Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 3 tháng 9 năm 2020

    Mỹ: Số ca nhiễm mới virus Vũ Hán giảm xuống thấp kỷ lục sau 2 tháng

    Kể từ khi đại dịch virus Vũ Hán xảy ra, số ca nhiễm mới tại Hoa Kỳ vẫn tăng đều đều. Nhưng theo báo cáo mới của Đại học Johns Hopkins vào ngày 31/8, số ca nhiễm mới đã giảm xuống dưới 34.000 ca. Đây là số liệu thấp nhất kể từ ngày 22/6...

    Trong vòng 3 tuần gần đây, số ca nhiễm virus Vũ Hán tại Mỹ là gần 5 triệu người và nay đã vượt mốc 6 triệu. Đây là số ca nhiễm của một quốc gia cao nhất thế giới tính đến thời điểm hiện nay. Ngoài ra, hơn 180.000 trường hợp tử vong đã được ghi nhận trong nước, bên cạnh khoảng 2,2 triệu trường hợp đã hồi phục - theo dữ liệu từ của trường Đại học Johns Hopkins.

    Tuy nhiên, Arthur Reingold là chủ nhiệm Khoa dịch tễ học và Thống kê y sinh của trường Đại học Y tế Công cộng (thuộc trường Đại học California ở Berkeley) cho biết: Nếu so với tháng Tám, rất có khả năng số ca nhiễm mới sẽ tăng lên trong thời gian tới. Cơ sở của dự đoán này là vì sắp tới các trường học sẽ mở cửa trở lại.

    Nhà chiêm tinh Phố Wall và Đạo diễn nổi tiếng dự đoán: Ông Trump sẽ thắng cử và giá vàng sẽ tăng


    Nhà chiêm tinh nổi tiếng nhất của Phố Wall và là nhà sáng lập Crawford Perspectives, Arch Crawford dự đoán rằng “các vì sao, thiên tượng sẽ có lợi cho ông Trump vào đêm bầu cử”, và rồi thị trường cũng như nền kinh tế sẽ được kéo theo sau. Đạo diễn hàng đầu Hollywood Michael Moore cũng lặp lại dự đoán chính xác vào năm 2016 của mình: ông Trump sẽ là người chiến thắng.

    “Về cuộc bầu cử, đó sẽ là một khoảng thời gian cực kỳ thú vị. Tổng thống Trump sẽ có hành tinh Uranus [ở vị trí] chính xác trên thiên đường của ông ấy vào ngày bầu cử. Và điều đó mang lại những điều bất ngờ. Và điều đó sẽ mang lại cho ông ấy sức mạnh để chiến thắng", ông Crawford nói với Fox Business.

    Khi đó thị trường sẽ tiếp tục phản ứng và được kéo theo. Ông Crawford cho biết vàng sẽ tiếp tục đà tăng giá và báo hiệu một lực mua mạnh.

    “Tôi tin rằng vàng sẽ tăng cao hơn nhiều sau khi phá vỡ mức cao nhất mọi thời đại”, ông nói. “Ngay bây giờ, tôi nghĩ rằng có quá nhiều tiền đang xoay quanh hệ thống tài chính. Và tôi nghĩ mọi người đang tìm kiếm một nơi để đặt nó vào”.

    Tuy nhiên, Crawford nói thêm rằng thị trường đang bị giữ chân một cách giả tạo bởi tiền kích thích sau đợt dịch viêm phổi Vũ Hán, điều này có thể ảnh hưởng đến các mô hình thu nhập trong tương lai. Crawford cho biết ông nghĩ rằng hầu hết mọi người sẽ ổn trong tháng 8, nhưng “chúng ta đang đi vào mô hình theo mùa nguy hiểm nhất vào tháng 9 và tháng 10. Vì vậy, tôi lo ngại về thị trường trong giai đoạn đó”.

