Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) muốn “hồi sinh” sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch”.
JVE đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử – văn hoá – tâm linh |
Truyền thông nhà nước vừa cho biết công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) có công văn gửi giới hữu trách Hà Nội đề xuất “hồi sinh” sông Tô Lịch.
JVE mong muốn cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch”, nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
Các giải pháp tổng thể được JVE đưa ra là thu gom nước thải, cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải, xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối, xử lý tầng bùn đáy, xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông, thoát nước chống ngập khi mưa bão, bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; vấn đề phát triển du lịch,…
JVE sẽ tổ chức hội thảo, mời các chuyên gia
cùng tham vấn ý kiến về dự án trong thời gian tới.
Trước đó, hồi tháng 5/2019, JVE từng thí điểm làm sạch một góc hồ Tây và một đoạn sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano – Bioreactor, kết quả ban đầu được đánh giá là rất khả quan.
Tuy nhiên, vào hôm 9/7, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã mở cửa xả hơn 1,5 triệu m3 nước từ hồ Tây ồ ạt đổ vào sông Tô Lịch, khiến công sức của các chuyên gia Nhật Bản làm trong gần 2 tháng qua, bị cuốn trôi.
Các chuyên gia Nhật phải làm lại từ đầu và cần thời gian trên 1 tháng để kích hoạt trở lại hệ vi sinh vật có lợi.
Đáng chú ý, lãnh đạo Hà Nội từng có kết luận rằng trong quá trình thực hiện, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Môi trường Nhật Bản (JEBO) và Công ty JVE đã không tuân thủ yêu cầu của thành phố,…; yêu cầu JEBO và JVE phải gửi Sở Xây dựng Hà Nội các hồ sơ, tài liệu chứng minh năng lực,…
Đến hôm 16/6/2020, ông Hoàng Cao Thắng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội nói với báo chí trong nước rằng, “cho đến nay chúng tôi không nhận được phản hồi và JVE cũng không liên hệ. Chúng tôi hiểu là công ty đã từ bỏ”.
Phản hồi lại, JVE khẳng định, “chúng tôi chưa từng có phát ngôn hay có công văn nào nói rằng chúng tôi từ bỏ việc xử lý ô nhiễm, cải tạo sông Tô Lịch”.
JVE cũng cho rằng, ông Thắng không phải là “người phát ngôn” thay JVE. Còn thông tin tài liệu liên quan mà các cơ quan của Hà Nội yêu cầu, là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên các chuyên gia Nhật Bản chưa thể nhập cảnh vào Việt Nam và tiến hành các nội dung như đã đề cập.
JVE còn muốn cải tạo sông Tô Lịch thành một khu tham quan du lịch đẹp và ý nghĩa như dòng suối Cheonggyecheon giữa lòng Thủ đô Seoul, Hàn Quốc.
https://trithucvn.org
Không có nhận xét nào