Ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ ra điều trần trước Thượng viện
Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ hôm 12/10 bắt đầu bốn ngày điều trần chuẩn thuận ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao Coney Barrett, theo Reuters.
Phiên điều trần đầu tiên nhằm chuẩn thuận bà Barrett, thẩm phán tòa phúc thẩm được Tổng thống Trump lựa chọn để thay thế cố thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, bắt đầu với các tuyên bố khai mạc của các thượng nghị sĩ.
Ứng viên được Reuters nói là có quan điểm bảo thủ phát biểu sau khi 22 thành viên của ủy ban trên lên tiếng.
Tin cho hay, bà Barrett sẽ đối mặt với các câu hỏi từ các thượng nghị sĩ vào hai ngày 13 và 14/10.
“Đây sẽ là một tuần dài, đầy tranh cãi,” Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, chủ tịch ủy ban, nói, cho rằng “cả thế giới đang theo dõi”.
Theo Reuters, bà Barrett đeo khẩu trang màu đen và ngồi bàn đối diện với các thượng nghị sĩ. Chồng và bảy người con của bà ngồi phía sau và cũng đeo khẩu trang.
Hãng tin Anh nói rằng phe Dân chủ lên án nỗ lực chuẩn thuận bà Barrett ít tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11.
Theo Reuters, ông Graham thừa nhận rằng vì phe Cộng hòa chiếm thế đa số 53-47 tại Thượng viện nên việc chuẩn thuận ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao dường như là điều chắc chắn.
Mỹ xác nhận ca tái nhiễm nCoV đầu tiên
Báo USA Today ngày 13/10 đưa tin, một thanh niên 25 tuổi ở bang Nevada đã được xác định tái nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Đây là trường hợp tái nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên được xác nhận tại Mỹ và là trường hợp thứ năm trên thế giới.
Người bệnh này được xác định dương tính với virus corona lần đầu vào tháng 4. Sau đó anh khỏi bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus trong tháng 5. Đầu tháng 6 anh lại dương tính với virus corona và phải nhập viện điều trị.
Theo các nhà nghiên cứu, lần nhiễm bệnh thứ hai của anh có các biểu hiện triệu chứng nặng hơn lần đầu. Phiên bản Covid-19 anh mắc lần hai là có chút khác biệt so với lần thứ nhất, theo kết quả phân tích di truyền mẫu bệnh phẩm của anh này.
Nghị sĩ Mỹ trình nghị quyết phế truất Chủ tịch Hạ viện
Nghị sĩ đảng Cộng hoà Doug Collins ngày 12/10 đã đưa ra một nghị quyết thúc đẩy việc phế truất Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, tuyên bố rằng bà “không đủ sức khỏe về tinh thần” để lãnh đạo Hạ viện.
Fox News trích dẫn nghị quyết nêu rõ bà Nancy Pelosi “đã dành phần lớn thời gian của Hạ viện để theo đuổi các cuộc điều tra vô căn cứ và không có kết quả” để chống lại Tổng thống Trump và chính quyền của ông, bao gồm cả việc khởi động cuộc điều tra luận tội ông vào mùa thu năm 2019.
Nghị quyết của ông Collins còn nêu rằng bà Pelosi đã “xé toạc bài phát biểu của Tổng thống Trump khi ông phát biểu vào tháng 2 trước người dân Mỹ”.
Ngoài ra, bà Pelosi “đã đến một tiệm làm tóc đóng cửa ở San Francisco và không đeo khẩu trang, vi phạm luật của San Francisco về phòng ngừa virus corona”, sau đó “bà đã đổ lỗi cho chủ tiệm gài bẫy” bà.
Trên 10 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu bầu tổng thống
Trên 10 triệu cử tri Mỹ được cho là đã hoàn thành nghĩa vụ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Ngày Bầu cử 3/11.
Dẫn một thông báo của Dự án Bầu cử Mỹ Đại học Florida tối 12/10 (giờ địa phương), hãng tin Reuters cho biết, tổng cộng đã có hơn 10 triệu lá phiếu được bỏ tại các bang.
Dự án cho biết số phiếu bầu sớm và bỏ phiếu qua thư năm nay cao gấp nhiều lần so với cùng thời điểm năm 2016, do phần lớn người dân lo ngại sức khỏe khi đi bỏ phiếu trực tiếp trong mùa dịch.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Trump đã nối lại chiến dịch vận động tranh cử tại bang Florida vào ngày 12/10 (theo giờ Mỹ), bắt đầu cuộc đua nước rút. Dự kiến, Tổng thống Trump cùng ê kíp của mình sẽ lần lượt tới các bang Pennsylvania, Iowa và North Carolina trong các ngày tiếp theo. Hiện ứng cử viên đảng Cộng hòa 74 tuổi cùng đội ngũ vận động tranh cử của ông đang tìm cách thay đổi động lực trong cuộc đua.
FBI mở văn phòng ở Campuchia
Theo Reuters, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ thành lập một văn phòng tại Campuchia để giúp truy tìm tội phạm người Mỹ.
Văn phòng này sẽ hỗ trợ cảnh sát Campuchia trong việc bắt những đối tượng người Mỹ bị truy nã và chống khủng bố.
Trong email gửi Reuters, Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh từ chối bình luận về văn phòng FBI nhưng cho biết hai cơ quan cảnh sát có mối quan hệ tốt đẹp.