    “Những con số được đưa ra vào cuối quý sẽ không tốt về mặt thu nhập, điều thực sự tuyệt vời là chúng ta đã vượt qua những khó khăn mà chúng ta vừa phải đối mặt trong một hoặc hai tháng trước”, ông nói thêm.

    Đạo diễn hàng đầu Hollywood từng dự đoán chính xác chiến thắng của ông Trump vào năm 2016, cho biết: Điều này đang lặp lại

    Mỹ không tham gia liên minh vắc-xin COVID-19 do WHO dẫn dắt

    Chính quyền Tổng thống Trump cho biết họ không quan tâm tới việc tham gia một liên minh toàn cầu do WHO dẫn dắt nhằm phát triển và phân phối vắc xin ngừa COVID-19 vì sự “tham nhũng” của tổ chức này.

    Hôm 1/9, phó thư ký báo chí Nhà Trắng Judd Deere cho biết nước Mỹ cam kết tiếp tục phối hợp với các đối tác quốc tế để đảm bảo đẩy lùi được đại dịch, nhưng Mỹ sẽ không bị ràng buộc bởi các tổ chức đa phương bị chi phối bởi Trung Quốc và một WHO tham nhũng.

    “Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, việc nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm vắc xin và phương pháp trị liệu đã được đẩy lên tới tốc độ chưa từng có nhằm mang đến những loại thuốc hiệu quả có tính đột phá, an toàn và không bị cản trở bởi thủ tục hành chính phức tạp của chính phủ,” ông Deere tiếp tục.

    “Ngài Tổng thống sẽ không tiếc chi phí để bảo đảm rằng bất cứ loại vắc-xin mới nào đều duy trì tiêu chuẩn vàng về tính an toàn và hiệu quả mà FDA đưa ra, đã được thử nghiệm toàn diện và cứu sống nhiều người,” ông Deere nói.

    Quyết định này sẽ khiến Mỹ đứng ngoài nỗ lực quốc tế của hơn 170 quốc gia tham gia “Sáng kiến COVAX” do WHO đứng đầu nhằm nghiên cứu, phát triển và phân phối vắc xin ngừa COVID-19 trên toàn cầu.

    Mỹ siết chặt thêm hoạt động của các nhà ngoại giao Trung Quốc

    Hôm 2/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã công bố các biện pháp hạn chế mới nhằm vào các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc đang làm việc tại Mỹ. Theo đó, những người này phải xin phép Bộ Ngoại giao Mỹ trước khi muốn tới thăm các trường đại học hay tổ chức sự kiện văn hóa quy mô từ 50 người trở lên.

    Theo hãng tin Reuters, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 2/9 đã công bố thêm biện pháp siết chặt hoạt động của các nhà ngoại giao Trung Quốc tại Mỹ như một động thái trả đũa việc Bắc Kinh áp đặt những hạn chế với các nhà ngoại giao Mỹ tại Trung Quốc.

    Cụ thể, theo quy định mới, các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc tại Mỹ nếu muốn đi thăm các trường đại học và gặp gỡ quan chức chính quyền địa phương cần nhận được sự phê duyệt từ Bộ Ngoại giao Mỹ.

    “Các sự kiện văn hóa với các nhóm lớn hơn 50 người do Đại sứ quán và các cơ quan Lãnh sự Trung Quốc tổ chức bên ngoài các cơ sở phái bộ cũng sẽ cần sự chấp thuận của chúng tôi,” ông Pompeo tuyên bố.

    Ngoại trưởng Mỹ cũng cho biết tất cả các tài khoản mạng xã hội chính thức của Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc đều cần được dán nhãn là tài khoản của chính phủ Trung Quốc.

    Trên cơ sở có đi có lại, ông Pompeo tuyên bố quyền tiếp cận của các nhà ngoại giao Mỹ ở Trung Quốc nên phản ánh khả năng tiếp cận của các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Mỹ, tuy nhiên Mỹ sẵn sàng xem xét lại nếu Trung Quốc xóa bỏ các hạn chế áp đặt đối với các nhà ngoại giao Mỹ.

