Nền kinh tế sôi động trở lại dưới thời Tổng thống Trump trước khi đại dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện, và sức phục hồi từ nền tảng sản xuất được củng cố chắc chắn trong suốt đại dịch có thể trở lá phiếu nặng cân để Tổng thống Trump đi tiếp ‘4 năm nữa’.
Hãy cùng NTDVN nhìn lại lịch sử xa hơn của Mỹ và số liệu kinh tế - tài chính đáng kinh ngạc thời của Tổng thống Trump và cũng để hiểu tại sao Mỹ - đất nước bị tàn phá nặng nề nhất bởi đại dịch viêm phổi Vũ Hán - vấn có thể trở thành tiêu điểm, thành nhân tố dẫn dắt triển vọng tăng trưởng toàn cầu ngay giữa tâm dịch (theo báo cáo của IMF ngày 15/10 vừa qua).
Và biết đâu, nhờ thế, thế giới sẽ chứng kiến nhiều sự kiện kinh động hơn nữa trên chính trường kinh tế - chính trị - ngoại giao từ vị Tổng thống gây tranh cãi lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ này…
Tăng trưởng GDP của Mỹ luôn làm kinh ngạc mọi dự báo
Kết quả tăng trưởng kinh tế Mỹ trước đại dịch viêm phổi Vũ Hán làm kinh ngạc mọi dự báo, đặc biệt các dự báo tiêu cực tràn lan trên các trang The Economist, Bloomberg, CNBC, CNN... rằng Mỹ sẽ bị tổn thương trầm trọng khi khởi động thương chiến với Trung Quốc, rằng Mỹ cần Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần Mỹ.
Thêm vào đó, việc Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi vai trò lãnh đạo toàn cầu hoá, khỏi các Hiệp định tự do thương mại đa phương sẽ làm Mỹ tổn thất lớn… Nhưng số liệu tăng trưởng kinh tế và việc làm của Mỹ đã chứng minh rằng Mỹ có thể vĩ đại trở lại khi rút chân khỏi các cuộc chơi bất công bằng và bị thao túng bởi Trung Quốc hoặc các các thế lực ngầm khác trong sân chơi có tên “Toàn cầu hoá”.
Trong dự báo cuối cùng trước cuộc bầu cử năm 2016, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) ước tính rằng GDP thực tế sẽ tăng trưởng với tốc độ 2,0% hàng năm trong 12 quý đầu tiên của Chính quyền mới. Tuy nhiên, dưới thời Tổng thống Trump, GDP thực tế đã vượt qua kỳ vọng và tăng với tốc độ 2,5% hàng năm từ cuộc bầu cử đến cuối năm 2019 — nhanh hơn tốc độ dưới thời kỳ mở rộng của Tổng thống Obama.
Năm ngoái đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp tăng trưởng GDP thực tế, vượt quá dự báo cuối cùng của CBO và Ủy ban Thị trường Mở Liên bang đưa ra trước cuộc bầu cử năm 2016. Nhờ tăng trưởng kinh tế vượt quá kỳ vọng, GDP thực tế vào cuối năm 2019 là 260 tỷ USD - cao hơn dự báo của CBO là 1,4%.
Bất chấp những khó khăn do tăng trưởng toàn cầu chậm lại, tổng cầu thế giới giảm, nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh hơn nền kinh tế của các quốc gia phát triển khác. Tăng trưởng GDP hàng năm của Hoa Kỳ cao hơn 1 điểm phần trăm so với mức trung bình của các nước G7 khác.
Hoa Kỳ là 1 trong 2 quốc gia G7 duy nhất (quốc gia còn lại là Nhật Bản, nơi tăng trưởng dự kiến chỉ là 0,9%) đáp ứng được “dự báo tăng trưởng 1 năm tới” của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho năm 2019. Các quốc gia tiên tiến khác đã có những điều chỉnh giảm mạnh. Đặc biệt, tăng trưởng GDP thực tế ở Đức và Vương quốc Anh thu hẹp trong quý II/2019. Các nền kinh tế thị trường mới nổi lớn như Trung Quốc và Ấn Độ cũng có sự chững lại.
