Ông Yoshihide Suga.
Võ Thái Hà tóm lược
Ông Yoshihide Suga trở thành tân thủ tướng Nhật
Quốc hội Nhật hôm 16/9 đã bỏ phiếu bầu ông Yoshihide Suga làm tân thủ tướng đầu tiên trong vòng gần tám năm, theo Reuters.
Ông Suga, 71 tuổi, là cánh tay phải kỳ cựu của người tiền nhiệm Shinzo Abe, vốn từ chức vì lý do sức khỏe. Ông Suga trở thành lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đầu tuần này.
Tin cho hay, tân thủ tướng tuyên bố sẽ theo đuổi nhiều trong số các chính sách của ông Abe, đồng thời thúc đẩy các cải cách về cơ cấu.
Theo Reuters, ông Suga sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có COVID-19, kinh tế suy thoái và dân số già đi nhanh chóng.
Ngoài ra, ông cũng phải đối phó với mối quan hệ mang tính đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời sẽ phải gây dựng quan hệ với người đắc cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới cũng như duy trì mối bang giao với Bắc Kinh.
Theo Reuters, khoảng một nửa các thành viên trong tân nội các có gốc gác từ chính quyền của ông Abe. Chỉ có hai quan chức là phụ nữ và độ tuổi trung bình, gồm cả ông Suga, là 60.
Mỹ trừng phạt một công ty Trung Quốc vì một dự án khả nghi ở Cam Bốt
Quan hệ Mỹ -Trung tiếp tục khuấy động vì các đòn trừng phạt nhau. Ảnh minh họa. REUTERS - Aly Song
Chính quyền Hoa Kỳ vào hôm qua, 15/09/2020 đã đưa vào danh sách đen một tập đoàn Trung Quốc đang tham gia xây dựng một sân bay, hải cảng và khu du lịch ở Cam Bốt. Lý do được Mỹ đưa ra là công trình này được xây dựng trên đất tịch thu của người dân và có nhiều báo cáo « đáng tin cậy » về việc công trình này có thể phục vụ cho
Trong một bản thông cáo, bộ Tài Chính Mỹ cho biết, thực thể bị trừng phạt là tập đoàn phát triển bất động sản Union Development Group (UDG), đang xây dựng khu du lịch phức hợp Dara Sakor ở tỉnh duyên hải Koh Kong, Cam Bốt, một dự án bao gồm một sân bay có phi đạo đủ sức đón nhận các loại phi cơ lớn nhất trên thế giới, cũng như một cảng nước sâu.
Tập đoàn Trung Quốc gọi đó là dự án phát triển khu vực lớn nhất trong sáng kiến " Một vành đai một con đường" do Bắc Kinh khởi xướng, với tổng trị giá lên đến khoảng 3,8 tỷ đô la.
Bộ Tài Chính Mỹ còn tố cáo việc UDC là một tập đoàn Nhà nước Trung Quốc, nhưng đã từng đăng ký giả mạo thành một công ty Cam Bốt để chiếm dụng đất cho công trình.
Hiệu trưởng tự tử phản đối việc Trung Quốc ra lệnh hủy bỏ dạy chữ Mông Cổ, học sinh khóc thương cô
Hiệu trưởng trường tiểu học Mông Cổ ở thành phố Erenhot, Nội Mông, đã tự tử tại nhà vào chiều 13/9 nhằm phản đối chính quyền Trung Quốc cưỡng chế hủy bỏ dạy chữ Mông Cổ.
Theo thông tin từ trang Soundofhope, bà hiệu trưởng vừa từ chức sau khi chính quyền Trung Quốc buộc các trường học Mông Cổ ở Nội Mông phải hủy bỏ việc dạy ngôn ngữ Mông Cổ, thay vào đó các trường ở đây phải dạy học bằng tiếng Hán. Đây là một vụ tự tử thương tâm khác sau cái chết của cô Surnaa, 33 tuổi, viên chức người Mông Cổ của chi bộ ĐCSTQ ở khu vực tây nam Nội Mông. Cô đã nhảy xuống từ tòa nhà chung cư của mình tự tử vào sáng 4/9 nhằm phản đối việc xóa bỏ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Bi kịch nối tiếp bi kịch.