    Nga-Đức : Xác nhận Navalny bị đầu độc bằng Novitchok , Berlin gây áp lực với Matxcơva

    Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo về trường hợp nhà đối lập Nga Navalny bị đầu độc, Berlin, Đức, ngày 02/09/2020. REUTERS - POOL

    Lãnh tụ đối lập Nga Alexei Navalny, đang được chăm sóc trong một bệnh viện ở Berlin, bị đầu độc bằng hóa chất phá hoại não bộ thuộc loại « Novitchok ». Trên đây là tuyên bố của thủ tướng Đức Angela Merkel thứ Tư (02/09/2020).

    Chất độc thần kinh này đã từng được sử dụng vào năm 2018 trên lãnh thổ Anh Quốc trong vụ mưu sát cựu điệp viên Nga Sergei Skripal. Theo thủ tướng Đức, sự kiện các kết quả phân tích, xét nghiệm tìm thấy chất độc cực mạnh này đặt ra nhiều câu hỏi nghiêm trọng mà chỉ có chính phủ Nga mới có thể trả lời và phải trả lời. Trong khi các nước Tây phương yêu cầu Matxcơva phải nói sự thật, chính phủ Nga nói là đang chờ Đức trưng bằng chứng.

    Bộ Quốc phòng Mỹ công bố Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc 2020


    Hải quân Trung Quốc hiện là lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới, với khoảng 350 tàu chiến và tàu ngầm, bao gồm hơn 130 tàu chủ lực tác chiến trên mặt nước, theo báo cáo mới công bố gần đây của Bộ Quốc phòng Mỹ.

    Lầu Năm Góc đã công bố Báo cáo thường niên về Sức mạnh quân sự của Trung Quốc ngày 1/9, nêu chi tiết “số lượng khí tài quân sự mới đáng kinh ngạc” của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân (People’s Liberation Army Navy – PLAN), khiến nó trở thành lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới hiện nay.

    PLAN: Lực lượng Hải quân lớn nhất thế giới


    Trung Quốc hiện đang sở hữu lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với lực lượng chiến đấu tổng thể lên đến khoảng 350 tàu chiến và tàu ngầm, trong đó có hơn 130 tàu chủ lực tác chiến trên mặt nước. So sánh tương quan, lực lượng chiến đấu của Hải quân Mỹ chỉ có khoảng 293 tàu tính đến thời điểm đầu năm nay.

    Mở rộng lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc

    Bên cạnh lực lượng Hải quân PLAN, lực lượng Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) cũng phụ trách nhiều nhiệm vụ dưới danh nghĩa bảo vệ quyền hàng hải của Trung Quốc, bao gồm việc thực thi các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, giám sát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống buôn lậu và thực thi luật pháp chung.

    Các tàu mới hơn của Cảnh sát biển Trung Quốc (CCG) lớn hơn và có khả năng tác chiến hơn đáng kể so với các tàu cũ (ảnh chụp màn hình Naval News).

    Trung Quốc bác bỏ phúc trình của Mỹ về đầu đạn hạt nhân

    Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 2/9 bác bỏ một phúc trình của Mỹ, trong đó nói rằng Bắc Kinh dự kiến sẽ gia tăng gấp đôi số đầu đạn hạt nhân, theo Reuters.

    Lầu Năm Góc hôm 1/9 nói rằng Trung Quốc dự kiến sẽ ít nhất tăng gấp đôi số đầu đạn hạt nhân trong thập kỷ tới từ mức khoảng 200 đầu đạn hiện thời.

    Phát ngôn viên Hoa Xuân Oánh nói tại một cuộc họp báo rằng bản phúc trình của Hoa Kỳ đầy sự thiên vị, theo Reuters.

    Đặc nhiệm Ấn Độ tử vong gần biên giới Trung Quốc

    Binh sĩ đặc nhiệm Tenzin Nyima đã tử vong trong khi một người khác bị thương nặng do trúng mìn bên bờ hồ Pangong Tso, gần biên giới với Trung Quốc, ba quan chức Ấn Độ và hai thân nhân của đặc nhiệm này ngày 2/9 nói với Reuters.

    Ông Nyima, 53 tuổi, thuộc biên chế Lực lượng Đặc nhiệm Tiền phương (SFF). Lực lượng của SFF chủ yếu được tuyển mộ từ cộng đồng hàng trăm nghìn người Tây Tạng đang định cư tại Ấn Độ, số còn lại là công dân Ấn Độ.

    Hai thân nhân và hai hàng xóm của Nyima kể rằng một quan chức chính phủ Ấn Độ khi đưa quan tài phủ quốc kỳ của ông Nyima về làng đã tuyên bố rằng đặc nhiệm này “hy sinh khi bảo vệ Ấn Độ”.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh hôm 2/9 tuyên bố bà không biết liệu người Tây Tạng có “chiến đấu cho Ấn Độ” hay không. Tuy nhiên, bà nói rằng Trung Quốc kiên quyết phản đối việc bất cứ nước nào, trong đó có Ấn Độ, ủng hộ các hoạt động “ly khai” của các thế lực đòi độc lập cho Tây Tạng.

    Bắc Kinh đe dọa trả đũa nhân viên ngoại giao Mỹ

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay đe dọa nước này sẽ có những phản ứng thích đáng, tùy theo tình hình, để đáp trả các hạn chế mới của Mỹ với nhân viên ngoại giao Trung Quốc, theo Reuters.

    Trước đó, Washington hôm 2/9 thông báo, các quan chức ngoại giao cấp cao của Trung Quốc sẽ phải xin phép Bộ Ngoại giao Mỹ trước khi tới thăm các trường đại học ở Mỹ. Ngoài ra, các sự kiện văn hóa được tổ chức bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện của Bắc Kinh ở Mỹ với hơn 50 người tham dự cũng phải chờ cấp phép từ Bộ Ngoại giao.

    Ông Biden gây quỹ tranh cử cao kỷ lục


    AFP đưa tin, chiến dịch tranh cử của ông Joe Biden hôm 2/9 cho biết ông cùng Ủy ban Toàn quốc đảng Dân chủ đã thu được 364,5 triệu USD, khoản tiền gây quỹ tranh cử hàng tháng cao kỷ lục.

    “Con số ấy khiến tôi kinh ngạc”, ông Biden nói. “Hơn 205 triệu USD, hay 57% số tiền chúng tôi huy động được, đến từ các khoản quyên góp trực tuyến, từ những người quyên góp từng 5 USD, 10 USD, 20 USD”.

    “Chúng ta phải giữ được những kỷ lục như vậy nếu muốn đảm bảo cơ hội chiến thắng”, ông Biden kêu gọi những người ủng hộ.

    Bão Maysak gây lụt lớn ở Triều Tiên

    KCNA hôm nay đưa tin, bão Maysak gây mưa xối xả ở các vùng phía đông Triều Tiên, gây lũ lụt nặng nề ở thành phố ven biển Wonsan và người dân gần núi Kumgang phải sơ tán đến các khu vực an toàn hơn.

    “Tính đến 10 giờ sáng nay, bão số 9 (bão Maysak) đã tiến vào vùng biển cách thành phố Kimchaek khoảng 90 km về phía nam. Toàn bộ khu vực phía đông của đất nước đã chịu ảnh hưởng của bão … Cơn bão đã đổ bộ gần thành phố Kimchaek sau 11 giờ sáng”, đài KCNA đưa tin.

    Đến trưa, đài này cho hay cơn bão đã suy yếu do áp suất thấp và dự báo bão sẽ suy yếu trên cả nước vào buổi chiều.

    Mỹ cắt khoản tiền ủng hộ còn lại cho WHO


    Chính quyền Trump hôm thứ Tư (2/9) cho biết họ sẽ không chuyển khoản tiền tài trợ hơn 60 triệu USD còn lại cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và thay vào đó sẽ sử dụng số tiền này để hỗ trợ các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc, theo AP.

    Quyết định giữ lại khoảng 62 triệu USD tiền hỗ trợ còn lại của năm 2020 cho WHO là một phần trong quyết định của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi tổ chức này vì cho rằng WHO yếu kém trong xử lý đại dịch Covid và chịu nhận sự chi phối của chính quyền Trung Quốc.

    Thông báo này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Nhà Trắng tuyên bố Hoa Kỳ sẽ không tham gia vào dự án do WHO điều hành để phát triển và phân phối vắc xin COVID-19.

    Trong một diễn biến liên quan, SBS News đưa tin, các bang của Hoa Kỳ đang được thông báo sẵn sàng phân phối vắc xin COVID-19 vào đầu tháng Mười một tới.

    Bắc Hàn tiếp tục chế tạo tên lửa xuyên lục địa


    Triều Tiên đang tiếp tục kế hoạch chế tạo các tên lửa tầm xa của họ, có thể bao gồm cả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, Rob Soofer, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về chính sách phòng thủ tên lửa và hạt nhân, cho biết hôm thứ Tư (2/9), Yonhap đưa tin.

    Nhận định của ông Soofer được đưa ra vài tháng sau khi Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Triều Tiên có thể ra mắt một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới hoặc một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm trong cuộc diễu hành quân sự lớn kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng Lao động cầm quyền ngày 10/10.

    Phát biểu trong một hội thảo do Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell tổ chức, ông Soofer cho biết Hoa Kỳ đang tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của mình để đáp trả các tình huống bị tấn công.

    “Chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm trước khi kết thúc năm dương lịch này, và nếu có kết quả, thì chúng tôi sẽ tìm cách tích hợp nó vào hệ thống phòng thủ của chúng tôi”, ông Soofer nói.

    Teheran bị tố cáo lạm dụng nhân quyền người biểu tình

    Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm thứ Tư (2/9) đã cáo buộc Teheran chủ trì việc lạm dụng nhân quyền trên diện rộng trong một cuộc trấn áp an ninh đối với các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào năm ngoái, theo Reuters.

    Nhóm nhân quyền có trụ sở tại London đã đưa ra một báo cáo nói rằng giới chức Iran dung túc các hành vi “cưỡng hiếp, bắt cóc, tra tấn và có các hành vi đối xử tệ bạc khác” đối với những người bị giam giữ vì liên quan đến các cuộc biểu tình vào tháng 11/2019.

    Dựa trên các nguồn tin, Báo cáo của Tổ chức Ân xá cho biết: “Những người bị bắt bao gồm những người biểu tình ôn hòa và những người chứng kiến, trong số đó có cả học sinh nhỏ hơn 10 tuổi”.

    Giới chức Iran nói rằng có khoảng 200.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối chính phủ tăng giá nhiên nhiệu hồi cuối năm ngoái, trong khi người đứng đầu ủy ban an ninh quốc gia quốc hội Iran cho biết ít nhất 7.000 người biểu tình đã bị bắt giữ.

    Mỹ mong Trung-Ấn tìm giải pháp hòa bình cho xung đột

    Hoa Kỳ hi vọng Trung-Ấn có giải pháp hòa bình cho các cuộc đụng độ trên vùng lãnh thổ tranh chấp giữa hai nước ở núi Himalaya, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pomep nói hôm thứ Tư (2/9), theo Reuters.

    Sau khi các cuộc xung đột tạm lắng một thời gian, những ngày gần đây tình hình biên giới Trung-Ấn lại nóng trở lại, New Delhi tố cáo quân đội Trung Quốc chủ động gây hấn trên biên giới bất chấp các thỏa thuận hòa bình mới đạt được giữa hai bên.

    Phát biểu trong cuộc họp báo tại Bộ Ngoại giao, ông Pompeo cũng cho biết Washington đang kêu gọi chính quyền Trung Quốc tham gia vào các cuộc đàm phán với Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng.

    Không có nhận xét nào