Sức phục hồi ngoài tưởng tượng của kinh tế Mỹ trong tâm dịch
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng triển vọng kinh tế thế giới 2020 trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu vào ngày 15/10 vừa qua. Cụ thể, IMF dự báo GDP toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 4,4%; nhiều hơn mức giảm 5,2% theo dự báo đưa ra hồi tháng 6/2020. Theo đó, GDP thế giới năm 2021 được tổ chức này điều chỉnh thành mức tăng 5,2%; thấp hơn một chút so với mức tăng 5,4% của dự báo trước.
Mặc dù được dự báo tăng trưởng âm 4,3% năm 2020, Mỹ vẫn là nền kinh tế mà IMF điều chỉnh triển vọng tăng trưởng tích cực nhất trong báo cáo 15/10 vừa qua; lên tới 3,7% so với dự báo tăng trưởng âm 8% hồi tháng 6/2020 trước đó của chính tổ chức này.
Mức điều chỉnh quá lớn cho thấy ngay cả IMF cũng bất ngờ trước sự phục hồi bền vững, chắc chắn của nền kinh tế Mỹ dưới sự dẫn dắt của Tổng thống Donald Trump, mặc dù đây là sự phục hồi giữa tâm dịch trong lòng nước Mỹ.
Thực tế, trong nhóm các nền kinh tế phát triển, triển vọng tích cực của Mỹ đã trở thành nhân tố dẫn dắt các nền kinh tế phát triển có triển vọng tăng trưởng sáng sủa hơn với dự báo hồi tháng Sáu.
Niềm tin tiêu dùng của người dân Mỹ dưới thời Tổng thống Trump tăng mạnh và ổn định nhất trong 2 thập kỷ
Trước sự suy thoái toàn cầu này, người tiêu dùng Mỹ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế với mức tăng trưởng chi tiêu mạnh mẽ. Chi tiêu tiêu dùng thực tế tăng 2,6% trong 4 quý năm 2019. Chi tiêu tiêu dùng cao hơn chiếm khoảng 80% tăng trưởng GDP thực tế trong năm 2019.
Người tiêu dùng đang chi tiêu nhiều hơn vì niềm tin của họ đang tăng lên trong bối cảnh thị trường lao động tăng trưởng lịch sử. Chỉ số Niềm tin Người tiêu dùng của Hội đồng Hội nghị đã tăng 3,4 điểm lên 131,6; tăng 31% kể từ tháng trước cuộc bầu cử của Tổng thống Trump.
Với tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong vòng 50 năm là 3,5% và nhiều hơn 1 triệu cơ hội việc làm so với những người tìm việc, tỷ lệ hơn 4:1 khi so tỷ lệ những người được hỏi cho biết việc làm là “dồi dào” với những người nói rằng công việc “khó kiếm”.
Do tác động của đại dịch, GDP đã giảm. Sự sụt giảm trong GDP thực tế phản ánh sự giảm chi tiêu cho tiêu dùng cá nhân (PCE), xuất khẩu, đầu tư hàng tồn kho tư nhân, đầu tư cố định ngoài khu dân cư, đầu tư cố định cho khu dân cư; và chi tiêu của chính quyền địa phương và tiểu bang được bù đắp một phần do tăng chi tiêu của chính phủ liên bang. Nhập khẩu, vốn là một phép trừ trong phép tính GDP, đã giảm
GDP hiện tại giảm 34,3%, tương đương 2,15 nghìn tỷ USD; trong quý II giảm xuống mức 19,41 nghìn tỷ USD. Trong quý đầu tiên, GDP giảm 3,4%, tương đương 186,3 tỷ USD.
Hiệu quả kinh tế của quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả cảm xúc của con người. Khi các doanh nghiệp cảm thấy tự tin về triển vọng, họ có nhiều khả năng đầu tư vào các hoạt động để nâng cao năng lực và tạo việc làm. Khi mọi người cảm thấy tích cực về tương lai tài chính cá nhân của họ, họ có nhiều khả năng chi tiêu hơn - một biến số cực kỳ quan trọng, vì chi tiêu tiêu dùng là động cơ của nền kinh tế Mỹ, thúc đẩy khoảng 2/3 tăng trưởng.
Một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy sau khi tổng thống Trump nhậm chức vào năm 2017, công chúng Mỹ bắt đầu cảm thấy tốt hơn rất nhiều về nền kinh tế.
Đảng phái là một yếu tố thúc đẩy sự lạc quan, những người theo Đảng Cộng hòa và những người Mỹ nghiêng về Đảng Cộng hòa đang trải qua một sự gia tăng quan điểm tích cực.
