Trả lời cho câu hỏi trên quả thật không dễ chút nào trong bối cảnh các mâu thuẫn và tranh cãi giữa các cộng đồng người Việt ở hải ngoại cũng như trong nước đã lên tới đỉnh điểm khi ngày bầu cử chính thức sắp đến gần (3/11). Tuy nhiên, cũng không thể né tránh câu hỏi trên, bởi lẽ kết quả bầu cử tổng thống Mỹ ảnh hưởng đến toàn thế giới, nhất là cho Việt Nam, xét trong tình hình Trung Cộng đang ngày càng bộc lộ dã tâm và tham vọng muốn độc chiếm Biển Đông cùng các đảo tiền tiêu còn lại trong Quần Đảo Trường Sa của Việt Nam. Như vậy, người Việt ở Hoa Kỳ lựa chọn ai trong 2 Ứng cử viên (ƯCV) trên cần xem xét thấu đáo tới yếu tố Trung Cộng.
Có ý kiến cho rằng, cộng đồng người Việt tị nạn tại Mỹ được xếp vào nhóm thiểu số, cho nên, lá phiếu của họ được cho là không mấy ảnh hưởng đến kết quả bầu cử ngày 3/11. Tuy nhiên, do đây là một cuộc bầu cử lịch sử, gây chia rẽ chưa từng có và số người tham gia bỏ phiếu cũng đông kỷ lục, cho nên chính những lá phiếu thuộc số ít này sẽ trở nên quan trọng quyết định ai thắng ai thua. Bởi thế, không thừa thãi chút nào khi nêu lên câu hỏi trên, dù đã có nhiều bài viết về vấn đề này. Dĩ nhiên, người Việt ở Mỹ lựa chọn bầu cho ai còn liên quan đến nhiều yếu tố khác nữa, nhưng nếu xét đến yếu tố “Trung Cộng” thì sao?
Rất dễ thấy, hiện tình một Việt Nam ngày càng tơi tả, chắp vá, mất tự chủ, sút giảm thế đứng trong khu vực và trên thế giới, suy cho cùng đều có nguyên nhân khách quan đến từ 1 cái tên quen thuộc: Trung Cộng! Điều này rất rõ ràng và hiển nhiên, ai ai cũng biết nên không cần thiết phải chứng minh thêm. Do đó, trước khi người Việt ở Mỹ quyết định lựa chọn ƯCV nào, xin nhìn theo góc độ hết sức quan trọng sau. Cứ xem quá trình vận động, lũng đoạn, mua chuộc, can thiệp của Trung Cộng vào cuộc bầu cử Mỹ thông qua các thành viên cánh tả của Đảng Dân Chủ tinh vi và thâm hiểm đến như thế nào, rồi liên hệ tới kỳ Đại hội Đảng (ĐHĐ) lần thứ XII (1/2016) ở Việt Nam, khi Obama làm tổng thống (và Biden là Phó Tổng thống), để thấy sự khác biệt lớn ra sao, so với những diễn tiến chuẩn bị cho ĐHĐ XIII sắp tới (1/2021), dưới triều Tổng thống Trump.
Còn nhớ, vào giai đoạn nước rút trước mỗi kỳ ĐHĐ là Trung Cộng bắt đầu can thiệp, với kịch bản lộ liễu không hề có chút giấu diếm, gồm: Cho cắt cáp internet khiêu khích hoặc đem tàu hải cảnh, giàn khoan, máy bay vào quấy nhiễu, thị uy ngay trong lãnh hải Việt Nam để lên dây cót cho các ứng viên “thân Trung”. Song song với đó, lãnh đạo Trung Cộng sẽ lấy cớ sang thăm Việt Nam để tác động nhân sự Tổng Bí thư. Chưa hết, Tàu Cộng còn cho triệu tập lãnh đạo Việt Nam sang Bắc Kinh để tiếp tục chỉ thị về nhân sự sao cho Việt Nam buộc phải nằm trong quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Nam Hải, không được rơi vào tay của Hoa Kỳ. Đừng bao giờ tin câu nói của ông Đinh Thế Huynh trước Đại hội XII: “Tôi khẳng định Trung Quốc không thể tác động vào Đại hội 12 của Đảng", trừ phi bạn định chuyển sang nghề “bán lúa giống”.
Những diễn biến trước ĐHĐ XII xảy ra đúng kịch bản trên.
Vào cuối năm 2015 và càng gần đến ĐHĐ XII (20/1 - 28/1/2016), hiện tượng tàu Trung Cộng đâm chìm tàu cá Việt Nam, cùng máy bay Tàu Cộng vi phạm không phận Việt Nam tăng lên dồn dập (gần 50 lần). Sau đó, Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình sang thăm Việt Nam từ 5/11 đến 6/11/2015. Tiếp theo, một trong những lãnh đạo bị dư luận coi là “thân Trung”, ông Nguyễn Sinh Hùng – Chủ tịch Quốc hội, đã vội vã sang Bắc Kinh, từ 23/12 đến 27/12/2015, gặp Tập Cận Bình ngay sau Hội nghị trung ương 13, dường như để nhận chỉ thị. Đồng thời ngay thời điểm ấy, chiến dịch gây hấn bằng tàu cá và máy bay của Trung Cộng ở Biển Đông vẫn không hề thuyên giảm, cứ như Trung Cộng thúc ép Việt Nam phải đi theo đường hướng nhân sự chúng chọn.
Nay thì sao với những diễn biến chuẩn bị cho ĐHĐ XIII của ĐCSVN?
Theo lý mà nói, lẽ ra vào thời gian này của năm, máy bay, tàu bè cùng giàn khoan của Tàu Cộng đã vào nườm nượp ở Biển Đông rồi, nhất là khi Mỹ đang vất vả đối phó với đại dịch COVID-19 cũng như bận bịu với cuộc bầu cử tổng thống. Hơn nữa, phải có những nhân vật cấp cao của ĐCSTQ sang Việt Nam, lấy cớ viếng thăm nhưng thực chất là chỉ đạo can thiệp công tác nhân sự, không Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn thì cũng là Bộ trưởng Công an Triệu Khắc Chí, không Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị thì phải là Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương ĐCSTQ Dương Khiết Trì. Còn không phải là đích thân Tập Chủ tịch thân chinh sang cầm trịch. Tuy nhiên, tình hình hiện đang không giống với những gì xảy ra trong năm 2015. Có 2 khác biệt thấy rõ.
Thứ nhất, Trung Cộng đã hết hung hăng trên Biển Đông! Kể từ ngày 23/10, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Mỹ đã bắt đầu tăng cường hoạt động ở Thái Bình Dương nhằm ngăn chận các tàu cảnh ngư đội lốt tàu cá Trung Cộng, cố tình vào Biển Đông cũng như các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước khác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, để quấy rối, đe dọa chủ quyền các quốc gia này, gây nguy hiểm cho sự ổn định của khu vực. Chính nhờ vậy, tần suất tàu Trung Cộng vào Biển Đông đâm, húc, xịt vòi rồng, làm loạn, bắn giết ngư dân Việt mới giảm hẳn và gần như không còn nữa. Đây là một sự khác biệt to lớn mà chỉ dưới thời Tổng thống Donald Trump mới có, chứ 8 năm dưới thời Barack Obama (2008 - 2016) thì ngược lại.
Thứ hai, chưa có bất cứ chuyến viếng thăm chính thức nào của bất cứ quan chức nào thuộc Bộ chính trị ĐCSTQ sang Việt Nam để huênh hoang chỉ đạo này nọ tính tới thời điểm này. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide thuộc Tứ giác Kim cương vừa thăm chính thức Việt Nam ngay sau khi nhậm chức, với dự dịnh không chút úp mở là sẽ chào bán máy bay do thám và vũ khí phòng vệ cho Việt Nam, chưa kể sẽ có quan chức cao cấp Mỹ thăm chính thức Việt Nam, nếu như ông Donald Trump tái đắc cử. Cũng vậy, chưa có thông tin nào cho thấy sẽ có lãnh đạo thuộc “tứ trụ” của Việt Nam sang thăm Trung Cộng như cách đây 5 năm. Khác biệt này chỉ có thể đến từ chính quyền Tổng thống Donald Trump!
Nếu ông Donald Trump thất cử và Joe Biden trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, thì chắc chắn tàu bè, máy bay và giàn khoan của Tàu Cộng sẽ vào Biển Đông như đi trẩy hội, rồi thì các đoàn quan chức cấp cao của 2 Đảng sẽ lại sang thăm viếng nhau thường xuyên và nồng ấm như dưới thời Obama. Không cần nhìn xa xôi đến sự mạnh mẽ đầy bất ngờ của Đài Loan trước Trung Cộng dưới thời ông Donald Trump, cũng không cần viện đến những hiệp ước hoà bình Abraham giữa Israel với Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE), với Bahrain và sắp tới với Sudan hay thoả thuận bình thường hoá quan hệ kinh tế giữa Kosovo và Serbia, mà ông Trump đứng ra làm trung gian hoà giải, chỉ cần nhìn vào sự yên tĩnh của Biển Đông và sự im lặng đến khó hiểu của ngoại giao 2 Đảng sau Hội nghị TƯ 13 (9/10/2020) là chúng ta đã hiểu phần nào dấu ấn Donald Trump.
Tóm lại, khác với các kỳ bầu cử tổng thống Mỹ trước, cuộc bầu cử năm nay giữa 2 ƯCV: Donald Trump và Joe Biden có mức độ quan trọng lớn hơn và thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới hơn vì có thể nói, đây là cuộc bầu cử định hình thế giới trong thế kỷ XXI, giai đoạn hậu Trung Cộng. Những nước đang là đồng minh với Mỹ như Âu Châu, Anh Quốc, Tứ giác Kim cương...hoặc sắp sửa là đồng minh như Việt Nam, Indonesia, Mông Cổ...đang rất quan tâm không biết liệu Tổng thống Donald Trump có tái đắc cử để tiếp tục theo đuổi mạnh mẽ chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do rộng mở hay không? Trong khi đó, Trung Cộng, Cuba, Iran cùng các chính thể độc tài khác hiện đang lo lắng rằng Joe Biden có thể sẽ thất cử, cho nên chúng yên lặng. Yên lặng tựa như nín thở hoặc ngộp thở là bởi vì cái tên gây ác mộng: Donald Trump! Do đó, bầu cho ai thì ắt người Việt đã thấy từ lâu.
NHD
https://www.facebook.
Không có nhận xét nào