở chết dở, gói kích cầu kém hiệu quả, nguồn kiều hối bị giảm. Không biết CS có cách thần kỳ nào đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6% năm 2021? Có lẽ lúc đó họ dự tính chế số liệu chăng? Có thể lắm.
-Đỗ Ngà-
Không có nhận xét nào