Trước việc chính quyền Trung Quốc buộc hủy bỏ việc dạy tiếng Mông Cổ ở Nội Mông đã khiến hàng chục nghìn học sinh và phụ huynh ở nhiều nơi ở khu vực này đứng lên biểu tình và nghỉ học, và đây là sự việc được xem là hiếm thấy. Họ đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp một cách thô bạo. Đã có 5 vụ tự tử chỉ trong vòng hai tuần.
Nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự tiếc thương trước cái chết của nữ hiệu trưởng và lên
Trung Quốc hết lợi thế, nhiều công ty Đài Loan quay về quốc đảo đầu tư
Taiwan News cho hay, vì Trung Quốc gặp khó trong cuộc thương chiến với Mỹ nên các công ty Đài Loan đã rời Đại lục quay về kinh doanh tại quê nhà với khoản đầu tư lên tới 1.890 nghìn tỷ Đài tệ (64 tỷ USD) và tạo ra hơn 90.000 việc làm trong vòng chưa đầy hai năm qua.
Trong bài phát biểu với tiêu đề “Hướng tới thời kỳ hậu đại dịch, những thách thức và cơ hội kinh tế của Đài Loan” trước các thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ vào ngày 9/9 , Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đài Loan, Vương Mỹ Hoa, nói rằng nhà sản xuất máy tính Quanta Computer Inc. là một ví dụ điển hình về một trong số những công ty Đài Loan từ Trung Quốc quay trở về đầu tư tại quê nhà.
Ông Vương cho biết sau khi chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc về lại Đài Loan, chi phí trên mỗi sản phẩm của Quanta Computer Inc. chỉ tăng 1 Đài tệ.
Kể từ tháng 1/2019, chính phủ Đài Loan đã đưa ra một số ưu đãi nhằm thu hút các công ty Đài Loan quay trở lại đầu tư ở quê nhà với các dịch vụ tùy chọn, ưu đãi thuế và các chính sách nhằm giảm bớt “năm sự thiếu hụt” – “đất đai, điện, nước, lao động và nhân tài”.
Trung Quốc bắt giữ 130 người ở Nội Mông vì phản đối chính sách ngôn ngữ
Chính quyền ĐCS Trung Quốc đã bắt giữ 130 người liên quan đến các cuộc biểu tình gần đây tại Khu tự trị Nội Mông chống lại chính sách giáo dục bắt buộc bằng tiếng Hán trong trường tiểu học và trung học.
Từ đầu tháng 9, chính quyền Trung Quốc đã đề ra quy định mới trong việc dạy học ở Khu tự trị Nội Mông. Theo đó, tất cả các trường sẽ dạy ba môn học: ngôn ngữ và văn học Trung Quốc; đạo đức và pháp luật; và lịch sử hoàn toàn bằng tiếng Quan Thoại thay vì tiếng Mông Cổ từ năm 2022, đồng thời chuyển sang dùng sách giáo khoa tiếng Quan Thoại. Mặc dù các trường học đã có một số chương trình giáo dục bằng tiếng Quan Thoại, chính sách mới này sẽ làm tăng thêm thời lượng lớp học bằng ngôn ngữ chuẩn (tiếng Quan Thoại).
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh sau đó tuyên bố rằng: “Quyền và nghĩa vụ của mọi công dân là học và sử dụng cách viết và nói bằng ngôn ngữ chung của quốc gia.”
Quy định mới của chính quyền Trung Quốc đã kích hoạt hàng loạt các vụ biểu tình phản đối. Theo AFP, nhiều phụ huynh đã giữ con cái của họ ở nhà không cho đến trường; hàng vạn người Mông Cổ đã tham gia biểu tình hoặc tẩy chay trường học.
Còn theo Trung tâm Thông tin Nhân quyền Nam Mông Cổ đặt tại Mỹ, nhiều người đã tự sát trong các cuộc biểu tình. Ngoài ra, việc bắt giữ tùy tiện, các vụ mất tích và quản thúc tại gia đang lan rộng. Những người bị bắt không chỉ là người bất đồng chính kiến nổi tiếng và các thành viên gia đình họ, mà còn có các nhà văn, nhà hoạt động và cư dân mạng.
