Tổng thống Israel Netanyahu cùng Bộ trưởng Ngoại giao UAE Abdullah bin Zayed (Abdullah bin Zayed) và Bộ trưởng Ngoại giao Bahrain Abdullatif bin Rashid al Zayani đã ký “Hiệp ước Abraham” tại Nhà Trắng hôm 15/9, theo đó tuyên bố Israel sẽ bình thường hóa quan hệ với hai quốc gia Ả Rập.
Tác giả Glancy tin rằng ngày 15/9 là một thời khắc rất quan trọng đối với Israel, nơi từng bị coi là “kẻ bị ruồng bỏ” ở khu vực Trung Đông. Bởi vì Israel cùng lúc thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước vùng Vịnh, bất chấp sự bất mãn của Iran, các nước Ả Rập theo dòng Sunni như UAE, Bahrain và Ả Rập Saudi đã bí mật liên lạc với Israel một thời gian.
Nhưng ý nghĩa của “Hiệp ước Abraham” này là Tổng thống Trump và cố vấn cấp cao của ông, cậu con rể tốt nghiệp Harvard Jared Kushner, đã thành công trong việc đưa Israel và các nước vùng Vịnh Trung Đông này vào cùng một bàn đàm phán, thay thế sự thù địch công khai ở Trung Đông bằng một sự hòa giải thận trọng; và, với sự chấp thuận của Ả Rập Xê-út, nó bỏ qua những ràng buộc đối với Palestine vốn tồn tại như một bế tắc không thể dỡ bỏ, khi nhiều người cho rằng hòa bình ở Trung Đông sẽ không thể đạt được được nếu không có điều khoản hòa giải với Palestine. Và như Kushner đã nói hôm 30/8, “Hiệp ước Abraham” này sẽ tạo ra sự hợp tác kinh tế, an ninh và tôn giáo ngoài sức tưởng tượng trước đây ở Trung Đông; và nó sẽ cho phép khu vực này nhận ra tiềm lực vốn có của mình.
Các nhà phân tích khác tin rằng “Hiệp ước Abraham” đã làm suy yếu ảnh hưởng của giới lãnh đạo Palestine tham nhũng và kém năng lực ở Trung Đông, đồng thời thông qua Israel và các nước Ả Rập dòng Sunni nhằm cô lập và kiềm chế tham vọng của Iran ở Trung Đông để chia sẻ sức mạnh tình báo và quân sự.
Tác giả Josh Glancy cũng cho biết có các nguồn tin nói với ông rằng, ít nhất hai quốc gia Ả Rập khác đã sẵn sàng nối gót UAE và Bahrain để ký kết một thỏa thuận hòa bình với Israel. Con hổ lớn, Saudi Arabia (Ả rập Xê út), vẫn đang trên bàn thảo luận. Và Bahrain nhiều khả năng sẽ nốt gót quyết định của Saudi Arabia.
Đồng thời, dù bế tắc hiện nay giữa Israel và Palestine vẫn chưa được giải quyết, nhưng Israel đã hứa sẽ tạm dừng kế hoạch sáp nhập khu vực Bờ Tây. Tác giả Josh Glancy nói tiếp:
“Thỏa thuận này thậm chí có thể thúc đẩy tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine hiện đang bế tắc, và nó sẽ không khiến tình hình ở khu vực vùng Vịnh trở nên tồi tệ hơn”.
Do đó, tác giả Josh Glancy nhìn nhận rằng thỏa thuận mà Tổng thống Trump và con rể Kushner đạt được lẽ ra nên được tất cả các bên ca ngợi. Ông viết: “Tổng thống Trump luôn nói rằng ông ấy xứng đáng nhận giải Nobel Hòa bình hơn cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, vì Obama được nhận giải chỉ vì ông ta là tổng thống người Mỹ gốc Phi đầu tiên. Tổng thống Trump có lẽ đã đúng về điểm này”.
Thỏa thuận “Hiệp ước Abraham” này cũng khiến nhiều người bị sốc, bởi vì Tổng thống Obama cùng Ngoại trưởng John Kerry khi đó từng tuyên bố vào năm 2016 rằng không thể nào có việc Israel tiến tới ký kết một thỏa thuận hòa bình với các nước Ả Rập. Các cuộc đàm phán rõ ràng cũng đã bị đình trệ. Ngoại trưởng Kerry từng nói vào thời điểm đó:
“Nếu không có hòa bình với Palestine, sẽ không có hòa bình trong thế giới Ả Rập. Đây là một thực tế rất khắc nghiệt”.
Biên tập viên tờ The New York Observer, Coulson, từng cho biết trong khoảng 6 thập kỷ trở lại đây, Mỹ đã cử nhiều nhà ngoại giao xuất sắc đến Trung Đông với hy vọng đạt được sự hòa giải giữa Israel và các nước Ả Rập ở Trung Đông, nhưng nỗ lực của họ không thu được kết quả nào tích cực. Nhưng cuối cùng thì, một người đàn ông 39 tuổi không có kinh nghiệm ngoại giao và trợ lý của anh, Avi Berkowitz, đã tạo điều kiện cho thỏa thuận này đi đến thành công.
