(Ảnh ghép từ trang Chính phủ Nhân dân Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)
Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã kỷ niệm 70 năm “Chống Mỹ viện Triều” và đưa ra thông điệp chuẩn bị chiến tranh, chủ yếu là để đe dọa. Mục đích là tạo ra bầu không khí thời chiến, có lợi cho việc cai trị đàn áp nội bộ. Liệu ĐCSTQ có quyết tâm tấn công Đài Loan bằng vũ khí hay không? Không thể hoàn toàn loại trừ khả năng này.
Bài viết của Nhan Thuần Câu thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được Vision Times đăng lại dưới sự cho phép.
Nếu ĐCSTQ muốn gây chiến, một phía sẽ ở eo biển Đài Loan và một phía ở Biển Đông. Gây chiến trên Biển Đông tức là tranh giành một số đảo nhỏ với Đài Loan hay Hoa Kỳ. Đây đều là cuộc chiến giữa không quân và hải quân mà ĐCSTQ gặp bất lợi về sức mạnh quân sự và kinh nghiệm tác chiến, nên sẽ không dám manh động gây chiến. Khả năng xảy ra giao tranh ở eo biển Đài Loan dựa trên sự cải thiện của quan hệ Hoa Kỳ – Đài Loan, việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Đài Loan sẽ đi đến điểm mấu chốt của chiến tranh: Đài Loan độc lập và chiến tranh sẽ bắt đầu ngay lập tức.
Câu hỏi đặt ra không phải là ĐCSTQ có muốn đánh hay không, mà vấn đề là nếu ĐCSTQ không gây chiến, thì rất nhiều phần tử yêu nước tại Đại Lục sẽ tạo phản. Chủ nghĩa yêu nước là luận điệu chính trị của ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ. Cuối cùng, ĐCSTQ đã bị ép buộc bởi lòng yêu nước mình đã thúc đẩy và phải đánh một trận mà bản thân không nhất thiết muốn đánh.
Liệu trong tương lai gần, quan hệ Mỹ – Đài có đạt đến mức thiết lập quan hệ ngoại giao hay không? Một số kênh truyền thông nước ngoài tiết lộ rằng, Tổng thống Trump có thể đến thăm Đài Loan trong nháy mắt, nhưng khả năng hiện tại lại không cao. Mặc dù chuyến thăm Đài Loan của ông Pompeo có thể xảy ra, nhưng chuyến thăm này vẫn chưa đạt đến mức độ nguy cấp của Thế chiến thứ nhất.
Khả năng xảy ra chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không hẳn sẽ lớn trong tương lai gần, trừ khi có điều ngoài dự liệu khác phát sinh. Năm nay có rất nhiều bất ngờ, và Thiên ý không thể đoán trước.
Khi ĐCSTQ đánh các đảo nhỏ ở Biển Đông, cũng không có khả năng sẽ giành chiến thắng. Hễ gây chiến là phải rút lui để tránh tổn thất lớn hơn. Tuy nhiên, cuộc chiến của ĐCSTQ nhằm vào các hòn đảo bên ngoài của Đài Loan lại tương đối đơn giản và cơ hội chiến thắng là khá cao. Việc chiếm một số hòn đảo xa xôi như Kim Môn và Matsu là chuyện chỉ trong gang tấc, ngay cả tổn thất cũng rất hữu hạn. Bên cạnh đó, vì cách xa Đài Loan, các lực lượng trên đảo của Đài Loan phải gấp rút hỗ trợ phòng thủ, nhưng lại vượt quá tầm với. Họ chỉ có thể đối phó bằng tên lửa và không quân.
Nếu ĐCSTQ chuẩn bị sử dụng vũ lực nhằm vào đảo Kim Môn và Matsu, sẽ khó tránh khỏi việc phải tập kết một lực lượng dọc theo bờ biển. Dưới sự giám sát của vệ tinh, một động tĩnh nhỏ cũng sẽ làm lộ diện mục tiêu, Đài Loan tấn công phủ đầu và tên lửa đạn đạo của hai bên bay ngang, rất khó phân biệt.
Đánh nhau sẽ khiến hai bên tiêu hao lực lượng, khi mỏi mệt thì dần lui binh, các bên tự thu dọn trận địa riêng. Lúc đó, bờ biển phía Đông Nam của Đại Lục và đảo Kim Mã sẽ bị tàn phá. Hòn đảo chính của Đài Loan cũng sẽ bị ảnh hưởng. Tên lửa đạn đạo và máy bay ném bom của cả hai bên không thể kéo dài được bao lâu, giao tranh sẽ ngừng lại và cuối cùng, cuộc tấn công không thể tiếp tục. Binh lính bị thương được vận chuyển về hậu phương, tình hình lại rơi vào bế tắc, đảo Kim Môn và Matsu sẽ vẫn nằm trong tay Đài Loan. Đây là khả năng đầu tiên.