Mối quan hệ giữa Campuchia và Mỹ đã trở nên nguội lạnh trong những năm gần đây. Chính phủ Campuchia đã tức giận trước những lời chỉ trích của Washington về việc giải tán đảng đối lập chính, bắt giữ nhà hoạt động và các chính trị gia đối lập.
Tuần trước, Lầu Năm Góc bày tỏ lo ngại về việc Campuchia san bằng cơ sở quốc phòng do Mỹ tài trợ nằm trong căn cứ hải quân Ream. Campuchia đã nhiều lần bác bỏ thông tin nước này có thỏa thuận bí mật với Trung Quốc, đồng minh về kinh tế và ngoại giao lớn nhất, để bố trí lực lượng tại căn cứ này.
Trung Quốc lên tiếng vụ Malaysia bắt giữ tàu cá và ngư dân
Trang Express ngày 12/10 cho biết, Trung Quốc đã lên tiếng về việc Malaysia bắt giữ 60 ngư dân cùng với sáu tàu cá nước này ở ngoài khơi bờ biển phía nam bang Johor (Malaysia) vào tuần trước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh: “Phía Trung Quốc đã yêu cầu phía Malaysia thực hiện một cuộc điều tra công bằng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân Trung Quốc và luôn cập nhật cho chúng tôi những diễn biến mới nhất”.
Trung Quốc lâu nay vẫn thường gây xung đột trên biển với các nước trong khu vực. Đầu năm nay, một tàu thăm dò của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, và đối đầu với một tàu thăm dò dầu khí của nước này gần vùng biển tranh chấp.
Hoa Kỳ gần đây lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông và đe dọa các nước láng giềng châu Á.
Nobel kinh tế 2020 tiếp tục vinh danh các nhà khoa học Mỹ
Vào chiều ngày thứ Ba, hai nhà kinh tế học người Mỹ là Paul. R.Milgrom và Robert B.Winson đã giành giải Nobel Kinh tế năm 2020.
Theo thông báo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, hai nhà kinh tế trên được vinh danh nhờ công trình nghiên cứu về lý thuyết đấu giá và những sáng tạo về các hình thức đấu giá mới.
Nobel Kinh tế là giải thưởng thứ 6 và cũng là giải thưởng khép lại mùa Nobel 2020. Trước đó, các giải Nobel Hóa học, Nobel Vật lý, Nobel Y học, Nobel Văn học và Nobel Hòa bình đã được công bố.
Giải Nobel Kinh tế năm 2019 cũng được trao cho ba nhà kinh tế học người Mỹ, đó là giáo sư Esther Duflo, giáo sư Abhijit Banerjee và giáo sư Michael Kremer. Ba nhà khoa học này giành giải thưởng cao quý nhờ những nghiên cứu của họ trong các dự án xóa đói, giảm nghèo.
Mỗi giải thưởng Nobel năm nay sẽ bao gồm huy chương, bằng chứng nhận cá nhân và một khoản tiền thưởng trị giá 10 triệu Kronor Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD).
Mỹ đang xúc tiến bán 3 hệ thống vũ khí tối tấn cho Đài Loan
Chính quyền Trump đang tiến hành kế hoạch bán ba hệ thống vũ khí tối tân cho Đài Loan, sau khi Nghị viện Mỹ đã được thông báo về thương vụ này, theo Taiwan News.
Khi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc được kích hoạt từ cuộc thương chiến, đại dịch viêm phổi Vũ Hán, luật an ninh quốc gia Hồng Kông và các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Tổng thống Trump đang muốn có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Reuters trích dẫn 5 nguồn tin cho biết hôm thứ Hai (12/10) rằng Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện đã được thông báo không chính thức rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán ba hệ thống vũ khí tiên tiến cho Đài Loan.
Ba hệ thống vũ khí này được cho là một phần của thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá khoảng 7 tỷ đô la giữa Mỹ và Đài Loan.
Ba hệ thống mà Mỹ dự định bán cho quốc đảo báo gồm, thứ nhất là hệ thống phóng tên lửa trên xe tải do Lockheed Martin sản xuất, còn được gọi là Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), thứ hai là tên lửa đất đối không tầm xa do Boeing sản xuất được gọi là Tên lửa tấn công đất liền- Phản hồi mở rộng (SLAM-ER), và thứ ba là các vỏ cảm biến bên ngoài cho phi đội máy bay phản lực F-16 của Đài Loan.
Bầu Hội đồng Nhân quyền mới của Liên Hợp Quốc
Hôm nay Liên Hợp Quốc bỏ phiếu bầu 15 thành viên mới vào Hội đồng Nhân quyền. Mỗi thành viên sẽ có trách nhiệm duy trì nhân quyền trong và ngoài nước. Các ứng viên được chọn từ các nhóm khu vực và phải đạt được ít nhất 97 phiếu bầu từ 193 thành viên của Đại hội đồng. Đối với nhiều nước, việc được bầu dường như đã chắc chắn. Chẳng hạn một số nước, bao gồm Cuba và Nga, không có cạnh tranh trong khu vực, khiến việc họ được chọn là gần như đảm bảo. Những nước khác, như Trung Quốc, Pakistan và Saudi Arabia, đối mặt thách thức nhưng dự kiến vẫn sẽ được bầu vì ảnh hưởng của họ tại LHQ.