Vào tháng 1/2020, trước khi dịch viêm phổi Vũ Hán làm gián đoạn gần như mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày, người Mỹ thường cảm thấy nền kinh tế của họ tốt hơn bất kỳ thời điểm nào trong 2 thập kỷ qua.
Khoảng 44% người nói rằng các chính sách của Tổng thống Trump đã làm cho nền kinh tế tốt hơn, so với 26% nói rằng chúng không có tác dụng.
Sau khi giảm mạnh vào đầu năm nay do đại dịch bùng phát và các hạn chế cũng như việc phong tỏa kéo theo các doanh nghiệp đóng cửa trong nhiều tháng và đẩy hàng chục triệu người Mỹ vào cảnh mất việc làm, giờ đây niềm tin của người tiêu dùng tại Hoa Kỳ đã tăng trở lại một cách mạnh mẽ vào tháng 9 khi người Mỹ lạc quan hơn về nền kinh tế và triển vọng việc làm của họ.
Conference Board báo cáo chỉ số niềm tin người tiêu dùng đã tăng 15,5 điểm so với tháng 8 lên mức 101,8 vào tháng 9 - mức tăng mạnh nhất trong 17 năm.
“Quan điểm hiện nay về các điều kiện kinh doanh và thị trường việc làm của người tiêu dùng lạc quan hơn so với hồi tháng 8”, Lynn Franco, giám đốc cấp cao của Bộ phận Chỉ báo Kinh tế tại The Conference Board cho biết.
"Triển vọng ngắn hạn (6 tháng tới) cũng tăng mạnh với tỷ lệ người tiêu dùng lớn hơn mong đợi, các điều kiện kinh doanh tiếp tục được cải thiện và có nhiều việc làm hơn", Franco nói thêm.
Nhưng bước nhảy vọt của tháng 9/2020 cho thấy người tiêu dùng đang cảm thấy tốt hơn nhiều về tình trạng của nền kinh tế và thị trường việc làm so với các nhà phân tích và nhà kinh tế đã dự đoán. Tuy nhiên, niềm tin của người tiêu dùng vẫn ở dưới mức trước đại dịch.
‘Chỉ số Tình hình Hiện tại’, một thước đo các điều kiện kinh doanh và thị trường hiện tại, đã tăng từ 85,8 lên 98,5 từ tháng 8 đến tháng 9. Chỉ số Kỳ vọng, một đánh giá ngắn hạn về điều kiện thu nhập, kinh doanh và thị trường lao động, đã tăng từ 86,6 lên 104,0 trong giai đoạn gần đây. Mức tăng của chỉ số này là lớn nhất kể từ năm 2009.
Bất chấp sự gia tăng các ca nhiễm virus ở Mỹ và căng thẳng chính trị gia tăng vào tháng 9, tỷ lệ người tiêu dùng cho rằng điều kiện kinh doanh là “tốt” đã tăng từ 16% lên 18,3% trong tháng 9. Những người cho rằng điều kiện kinh doanh là “xấu” giảm từ 43,3% xuống 37,4%.
Mặc dù hàng triệu người Mỹ vẫn chưa có việc làm, nhưng họ đang cảm thấy tốt hơn về triển vọng thị trường lao động. Tỷ lệ người tiêu dùng cho rằng việc làm “dồi dào” tăng từ 21,4% lên 22,9%, trong khi những người cho rằng công việc “khó kiếm” giảm từ 23,6% xuống 20%.
Tỷ lệ người Mỹ mong đợi nhiều việc làm hơn trong những tháng tới tăng từ 29,9% lên 33,1%, trong khi những người dự đoán ít việc làm hơn giảm từ 21,2% xuống 15,6%.
Về triển vọng thu nhập ngắn hạn của họ, tỷ lệ người tiêu dùng kỳ vọng tăng đã cải thiện từ 13% lên 17,5%, trong khi tỷ lệ kỳ vọng giảm từ 16 5% xuống 12,6%.
Thị trường chứng khoán Mỹ phá vỡ mọi kỷ lục và nhanh chóng phục hồi trong tâm dịch
Thị trường chứng khoán Mỹ dưới thời Tổng thống Trump phá vỡ mọi kỷ lục kể từ khi thị trường chứng khoán Mỹ hoạt động. Các chỉ số Dow Jones, NASDAQ và S&P 500 đều đã tiếp cận hoặc vượt quá mức đỉnh trước COVID-19.
S&P 500 tăng hơn 50% kể từ khi ông Trump đắc cử, cao hơn gấp đôi mức lợi nhuận thị trường trung bình 23% của các tổng thống trong 3 năm đầu trong nhiệm kỳ của họ, theo dữ liệu từ Bespoke Investment Group có từ năm 1928.
Năm đầu tiên của ông Trump cao gấp ba lần mức trung bình của các tổng thống, với S&P 500 tăng 19,4% so với mức trung bình 5,7%.
Các doanh nghiệp đã nhận được sự trợ giúp từ cuộc đại tu thuế năm 2017 của ông Trump, nhờ việc các công ty mua lại số lượng cổ phiếu kỷ lục với số tiền tăng thêm.
Điểm đáng chú ý cho kỷ lục của tổng thống Trump là năm thứ hai. Thị trường của ông Trump đã có một năm dưới mức trung bình vào năm 2018, khi thị trường chứng khoán trải qua tháng 12 tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang gia tăng và việc FED tăng lãi suất. S&P 500 giảm 6,2%, so với mức tăng trung bình là 4,5%.
Năm thứ ba của Tổng thống Trump là trên mức trung bình, nhưng vẫn hơn năm tốt nhất của bất kỳ tổng thống nào trong quá khứ.
Chỉ số chứng khoán đầu đàn đã tăng hơn 28% trong năm 2019, cao hơn nhiều so với mức lợi nhuận trung bình 12,8% của năm thứ ba đối với các tổng thống Mỹ trước đây.
“Năm thứ ba cho đến nay là năm tốt nhất của chu kỳ với mức tăng trung bình là 12,81% và kế hoạch này đã bám sát kịch bản vào năm thứ ba của chu kỳ hiện tại”, Bespoke Investment Group cho biết trong một lưu ý cho khách hàng vào tháng 11/2019.
Bất chấp sự biến động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, năm 2019 là một năm đạt mức cao nhất mọi thời đại đối với mức trung bình của các cổ phiếu chính. Chỉ số S&P 500 lần đầu tiên vượt qua 3.200 vào giữa tháng 12/2019, chạm mốc số tròn thứ bảy trong năm 2019.
Trong khi đầu tư kinh doanh sụt giảm do bất ổn xung quanh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các nhà đầu tư trên thị trường đại chúng vẫn đủ tự tin để đổ tiền vào cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán dưới thời của ông Trump nhận được sự thúc đẩy từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell và ngân hàng trung ương khi chấp nhận hạ lãi suất, đây là lần đầu tiên kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính kết thúc. Fed giảm lãi suất do lo ngại tăng trưởng chậm lại trong và ngoài nước.
Thị trường cũng được hỗ trợ bởi một trong những thị trường lao động chặt chẽ nhất trong lịch sử, với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,5% năm 2019, mức thấp nhất kể từ năm 1969. Và kể từ khi người Mỹ đi làm, họ cũng chi tiêu.
Người tiêu dùng mạnh mẽ của Hoa Kỳ đã giữ nền kinh tế đi lên trong khi một số suy giảm sản xuất đã được báo cáo. Người tiêu dùng cũng vững vàng trong bối cảnh thị trường trái phiếu lộn xộn, khi lợi suất trái phiếu ngắn hạn lại tăng cao hơn lợi suất dài hạn khiến cho đường cong lợi suất đảo chiều, một hiện tượng được biết đến trước khi suy thoái. Từ đó, đường cong này đã dốc lên và không còn bị đảo chiều nữa.
Như vậy, thị trường chứng khoán đã hoạt động. Cho đến khi dịch viêm phổi Vũ Hán xuất hiện đầu năm nay, nền kinh tế đã hoạt động tốt với các quy định xử phạt doanh nghiệp giảm, việc làm gần mức lịch sử và lãi suất thấp khuyến khích mọi người mua nhà và ô tô. Nền kinh tế rơi vào suy thoái sâu sau các đợt đóng phong tỏa toàn quốc bắt đầu vào tháng 3 để đối phó với đại dịch nhưng đang phục hồi và thị trường chứng khoán tiếp tục tăng cao.
FED đã báo hiệu rằng họ sẽ chú trọng hơn vào việc giữ lãi suất thấp và ít gây ra lạm phát hơn vào đầu tháng 9 . Động thái đó đã khiến Dow tăng vọt 160 điểm, trong khi chỉ số Standard & Poor's rộng hơn lập mức cao kỷ lục.