Vương Nghị lại bị dân Mông Cổ đuổi về nước
Những người biểu tình tham gia một cuộc tuần hành phản đối những thay đổi của Trung Quốc đối với chương trình giảng dạy ở trường học, loại bỏ tiếng Mông Cổ khỏi các môn học chính ở Nội Mông. Cuộc biểu tình diễn ra ở Ulaanbaatar, Mông Cổ ngày 1/9/2020. (Ảnh: Reuters / B. Rentsendorj).
Hôm qua (ngày 15/9), hàng trăm người dân ở Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ, đã xuống đường kháng nghị phản đối chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng kiêm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị, lên án chính sách “diệt chủng văn hóa Nội Mông” của Bắc Kinh.
Nhóm người biểu tình đã tập trung tại quảng trường Sukhbaatar trước Cung điện Chính phủ Mông Cổ hô vang khẩu hiệu: “Bảo vệ tiếng mẹ đẻ của chúng tôi”, “Vương Nghị cút đi!”, theo RTI.
Chính phủ Mông Cổ cho đến nay vẫn chưa đưa ra bình luận liên quan.
H&M cắt quan hệ với nhà cung cấp Trung Quốc trước cáo buộc lao động cưỡng bức
Tập đoàn thời trang khổng lồ của Thụy Điển H&M hôm thứ Ba (15/9) cho biết họ đã chấm dứt mối quan hệ với một nhà sản xuất sợi Trung Quốc vì có nguy cơ liên quan tới “lao động cưỡng bức” tại Tân Cương.
Nhà bán lẻ thời trang nêu rõ rằng họ không làm việc với bất kỳ nhà máy may mặc nào trong khu vực và sẽ không còn mua bông (cotton) từ Tân Cương, khu vực trồng bông lớn nhất Trung Quốc.
Trước đó, một báo cáo của Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Úc (ASPI) được công bố vào tháng 3 đã chỉ ra rằng H&M là một trong những đơn vị thụ hưởng trong chương trình chuyển giao lao động cưỡng bức tại nhà máy sản xuất sợi nhuộm Huafu ở An Huy, nơi bị cáo buộc có sử dụng lao động ép buộc từ Tân Cương.
Tuy nhiên, H&M cho biết trong một tuyên bố rằng họ chưa bao giờ có mối quan hệ với nhà máy ở An Huy, cũng như các hoạt động của Huafu ở Tân Cương.
H&M đã thừa nhận rằng họ có “mối quan hệ kinh doanh gián tiếp với một nhà máy” ở Thượng Ngu, tỉnh Chiết Giang, trực thuộc Huafu Fashion.
“Mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy lao động cưỡng bức ở nhà máy Shangyu, nhưng cho đến khi chúng tôi hiểu rõ hơn về các cáo buộc lao động cưỡng bức, chúng tôi đã quyết định loại bỏ mối quan hệ kinh doanh gián tiếp của chúng tôi với Huafu Fashion Co ở bất kể khu vực nào trong thời gian 12 tháng tới,” H&M tuyên bố.
Trung Quốc ‘thị uy’, phóng tên lửa qua bầu trời Đài Loan
Truyền thông nhà nước Trung Quốc loan báo rằng nước này đã bắn một quả tên lửa Long March “bay qua bầu trời Đảo Đài Loan, Trung Quốc”.
Theo một bài đăng trên trang China 航天 (Không quân Trung Quốc) của mạng xã hội Weibo hôm thứ Hai (14/9), Trung Quốc đã lên kế hoạch tổ chức vụ phóng tên lửa thứ hai trên biển vào khoảng 9h20 sáng hôm nay (15/9). Trang này tuyên bố rằng một quả tên lửa Long March-11 HY2 sẽ khai hỏa tại Hoàng Hải mang theo chín vệ tinh viễn thám dòng Jilin-1 Gaofen-03 vào quỹ đạo đồng bộ Mặt trời dài 535 km.