Việc tất cả năm nước này đều được biết đến là những nước vi phạm nhân quyền đã khiến các nhóm nhân quyền phẫn nộ. Trung Quốc ứng cử đã gây ra sự thịnh nộ đặc biệt vì cách họ đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, bao gồm giam giữ hàng loạt, triệt sản không tự nguyện và lao động cưỡng bức. Những nỗi tức giận này, mặc dù chính đáng, có thể chẳng mang lại kết quả gì: việc phàn nàn về hồ sơ nhân quyền của những nước được Liên Hợp Quốc chỉ định thúc đẩy nhân quyền là chuyện chẳng có gì mới ở tổ chức này.
Apple chuẩn bị công bố iPhone mới
Apple hôm nay sẽ tiết lộ các mẫu iPhone mới của mình. Như mọi khi, công ty luôn kín tiếng về các tính năng nổi bật của thiết bị (ngoài việc đặt tên cho sự kiện ra mắt là “Hi, Speed”). Nhiều người mong đợi chúng có kết nối mạng 5G, thế hệ công nghệ di động siêu nhanh tiếp theo. Các nhà phân tích dự đoán, điều này sẽ kích hoạt một “vòng xoáy siêu cấp” iPhone mới, với doanh số bán hàng tăng hai con số.
Những dự đoán như vậy đã giúp giá cổ phiếu Apple tăng gần 60% trong năm nay, đưa giá trị vốn hóa thị trường của họ lên trên 2 nghìn tỷ đô la. Tuy nhiên, những tiếng nói thận trọng hơn cho rằng thời điểm vẫn chưa chín muồi. Mạng 5G siêu nhanh vẫn chưa phổ biến, ít nhất là ở Mỹ, và ngày nay người tiêu dùng có xu hướng dùng thiết bị của họ lâu hơn. Giữa đại dịch, nhiều người thiếu tiền để mua máy mới. Nhưng nếu gã khổng lồ công nghệ chọn thời điểm phát hành chính xác, đây sẽ là một mùa hái Táo bội thu.
Amazon khởi động mùa mua sắm cuối năm
Amazon hôm nay khởi động Prime Day — thực tế là kéo dài 48 giờ — cung cấp các chương trình giảm giá sâu một loạt các mặt hàng. Cũng như năm ngoái, các nhà bán lẻ khác, chủ yếu là Walmart và Target, đã nhảy vào cuộc chiến bằng cách mở chương trình khuyến mãi online của riêng họ. Prime Day 2020 sẽ được tổ chức vào tháng 10 thay vì tháng 7, khác với năm trước. Amazon nói việc lùi ngày là do đại dịch gây ra, nhưng việc chuyển Prime Day sang tháng 10 cũng sẽ giúp khởi động cho một mùa mua sắm cuối năm khó đoán vì covid-19.
Prime Day là một cỗ máy kiếm tiền thực sự của Amazon. Chỉ riêng sự kiện năm ngoái đã tạo doanh thu 7 tỷ đô la và năm nay có thể đạt 10 tỷ đô la. Song, những doanh số bán hàng đó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu hàng năm của họ, năm ngoái đạt 280 tỷ đô la. Mục tiêu lớn hơn của chương trình khuyến mãi là thu hút và giữ người đăng ký Prime, những người chi nhiều hơn gấp hai lần cho các sản phẩm của Amazon trong một năm so với những người không đăng ký.
Ireland công bố ngân sách
Chính phủ liên minh của Ireland, bao gồm Fianna Fail, Fine Gael và Đảng Xanh, đã có một khởi đầu khó khăn kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 6. Từ những ngày đầu làm thủ tướng, Micheal Martin đã bị buộc phải sa thải một bộ trưởng. Một người khác sớm từ chức, cùng với ủy viên EU của Ireland, sau khi họ vi phạm các nguyên tắc về sức khỏe cộng đồng để tham dự một bữa tối của hội chơi golf.
Gần đây, làn sóng virus mới đã thúc đẩy các biện pháp phong tỏa chặt chẽ hơn. Điều này làm tổn thương Fianna Fail, đảng lớn nhất trong liên minh, trong các cuộc thăm dò. Họ bị dẫn trước bởi Fine Gael và đảng đối lập chính, Sinn Fein. Ngân sách được công bố hôm nay có thể là ngân sách lớn nhất trong lịch sử Ireland. Dự kiến sẽ có một gói kích thích trị giá lên tới 5 tỷ euro (5,9 tỷ USD), với mục tiêu giải quyết các tác động của cả đại dịch và Brexit. Chi tiêu cho y tế sẽ tăng và sẽ có các chương trình hỗ trợ đại dịch mới cho các doanh nghiệp. Chính phủ kỳ vọng đây sẽ là cơ hội cho họ tái khẳng định mình.
Người dân Mỹ mang cờ Trump để ‘chào đón’ Biden tới Ohio
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã đến Toledo, Ohio, hôm 12/10 để vận động tranh cử, song sự kiện này đã bị gián đoạn bởi một nhóm người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tụ tập gần đó.
Phóng viên Marianna Sotomayor của NBC News đã chia sẻ trên Twitter đoạn video cho thấy ông Biden đang phát biểu trên sân khấu trong khi một nhóm những người ủng hộ Tổng thống Trump cách đó chỉ một dãy nhà.
