Chủ tịch 78 tuổi của Tập đoàn Samsung, Lee Kun-hee, vừa qua đời
Lee Kun-hee đã giúp biến Tập đoàn Samsung thành một cường quốc kinh tế ở Hàn Quốc
Lee Kun-hee, Chủ tịch tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc, Samsung Group, vừa qua đời ở tuổi 78.
Ông
Lee đã giúp phát triển doanh nghiệp buôn bán nhỏ của cha mình thành một
cường quốc kinh tế, đa dạng hóa sang các lĩnh vực như bảo hiểm và vận
chuyển.
Dưới sự lãnh đạo của ông, Samsung Electronics cũng đã trở thành một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới.
Theo Forbes, ông Lee Kun-hee là người giàu nhất Hàn Quốc với giá trị tài sản ròng gần 21 tỷ đôla.
Samsung
cho biết ông Lee qua đời hôm Chủ nhật bên cạnh gia đình, nhưng không
nêu nguyên nhân chính xác của cái chết. Một cơn đau tim vào năm 2014 đã
khiến ông phải sống trên giường bệnh, trong sự chăm sóc thường xuyên.
"Tất
cả chúng tôi tại Samsung sẽ trân trọng những kỷ niệm về ông và biết ơn
về hành trình mà chúng tôi đã chia sẻ với ông", công ty Samsung khẳng
định trong một tuyên bố.
Người Campuchia biểu tình phản đối gia tăng quân đội Trung Quốc ở nước này
Một
phụ nữ được các sĩ quan cảnh sát đưa đi sau khi giải tán một cuộc biểu
tình nhỏ gần đại sứ quán Trung Quốc nhằm phản đối kế hoạch bị cáo buộc
là tăng cường sự hiện diện quân sự của Bắc Kinh ở nước này. Ảnh chụp tại
Phnom Penh, Campuchia ngày 23/10/2020 (ảnh: Reuters).
Ngày
23/10, lực lượng an ninh Campuchia đã giải tán một cuộc biểu tình nhằm
phản đối kế hoạch được cho là tăng cường sự hiện diện quân sự của Bắc
Kinh ở nước này. Cảnh sát đã bắt giữ một số người biểu tình gần đại sứ
quán Trung Quốc để thẩm vấn, theo Reuters.
Sau những cuộc ẩu đả
ngắn ngủi, các nhân viên an ninh đã áp giải 3 người biểu tình tới một xe
bán tải của cảnh sát gần đó, theo truyền thông địa phương và các video
do nhân chứng của Reuters phát trực tiếp.
“Chúng tôi từ chối sự
hiện diện của quân đội Trung Quốc ở Campuchia”, một người biểu tình hét
lên và vẫy cờ Campuchia, khi một cảnh sát lớn tiếng trong 5 phút để giải
tán nhóm này.
Ấn Độ nói với Trung Quốc truyền thông của họ được tự do ủng hộ Đài Loan
Kênh
tin tức WION của Ấn Độ hôm thứ Sáu (23/10) đã yêu cầu Bắc Kinh tôn
trọng hoạt động của họ sau khi nước này phản đối mạnh mẽ cuộc phỏng vấn
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu hồi đầu tuần.
Sau nỗ lực
của Trung Quốc nhằm kiểm duyệt phương tiện truyền thông Ấn Độ về việc
đưa tin Ngày Quốc khánh Đài Loan, WION cho biết họ đã nhận được thư từ
Đại sứ quán Trung Quốc ở New Delhi cáo buộc họ “vi phạm nghiêm trọng
nguyên tắc của Trung Quốc” bằng cách phát sóng cuộc phỏng vấn của ông
Wu. Trong lá thư phản đối dài 5 trang, Đại sứ quán tuyên bố rằng Đài
Loan là một phần của Trung Quốc và WION không nên cung cấp nền tảng cho
Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) chủ trương độc lập cho Đài Loan.
Phía
Trung Quốc cho biết việc đưa tin của WION về Đài Loan mâu thuẫn với lập
trường của chính phủ Ấn Độ về quan hệ hai bờ eo biển và gửi “thông điệp
hoàn toàn sai lầm” đến người dân Ấn Độ. Nó cũng lưu ý rằng tất cả các
đồng minh ngoại giao của Bắc Kinh nên “kiên quyết tôn trọng cam kết của
họ đối với nguyên tắc một Trung Quốc.”