Bài đăng cho biết tên lửa sẽ sử dụng phương pháp “một mũi tên mang chín ngôi sao” khi tên lửa “bay qua bầu trời đảo Đài Loan, Trung Quốc”. Thông báo cũng bao hàm một bản đồ mô phỏng quỹ đạo tên lửa, cho thấy tên lửa phóng từ một vị trí ở Hoàng Hải và bay thẳng về phía nam qua trung tâm Đài Loan trước khi đi qua Kênh đào Ba Sĩ, bay qua Philippines, rồi qua Biển Đông, bang Sabah của Malaysia, tiếp đến là Kalimantan của Indonesia rồi đến Đông Java.
Theo tờ China News của chính quyền Bắc Kinh, tên lửa được phóng lúc 9:32 sáng, giờ Bắc Kinh (8:32 giờ Việt Nam). Tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận khác của của ĐCSTQ – đã khen ngợi vụ phóng này là “vụ phóng không gian thương mại trên biển đầu tiên của Trung Quốc”.
Phản ứng trước vụ việc, Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố:
“Trước những diễn biến liên quan, các đơn vị tình báo, giám sát và trinh sát chung của quân đội đã tiến hành đánh giá đầy đủ tình hình và đưa ra các biện pháp thích hợp”.
Ấn Độ: Quân đội Trung Quốc đặt mạng cáp quang liên lạc tại các điểm nóng biên giới
Gần đây, hai quan chức Ấn Độ tiết lộ rằng, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đặt mạng cáp quang tại các điểm nóng biên giới ở Tây Himalaya giáp ranh Ấn Độ, khiến giới chức Ấn Độ nâng cao cảnh giác.
Các quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết, những mạng cáp quang này đã được phát hiện ra ở phía Nam của hồ Pangong Tso, Ladakh, Himalaya, nó có thể là đường dây cung cấp phương thức liên lạc an toàn cho quân tiền tuyến với các căn cứ hậu phương của Trung Quốc.
Quân đội ĐCSTQ đang đặt mạng cáp quang tại điểm nóng ở biên giới ở phía tây Himalaya và Ấn Độ (ảnh chụp màn hình Taiwan News dẫn từ Associated Press).
Quan chức Ấn Độ đầu tiên cung cấp thông tin cho biết, phía Ấn Độ lo lắng nhất chính là việc Trung Quốc hạ đặt mạng cáp quang. Và thông tin chính xác cho thấy, quân đội ĐCSTQ đã đặt mạng cáp quang với tốc độ nhanh ở phía nam hồ Pangong Tso.
Quan chức này cũng nói rằng, các nhà chức trách đã cảnh giác với những hoạt động này sau khi quan sát thấy những đường cát bất thường xuất hiện ở sa mạc phía nam hồ Pangong Tso trên ảnh chụp vệ tinh. Các đường dây này được các chuyên gia Ấn Độ nhận định là đường dây mạng thường được bố trí trong chiến hào (hầm trú ẩn). Điều này cũng đã được các cơ quan tình báo nước ngoài xác nhận.
Ông Yoshihide Suga trở thành tân thủ tướng Nhật
Quốc hội Nhật hôm 16/9 đã bỏ phiếu bầu ông Yoshihide Suga làm tân thủ tướng đầu tiên trong vòng gần tám năm, theo Reuters.
Ông Suga, 71 tuổi, là cánh tay phải kỳ cựu của người tiền nhiệm Shinzo Abe, vốn từ chức vì lý do sức khỏe. Ông Suga trở thành lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đầu tuần này.
Tin cho hay, tân thủ tướng tuyên bố sẽ theo đuổi nhiều trong số các chính sách của ông Abe, đồng thời thúc đẩy các cải cách về cơ cấu.
Theo Reuters, ông Suga sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có COVID-19, kinh tế suy thoái và dân số già đi nhanh chóng.
Ngoài ra, ông cũng phải đối phó với mối quan hệ mang tính đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, đồng thời sẽ phải gây dựng quan hệ với người đắc cử tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11 tới cũng như duy trì mối bang giao với Bắc Kinh.
Theo Reuters, khoảng một nửa các thành viên trong tân nội các có gốc gác từ chính quyền của ông Abe. Chỉ có hai quan chức là phụ nữ và độ tuổi trung bình, gồm cả ông Suga, là 60.
Mỹ trừng phạt một công ty Trung Quốc vì một dự án khả nghi ở Cam Bốt
Quan hệ Mỹ -Trung tiếp tục khuấy động vì các đòn trừng phạt nhau. Ảnh minh họa. REUTERS - Aly Song
Chính quyền Hoa Kỳ vào hôm qua, 15/09/2020 đã đưa vào danh sách đen một tập đoàn Trung Quốc đang tham gia xây dựng một sân bay, hải cảng và khu du lịch ở Cam Bốt. Lý do được Mỹ đưa ra là công trình này được xây dựng trên đất tịch thu của người dân và có nhiều báo cáo « đáng tin cậy » về việc công trình này có thể phục vụ cho
Trong một bản thông cáo, bộ Tài Chính Mỹ cho biết, thực thể bị trừng phạt là tập đoàn phát triển bất động sản Union Development Group (UDG), đang xây dựng khu du lịch phức hợp Dara Sakor ở tỉnh duyên hải Koh Kong, Cam Bốt, một dự án bao gồm một sân bay có phi đạo đủ sức đón nhận các loại phi cơ lớn nhất trên thế giới, cũng như một cảng nước sâu.
Tập đoàn Trung Quốc gọi đó là dự án phát triển khu vực lớn nhất trong sáng kiến " Một vành đai một con đường" do Bắc Kinh khởi xướng, với tổng trị giá lên đến khoảng 3,8 tỷ đô la.
Bộ Tài Chính Mỹ còn tố cáo việc UDC là một tập đoàn Nhà nước Trung Quốc, nhưng đã từng đăng ký giả mạo thành một công ty Cam Bốt để chiếm dụng đất cho công trình.
Hiệu trưởng tự tử phản đối việc Trung Quốc ra lệnh hủy bỏ dạy chữ Mông Cổ, học sinh khóc thương cô
Hiệu trưởng trường tiểu học Mông Cổ ở thành phố Erenhot, Nội Mông, đã tự tử tại nhà vào chiều 13/9 nhằm phản đối chính quyền Trung Quốc cưỡng chế hủy bỏ dạy chữ Mông Cổ.
Theo thông tin từ trang Soundofhope, bà hiệu trưởng vừa từ chức sau khi chính quyền Trung Quốc buộc các trường học Mông Cổ ở Nội Mông phải hủy bỏ việc dạy ngôn ngữ Mông Cổ, thay vào đó các trường ở đây phải dạy học bằng tiếng Hán. Đây là một vụ tự tử thương tâm khác sau cái chết của cô Surnaa, 33 tuổi, viên chức người Mông Cổ của chi bộ ĐCSTQ ở khu vực tây nam Nội Mông. Cô đã nhảy xuống từ tòa nhà chung cư của mình tự tử vào sáng 4/9 nhằm phản đối việc xóa bỏ ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Bi kịch nối tiếp bi kịch.
Trước việc chính quyền Trung Quốc buộc hủy bỏ việc dạy tiếng Mông Cổ ở Nội Mông đã khiến hàng chục nghìn học sinh và phụ huynh ở nhiều nơi ở khu vực này đứng lên biểu tình và nghỉ học, và đây là sự việc được xem là hiếm thấy. Họ đã bị chính quyền Trung Quốc đàn áp một cách thô bạo. Đã có 5 vụ tự tử chỉ trong vòng hai tuần.
Nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự tiếc thương trước cái chết của nữ hiệu trưởng và lên
Trung Quốc hết lợi thế, nhiều công ty Đài Loan quay về quốc đảo đầu tư
Taiwan News cho hay, vì Trung Quốc gặp khó trong cuộc thương chiến với Mỹ nên các công ty Đài Loan đã rời Đại lục quay về kinh doanh tại quê nhà với khoản đầu tư lên tới 1.890 nghìn tỷ Đài tệ (64 tỷ USD) và tạo ra hơn 90.000 việc làm trong vòng chưa đầy hai năm qua.