Ông Biden có vẻ bất bình khi tiếng còi xe inh ỏi xung quanh và những người ủng hộ Tổng thống Trump đã hô vang “bốn năm nữa” ở phía xa.
Họ cũng hô vang “Hoa Kỳ” và “Trump”. Những người ủng hộ còn xếp hàng dọc đường và hô vang “Trump” khi đoàn xe của Joe Biden tiến vào Toledo.
Breitbart cho biết thêm, trong cuộc vận động tranh cử vào hôm 12/10, ông Biden tuyên bố Trump đã “làm thất vọng” người dân Mỹ. Bình luận của vị cựu phó Tổng thống đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ những người không ủng hộ Biden trong tiểu bang.
Ông Trump lần đầu trở lại chiến dịch tranh cử sau Covid
Tổng thống Trump đã lần đầu tiên trở lại chiến dịch tranh cử vào thứ Hai (12/10), một tuần kể từ khi hồi phục sau khi nhiễm virus Vũ Hán.
Chỉ còn khoảng 3 tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chính thức diễn ra vào ngày 3/11, ông Trump đã tổ chức một cuộc vận động tranh cử tại tại Sân bay Quốc tế Orlando, Sanford, Florida. Tiếp theo ông sẽ tới các cuộc vận động tranh cử ở các bang Pennsylvania, Iowa, North Carolina và Wisconsin, theo AP.
Tổng thống Trump tiếp tục cho kết quả âm tính với Covid-19 và ông sẽ không lây bệnh cho người khác, bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley cho biết thông tin hôm thứ Hai (12/10), Reuters đưa tin.
Belarus: Chính phủ gia tăng đàn áp người biểu tình
Bộ Nội vụ Belarus hôm thứ Hai (12/10) cho biết cảnh sát sẽ được phép sử dụng vũ khí chiến đấu để đối phó với làn sóng người biểu tình đang yêu cầu Tổng thống Alexander Lukashenko từ chức, theo Reuters.
Theo các video lan truyền trên mạng xã hội, người biểu tình Belarus tiếp tục xuống đường vào thứ Hai để yêu cầu Tổng thống Lukashenko từ chức. Họ hô vang từ “phát xít” trong khi đối mặt với lực lượng an ninh sử dụng bắn pháo sáng và bình xịt.
Âm thanh của một vụ nổ có thể được nghe thấy khi khói xám bao trùm không khí tại hiện trường. Không có báo cáo ngay lập tức về thương tích hoặc bắt giữ.
Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Belarus sau đó xác nhận rằng cảnh sát đã sử dụng súng bắn pháo sáng và hơi cay để giải tán một cuộc biểu tình trái phép.
Mỹ muốn thúc đẩy sức mạnh của Ấn Độ trong khu vực
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun hôm thứ Hai (12/10) đã gọi Trung Quốc là “con voi trong phòng” và cho biết Washington rất muốn thúc đẩy lợi ích của Ấn Độ trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, theo AP.
Trong chuyến thăm Ấn Độ 3 ngày, bắt đầu vào thứ Hai, ông Biegun cho biết Mỹ đang tìm cách giúp Ấn Độ thực hiện điều này mà không làm thay đổi điều mà ông gọi là “truyền thống tự chủ chiến lược mạnh mẽ và đáng tự hào của New Delhi”.
“Ấn Độ có một truyền thống mạnh mẽ và đáng tự hào về quyền tự chủ chiến lược, và chúng tôi tôn trọng điều đó. Chúng tôi không tìm cách thay đổi truyền thống của Ấn Độ”, ông nói. “Thay vào đó, chúng tôi muốn tìm cách trao quyền cho họ và thúc đẩy khả năng của Ấn Độ trong việc bảo vệ chủ quyền và nền dân chủ của mình cũng như thúc đẩy lợi ích của Ấn Độ, trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Dịch Covid diễn biến xấu ở Séc
Chính phủ Séc đã ra lệnh đóng cửa các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ bắt đầu từ thứ Tư (14/10) và yêu cầu các trường học chuyển sang hình thức đào tạo từ xa nhằm hạn chế sự lây lan nhanh chóng của virus Vũ Hán, theo Reuters.
Séc đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid mạnh nhất khi có số ca nhiễm mới tăng cao. Theo cập nhật của Worldometer, tính tới 22:56 (giờ GMT), ngày 12/10, Séc có 119.007 người nhiễm, trong đó có 1.045 người tử vong, lần lượt tăng 1.897 và 58 so với 24 giờ trước đó.
Các bệnh viện ở Séc bắt đầu rời vào trạng thái căng thẳng khi số lượng bệnh nhân đã tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 10.
Chính phủ Séc đã tìm cách tránh lặp lại các đợt phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng vào mùa xuân, khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái kỷ lục. Mùa hè vừa qua chứng kiến sự nới lỏng các hạn chế sau khi Séc trải qua đợt đại dịch đầu tiên với số trường hợp mắc bệnh ít hơn nhiều so với các nước láng giềng phương Tây.
Phiên điều trần đầu tiên nhằm chuẩn thuận bà Barrett, thẩm phán tòa phúc thẩm được Tổng thống Trump lựa chọn để thay thế cố thẩm phán Ruth Bader Ginsburg, bắt đầu với các tuyên bố khai mạc của các thượng nghị sĩ.