Đáp lại, Biên tập viên
điều hành WION Palki Sharma, người đã phỏng vấn ông Joseph Wu hôm thứ Tư
(21/10), nói trên Twitter rằng tôn trọng chủ quyền là một “con đường
hai chiều”. Bà nói thêm Trung Quốc liên tục vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ
của Ấn Độ và không tuân thủ “nguyên tắc một Ấn Độ”.
Bà Sharma
yêu cầu Bắc Kinh thừa nhận Kashmir, Ladakh, và Arunachal Padesh đều
thuộc Ấn Độ. Bà nói thêm rằng bà rất vui khi được phỏng vấn bộ trưởng
ngoại giao Đài Loan.
Việt kiều Mỹ Michael Phương Minh Nguyễn được trả tự do trước thời hạn
Việt
kiều Mỹ gốc Việt Michael Phương Minh Nguyễn (56 tuổi) đã được trả tự do
trước thời hạn và về đoàn tụ với gia đình ở California, Hoa Kỳ vào
chiều thứ Năm, ngày 22/10/2020 trong tình trạng sức khoẻ bình thường.
Ông Mark Robert, em rể ông Michael Phương Minh Nguyễn, xác nhận thông
tin này với Đài Á Châu Tự Do qua tin nhắn vào ngày 24/10/2020.
Ông
Michael Phương Minh Nguyễn bị Toà án Nhân dân Cấp cao thành phố Hồ Chí
Minh hôm 24/6/2019 kết án 12 năm tù giam, trục xuất sau khi thi hành án.
Ông bị cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo
điều 109 Bộ luật Hình sự 2015.
Tại phiên xử phúc thẩm vào ngày
11/7/2019, Toà án Nhân dân Cấp cao thành phố Hồ Chí Minh đã giữ nguyên
bản án sơ thẩm dành cho ông Michael Phương Minh Nguyễn.
Ông
Michael Phương Minh Nguyễn bị chính quyền Việt Nam bắt giữ vào tháng 7
năm 2018 khi ông về nước du lịch, thăm họ hàng và bạn bè.
Biển Đông : Nhiều nước không tranh chấp chủ quyền bác bỏ yêu sách của Trung Quốc
Hãng
thông tấn Antara của Indonesia, ngày 24/10/2020 dẫn lời một quan chức
bộ Ngoại Giao xác nhận rằng một số nước thành viên khối ASEAN không có
đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông đã bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc.
Hãng
thông tấn Antara cho biết các quốc gia thành viên ASEAN và một số nước
lớn đã gởi công hàm đến Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách hàng hải của
Trung Quốc ở Biển Đông. Trong năm nay, Jakarta đã hai lần gởi công hàm
đến Liên Hiệp Quốc là vào các ngày 26/5 và 12/6.
Ông Damos Dumoli
Agusman, tổng cục trưởng Luật Quốc tế và Thỏa thuận, trực thuộc bộ
Ngoại Giao Indonesia, trong buổi họp báo trực tuyến hôm thứ Sáu 22/10
tuyên bố : « Điều này có nghĩa là những quốc gia nói với Liên Hiệp Quốc
rằng chúng tôi không muốn có bất kỳ một sự vi phạm nào đối với UNCLOS
(Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển) và không muốn UNCLOS bị thu hẹp
hay trở nên mập mờ ».
Thái Lan : Thủ tướng không từ chức, biểu tình tiếp diễn
Biểu tình phản kháng chính phủ tại Bangkok ngày 25/10/2020. REUTERS - SOE ZEYA TUN
Phong
trào dân chủ tại Thái Lan kêu gọi tiếp tục phản kháng. Nhiều cuộc biểu
tình diễn ra tại thủ đô Bangkok trong ngày Chủ nhật sau khi thủ tướng
Chan-O-Cha tuyên bố không từ chức, bất chấp « tối hâu thư » của thanh
niên sinh viên Thái. Tại Lào, cộng đồng mạng cũng bắt đầu kêu gọi tự do
ngôn luận.
Phong trào đòi cải cách chính trị tại Thái Lan kêu gọi biểu tình tại Bangkok vào trưa Chủ nhật 25/10/2020.
Hôm
sau, thứ Hai sẽ có một cuộc tuần hành đến sứ quán Đức, một động thái
thách thức vua Maha Vajiralongkorn. Đức là nơi quốc vương Thái Lan
thường xuyên lưu ngụ nhiều hơn là quan tâm đến việc nước.
Chiều thứ Bảy, thủ tướng Chan-O-Cha khẳng định ông « không từ chức » sau khi phong trào dân chủ kỳ hạn cho ông ba ngày để ra đi.
Bulgaria ký thỏa thuận 5G với Mỹ, loại các công ty Trung Quốc
Một góc thủ đô Sofia của Bulgaria (ảnh tư liệu, 2007)
Bulgaria
theo chân các nước Balkan khác ký một thỏa thuận với Hoa Kỳ về an ninh
mạng không dây tốc độ cao nhắm mục đích loại trừ các nhà cung cấp phần
cứng Trung Quốc.
Bulgaria tham gia cùng với Bắc Macedonia và
Kosovo, hai quốc gia láng giềng cũng đã ký thỏa thuận an ninh "Mạng lưới
sạch" vào thứ Sáu 23/10.
Đây là một phần trong nỗ lực của chính
quyền của Tổng thống Trump nhằm loại trừ hãng công nghệ khổng lồ Huawei
và các công ty Trung Quốc khác trong các mạng 5G.
Các quan chức
chính phủ Hoa Kỳ đã và đang dẫn đầu một chiến dịch trên khắp châu Âu và
các nơi khác chống lại việc trao hợp đồng cho Huawei, hãng này bị đưa
vào danh sách đen vì gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, cũng
như vì hãng sử dụng công nghệ của mình để do thám hộ chính phủ Trung
Quốc.
Thủ lĩnh cấp cao al-Qaeda bị tiêu diệt
Lực
lượng an ninh Afghanistan đã tiêu diệt Abu Muhsin al-Masri, một thủ lĩnh
cấp cao của al-Qaeda vốn nằm trong danh sách truy nã gắt gao nhất của
FBI, Cục An ninh Quốc gia Afghanistan (NDS) cho biết trên Twitter vào
cuối ngày thứ Bảy 24/10, theo Reuters.
Theo Cục An ninh Quốc gia
Afghanistan, Al-Masri, được cho là chỉ huy thứ hai của al Qaeda, đã bị
giết trong một chiến dịch đặc biệt ở tỉnh Ghazni.
Người đứng đầu
Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia Hoa Kỳ, Chris Miller, đã xác nhận cái
chết của al-Masri. Ông Miller cho biết, việc al Qaeda mất đi thủ lĩnh
al-Masri cho thấy tác động của tổ chức khủng bố đang giảm dần.
Thủ
lĩnh cấp cao của al-Qaeda bị Mỹ cáo buộc cung cấp hỗ trợ vật chất và
nguồn lực cho một tổ chức khủng bố nước ngoài và mưu sát các công dân
Mỹ.
Tổng cục An ninh quốc gia Afghanistan (NDS) hôm 24/10 tweet
rằng họ đã giết chết thủ lĩnh cấp cao al-Qaeda Abu Muhsin Al-Masri
(trong hình) sau nhiều chiến dịch
Đài Loan bắt 3 người Việt vì nghi buôn ma tuý
Đầu
ngày 24/10, chính quyền thành phố Đào Viên, Đài Loan đã khám xét một
quá bar và bắt giữ 3 người Việt vì tình nghi buôn bán ma túy, tạm giữ
hơn 100 người Việt khác vì nghi ngờ sử dụng chất kích thích này.
Theo
Taiwan News, cảnh sát cho biết ba nghi phạm đến từ Việt Nam bị phát
hiện mang theo chất ma túy được đựng trong gói cà phê, cũng như ketamine
và polymethyl methacrylate (PMMA), một loại chất kích thích gây ảo
giác. Khoảng 122 khách hàng có mặt tại quán bar, trong đó có 108 người
Việt Nam và 14 người Đài Loan, đã bị cảnh sát đưa đi thẩm vấn.
Các
nghi phạm đã phải xét nghiệm nước tiểu để xác định xem họ có sử dụng
chất gây nghiện hay không, nhưng đến cuối ngày 24/10, kết quả xét nghiệm
vẫn chưa được công bố.
Cảnh sát Đào Viên cho biết thêm, bảy
người trong số 108 khách Việt đang bị tạm giữ, còn bị phát hiện đã bỏ
trốn chủ lao động của họ ở Đài Loan.
Số ma túy thu giữ tại hiện trường (ảnh: Văn phòng Công tố Đào Viên).
Dưới thời Trump, tỷ lệ người da đen ngồi tù thấp nhất trong 31 năm
Trong
suốt nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Donald Trump đã ưu tiên cải cách tư
pháp hình sự. Ông đã ban hành Đạo luật Bước đầu tiên (First Step Act),
sửa đổi một số luật tuyên án liên bang, giảm mức án tối thiểu bắt buộc
với các trọng tội như buôn ma túy và mở rộng chương trình phóng thích
sớm… Và những nỗ lực của ông đã được đền đáp xứng đáng, khi tỷ lệ người
da đen bị giam giữ thấp nhất trong 31 năm, theo Breitbart.
Trang Washington Examiner dẫn báo cáo của Bộ Tư pháp cho biết:
Dưới
thời chính quyền Trump, tỷ lệ giam giữ ở Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất
kể từ năm 1995, đặc biệt là tỷ lệ người da đen và người gốc Tây Ban
Nha.
Đối với người da đen, tỷ lệ bị giam giữ tại các nhà tù tiểu
bang và liên bang là thấp nhất trong 31 năm, và với nhóm người gốc Tây
Ban Nha, tỷ lệ này giảm 24%.
Từ năm 2009 đến 2019, tỷ lệ tù nhân
đã giảm 29% ở nhóm người dân da đen, 24% ở người dân gốc Tây Ban Nha và
12% ở nhóm người dân da trắng. Vào năm 2019, tỷ lệ tù nhân da đen là
thấp nhất trong 30 năm, kể từ năm 1989.
Bầu cử Mỹ ghi nhận tỷ lệ cử tri kỷ lục trong hơn 1 thế kỷ
Trong
khi phải hơn 11 ngày nữa mới đến ngày bầu cử, hơn 50 triệu người dân Mỹ
đã đi bỏ phiếu sớm, một xu thế có thể dẫn đến tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu
cao nhất trong hơn một thế kỷ, theo dữ liệu từ Dự án Bầu cử Mỹ hôm thứ
Sáu, theo the Guardian.
Con số đáng kinh ngạc là dấu hiệu cho
thấy mối quan tâm rất lớn của công chúng Mỹ đối với cuộc đối đầu giữa
Tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên Đảng Dân chủ Joe
Biden.
Nhiều bang đã mở rộng việc bỏ phiếu sớm theo hình thức trực tiếp cũng như hình thức qua thư trước ngày bầu cử vào 3/11.
Giáo
sư Đại học Florida Michael McDonald, quản lý Dự án Bầu cử Hoa Kỳ, nhận
định tỷ lệ bỏ phiếu sớm rất cao cho thấy số cử tri đi bỏ phiếu kỷ lục có
thể lên đến khoảng 150 triệu người, chiếm 65% số cử tri đủ điều kiện đi
bầu, tỷ lệ cao nhất kể từ năm 1908.
Nhà ngoại giao cấp cao Mỹ: ‘Bộ tứ kim cương’ có thể mở rộng danh sách thành viên trong tương lai
Một
quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nhóm an ninh không chính
thức gồm Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, được gọi là nhóm “Bộ tứ”, có thể chào đón các
thành viên mới trong tương lai chung mục tieu chống lại ảnh hưởng ngày
càng gia tăng của Trung Quốc, theo Nikkei Asia.
Phát biểu tại
Diễn đàn Đối thoại Núi Phú Sĩ, một cuộc họp thường niên giữa các nhà
lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị từ Nhật Bản và Hoa Kỳ, Marc Knapper,
Phó trợ lý Ngoại trưởng Hàn Quốc và Nhật Bản, hôm thứ Bảy cho biết bốn
nước chia sẻ chung các giá trị và lợi ích cốt lõi. Một khi Bộ Tứ được
đường hướng chính sách của mình, nhóm sẽ không loại trừ việc tiếp nhận
thêm các quốc gia khác tham gia.
Katsutoshi Kawano, cựu Tham mưu
trưởng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cho biết điều quan trọng là Nhật,
Mỹ, Úc và Ấn Độ phải dẫn đầu trong việc bảo vệ tự do hàng hải tại vùng
biển Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương. “
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào