Lời người post: Đọc bài này thấy toàn bộ chiến lược của Hoa Kỳ vì sao họ quay lại Biển Đông một cách tích cực… Nội dung rất phù hợp với quan điểm trong buổi sinh hoạt của Việt Nam Quốc Dân Đảng ngày 12/09/2020. Bài này là một chứng minh khá đầy đủ trả lời chính xác câu hỏi: “tại sao Mỹ trở lại Biển Đông”
Cảm ơn Quý vị. Tôi rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ cùng với quý diễn giả ưu tú hôm nay, để trình bày cho quý vị một chủ đề quan trọng cho tương lai Hoa Kỳ: Trung Cộng và thế giới. Tôi dùng một hai thí dụ, như là dàn phóng, cho cuộc thảo luận của chúng ta, qua các câu hỏi và trả lời.
Trung Cộng tuyên bố là họ có chủ quyền hợp pháp, là quốc gia đầu tiên đã khám phá, đặt tên, điều hành và thực thi quyền kiểm soát lãnh thổ đối với các đảo trên Biển Đông. Điều đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta [Hoa Kỳ] trong thế kỷ 21, là một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình, tự do và cởi mở.
Quý vị hãy xem xét những điều này:
– Hoa Kỳ đã thực hiện hơn 1800 tỷ đô la giao dịch hàng hóa song phương với các nước Indo-Pacific [các nước ven vùng Ấn Độ-Thái Bình dương] trong năm 2017. Và trên 1.3 nghìn tỷ đô la vào tam cá nguyệt 2018.
– Năm 2017, mức đầu tư ngoại quốc trực tiếp từ Hoa Kỳ vào khu vực này đạt 940 tỷ đô la. Nhiều hơn gấp đôi, kể từ 2007.
– Ấn Độ-Thái Bình Dương là nơi có phân nữa 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất.
– Ấn Độ-Thái Bình Dương hiện gồm có trên 1/3 tổng sản lượng GDP toàn cầu. Nơi đây có 60% mức tăng trưởng GDP toàn cầu.
– Đến năm 2030, 65% tầng lớp trung lưu trên thế giới sẽ cư ngụ ở vùng Ấn Độ-Châu Á Thái Bình Dương, đại diện cho một mãi lực lớn vô cùng to lớn.
Theo các số liệu thống kê ở trên, thì khu vực năng động và kinh tế bộc phát mạnh mẽ này sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong tương lai kinh tế của chúng ta [Hoa Kỳ], trong suốt thế kỷ 21.
Năm thử thách then chốt:
Theo quan điểm của tôi, có 5 thử thách then chốt đe dọa quyền lợi quốc gia quan trọng của Mỹ, trong việc bảo đảm cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương được Tự do và Rộng Mở. Trong khi chúng ta đã đạt được tiến bộ đáng kể trong năm qua, Bắc Hàn sẽ vẫn là một thách thức sẵn có. Tuy nhiên, Trung Cộng tiêu biểu cho mối đe dọa chiến lược dài hạn, lớn nhất, đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở và đối với Hoa Kỳ.
Vì e sợ và vì áp lực kinh tế, nhà cầm quyền Bắc Kinh đang nỗ lực quảng bá “hình thức khác” của Chủ Nghĩa Cộng Sản và Xã Hội Chủ Nghĩa. Trung Cộng cố gắng bẻ cong, phá vỡ, và thay thế Trật Tự Quốc Tế theo các nguyên tắc ràng buộc hiện có. Bắc Kinh tìm cách tạo ra một trật tự thế giới mới do Trung Cộng lãnh đạo, và với những “bản sắc Tàu” — hầu có thể dẫn tới sự phá hoại sự ổn định và hòa bình của Ấn Độ-Thái Bình Dương vốn đã có từ 70 năm qua.
Nga cũng có mặt tại khu vực này. Moscow thường xuyên đóng vai trò là kẻ phá hoại, luôn tìm cách làm suy yếu các quyền lợi của Mỹ, và gây thêm tốn kém cho Hoa Kỳ và đồng minh. Tôi cũng lo ngại về mối đe dọa từ các tổ chức phi quốc gia. Violent Extremist Organizations (VEOs) là một tổ chức cực đoan, bạo động. Nhóm này luôn tìm cách khống chế người dân, cải hóa tư tưởng dân chúng trong khu vực. Họ lập nên một nhóm quần chúng cực đoan quá khích trong vùng. Họ chiếm thành phố Marawi ở miền nam Philippines năm 2017. Thành phố này có hơn 200,000 người Hồi Giáo ISIS cực đoan. Thiên tai và thảm họa nhân tạo là những mối nguy hiểm thường xảy ra trong khu vực.
Chính phủ Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố rằng: Đường chín đoạn mà Trung Cộng và Đài Loan [11 đoạn] vẽ ra để phân định lãnh hải ở Biển Đông, là sai trái với Luật Pháp Quốc Tế. Daniel Russel, cựu phụ tá Bộ trưởng Đông Á và Thái Bình Dương đã điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ, nói rằng: “Theo luật pháp quốc tế, việc đòi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông phải xuất phát từ các đặc điểm đất đai. Việc Trung Cộng sử dụng đường chín đoạn cách nào để đòi hành xử chủ quyền hàng hải, mà không dựa trên các đặc điểm đất đai, thì sẽ không phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Theo Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Convention on the Law of The Sea, UNCLOS 1982), đàm phán hồi 70s và 80s, các quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền riêng biệt cho tài nguyên hải sản và khoáng sản, trong các vùng Đặc Quyền Kinh Tế (Exclusive Economic Zone, EEZ), rộng 200 hải lý từ thềm lục địa, hoặc chung quanh các đảo có người cư ngụ.
Các quốc gia trong khu vực quốc tế này cần phải tranh đấu khó khăn hơn bao giờ hết. Khu vực này có 36 quốc gia thuộc 16 múi giờ, chiếm hơn phân nửa dân số thế giới. Nơi đây có 24 trong số 36 “siêu đô thị” trên trái đất. Vùng này chiếm hơn một nửa diện tích bề mặt của thế giới. Ấn Độ-Thái Bình Dương có 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có 7 quân đội lớn nhất. Nơi đây có 5 trong số 7 đối tác của Hoa Kỳ có thoả thuận chung về quốc phòng.
Theo Đô đốc Harry B. Harris Jr., chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, “khoảng 5,300 tỷ đô la thương mại toàn cầu hàng năm phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các tuyến đường biển (như ở Eo biển Malacca và Biển Đông) và (1.2 ngàn tỷ đô la thương mại trên biển này được định sẵn hoặc xuất khẩu từ Hoa Kỳ”. Ngoài ra, “riêng eo biển Malacca đã chứng kiến hơn 25% lượng dầu vận chuyển và 50% lượng khí đốt tự nhiên mỗi ngày“. Ngoài ra, khu vực này dễ bị thiên tai, với các cơn bão, động đất, núi lửa, sóng thần và các sự kiện khác, thể hiện “hơn 60% thảm họa thiên nhiên trên thế giới”. Nói tóm lại, sự thịnh vượng toàn cầu xoay quanh sự ổn định và an ninh của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng lớn và phức tạp này.
Những động lực về nhân khẩu và kinh tế này có tác động hỗ tương, với tốc độ thay đổi kỹ thuật ngày càng tăng. Càng gia tăng sự phức tạp về chính trị và quân sự ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Có các thay đổi kỹ thuật đáng kể, tạo ra bởi khả năng “không người điều khiển”, huấn luyện robot, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật nano, kỹ thuật sinh học và dữ kiện với số lượng lớn, hiện đang giúp mở rộng sự cạnh tranh quân sự, giữa các đối thủ trong khu vực địa lý này.
Nhiều công cụ kỹ-thuật-mới (hi-tech) này phụ thuộc vào việc sử dụng sự nối kết kỹ thuật digital với 7 tỷ máy điện toán nối vào Internet năm 2016. Theo dự trù, con số này sẽ tăng lên 50 tỷ vào năm 2020. Điều này sẽ làm gia tăng sự nguy hiểm trên không gian điện tử, và sự tùy thuộc vào máy móc kết nối trên không gian.
Sự thay đổi kỹ thuật đang tạo sự lớn mạnh và gia tăng thử thách về an ninh ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, kèm theo những vấn đề rắc rối khó giải quyết nhất thế giới. Các thử thách bao gồm: một Bắc Hàn hiếu chiến đang chia chác kỹ thuật hỏa tiễn với Iran, một Trung Cộng đang phát triển và thách thức những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế. Một nước Nga đang trổi dậy hoạt động ở Thái Bình Dương, khiêu khích về quân sự, tiếp tục ủng hộ nguyên tử lực cho Ấn Độ và Pakistan đang xích mích.
Hoạt động của các mạng lưới các tổ chức cực đoan bạo động đang gia tăng, trong các quốc gia đối tác và đồng minh. Có sự bất ổn về chính trị và ngoại giao, từ các thay đổi trong giới lãnh đạo điều hành các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ, và các đối tác quan trọng trong khu vực. Cuộc tập trận lớn của quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương năm 2020 sẽ tập trung vào tình hình có Trung Cộng ở phía Nam, và có thể là Biển Hoa Đông.
Tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Tướng Robert Brown, đã giải thích các phác họa về cuộc tập trận Bảo Vệ Thái Bình Dương năm 2020 tại một hội nghị hồi tháng 3. Trong khi quân đội tập trung vào việc đi tìm sự hợp tác ở Thái Bình Dương, các kế hoạch tập trận có ưu tiên cao, thường tập trung vào bán đảo Triều Tiên.
Cuộc tập trận sẽ diễn ra với một lực lượng quy mô trải ra trên Biển Đông để tăng cường cho lực lượng đã đóng quân ở phía tây Thái Bình Dương, và đang hoạt động tại các quốc gia có hỗ tương quân sự của Mỹ như Philippines và Thái Lan, nhưng cũng có thể kéo tới Malaysia, Indonesia và Brunei.Tướng Brown không đi vào cụ thể của cuộc tập trận, nhưng vùng địa lý của những đơn vị tham dự cùng với Hoa Kỳ tập trung vào các lãnh vực mới, như hỗ trợ của Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động kiểm soát trên biển, nhắm vào việc vô hiệu hóa hạm đội của Trung cộng và các căn cứ quân sự trên các đảo.
Các căn cứ quân sự Trung cộng tại quần đảo Trường Sa cách Philippines, Brunei và Malaysia khoảng 200 hải lý. Indonesia và Malaysia có các điểm tắc nghẽn lưu thông hàng hải, kiểm soát việc tiếp cận trong và ngoài Biển Đông. Lục quân Hoa Kỳ gần đây đã tiến hành một cuộc tập trận chung với Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tiến hành cuộc đột kích và đánh chiếm một hòn đảo nhỏ trong chuỗi đảo Ryukyu của Nhật Bản ở phía tây nam, và cuộc tập trận với quân đội Philippines ở Balikatan, do Philippines tổ chức.
Ngoài việc huấn luyện để chiếm các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, Quân đội Hoa Kỳ cũng sử dụng hỏa tiễn tầm xa và phi pháo có khả năng đánh phá các mục tiêu trên bộ và trên biển. Vào mùa hè năm ngoái, trong cuộc tập trận của Vòng Đai Thái Bình Dương (Pacific Rim), lần đầu tiên quân đội đã bắn hỏa tiễn đánh phá các mục tiêu trên mặt đất và chống chiến hạm. Quân đội Hoa Kỳ đang nghiên cứu các loại phi pháo đạn đạo tầm xa có thể được điều khiển để tấn công các chiến hạm đang di chuyển.
Quân đội Hoa Kỳ đang đối mặt với các thách thức về nguyên tắc và hoạt động. Đặc tính của chiến tranh tiếp tục thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các nhà lãnh đạo quân sự phải tái củng cố niềm tin cốt lõi. Sự việc này dẫn đến việc thử nghiệm và hoàn thiện các khả năng cũng như nhân lực để bảo toàn lực lượng Hoa Kỳ, sẵn sàng cho các cuộc đụng trận xảy ra hôm nay và ngày mai.
Không còn nghi ngờ gì nữa, bất cứ cuộc đụng trận nào trong tương lai sẽ phức tạp, liên quan đến các hành động trên nhiều lãnh vực, trên bộ, trên không, trên biển, trên không gian và trên mạng, bởi vì nhiều lãnh vực đôi khi diễn ra cùng một lúc. Khái niệm chiến đấu chung lưng của nhiều lực lượng, được sắp xếp mới tinh từ đầu, do Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ phối hợp, giải quyết chiến trường ngày càng phức tạp với các yêu cầu liên đới với nhau. Mặc dù vẫn đang phát triển và thử nghiệm, khái niệm này đã ảnh hưởng đến các quyết định điều hành và khai thác tài nguyên, đặc biệt là ở Ấn Độ-Châu Á Thái Bình Dương.
(Chuẩn Tướng Neal Sealock)
Cảm ơn Quý vị. Tôi rất vinh dự khi có cơ hội chia sẻ cùng với quý diễn giả ưu tú hôm nay, để trình bày cho quý vị một chủ đề quan trọng cho tương lai Hoa Kỳ: Trung Cộng và thế giới. Tôi dùng một hai thí dụ, như là dàn phóng, cho cuộc thảo luận của chúng ta, qua các câu hỏi và trả lời.
Trung Cộng tuyên bố là họ có chủ quyền hợp pháp, là quốc gia đầu tiên đã khám phá, đặt tên, điều hành và thực thi quyền kiểm soát lãnh thổ đối với các đảo trên Biển Đông. Điều đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của chúng ta [Hoa Kỳ] trong thế kỷ 21, là một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương hòa bình, tự do và cởi mở.
Quý vị hãy xem xét những điều này:
– Hoa Kỳ đã thực hiện hơn 1800 tỷ đô la giao dịch hàng hóa song phương với các nước Indo-Pacific [các nước ven vùng Ấn Độ-Thái Bình dương] trong năm 2017. Và trên 1.3 nghìn tỷ đô la vào tam cá nguyệt 2018.
– Năm 2017, mức đầu tư ngoại quốc trực tiếp từ Hoa Kỳ vào khu vực này đạt 940 tỷ đô la. Nhiều hơn gấp đôi, kể từ 2007.
– Ấn Độ-Thái Bình Dương là nơi có phân nữa 20 nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất.
– Ấn Độ-Thái Bình Dương hiện gồm có trên 1/3 tổng sản lượng GDP toàn cầu. Nơi đây có 60% mức tăng trưởng GDP toàn cầu.
– Đến năm 2030, 65% tầng lớp trung lưu trên thế giới sẽ cư ngụ ở vùng Ấn Độ-Châu Á Thái Bình Dương, đại diện cho một mãi lực lớn vô cùng to lớn.
Theo các số liệu thống kê ở trên, thì khu vực năng động và kinh tế bộc phát mạnh mẽ này sẽ tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong tương lai kinh tế của chúng ta [Hoa Kỳ], trong suốt thế kỷ 21.
Năm thử thách then chốt:
Theo quan điểm của tôi, có 5 thử thách then chốt đe dọa quyền lợi quốc gia quan trọng của Mỹ, trong việc bảo đảm cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương được Tự do và Rộng Mở. Trong khi chúng ta đã đạt được tiến bộ đáng kể trong năm qua, Bắc Hàn sẽ vẫn là một thách thức sẵn có. Tuy nhiên, Trung Cộng tiêu biểu cho mối đe dọa chiến lược dài hạn, lớn nhất, đối với khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở và đối với Hoa Kỳ.
Vì e sợ và vì áp lực kinh tế, nhà cầm quyền Bắc Kinh đang nỗ lực quảng bá “hình thức khác” của Chủ Nghĩa Cộng Sản và Xã Hội Chủ Nghĩa. Trung Cộng cố gắng bẻ cong, phá vỡ, và thay thế Trật Tự Quốc Tế theo các nguyên tắc ràng buộc hiện có. Bắc Kinh tìm cách tạo ra một trật tự thế giới mới do Trung Cộng lãnh đạo, và với những “bản sắc Tàu” — hầu có thể dẫn tới sự phá hoại sự ổn định và hòa bình của Ấn Độ-Thái Bình Dương vốn đã có từ 70 năm qua.
Nga cũng có mặt tại khu vực này. Moscow thường xuyên đóng vai trò là kẻ phá hoại, luôn tìm cách làm suy yếu các quyền lợi của Mỹ, và gây thêm tốn kém cho Hoa Kỳ và đồng minh. Tôi cũng lo ngại về mối đe dọa từ các tổ chức phi quốc gia. Violent Extremist Organizations (VEOs) là một tổ chức cực đoan, bạo động. Nhóm này luôn tìm cách khống chế người dân, cải hóa tư tưởng dân chúng trong khu vực. Họ lập nên một nhóm quần chúng cực đoan quá khích trong vùng. Họ chiếm thành phố Marawi ở miền nam Philippines năm 2017. Thành phố này có hơn 200,000 người Hồi Giáo ISIS cực đoan. Thiên tai và thảm họa nhân tạo là những mối nguy hiểm thường xảy ra trong khu vực.
Chính phủ Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố rằng: Đường chín đoạn mà Trung Cộng và Đài Loan [11 đoạn] vẽ ra để phân định lãnh hải ở Biển Đông, là sai trái với Luật Pháp Quốc Tế. Daniel Russel, cựu phụ tá Bộ trưởng Đông Á và Thái Bình Dương đã điều trần trước Ủy Ban Đối Ngoại của Hạ Viện Hoa Kỳ, nói rằng: “Theo luật pháp quốc tế, việc đòi chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông phải xuất phát từ các đặc điểm đất đai. Việc Trung Cộng sử dụng đường chín đoạn cách nào để đòi hành xử chủ quyền hàng hải, mà không dựa trên các đặc điểm đất đai, thì sẽ không phù hợp với luật pháp quốc tế”.
Theo Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Convention on the Law of The Sea, UNCLOS 1982), đàm phán hồi 70s và 80s, các quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền riêng biệt cho tài nguyên hải sản và khoáng sản, trong các vùng Đặc Quyền Kinh Tế (Exclusive Economic Zone, EEZ), rộng 200 hải lý từ thềm lục địa, hoặc chung quanh các đảo có người cư ngụ.
Các quốc gia trong khu vực quốc tế này cần phải tranh đấu khó khăn hơn bao giờ hết. Khu vực này có 36 quốc gia thuộc 16 múi giờ, chiếm hơn phân nửa dân số thế giới. Nơi đây có 24 trong số 36 “siêu đô thị” trên trái đất. Vùng này chiếm hơn một nửa diện tích bề mặt của thế giới. Ấn Độ-Thái Bình Dương có 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có 7 quân đội lớn nhất. Nơi đây có 5 trong số 7 đối tác của Hoa Kỳ có thoả thuận chung về quốc phòng.
Theo Đô đốc Harry B. Harris Jr., chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, “khoảng 5,300 tỷ đô la thương mại toàn cầu hàng năm phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các tuyến đường biển (như ở Eo biển Malacca và Biển Đông) và (1.2 ngàn tỷ đô la thương mại trên biển này được định sẵn hoặc xuất khẩu từ Hoa Kỳ”. Ngoài ra, “riêng eo biển Malacca đã chứng kiến hơn 25% lượng dầu vận chuyển và 50% lượng khí đốt tự nhiên mỗi ngày“. Ngoài ra, khu vực này dễ bị thiên tai, với các cơn bão, động đất, núi lửa, sóng thần và các sự kiện khác, thể hiện “hơn 60% thảm họa thiên nhiên trên thế giới”. Nói tóm lại, sự thịnh vượng toàn cầu xoay quanh sự ổn định và an ninh của khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương rộng lớn và phức tạp này.
Những động lực về nhân khẩu và kinh tế này có tác động hỗ tương, với tốc độ thay đổi kỹ thuật ngày càng tăng. Càng gia tăng sự phức tạp về chính trị và quân sự ở Ấn Độ – Thái Bình Dương. Có các thay đổi kỹ thuật đáng kể, tạo ra bởi khả năng “không người điều khiển”, huấn luyện robot, trí tuệ nhân tạo, kỹ thuật nano, kỹ thuật sinh học và dữ kiện với số lượng lớn, hiện đang giúp mở rộng sự cạnh tranh quân sự, giữa các đối thủ trong khu vực địa lý này.
Nhiều công cụ kỹ-thuật-mới (hi-tech) này phụ thuộc vào việc sử dụng sự nối kết kỹ thuật digital với 7 tỷ máy điện toán nối vào Internet năm 2016. Theo dự trù, con số này sẽ tăng lên 50 tỷ vào năm 2020. Điều này sẽ làm gia tăng sự nguy hiểm trên không gian điện tử, và sự tùy thuộc vào máy móc kết nối trên không gian.
Sự thay đổi kỹ thuật đang tạo sự lớn mạnh và gia tăng thử thách về an ninh ở vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương, kèm theo những vấn đề rắc rối khó giải quyết nhất thế giới. Các thử thách bao gồm: một Bắc Hàn hiếu chiến đang chia chác kỹ thuật hỏa tiễn với Iran, một Trung Cộng đang phát triển và thách thức những nguyên tắc và tiêu chuẩn quốc tế. Một nước Nga đang trổi dậy hoạt động ở Thái Bình Dương, khiêu khích về quân sự, tiếp tục ủng hộ nguyên tử lực cho Ấn Độ và Pakistan đang xích mích.
Hoạt động của các mạng lưới các tổ chức cực đoan bạo động đang gia tăng, trong các quốc gia đối tác và đồng minh. Có sự bất ổn về chính trị và ngoại giao, từ các thay đổi trong giới lãnh đạo điều hành các quốc gia đồng minh với Hoa Kỳ, và các đối tác quan trọng trong khu vực. Cuộc tập trận lớn của quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương năm 2020 sẽ tập trung vào tình hình có Trung Cộng ở phía Nam, và có thể là Biển Hoa Đông.
Tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Tướng Robert Brown, đã giải thích các phác họa về cuộc tập trận Bảo Vệ Thái Bình Dương năm 2020 tại một hội nghị hồi tháng 3. Trong khi quân đội tập trung vào việc đi tìm sự hợp tác ở Thái Bình Dương, các kế hoạch tập trận có ưu tiên cao, thường tập trung vào bán đảo Triều Tiên.
Cuộc tập trận sẽ diễn ra với một lực lượng quy mô trải ra trên Biển Đông để tăng cường cho lực lượng đã đóng quân ở phía tây Thái Bình Dương, và đang hoạt động tại các quốc gia có hỗ tương quân sự của Mỹ như Philippines và Thái Lan, nhưng cũng có thể kéo tới Malaysia, Indonesia và Brunei.Tướng Brown không đi vào cụ thể của cuộc tập trận, nhưng vùng địa lý của những đơn vị tham dự cùng với Hoa Kỳ tập trung vào các lãnh vực mới, như hỗ trợ của Hải Quân Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động kiểm soát trên biển, nhắm vào việc vô hiệu hóa hạm đội của Trung cộng và các căn cứ quân sự trên các đảo.
Các căn cứ quân sự Trung cộng tại quần đảo Trường Sa cách Philippines, Brunei và Malaysia khoảng 200 hải lý. Indonesia và Malaysia có các điểm tắc nghẽn lưu thông hàng hải, kiểm soát việc tiếp cận trong và ngoài Biển Đông. Lục quân Hoa Kỳ gần đây đã tiến hành một cuộc tập trận chung với Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tiến hành cuộc đột kích và đánh chiếm một hòn đảo nhỏ trong chuỗi đảo Ryukyu của Nhật Bản ở phía tây nam, và cuộc tập trận với quân đội Philippines ở Balikatan, do Philippines tổ chức.
Ngoài việc huấn luyện để chiếm các đảo nhỏ ở Thái Bình Dương, Quân đội Hoa Kỳ cũng sử dụng hỏa tiễn tầm xa và phi pháo có khả năng đánh phá các mục tiêu trên bộ và trên biển. Vào mùa hè năm ngoái, trong cuộc tập trận của Vòng Đai Thái Bình Dương (Pacific Rim), lần đầu tiên quân đội đã bắn hỏa tiễn đánh phá các mục tiêu trên mặt đất và chống chiến hạm. Quân đội Hoa Kỳ đang nghiên cứu các loại phi pháo đạn đạo tầm xa có thể được điều khiển để tấn công các chiến hạm đang di chuyển.
Quân đội Hoa Kỳ đang đối mặt với các thách thức về nguyên tắc và hoạt động. Đặc tính của chiến tranh tiếp tục thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi các nhà lãnh đạo quân sự phải tái củng cố niềm tin cốt lõi. Sự việc này dẫn đến việc thử nghiệm và hoàn thiện các khả năng cũng như nhân lực để bảo toàn lực lượng Hoa Kỳ, sẵn sàng cho các cuộc đụng trận xảy ra hôm nay và ngày mai.
Không còn nghi ngờ gì nữa, bất cứ cuộc đụng trận nào trong tương lai sẽ phức tạp, liên quan đến các hành động trên nhiều lãnh vực, trên bộ, trên không, trên biển, trên không gian và trên mạng, bởi vì nhiều lãnh vực đôi khi diễn ra cùng một lúc. Khái niệm chiến đấu chung lưng của nhiều lực lượng, được sắp xếp mới tinh từ đầu, do Lục Quân và Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ phối hợp, giải quyết chiến trường ngày càng phức tạp với các yêu cầu liên đới với nhau. Mặc dù vẫn đang phát triển và thử nghiệm, khái niệm này đã ảnh hưởng đến các quyết định điều hành và khai thác tài nguyên, đặc biệt là ở Ấn Độ-Châu Á Thái Bình Dương.
(Chuẩn Tướng Neal Sealock)
Không có nhận xét nào