Ngoại Trưởng Đức nhắc Vương Nghị trong buổi họp “lo ngại của Châu Âu đối với Hồng Kông vẫn chưa được giải tỏa” – Hàng bên trái: Ngoại Trưởng Đức Heiko Maas ngoài cùng và phái đoàn ngoại giao Đức, hàng bên phải: Vương Nghị (ngoài cùng) và phái đoàn Trung Cộng (ảnh 1/09/2020)
Nước Mỹ đang vào mùa bầu cử, các hoạt động ngoại giao chỉ cầm chừng hay ngưng đọng vì hầu hết các chính khách lo việc tranh cử. Từ thống đốc tiểu bang đến toàn thể Hạ Viện, một phần ba Thượng Viện và Tổng Thống đều phải bầu lại… ai ở, ai đi khó mà biết được, đều do là phiếu của người dân Mỹ quyết định. Lợi dụng tình hình đó, Trung Cộng tung một đòn ngoại giao qua Châu Âu. Tập Cận Bình cử hai nhà ngoại giao cao nhất của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) là Dương Khiết Trì và Vương Nghị du thuyết Châu Âu để sửa bộ mặt hắc ám bị các quốc gia trên thế giới nghi ngờ và kết tội là thủ phạm gây nên đại dịch virus Vũ Hán trên toàn cầu, nay đã có hàng triệu người thiệt mạng. Cả hai không những “đi không lại về không” mà còn thất bại thê thảm!
Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại giao Trung ương Trung Cộng, một bộ phận hoạch định chiến lược ngoại giao cao nhất của ĐCST. Trong hệ thống tổ chức của ĐCST thì Dương Khiết Trì có vị trí cao hơn và lãnh đạo Bộ Trưởng Ngoại Giao Vương Nghị (Wang Y). Vương Nghị vừa chấm dứt chuyến thăm viếng 8 ngày (24/08 – 01/09) ở Ý, Hà Lan, Na Uy, Pháp và Đức thì Dương Khiết trì tiếp theo đi Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Hai người đến Châu Âu với hai nhiệm vụ khác nhau, nhưng các nhà quan sát quốc tế đánh giá chuyến đi đối ngoại của Bắc Kinh với hai nhân vật cao cấp hàng đầu cùng một vùng địa chính trị trong cùng thời gian là một hiện tượng quan trọng chưa từng thấy trong quá khứ. Họ đi Châu Âu với những mục đích:
– Sửa sang lại bộ mặt của
Trung Cộng đang bị thế giới xa lánh và nghi ngờ về trách nhiệm xử lý đại dịch
virus Vũ Hán,
– Chia rẽ khối Châu Âu (EU) đối với Hoa Kỳ,
– Kêu gọi các nước Châu Âu mua kỹ thuật 5G của Trung Cộng,
– Kêu gọi các nước EU đa phương chống lại chủ trương đơn phương của TT Trump “America
First”.
– Vận động sự ủng hộ cho cuộc họp trực tuyên của Tập Cận Bình tham gia với các
lãnh đạo EU vào ngày 14/9 tới.
Lộ trình Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng của Vương Nghị:
Điểm đến đầu tiên của Vương Nghị là nước Ý, một thành viên duy nhất trong khối G7 tham gia “Vành Đai, Con Dường” (One Belt, One Road) của Trung Cộng đề xướng. Mặc dù được xem như nhà ngoại giao có cảm tình với Bắc Kinh, ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio làn nầy cũng không mấy mặn mà đón rước chính khách Trung Cộng như trước đây. Đặc biệt, ông Maio không nhắc gì đến chuyện 5G. Trong chuyến đi này Bộ Ngoại Giao Trung Cộng có đề nghị muốn gặp Thủ Tướng Ý Giuseppe Conte, nhưng ông Thủ Tướng từ chối. Thủ Tướng Ý là nhân vậy nắm vai trò chủ chốt quyết định là Ý có mua kỹ thuật 5G của Trung Cộng hay không. Như vậy Vương Nghị đến Ý xem như “cưỡi ngựa xem hoa”! Không những thế, lại bị than phiền về Đạo Luật An Ninh Hồng Kông.
Rời nước ý, Vương Nghị đến Hà Lan, người đón tiếp là Thủ tướng Mark Rutte, nhưng ông này chẳng còn uy tín gì với khối Liên Âu (EU) vì ông ta chủ trương giảm tài chính dành cho các nước thành viên EU bị ảnh hưởng bởi đại dịch virus Vũ Hán. Khi gặp ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok vấn đề vi phạm nhân quyền vẫn bám theo Vương Nghị. Chuyện Đạo Luật An Ninh Hồng Kông và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đều được đề cập đến.
Tiếp đến là Vương Nghị sang thăm Na Uy (Norway) một thành viên khối NATO nhưng không gia nhập Liên minh Châu Âu (EU). Na Uy vẫn dùng đồng tiền Krone chứ không dùng đồng Euro. Tại Na Uy, Vương Nghị vuốt ve quan hệ “bình thường hóa” với Nauy vốn đã bị sứt mẻ khi Bắc Kinh phản đối gay gắt Ủy Ban Giải Nobel Hòa Bình trao thưởng cho nhà đối lập Lưu Hiểu Ba vào năm 2010.
Sau đó Vương Nghị đến Paris, ở
đây được Tổng Thống Macron đón tiếp niềm nở. Nhưng tay phải của Macron bắt
tay thân thiện với Vương Nghị thì tay trái cầm roi phết vào lưng Trung Cộng, đó
là chuyện gần đây Pháp đã kín đáo cho Đài Loan mở văn phòng đại diện thứ hai ở
tỉnh Aix-en-Provence nước Pháp. Về kỹ thuật 5G, Vương Nghị chẳng làm ăn được gì
khi Tổng Thống Macron đã nhẹ nhàng từ chối khéo “không có chuyện giao hệ thống
trang thiết bị tế nhị (ý nói 5G) cho những công ty ngoài Châu Âu”. Tại Paris,
Vương Nghị cũng được sự đón tiếp ân vần của ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le
Drian. Dù đón tiếp ngoại giao niềm nở nhưng khi Vương Nghị gặp TT Macro và ngoại
trưởng Drian đều nêu vấn đề “Luật An Ninh Hồng Kông và đàn áp người Duy Ngô Nhĩ
tại Tân Cương”.
Tệ nhất là khi Vương Nghị bị báo chí chất vấn bí lối, đã rút bùa hộ mạng với luận
điệu của các “chiến binh sói” thường nói trên TV của Trung Cộng là “Hồng Kông
và Tân Cương là chuyện nội bộ của Trung Quốc”. Hơn nữa, Vương Nghị đưa ra con số
mà ai cũng biết là không thật như “70% dân Hồng Kông ủng hô Đạo Luật An Ninh Hồng
Kông” – những điều dối trá trắng trợn này làm gia tăng nghi ngờ của người Châu
Âu vốn có truyền thống tự do và muốn biết sự thật.
Khi Vương Nghị vừa về nước thì lại bị Tổng Thống Pháp đánh thêm một đòn khá nặng vào ngày 06/09/2020. Trong một bức thư gửi cho một dân biểu Pháp thuộc nhóm 30 người đã ký vào một lá thư tố cáo Trung Cộng đàn áp người Duy Ngô Nhĩ tại vùng Tân Cương, tổng thống Macron đã khẳng định rằng ông lên án với một thái độ “kiên quyết nhất” – “hệ thống đàn áp” mà Bắc Kinh sử dụng nhắm vào thiểu số Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, xem đó là một điều “không thể chấp nhận được”.
TT Pháp Macron (T) bắt bắt tay Vương Nghị (P) trong mùa đại dịch virus Vũ HánChặn cuối cùng của Vương Nghị là nước Đức, quốc gia đứng đầu khối EU, tại đây Vương Nghị bị thất bại ngoại giao nhục nhã chưa từng thấy trên trường ngoại giao của Trung Cộng từ trước đến nay.
Không được bà Thủ Tướng Đức Angela Markel tiếp đón. Bộ trưởng ngoại giao Heiko Maas tiếp Vương Nghị, trước đó ông Maas đã nhận được cảnh cáo của ba dân biểu đại diện ba chính đảng tại Đức ký thư chung kêu gọi ngoại trưởng Heiko Maas đừng để Trung Cộng “lợi dụng làm công cụ”.
Vương Nghị chẳng biết ất giáp gì về lá thư đó? Với thói quen trịch thượng cho “ta là nước lớn”, “cường quốc kinh tế thứ hai” đã lên mặt hăm dọa ông Milos Vystrcil chủ tịch Thượng Viện Cộng Hòa Séc “phải trả giá rất đắt” vì ông Vystrcil đã hướng dẫn một phái đoàn hùng hậu 90 người đi thăm Đài Loan 5 ngày.
Đứng cạnh Vương Nghị trong cuộc họp báo chung, Ngoại trưởng Heiko Maas lập tức phản bác trước các cơ quan truyền thông quốc tế và cộng đồng thế giới rằng “chúng tôi là những người Châu Âu hành động trong sự hợp tác chặt chẽ”. Ngoại Trưởng Maas yêu cầu Vương Nghị tôn trọng, và nhấn mạnh “những lời đe dọa không phù hợp ở đây”. Ông Maas cũng khẳng định Châu Âu sẽ không trở thành “món đồ chơi” trong cuộc cạnh tranh Trung – Mỹ.
Ngoại trưởng Heiko Maas dạy cho Vương Nghị cần thay đổi cách đối xử với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Ông Maas còn nói thêm rằng “rất hoan nghênh nếu Trung Cộng cho quan sát viên Liên Hiệp Quốc đến các trại” ở vùng tự trị này, nơi đó có các trại mà Bắc Kinh gọi là trung tâm huấn nghệ, nhưng cộng đồng quốc tế coi là “trại tù cải tạo”.
Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị và Ngoại Trưởng Đức Heiko Maas trong cuộc họp bào tại Đức (1/09/2020)Lời tuyên bố của ngoại trưởng Heiko Maas được các đồng nghiệp đến từ nước Pháp, Slovakia và nhiều nước Châu Âu khác nhanh chóng lên tiếng ủng hộ.
Về kỹ thuật 5G, từ lâu Đức chần chờ chưa có quyết định dứt khoát. Chắc chắn Đức là thành viên khối NATO phải chia sẻ tin tức an ninh tình báo với đồng minh một cách chặt chẽ. Khi Mỹ và Anh hai đầu tàu trong Liên minh NATO đã dứt khoát đoạn tuyệt với 5G của Hoa Vi và các công ty Trung Cộng vì lý do an ninh, nước Pháp cũng từ chối khéo “chỉ dùng kỹ thuật 5G của các nước Châu Âu”, thì nước Đức sớm muộn cũng không dùng kỹ thuật 5G của Trung Cộng, đặc biệt trong kỹ nghệ quốc phòng sẽ gặp rắc rối cho an ninh của khối NATO. Hơn nữa, Hiện nay Đức đồng ý với Pháp là ủng hộ chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở” tại Biển Đông do Mỹ đề xướng nên việc Trung Cộng cung cấp kỹ thuật 5G cho Đức là một chuyện khó xẩy ra.
Vương Nghị du thuyết một vòng 5 nước Châu Âu, ở đâu cũng bị chỉ trích về đạo luật “Đạo Luật An Ninh Hồng Kông” và “đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương” một vài nơi đặt vấn đề “xâm lăng Biển Đông” thay vì đi du thuyết để tạo thêm bạn bè, đàng này chuyến du thuyết của Vương nghị qua 5 nước ở Châu Âu hoàn toàn thất bại một cách thê thảm. Không rửa được bộ mặt của Trung Cộng mà trái lại còn làm cho bộ mặt lem luốc thêm!
Từ đại dịch virus Vũ Hán, bộ
mặt thật của Trung Cộng đã hiện rõ bản chất tồi tệ của một “chế độ độc tài toàn
trị phi nhân tính”. Các quốc gia phương Tây bất bình trước cảnh Trung Cộng lợi
dụng cơ hội đại dịch để kinh doanh từng khẩu trang, từng cái máy thở trên xác
chết của nhân loại một cách vô đạo đức… Thế mà trên truyền hình và báo chí
Trung Cộng ngày đêm ra rả một cách trơ trẽn cho đó là hành vi nhân đạo của một
nước lớn có trách nhiệm?!
Sự tuyên truyền không lấn áp được bản chất bóc lột phi nhân của một nước Cộng Sản
bá quyền. Thêm nữa, hễ mà nước nào, chính trị gia nào, hoặc báo chí nào của
Tây Phương nói lên sự thật thì lập tức cả một binh đoàn dư luận viên tầm
vóc quốc gia như Hoàn Cầu Thời Báo, Phát Ngôn Viên và Bộ Ngoại Giao của Trung Cộng
dùng danh từ “chiến binh sói lang” với lời lẽ lỗ mãng để tấn công đối phương…
làm cho thế giới xấu hổ xa lánh.
Những lời “tuyên truyền đường mật” của Trung Cộng nay đã “hết linh ứng” và bị tác dụng ngược. Trên chính trường quốc tế, những nhà ngoại giao Tây Phương vốn lịch lãm nay những ngôn từ ngoại giao đã nhường chỗ cho sự chỉ trích, nói thẳng khi đối diện với quan chức Trung Cộng. Điều đó đã được chứng minh tại Đức một nước văn minh, có nền ngoại giao truyền thống mà bộ trưởng Heiko Maas đã thể hiện hành động cứng rắn đốp chát vào vào mặt Vương Nghị. Thật là xấu hổ cho con cháu Đại hán lắm thay!
Nếu nói rằng chuyến đi của Vương Nghị để trắc nghiệm nước Châu Âu đối sử với Trung Cộng ra sao sau những tai tiếng xử lý đại dịch virus Vũ Hán… Thì Trung Cộng đã bị Châu Âu quay mặt và không còn một niềm tin nào đối với một nước có nền kinh tế thứ hai toàn cầu và đang nắm “chuỗi cung ứng” trên thế giới hiện nay.
Dương Khiết Trì đi Hy Lạp, Tây Ban Nha và Phần Lan
Dương Khiết Trì thăm ba nước Châu Âu
Suốt chuyến du thuyết của Vương Nghị, cả Bộ Chính Trị ĐCST ở Bắc Kinh dán mắt vào màng hình TV để “rút kinh nghiệm” (danh từ Cộng sản thường dùng). Chắc chắn từ Tập Cận Bình đến các thành viên Bộ Chính Trị Trung Cộng ở Bắc Kinh đều nhận ra rằng chuyến du thuyết của Vương Nghị hòn toàn thất bại. Bắc Kinh liền cử người cao cấp hơn là Dương Khiết Trì lập tức lên đường.
Dương Khiết Trì (DKT) cũng là một tên hồ đồ có thừa, trong chuyến đi thăm Việt Nam vào năm 2014, khi về thì DKT bậc đèn xanh cho người viết trên Hoàn Cầu Thời Báo với lời lẽ hỗn xược và ngạo mạn “kêu gọi đàn con hoang trở về”, tại hội nghị ASEAN năm 2010 Dương Khiết Trì đã tuyên bố “Trung Quốc một nước lớn đó là thực tế” (ý của DKT cho rằng ta là nước lớn có quyền chèn ép nước nhỏ)…
Với bản chất xấc xược của một con người ngạo mạn mang tính Đại Hán bá quyền như vậy, cho nên Dương Khiết Trì không đi làm nhiệm vụ du thuyết mà làm thực dân mới.
DKT đi đến Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, là ba nước mà Trung Cộng đã đặt những cơ sở hạ tầng, ba quốc gia này ít nhiều cũng đã trong vòng “bẫy nợ” của Trung Cộng.
Hải Cảng Piraeus tại Hy Lạp là một trong những hải cảng lớn nhất do Trung Cộng kiểm soát sau những lần thương lượng với những khoản viện trợ hoặc cho Hy Lạp vay tiền trong cuộc khủng hoảng kinh tế của Hy Lạp vào những năm qua. Không biết rồi đây Hy Lạp có lâm vào trường hợp như Sri lanka đã nhượng cho Trung Cộng thuê 99 năm vì không có tiền trả nợ vay nặng lãi hay không ?
Tại Tây Ban Nha, Trung Cộng có thể kiểm soát các hải cảnh lớn ở Valencia, Bilbao và Barcelona do công ty China Ocean Shipping chiếm giữ 51% cổ phần của Noatum Port Holdings. Với khẩu phần hơn quá bán, sẽ là cơ hội cho Trung Cộng quyền kiểm soát ba bến cảng lớn của Tây Ban Nha.
Ở Bồ Đào Nha, Trung Cộng đang ấp ủ kế hoạch xây dựng một hải cảng container mới ở Sines, đó là hải cảng cảng gần nhất giữa Châu Âu với kênh đào quốc tế Panama.
Dù đại dịch virus Vũ hán, người dân Châu Âu cũng tập trung đông đảo biểu tình chống Trung Cộng nhân chuyến thăm của Vương Nghị
Trước đại dịch Virus Vũ Hán, thì những nước này làm ăn gần gũi với Trung Cộng, nay qua bộ mặt thật sau đại dịch Virus Vũ Hán Trung Cộng sợ mất đi những hải cảng quan trọng này nên Dương Khiết Trì đến để ca “bài ca con cá” nhằm giữ những cảng biển đã có từ trước để thực hiện chiến lược xâm lăng “Vành Đai, Con Đường”.
Sự đón nhận nồng nhiệt “chuỗi cung ứng” từ Trung Cộng trong những năm gần đây không còn nồng nhiệt đối với các nước Châu Âu nữa. Tất cả các hàng cung cấp đều nằm trong tầm hoạt động của “Made In China 2025” và “Vành Đai, Con Đường”. Hàng hóa của “chuỗi cung ứng” sản xuất bởi những công ty quốc doanh hoặc quốc doanh trá hình của Trung Cộng. Các nước Châu Âu càng ngày càng hoài nghi rằng giao thương với Trung Cộng không còn là thuần túy về mặt kinh tế mà kèm theo một ẩn số chính trị thiếu minh bạch của Bắc Kinh. Bề ngoài các nước Châu Âu vẫn kín suy nghĩ của mình, nhưng đã bắt đầu giới hạn dần sự giao dịch với Trung Cộng. Sau đại dịch virus Vũ Hán, các nước trong khối Liên Âu đã thấy bộ mặt thật của Trung Cộng nên có một thái độ dứt khoát hơn.
Liên Âu là một khối các nước không đồng nhất. Dù thế, với những nỗ lực lập thành lập khối Liên Âu (EU – European Union) thì đó là một thực thể chính trị, tạo nên thế kiềng ba chân trên thế giới hiện nay Mỹ – EU – Trung Cộng. Nhìn vào cách hành xử của một số nước trụ cốt của khối EU đối với Vương Nghị vừa qua, cho thấy rằng đây là cơ hội bằng vàng để Mỹ siết chặt hơn nữa với khối EU vốn có những hục hặc trong mấy năm gần đây. Vùng đất có truyền thống chính trị dân chủ, có nền kinh tế thị trường minh bạch, đã chịu nhiều cưu mang của Mỹ từ Đệ I, Đệ II thế chiến và nay là một đồng minh NATO tin cậy. Với những điều thuận lợi như vậy mà Mỹ để EU bổ về Trung Cộng thì một điều đáng trách, nếu không nói là đáng chê: Mỹ sẽ khó thắng Trung Cộng trong cuộc đọ sức hiện nay khi khối EU cứ đứng lưng khừng ở giữa!
Nếu chính quyền Hoa Kỳ nhận ra rằng Trung Cộng là kẻ thù nguy hiểm nhất, thì việc bắt tay với EU mới có cuộc chiến thắng nhất định.
Hoa Kỳ ngày 13 tháng 9 năm
2020
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Không có nhận xét nào