Ứng viên được Reuters nói là có quan điểm bảo thủ phát biểu sau khi 22 thành viên của ủy ban trên lên tiếng.
Tin cho hay, bà Barrett sẽ đối mặt với các câu hỏi từ các thượng nghị sĩ vào hai ngày 13 và 14/10.
“Đây sẽ là một tuần dài, đầy tranh cãi,” Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, chủ tịch ủy ban, nói, cho rằng “cả thế giới đang theo dõi”.
Theo Reuters, bà Barrett đeo khẩu trang màu đen và ngồi bàn đối diện với các thượng nghị sĩ. Chồng và bảy người con của bà ngồi phía sau và cũng đeo khẩu trang.
Hãng tin Anh nói rằng phe Dân chủ lên án nỗ lực chuẩn thuận bà Barrett ít tuần trước khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11.
Theo Reuters, ông Graham thừa nhận rằng vì phe Cộng hòa chiếm thế đa số 53-47 tại Thượng viện nên việc chuẩn thuận ứng viên thẩm phán Tòa án Tối cao dường như là điều chắc chắn.
Mỹ xác nhận ca tái nhiễm nCoV đầu tiên
Báo USA Today ngày 13/10 đưa tin, một thanh niên 25 tuổi ở bang Nevada đã được xác định tái nhiễm viêm phổi Vũ Hán.
Đây là trường hợp tái nhiễm virus corona chủng mới đầu tiên được xác nhận tại Mỹ và là trường hợp thứ năm trên thế giới.
Người bệnh này được xác định dương tính với virus corona lần đầu vào tháng 4. Sau đó anh khỏi bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính với virus trong tháng 5. Đầu tháng 6 anh lại dương tính với virus corona và phải nhập viện điều trị.
Theo các nhà nghiên cứu, lần nhiễm bệnh thứ hai của anh có các biểu hiện triệu chứng nặng hơn lần đầu. Phiên bản Covid-19 anh mắc lần hai là có chút khác biệt so với lần thứ nhất, theo kết quả phân tích di truyền mẫu bệnh phẩm của anh này.
Nghị sĩ Mỹ trình nghị quyết phế truất Chủ tịch Hạ viện
Nghị sĩ đảng Cộng hoà Doug Collins ngày 12/10 đã đưa ra một nghị quyết thúc đẩy việc phế truất Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, tuyên bố rằng bà “không đủ sức khỏe về tinh thần” để lãnh đạo Hạ viện.
Fox News trích dẫn nghị quyết nêu rõ bà Nancy Pelosi “đã dành phần lớn thời gian của Hạ viện để theo đuổi các cuộc điều tra vô căn cứ và không có kết quả” để chống lại Tổng thống Trump và chính quyền của ông, bao gồm cả việc khởi động cuộc điều tra luận tội ông vào mùa thu năm 2019.
Nghị quyết của ông Collins còn nêu rằng bà Pelosi đã “xé toạc bài phát biểu của Tổng thống Trump khi ông phát biểu vào tháng 2 trước người dân Mỹ”.
Ngoài ra, bà Pelosi “đã đến một tiệm làm tóc đóng cửa ở San Francisco và không đeo khẩu trang, vi phạm luật của San Francisco về phòng ngừa virus corona”, sau đó “bà đã đổ lỗi cho chủ tiệm gài bẫy” bà.
Trên 10 triệu cử tri Mỹ đã bỏ phiếu bầu tổng thống
Trên 10 triệu cử tri Mỹ được cho là đã hoàn thành nghĩa vụ bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới khi chỉ còn chưa đầy 3 tuần nữa là đến Ngày Bầu cử 3/11.
Dẫn một thông báo của Dự án Bầu cử Mỹ Đại học Florida tối 12/10 (giờ địa phương), hãng tin Reuters cho biết, tổng cộng đã có hơn 10 triệu lá phiếu được bỏ tại các bang.
Dự án cho biết số phiếu bầu sớm và bỏ phiếu qua thư năm nay cao gấp nhiều lần so với cùng thời điểm năm 2016, do phần lớn người dân lo ngại sức khỏe khi đi bỏ phiếu trực tiếp trong mùa dịch.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Trump đã nối lại chiến dịch vận động tranh cử tại bang Florida vào ngày 12/10 (theo giờ Mỹ), bắt đầu cuộc đua nước rút. Dự kiến, Tổng thống Trump cùng ê kíp của mình sẽ lần lượt tới các bang Pennsylvania, Iowa và North Carolina trong các ngày tiếp theo. Hiện ứng cử viên đảng Cộng hòa 74 tuổi cùng đội ngũ vận động tranh cử của ông đang tìm cách thay đổi động lực trong cuộc đua.
FBI mở văn phòng ở Campuchia
Theo Reuters, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) sẽ thành lập một văn phòng tại Campuchia để giúp truy tìm tội phạm người Mỹ.
Văn phòng này sẽ hỗ trợ cảnh sát Campuchia trong việc bắt những đối tượng người Mỹ bị truy nã và chống khủng bố.
Trong email gửi Reuters, Đại sứ quán Mỹ tại Phnom Penh từ chối bình luận về văn phòng FBI nhưng cho biết hai cơ quan cảnh sát có mối quan hệ tốt đẹp.