Một ẩn số là nền kinh tế sẽ mạnh mẽ như thế nào khi đến Ngày bầu cử. Sức mạnh gần đây trong lĩnh vực nhà ở đang chứng kiến sự bùng nổ của chính nó, và thậm chí cả lĩnh vực sản xuất đã khiến một số nhà kinh tế nâng cao ước tính của họ trong giai đoạn này.
Mô hình dự báo GDPNow của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta hiện cho biết GDP có khả năng tăng 28,5% trong quý thứ ba, một sự phục hồi đáng kể so với mức giảm 31,7% trong quý thứ hai.
Joel Naroff, chủ tịch của Naroff Economics LLC, chỉ ra rằng việc người tiêu dùng tiếp tục chi tiêu là tiền đề cho một quý thứ ba mạnh mẽ.
Ông viết gần đây: “Chi tiêu hộ gia đình có thể đã giảm xuống vào đầu mùa xuân, nhưng điều đó bắt đầu thay đổi đáng kể vào tháng 5 và sự chi tiêu tiếp tục hầu như không suy giảm. "Tiêu dùng đã tăng vọt trong tháng 7, dẫn đầu bởi sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu đối với đồ bền, đồ dùng cao cấp và dịch vụ".
"So sánh mức chi tiêu trong quý II được điều chỉnh theo lạm phát với mức của tháng 7, tiêu dùng đang tăng với tỷ lệ gần 37% trong quý này", Naroff nói thêm. "Chúng tôi có thể thấy một tốc độ tăng trưởng GDP lớn, ngay cả khi tiêu dùng không đổi trong phần còn lại của quý".
Nên nhớ các con số trên có được khi Mỹ tách rời Trung Quốc
Dòng đầu tư giữa Trung Quốc và Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một thập kỷ trong nửa đầu năm nay do đại dịch và căng thẳng chính trị phủ bóng đen lên hoạt động xuyên biên giới của 2 quốc gia này.
Dòng vốn giữa hai nước đã giảm 16,2% xuống còn 10,9 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020, thấp hơn bất kỳ giai đoạn nào kể từ năm 2011, theo báo cáo từ một tổ chức phi chính phủ, tập đoàn tư vấn Rhodium và Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc.
Mối quan hệ Mỹ-Trung đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán, vốn làm trầm trọng thêm mâu thuẫn thương mại và làm dấy lên lo ngại về một "chiến tranh lạnh" giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Bản báo cáo, theo dõi đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư mạo hiểm theo cả hai hướng, cũng cảnh báo về áp lực "tháo gỡ các khoản đầu tư hiện có" ở Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump ra lệnh đưa gã khổng lồ viễn thông Huawei Technologies Co Ltd vào danh sách đen thương mại của mình cũng như đe dọa sẽ hành động tương tự đối với Semiconductor Manufacturing International Corp và ra lệnh cho chủ sở hữu của TikTok là ByteDance thoái vốn đối với ứng dụng video dạng ngắn.
Stephen Orlins, chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc cho biết rằng hai quốc gia đang tiến tới tách rời nhau. Các mối quan hệ này tồi tệ hơn bất kỳ thời kỳ nào mà ông đã trải qua kể từ những năm 1970, bao gồm cả sau hậu quả của vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
“Đó là nhân quyền, là cải cách kinh tế, là Biển Đông, là Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, là Đài Loan... [có] một danh sách dài các vấn đề có mức độ căng thẳng rất cao”, ông nói.
Theo báo cáo, đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc trong nửa đầu năm giảm 31% xuống 4,1 tỷ USD, trong khi đầu tư của các công ty Trung Quốc vào Hoa Kỳ tăng 38% lên 4,7 tỷ USD. Đó chủ yếu là nhờ một thỏa thuận mua cổ phần thiểu số trong tập đoàn Universal Music với giá 3,4 tỷ USD của tập đoàn hàng đầu Tencent Music.
Chỉ số đầu tư hỗn hợp giữa hai quốc gia đạt đỉnh vào năm 2017 ở mức 37 tỷ USD và hầu như đã giảm kể từ đó.
Thuỷ Tiên - Trà Nguyễn
https://www.ntdvn.com/
Không có nhận xét nào