Trong bài phát biểu với tiêu đề “Hướng tới thời kỳ hậu đại dịch, những thách thức và cơ hội kinh tế của Đài Loan” trước các thành viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ vào ngày 9/9 , Bộ trưởng Bộ Kinh tế Đài Loan, Vương Mỹ Hoa, nói rằng nhà sản xuất máy tính Quanta Computer Inc. là một ví dụ điển hình về một trong số những công ty Đài Loan từ Trung Quốc quay trở về đầu tư tại quê nhà.
Ông Vương cho biết sau khi chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc về lại Đài Loan, chi phí trên mỗi sản phẩm của Quanta Computer Inc. chỉ tăng 1 Đài tệ.
Kể từ tháng 1/2019, chính phủ Đài Loan đã đưa ra một số ưu đãi nhằm thu hút các công ty Đài Loan quay trở lại đầu tư ở quê nhà với các dịch vụ tùy chọn, ưu đãi thuế và các chính sách nhằm giảm bớt “năm sự thiếu hụt” – “đất đai, điện, nước, lao động và nhân tài”.
Trung Quốc bắt giữ 130 người ở Nội Mông vì phản đối chính sách ngôn ngữ
Chính quyền ĐCS Trung Quốc đã bắt giữ 130 người liên quan đến các cuộc biểu tình gần đây tại Khu tự trị Nội Mông chống lại chính sách giáo dục bắt buộc bằng tiếng Hán trong trường tiểu học và trung học.
Từ đầu tháng 9, chính quyền Trung Quốc đã đề ra quy định mới trong việc dạy học ở Khu tự trị Nội Mông. Theo đó, tất cả các trường sẽ dạy ba môn học: ngôn ngữ và văn học Trung Quốc; đạo đức và pháp luật; và lịch sử hoàn toàn bằng tiếng Quan Thoại thay vì tiếng Mông Cổ từ năm 2022, đồng thời chuyển sang dùng sách giáo khoa tiếng Quan Thoại. Mặc dù các trường học đã có một số chương trình giáo dục bằng tiếng Quan Thoại, chính sách mới này sẽ làm tăng thêm thời lượng lớp học bằng ngôn ngữ chuẩn (tiếng Quan Thoại).
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh sau đó tuyên bố rằng: “Quyền và nghĩa vụ của mọi công dân là học và sử dụng cách viết và nói bằng ngôn ngữ chung của quốc gia.”
Quy định mới của chính quyền Trung Quốc đã kích hoạt hàng loạt các vụ biểu tình phản đối. Theo AFP, nhiều phụ huynh đã giữ con cái của họ ở nhà không cho đến trường; hàng vạn người Mông Cổ đã tham gia biểu tình hoặc tẩy chay trường học.
Còn theo Trung tâm Thông tin Nhân quyền Nam Mông Cổ đặt tại Mỹ, nhiều người đã tự sát trong các cuộc biểu tình. Ngoài ra, việc bắt giữ tùy tiện, các vụ mất tích và quản thúc tại gia đang lan rộng. Những người bị bắt không chỉ là người bất đồng chính kiến nổi tiếng và các thành viên gia đình họ, mà còn có các nhà văn, nhà hoạt động và cư dân mạng.
Vương Nghị lại bị dân Mông Cổ đuổi về nước
Những người biểu tình tham gia một cuộc tuần hành phản đối những thay đổi của Trung Quốc đối với chương trình giảng dạy ở trường học, loại bỏ tiếng Mông Cổ khỏi các môn học chính ở Nội Mông. Cuộc biểu tình diễn ra ở Ulaanbaatar, Mông Cổ ngày 1/9/2020. (Ảnh: Reuters / B. Rentsendorj).
Hôm qua (ngày 15/9), hàng trăm người dân ở Ulaanbaatar, thủ đô của Mông Cổ, đã xuống đường kháng nghị phản đối chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng kiêm Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Vương Nghị, lên án chính sách “diệt chủng văn hóa Nội Mông” của Bắc Kinh.
Nhóm người biểu tình đã tập trung tại quảng trường Sukhbaatar trước Cung điện Chính phủ Mông Cổ hô vang khẩu hiệu: “Bảo vệ tiếng mẹ đẻ của chúng tôi”, “Vương Nghị cút đi!”, theo RTI.
Chính phủ Mông Cổ cho đến nay vẫn chưa đưa ra bình luận liên quan.
H&M cắt quan hệ với nhà cung cấp Trung Quốc trước cáo buộc lao động cưỡng bức
Tập đoàn thời trang khổng lồ của Thụy Điển H&M hôm thứ Ba (15/9) cho biết họ đã chấm dứt mối quan hệ với một nhà sản xuất sợi Trung Quốc vì có nguy cơ liên quan tới “lao động cưỡng bức” tại Tân Cương.
Nhà bán lẻ thời trang nêu rõ rằng họ không làm việc với bất kỳ nhà máy may mặc nào trong khu vực và sẽ không còn mua bông (cotton) từ Tân Cương, khu vực trồng bông lớn nhất Trung Quốc.
Trước đó, một báo cáo của Viện nghiên cứu chính sách chiến lược Úc (ASPI) được công bố vào tháng 3 đã chỉ ra rằng H&M là một trong những đơn vị thụ hưởng trong chương trình chuyển giao lao động cưỡng bức tại nhà máy sản xuất sợi nhuộm Huafu ở An Huy, nơi bị cáo buộc có sử dụng lao động ép buộc từ Tân Cương.
Tuy nhiên, H&M cho biết trong một tuyên bố rằng họ chưa bao giờ có mối quan hệ với nhà máy ở An Huy, cũng như các hoạt động của Huafu ở Tân Cương.
H&M đã thừa nhận rằng họ có “mối quan hệ kinh doanh gián tiếp với một nhà máy” ở Thượng Ngu, tỉnh Chiết Giang, trực thuộc Huafu Fashion.
“Mặc dù không có dấu hiệu nào cho thấy lao động cưỡng bức ở nhà máy Shangyu, nhưng cho đến khi chúng tôi hiểu rõ hơn về các cáo buộc lao động cưỡng bức, chúng tôi đã quyết định loại bỏ mối quan hệ kinh doanh gián tiếp của chúng tôi với Huafu Fashion Co ở bất kể khu vực nào trong thời gian 12 tháng tới,” H&M tuyên bố.
Trung Quốc ‘thị uy’, phóng tên lửa qua bầu trời Đài Loan
Truyền thông nhà nước Trung Quốc loan báo rằng nước này đã bắn một quả tên lửa Long March “bay qua bầu trời Đảo Đài Loan, Trung Quốc”.
Theo một bài đăng trên trang China 航天 (Không quân Trung Quốc) của mạng xã hội Weibo hôm thứ Hai (14/9), Trung Quốc đã lên kế hoạch tổ chức vụ phóng tên lửa thứ hai trên biển vào khoảng 9h20 sáng hôm nay (15/9). Trang này tuyên bố rằng một quả tên lửa Long March-11 HY2 sẽ khai hỏa tại Hoàng Hải mang theo chín vệ tinh viễn thám dòng Jilin-1 Gaofen-03 vào quỹ đạo đồng bộ Mặt trời dài 535 km.
Bài đăng cho biết tên lửa sẽ sử dụng phương pháp “một mũi tên mang chín ngôi sao” khi tên lửa “bay qua bầu trời đảo Đài Loan, Trung Quốc”. Thông báo cũng bao hàm một bản đồ mô phỏng quỹ đạo tên lửa, cho thấy tên lửa phóng từ một vị trí ở Hoàng Hải và bay thẳng về phía nam qua trung tâm Đài Loan trước khi đi qua Kênh đào Ba Sĩ, bay qua Philippines, rồi qua Biển Đông, bang Sabah của Malaysia, tiếp đến là Kalimantan của Indonesia rồi đến Đông Java.
Theo tờ China News của chính quyền Bắc Kinh, tên lửa được phóng lúc 9:32 sáng, giờ Bắc Kinh (8:32 giờ Việt Nam). Tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan ngôn luận khác của của ĐCSTQ – đã khen ngợi vụ phóng này là “vụ phóng không gian thương mại trên biển đầu tiên của Trung Quốc”.
Phản ứng trước vụ việc, Bộ Quốc phòng Đài Loan tuyên bố:
“Trước những diễn biến liên quan, các đơn vị tình báo, giám sát và trinh sát chung của quân đội đã tiến hành đánh giá đầy đủ tình hình và đưa ra các biện pháp thích hợp”.
Ấn Độ: Quân đội Trung Quốc đặt mạng cáp quang liên lạc tại các điểm nóng biên giới
Gần đây, hai quan chức Ấn Độ tiết lộ rằng, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đặt mạng cáp quang tại các điểm nóng biên giới ở Tây Himalaya giáp ranh Ấn Độ, khiến giới chức Ấn Độ nâng cao cảnh giác.
Các quan chức chính phủ Ấn Độ cho biết, những mạng cáp quang này đã được phát hiện ra ở phía Nam của hồ Pangong Tso, Ladakh, Himalaya, nó có thể là đường dây cung cấp phương thức liên lạc an toàn cho quân tiền tuyến với các căn cứ hậu phương của Trung Quốc.
Quân đội ĐCSTQ đang đặt mạng cáp quang tại điểm nóng ở biên giới ở phía tây Himalaya và Ấn Độ (ảnh chụp màn hình Taiwan News dẫn từ Associated Press).
Quan chức Ấn Độ đầu tiên cung cấp thông tin cho biết, phía Ấn Độ lo lắng nhất chính là việc Trung Quốc hạ đặt mạng cáp quang. Và thông tin chính xác cho thấy, quân đội ĐCSTQ đã đặt mạng cáp quang với tốc độ nhanh ở phía nam hồ Pangong Tso.
Quan chức này cũng nói rằng, các nhà chức trách đã cảnh giác với những hoạt động này sau khi quan sát thấy những đường cát bất thường xuất hiện ở sa mạc phía nam hồ Pangong Tso trên ảnh chụp vệ tinh. Các đường dây này được các chuyên gia Ấn Độ nhận định là đường dây mạng thường được bố trí trong chiến hào (hầm trú ẩn). Điều này cũng đã được các cơ quan tình báo nước ngoài xác nhận.
Sốt xuất huyết tại Việt Nam vượt mốc 65 ngàn ca, 7 trường hợp tử vong
Bệnh sốt xuất huyết xuất hiện tại 60/63 tỉnh/thành ở Việt Nam tính đến lúc này trong năm 2020. Số ca nhiễm đã vượt mốc 65 ngàn ca, trong đó có 7 bệnh nhân tử vong.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 16/9, dẫn nguồn từ Cục Y tế Dự phòng, thuộc Bộ Y tế cho biết số liệu vừa nêu.
Cụ thể, tính từ đầu năm 2020 đến thời điểm hiện tại, cả nước Việt Nam đã có 65.046 ca mắc bệnh sốt xuất huyết ở 60 tỉnh/thành phố. Trong số này đã có 7 trường hợp tử vong, bao gồm 2 người ở Hà Nội; 2 người ở Bình Định; 1 người ở Bình Phước; 2 người ở Tây Ninh.
Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, ông Đặng Quang Tuấn được báo giới trong nước dẫn lời rằng tỷ lệ tử vong của bệnh sốt xuất huyết trong 9 tháng đầu năm 2020 được ghi nhận là thấp nhất trong 10 năm qua, chiếm tỷ lệ 0,01%.
Đại diện của Cục Y tế Dự phòng cho biết thêm rằng đỉnh dịch sốt xuất huyết có thể rơi vào tháng 10 và tháng 11 và dịch bệnh này được dự đoán có thể còn bùng phát mạnh trong thời gian tới vì thời tiết có mưa nhiều.
Bộ Y tế Việt Nam, vào ngày 16/9, kêu gọi người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết. Đồng thời, Cục Y tế Dự phòng đề nghị 12 tỉnh/thành có nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết phải tăng cường công tác phòng, chống bệnh và phải điều tra những “điểm nóng” của bệnh sốt xuất huyết để dập dịch.
Không có nhận xét nào