Mối quan hệ giữa Campuchia và Mỹ đã trở nên nguội lạnh trong những năm gần đây. Chính phủ Campuchia đã tức giận trước những lời chỉ trích của Washington về việc giải tán đảng đối lập chính, bắt giữ nhà hoạt động và các chính trị gia đối lập.
Tuần trước, Lầu Năm Góc bày tỏ lo ngại về việc Campuchia san bằng cơ sở quốc phòng do Mỹ tài trợ nằm trong căn cứ hải quân Ream. Campuchia đã nhiều lần bác bỏ thông tin nước này có thỏa thuận bí mật với Trung Quốc, đồng minh về kinh tế và ngoại giao lớn nhất, để bố trí lực lượng tại căn cứ này.
Trung Quốc lên tiếng vụ Malaysia bắt giữ tàu cá và ngư dân
Trang Express ngày 12/10 cho biết, Trung Quốc đã lên tiếng về việc Malaysia bắt giữ 60 ngư dân cùng với sáu tàu cá nước này ở ngoài khơi bờ biển phía nam bang Johor (Malaysia) vào tuần trước.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh: “Phía Trung Quốc đã yêu cầu phía Malaysia thực hiện một cuộc điều tra công bằng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân Trung Quốc và luôn cập nhật cho chúng tôi những diễn biến mới nhất”.
Trung Quốc lâu nay vẫn thường gây xung đột trên biển với các nước trong khu vực. Đầu năm nay, một tàu thăm dò của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, và đối đầu với một tàu thăm dò dầu khí của nước này gần vùng biển tranh chấp.
Hoa Kỳ gần đây lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông và đe dọa các nước láng giềng châu Á.
Nobel kinh tế 2020 tiếp tục vinh danh các nhà khoa học Mỹ
Vào chiều ngày thứ Ba, hai nhà kinh tế học người Mỹ là Paul. R.Milgrom và Robert B.Winson đã giành giải Nobel Kinh tế năm 2020.
Theo thông báo của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, hai nhà kinh tế trên được vinh danh nhờ công trình nghiên cứu về lý thuyết đấu giá và những sáng tạo về các hình thức đấu giá mới.
Nobel Kinh tế là giải thưởng thứ 6 và cũng là giải thưởng khép lại mùa Nobel 2020. Trước đó, các giải Nobel Hóa học, Nobel Vật lý, Nobel Y học, Nobel Văn học và Nobel Hòa bình đã được công bố.
Giải Nobel Kinh tế năm 2019 cũng được trao cho ba nhà kinh tế học người Mỹ, đó là giáo sư Esther Duflo, giáo sư Abhijit Banerjee và giáo sư Michael Kremer. Ba nhà khoa học này giành giải thưởng cao quý nhờ những nghiên cứu của họ trong các dự án xóa đói, giảm nghèo.
Mỗi giải thưởng Nobel năm nay sẽ bao gồm huy chương, bằng chứng nhận cá nhân và một khoản tiền thưởng trị giá 10 triệu Kronor Thụy Điển (tương đương 1,1 triệu USD).
Mỹ đang xúc tiến bán 3 hệ thống vũ khí tối tấn cho Đài Loan
Chính quyền Trump đang tiến hành kế hoạch bán ba hệ thống vũ khí tối tân cho Đài Loan, sau khi Nghị viện Mỹ đã được thông báo về thương vụ này, theo Taiwan News.
Khi căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc được kích hoạt từ cuộc thương chiến, đại dịch viêm phổi Vũ Hán, luật an ninh quốc gia Hồng Kông và các vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, Tổng thống Trump đang muốn có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
Reuters trích dẫn 5 nguồn tin cho biết hôm thứ Hai (12/10) rằng Ủy ban Đối ngoại Thượng viện và Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện đã được thông báo không chính thức rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã chấp thuận bán ba hệ thống vũ khí tiên tiến cho Đài Loan.
Ba hệ thống vũ khí này được cho là một phần của thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá khoảng 7 tỷ đô la giữa Mỹ và Đài Loan.
Ba hệ thống mà Mỹ dự định bán cho quốc đảo báo gồm, thứ nhất là hệ thống phóng tên lửa trên xe tải do Lockheed Martin sản xuất, còn được gọi là Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), thứ hai là tên lửa đất đối không tầm xa do Boeing sản xuất được gọi là Tên lửa tấn công đất liền- Phản hồi mở rộng (SLAM-ER), và thứ ba là các vỏ cảm biến bên ngoài cho phi đội máy bay phản lực F-16 của Đài Loan.
Bầu Hội đồng Nhân quyền mới của Liên Hợp Quốc
Hôm nay Liên Hợp Quốc bỏ phiếu bầu 15 thành viên mới vào Hội đồng Nhân quyền. Mỗi thành viên sẽ có trách nhiệm duy trì nhân quyền trong và ngoài nước. Các ứng viên được chọn từ các nhóm khu vực và phải đạt được ít nhất 97 phiếu bầu từ 193 thành viên của Đại hội đồng. Đối với nhiều nước, việc được bầu dường như đã chắc chắn. Chẳng hạn một số nước, bao gồm Cuba và Nga, không có cạnh tranh trong khu vực, khiến việc họ được chọn là gần như đảm bảo. Những nước khác, như Trung Quốc, Pakistan và Saudi Arabia, đối mặt thách thức nhưng dự kiến vẫn sẽ được bầu vì ảnh hưởng của họ tại LHQ.
Việc tất cả năm nước này đều được biết đến là những nước vi phạm nhân quyền đã khiến các nhóm nhân quyền phẫn nộ. Trung Quốc ứng cử đã gây ra sự thịnh nộ đặc biệt vì cách họ đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, bao gồm giam giữ hàng loạt, triệt sản không tự nguyện và lao động cưỡng bức. Những nỗi tức giận này, mặc dù chính đáng, có thể chẳng mang lại kết quả gì: việc phàn nàn về hồ sơ nhân quyền của những nước được Liên Hợp Quốc chỉ định thúc đẩy nhân quyền là chuyện chẳng có gì mới ở tổ chức này.
Apple chuẩn bị công bố iPhone mới
Apple hôm nay sẽ tiết lộ các mẫu iPhone mới của mình. Như mọi khi, công ty luôn kín tiếng về các tính năng nổi bật của thiết bị (ngoài việc đặt tên cho sự kiện ra mắt là “Hi, Speed”). Nhiều người mong đợi chúng có kết nối mạng 5G, thế hệ công nghệ di động siêu nhanh tiếp theo. Các nhà phân tích dự đoán, điều này sẽ kích hoạt một “vòng xoáy siêu cấp” iPhone mới, với doanh số bán hàng tăng hai con số.
Những dự đoán như vậy đã giúp giá cổ phiếu Apple tăng gần 60% trong năm nay, đưa giá trị vốn hóa thị trường của họ lên trên 2 nghìn tỷ đô la. Tuy nhiên, những tiếng nói thận trọng hơn cho rằng thời điểm vẫn chưa chín muồi. Mạng 5G siêu nhanh vẫn chưa phổ biến, ít nhất là ở Mỹ, và ngày nay người tiêu dùng có xu hướng dùng thiết bị của họ lâu hơn. Giữa đại dịch, nhiều người thiếu tiền để mua máy mới. Nhưng nếu gã khổng lồ công nghệ chọn thời điểm phát hành chính xác, đây sẽ là một mùa hái Táo bội thu.
Amazon khởi động mùa mua sắm cuối năm
Amazon hôm nay khởi động Prime Day — thực tế là kéo dài 48 giờ — cung cấp các chương trình giảm giá sâu một loạt các mặt hàng. Cũng như năm ngoái, các nhà bán lẻ khác, chủ yếu là Walmart và Target, đã nhảy vào cuộc chiến bằng cách mở chương trình khuyến mãi online của riêng họ. Prime Day 2020 sẽ được tổ chức vào tháng 10 thay vì tháng 7, khác với năm trước. Amazon nói việc lùi ngày là do đại dịch gây ra, nhưng việc chuyển Prime Day sang tháng 10 cũng sẽ giúp khởi động cho một mùa mua sắm cuối năm khó đoán vì covid-19.
Prime Day là một cỗ máy kiếm tiền thực sự của Amazon. Chỉ riêng sự kiện năm ngoái đã tạo doanh thu 7 tỷ đô la và năm nay có thể đạt 10 tỷ đô la. Song, những doanh số bán hàng đó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong doanh thu hàng năm của họ, năm ngoái đạt 280 tỷ đô la. Mục tiêu lớn hơn của chương trình khuyến mãi là thu hút và giữ người đăng ký Prime, những người chi nhiều hơn gấp hai lần cho các sản phẩm của Amazon trong một năm so với những người không đăng ký.
Ireland công bố ngân sách
Chính phủ liên minh của Ireland, bao gồm Fianna Fail, Fine Gael và Đảng Xanh, đã có một khởi đầu khó khăn kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 6. Từ những ngày đầu làm thủ tướng, Micheal Martin đã bị buộc phải sa thải một bộ trưởng. Một người khác sớm từ chức, cùng với ủy viên EU của Ireland, sau khi họ vi phạm các nguyên tắc về sức khỏe cộng đồng để tham dự một bữa tối của hội chơi golf.
Gần đây, làn sóng virus mới đã thúc đẩy các biện pháp phong tỏa chặt chẽ hơn. Điều này làm tổn thương Fianna Fail, đảng lớn nhất trong liên minh, trong các cuộc thăm dò. Họ bị dẫn trước bởi Fine Gael và đảng đối lập chính, Sinn Fein. Ngân sách được công bố hôm nay có thể là ngân sách lớn nhất trong lịch sử Ireland. Dự kiến sẽ có một gói kích thích trị giá lên tới 5 tỷ euro (5,9 tỷ USD), với mục tiêu giải quyết các tác động của cả đại dịch và Brexit. Chi tiêu cho y tế sẽ tăng và sẽ có các chương trình hỗ trợ đại dịch mới cho các doanh nghiệp. Chính phủ kỳ vọng đây sẽ là cơ hội cho họ tái khẳng định mình.
Người dân Mỹ mang cờ Trump để ‘chào đón’ Biden tới Ohio
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã đến Toledo, Ohio, hôm 12/10 để vận động tranh cử, song sự kiện này đã bị gián đoạn bởi một nhóm người ủng hộ Tổng thống Donald Trump tụ tập gần đó.
Phóng viên Marianna Sotomayor của NBC News đã chia sẻ trên Twitter đoạn video cho thấy ông Biden đang phát biểu trên sân khấu trong khi một nhóm những người ủng hộ Tổng thống Trump cách đó chỉ một dãy nhà.