Khả năng thứ hai là lực lượng quân đội ĐCSTQ quá mạnh. Một đợt tên lửa đạn đạo có thể tấn công đảo Kim Môn và Matsu. Hai hòn đảo này quá nhỏ, khả năng bị ĐCSTQ công phá là không nhỏ vì chênh lệch về quân lực. Sau khi Đài Loan mất hai đảo nhỏ, rồi tổ chức phản công, tổn thất sẽ rất lớn.
Việc chiếm đóng đảo Kim Môn và Matsu là một đòn tâm lý đối với Đài Loan. Nhưng trên thực tế, hai hòn đảo nhỏ này mang tính biểu tượng hơn là thực tế đối với Đài Loan. Quân đội ĐCSTQ sẽ dẫn trước và Đài Loan khó có thể giành lại được. Tình hình là không thể kiểm soát. Nếu Đài Loan đơn giản là từ bỏ hai hòn đảo nhỏ, ít có giá trị chiến lược này và tập trung vào việc điều hành hòn đảo chính của Đài Loan, thì đó sẽ là lựa chọn thứ hai.
Năm xưa, Mao Trạch Đông đã từ bỏ việc giải phóng đảo Kim Môn và Matsu. Người ta nói rằng ông ta có ý định kiềm chế Đài Loan và ngăn cản Đài Loan tiến tới độc lập. Nếu câu nói này là đúng thì liệu quân đội ĐCSTQ có chiếm được đảo Kim Môn và Matsu hay không còn có một cách nói khác. Đây là khả năng thứ hai.
Khả năng thứ ba là sau khi quân đội ĐCSTQ chiếm được đảo Kim Mã, sẽ tiến quân vào Đài Loan. Tuy hải quân và không quân của Đài Loan có thể đánh chặn trên biển nhưng chưa chắc đã chống đỡ được. Quân đội ĐCSTQ sẽ xông lên bờ tại một số địa điểm đổ bộ dọc theo bờ biển Đài Loan, và đó sẽ trở thành một trận chiến trên bộ để chiếm đảo. Theo các cuộc thăm dò gần đây tại Đài Loan, 78% người Đài Loan sẵn sàng ra chiến trường khi quân đội ĐCSTQ tấn công Đài Loan. Tức là có từ 10 triệu đến 20 triệu người Đài Loan sẵn sàng ra chiến trường. Chính phủ gửi vũ khí cho dân thường, tức là sử dụng toàn bộ hòn đảo Đài Loan làm chiến trường, tranh đoạt từng làng, từng thị trấn và thành phố một, nhiều người sẽ chết.
Ngay cả khi ĐCSTQ cuối cùng có thể càn quét toàn bộ hòn đảo, thực hiện quyền kiểm soát quân sự và đàn áp sự phản kháng của cư dân trên đảo, thì đó sẽ là một thảm họa của thế kỷ. Ngay cả khi cuối cùng họ chiếm toàn bộ hòn đảo, thì người dân Đài Loan hà tất đã hàng phục? Sau một thế kỷ thù hận, ĐCSTQ sẽ vĩnh viễn không bao giờ có ngày yên ổn.
Ba khả năng trên có một tiền đề quan trọng, đó là Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, các nước NATO nhỏ ở châu Á, sau này liệu có lôi kéo Đài Loan làm đồng minh. Nếu Đài Loan tham gia, liệu các nước NATO nhỏ ở châu Á có tham chiến hay không. NATO tham chiến cũng sẽ kéo theo sự tham chiến của Hoa Kỳ. Điều này có thể làm thay đổi cơ bản cục diện chiến tranh.
Đài Loan có giá trị chiến lược địa chính trị to lớn đối với Hoa Kỳ. Công nghệ cao của Đài Loan là huyết mạch của nền kinh tế Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ không bàng quan đứng nhìn, thì đây sẽ là một vấn đề lớn đối với ĐCSTQ. Mặc dù ĐCSTQ tuyên truyền việc “Chống Mỹ viện Triều” nhưng ĐCSTQ không phải là đối thủ của Mỹ. ĐCSTQ đã chịu tổn thất lớn trong những năm chiến tranh Triều Tiên, đều có số liệu chứng minh. ĐCSTQ dám đánh hay không lại là một chuyện khác.
Do đó, nếu quân đội Hoa Kỳ can thiệp, đó sẽ là cơn ác mộng đối với ĐCSTQ. Không có khả năng nào trong 3 khả năng trên sẽ tồn tại, chỉ có một khả năng, đó là ĐCSTQ đang phô trương thanh thế, và quân đội Hoa Kỳ đang trấn áp biên giới, cuối cùng sẽ chẳng thể kết thúc.
Nhan Thuần Câu
https://vietluan.com.au/
Không có nhận xét nào