BIên tập viên Rich Lowry đã nhận định trên tạp chí “National Review” của Mỹ hôm 18/9 rằng, liên quan đến vấn đề Trung Đông, Tổng thống Trump và cố vấn Kushner đã lật ngược chính sách cô lập Israel của cựu Tổng thống Mỹ Obama. Họ đã chuyển Đại sứ quán Mỹ tại Israel đến Jerusalem. Sau khi tình hình dịu đi, họ đã làm được những điều mà các tổng thống Mỹ khác chưa làm được, đó là ký kết một hiệp định hòa bình giữa Israel và các nước Ả Rập; đây là điều không thể phủ nhận. Thành quả đạt được cũng là một ý kiến sáng suốt. Ông viết:
“Mặc dù những người chỉ trích Tổng thống Trump từ chối thừa nhận sự thật này, nhưng lịch sử sẽ đánh giá, xác nhận ai đã đưa ra quyết định đúng đắn về vấn đề này, và ai đang ở trong vũng lầy với cái vòng luẩn quẩn được gọi là ‘chính xác chính trị’ của bản thân”.
Giải mã Kushner: Con rể ông Trump đã đóng góp như thế nào vào thỏa thuận?
Tổng thống Trump đã bổ nhiệm con rể làm cố vấn cấp cao sau khi ông đắc cử tổng thống vào năm 2016. Kushner, khi đó mới 36 tuổi và không có chút kinh nghiệm ngoại giao nào, lại được bổ nhiệm làm cố vấn cấp cao phụ trách các vấn đề Trung Đông. Quyết định này đã gây ra nhiều hoang mang vào thời điểm đó, vì Kushner, một cựu sinh viên Harvard, là một người không mấy nổi bật khi còn ở trong trường và hiếm khi công khai lên tiếng bênh vực Israel. Nhưng đóng góp của Kushner cho “Hiệp ước Abraham” dường như có lý do tất yếu của nó.
Kushner là con trai của một nhà phát triển bất động sản thành đạt người Do Thái. Bà của anh đã thoát khỏi vụ thảm sát Holocaust của Phát xít Đức bằng cách trèo ra khỏi đường hầm trong nhà khi còn ở Ba Lan. Ông của anh cũng đã lẩn trốn trong một hang động trong một năm. Là một người Do Thái Chính thống, ngay từ khi còn nhỏ, anh đã biết rằng mình muốn bảo vệ đất nước Israel, và luôn ghi nhớ nỗi đau diệt chủng mà người Israel phải trải qua và tầm quan trọng của việc duy trì sức sống cho dân tộc Do Thái. Ý tưởng về một thỏa thuận hòa bình như vậy có tầm quan trọng rất lớn đối với anh.
Thủ tướng Israel Netanyahu luôn là bạn thân của gia đình Kushner, đặc biệt là với cha của Kushner là ông Charles Kushner (Charles Kushner). Cách đây 25 năm, cậu bé Kushner 14 tuổi khi đó đã ngủ đêm trong tầng hầm, vì ông Netanyahu đã đến thăm và qua đêm tại nhà của cậu ở Kunash, bang New Jersey. Ông Netanyahu đã “chiếm” giường của cậu đêm hôm đó.
Trong thời kỳ học ở Harvard, Kushner đã hình thành khái niệm “một Israel mạnh mẽ và an toàn, vì lợi ích tốt nhất của Hoa Kỳ và thế giới”. Là một người Do Thái Chính thống, anh thậm chí không nghĩ rằng sự tồn tại của Israel cần có Châu Âu, Liên Hợp Quốc, Washington và London, bởi vì Kinh thánh đã hứa trao vùng đất này cho Israel.
Quan trọng hơn, Kushner cũng đã thiết lập mối quan hệ bền chặt với Berkowitz và các thủ lĩnh và hoàng tử các nước Ả Rập, chẳng hạn như Hoàng tử Ả Rập Saudi Salman (Prince Mohammed bin Salman). Anh được coi là tiếng nói ủng hộ mạnh mẽ Hoàng tử Ả Rập Saudi Salman tại Nhà Trắng. Đồng thời, anh cũng đã thiết lập mối quan hệ rất thân thiết với Đại sứ Israel tại Hoa Kỳ Ron Dermer và Đại sứ UAE tại Hoa Kỳ Yousef Al Otaiba.
Vào tháng 6/2016, trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử tổng thống, thông qua người bạn thân của ông Trump – nhà đầu tư bất động sản Hoa Kỳ, tỷ phú Tom Barrack – anh đã làm quen và duy trì mối quan hệ rất thân thiết với Đại sứ UAE tại Mỹ, Otaiba. Họ thường liên lạc với nhau qua email và điện thoại. Kushner từng tham khảo quan điểm của Otaiba về nhiều vấn đề, ví dụ như quan điểm của ông về sự thay đổi quyền lực ở Trung Đông, Syria, Iran, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, và về mối quan hệ giữa các quốc gia ở Trung Đông.
Sau khi kết hôn với Ivanka, con gái lớn của Tổng thống Trump, các mối quan hệ ngày càng được thắt chặt. Ông Charles Kushner, cha anh, là người đã quyên góp tiền để xây dựng Israel, và là người ủng hộ trung thành của Tổng thống Netanyahu, do đó ảnh hưởng của Charles rất lớn. Chẳng hạn như khi Tổng thống Trump gặp Thủ tướng Israel vào tháng 9/2017, Charles và Kushner đã đi cùng ông.
Các nhà phân tích tin rằng, khi Tổng thống Trump chỉ thị cho Kushner xúc tiến một thỏa thuận Trung Đông, Kushner rõ ràng đã được truyền cảm hứng bởi ý tưởng “từ bên ngoài và từ bên trong” do Tổng thống Israel Netanyahu đề xuất, và đã vận dụng tốt đẹp mối quan hệ của anh với Đại sứ Otaiba và với Thái tử Ả Rập Saudi để đạt được thỏa thuận lịch sử này.
https://www.dkn.tv/
Không có nhận xét nào