Ông Biden có vẻ bất bình khi tiếng còi xe inh ỏi xung quanh và những người ủng hộ Tổng thống Trump đã hô vang “bốn năm nữa” ở phía xa.
Họ cũng hô vang “Hoa Kỳ” và “Trump”. Những người ủng hộ còn xếp hàng dọc đường và hô vang “Trump” khi đoàn xe của Joe Biden tiến vào Toledo.
Breitbart cho biết thêm, trong cuộc vận động tranh cử vào hôm 12/10, ông Biden tuyên bố Trump đã “làm thất vọng” người dân Mỹ. Bình luận của vị cựu phó Tổng thống đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ những người không ủng hộ Biden trong tiểu bang.
Ông Trump lần đầu trở lại chiến dịch tranh cử sau Covid
Tổng thống Trump đã lần đầu tiên trở lại chiến dịch tranh cử vào thứ Hai (12/10), một tuần kể từ khi hồi phục sau khi nhiễm virus Vũ Hán.
Chỉ còn khoảng 3 tuần trước khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chính thức diễn ra vào ngày 3/11, ông Trump đã tổ chức một cuộc vận động tranh cử tại tại Sân bay Quốc tế Orlando, Sanford, Florida. Tiếp theo ông sẽ tới các cuộc vận động tranh cử ở các bang Pennsylvania, Iowa, North Carolina và Wisconsin, theo AP.
Tổng thống Trump tiếp tục cho kết quả âm tính với Covid-19 và ông sẽ không lây bệnh cho người khác, bác sĩ Nhà Trắng Sean Conley cho biết thông tin hôm thứ Hai (12/10), Reuters đưa tin.
Belarus: Chính phủ gia tăng đàn áp người biểu tình
Bộ Nội vụ Belarus hôm thứ Hai (12/10) cho biết cảnh sát sẽ được phép sử dụng vũ khí chiến đấu để đối phó với làn sóng người biểu tình đang yêu cầu Tổng thống Alexander Lukashenko từ chức, theo Reuters.
Theo các video lan truyền trên mạng xã hội, người biểu tình Belarus tiếp tục xuống đường vào thứ Hai để yêu cầu Tổng thống Lukashenko từ chức. Họ hô vang từ “phát xít” trong khi đối mặt với lực lượng an ninh sử dụng bắn pháo sáng và bình xịt.
Âm thanh của một vụ nổ có thể được nghe thấy khi khói xám bao trùm không khí tại hiện trường. Không có báo cáo ngay lập tức về thương tích hoặc bắt giữ.
Người phát ngôn của Bộ Nội vụ Belarus sau đó xác nhận rằng cảnh sát đã sử dụng súng bắn pháo sáng và hơi cay để giải tán một cuộc biểu tình trái phép.
Mỹ muốn thúc đẩy sức mạnh của Ấn Độ trong khu vực
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Stephen Biegun hôm thứ Hai (12/10) đã gọi Trung Quốc là “con voi trong phòng” và cho biết Washington rất muốn thúc đẩy lợi ích của Ấn Độ trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, theo AP.
Trong chuyến thăm Ấn Độ 3 ngày, bắt đầu vào thứ Hai, ông Biegun cho biết Mỹ đang tìm cách giúp Ấn Độ thực hiện điều này mà không làm thay đổi điều mà ông gọi là “truyền thống tự chủ chiến lược mạnh mẽ và đáng tự hào của New Delhi”.
“Ấn Độ có một truyền thống mạnh mẽ và đáng tự hào về quyền tự chủ chiến lược, và chúng tôi tôn trọng điều đó. Chúng tôi không tìm cách thay đổi truyền thống của Ấn Độ”, ông nói. “Thay vào đó, chúng tôi muốn tìm cách trao quyền cho họ và thúc đẩy khả năng của Ấn Độ trong việc bảo vệ chủ quyền và nền dân chủ của mình cũng như thúc đẩy lợi ích của Ấn Độ, trên toàn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”.
Dịch Covid diễn biến xấu ở Séc
Chính phủ Séc đã ra lệnh đóng cửa các quán bar, nhà hàng và câu lạc bộ bắt đầu từ thứ Tư (14/10) và yêu cầu các trường học chuyển sang hình thức đào tạo từ xa nhằm hạn chế sự lây lan nhanh chóng của virus Vũ Hán, theo Reuters.
Séc đang trải qua đợt bùng phát dịch Covid mạnh nhất khi có số ca nhiễm mới tăng cao. Theo cập nhật của Worldometer, tính tới 22:56 (giờ GMT), ngày 12/10, Séc có 119.007 người nhiễm, trong đó có 1.045 người tử vong, lần lượt tăng 1.897 và 58 so với 24 giờ trước đó.
Các bệnh viện ở Séc bắt đầu rời vào trạng thái căng thẳng khi số lượng bệnh nhân đã tăng gấp đôi kể từ đầu tháng 10.
Chính phủ Séc đã tìm cách tránh lặp lại các đợt phong tỏa nghiêm ngặt được áp dụng vào mùa xuân, khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái kỷ lục. Mùa hè vừa qua chứng kiến sự nới lỏng các hạn chế sau khi Séc trải qua đợt đại dịch đầu tiên với số trường hợp mắc bệnh ít hơn nhiều so với các nước láng giềng phương Tây.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào