Trung Quốc ‘thủ phạm’ phá huỷ hệ sinh thái và làm cạn kiệt tài nguyên Biển Đông
Hoạt
động xây dựng đảo nhân tạo phi pháp và đánh bắt quá mức của Trung Quốc
có nguy cơ hủy hoại hệ sinh thái và làm cạn kiệt nguồn hải sản ở Biển
Đông – đó là nhận định của chuyên gia sinh học biển Mỹ, truyền thông
trong nước trích dẫn.
Hôm 16/9, trong buổi trao đổi trực tuyến do Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tổ chức, chuyên gia John McManus tại Đại học Miami (Mỹ) dẫn lại các dữ liệu cho thấy ước tính có khoảng 3,7 triệu người tham gia vào hoạt động đánh bắt ở Biển Đông, trong đó Trung Quốc chiếm 649.000 người.
Với hơn 4 triệu thuyền viên, Trung Quốc sở hữu đội tàu cá thuộc hàng lớn nhất thế giới. Chính quyền Trung Quốc cho biết đội tàu đánh bắt xa bờ của họ có 2.600 chiếc, nhưng nhiều nghiên cứu khác nhau, ví dụ của tổ chức Viện Phát triển hải ngoại (ODI, Vương quốc Anh), ước tính con số ít nhất phải lên đến 17.000 chiếc, trong đó phần lớn không được đăng ký và hoạt động lén lút.
Mới đây, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng tải đoạn video trên Twitter hôm 16/8 cho rằng hơn 16.000 tàu cá từ đảo Hải Nam đã ra khơi cùng ngày sau khi lệnh cấm đánh bắt do Bắc Kinh đơn phương áp đặt ở Biển Đông kết thúc. Tổ chức Global Fishing Watch (Theo dõi Đánh bắt Toàn cầu) đã sử dụng ảnh chụp vệ tinh xác nhận đội tàu cá xa bờ của Trung Quốc có đến 16.966 chiếc.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sẽ đến Đài Loan: Mỹ tiếp tục chọc giận Trung Quốc
Trong chiến thắng chính trị mới nhất cho Đài Bắc và một chút coi thường đối với Bắc Kinh, hôm 16/9, Hoa Kỳ thông báo sẽ cử một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao đến dự tang lễ của cựu tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy, được gọi là “cha đẻ của nền dân chủ” quốc đảo này.
Chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach chắc chắn sẽ khiến chính quyền Trung Quốc khó chịu. Họ vẫn coi hòn đảo là một tỉnh nổi loạn và sẽ được thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết, theo SCMP.
Tổng thống Donald Trump bắt đầu chính quyền của mình vào tháng 1/2017 với cuộc điện đàm với người đồng cấp Đài Loan Thái Anh Văn. Kể từ đó, Đài Bắc đã tiếp đón thành viên nội các cao cấp nhất của Mỹ kể từ năm 1979, ký bảy thỏa thuận vũ khí lớn trị giá 13,3 tỷ USD, đồng ý cho bà Thái “dừng chân” 12 ngày tại Mỹ và được hưởng lợi từ một số luật và thỏa thuận đối tác mới của Mỹ”.
Hoa Kỳ tôn vinh di sản của Tổng thống Lý bằng cách tiếp tục mối quan hệ bền chặt của chúng tôi với Đài Loan và nền dân chủ sôi động, thông qua việc chia sẻ các các giá trị chính trị và kinh tế “, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết hôm 16/9 khi thông báo về chuyến đi của ông Krach.
Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ diễn ra vào hôm thứ Bảy (19/9) và Bộ Ngoại giao Đài Loan thông báo rằng ông Krach sẽ đến Đài Bắc vào hôm nay.
Khủng hoảng thiếu bình ôxy điều trị bệnh nhân Covid ở Ấn Độ
Số ca xác nhận nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ đã vượt quá 5 triệu theo ghi nhận hôm thứ Tư (16/9), khiến áp lực cần bình ô-xy khẩn cấp càng đè nặng hơn lên các bệnh viện hiện đang điều trị cho hàng chục nghìn bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, bởi nguồn cung cấp ô-xy trị liệu tại địa phương không ổn định.
Bộ Y tế Ấn Độ hôm qua (16/7) thông báo rằng nước này đã có thêm 90.123 ca nhiễm mới được xác nhận, nâng tổng số ca nhiễm lên đến 5,02 triệu, trở thành quốc gia có số ca nhiễm đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Ngoài ra, có 1.290 ca tử vong ngày hôm qua, nâng số ca tử vong bởi dịch bệnh này lên 82.066 ca, theo AP.
Các bác sĩ và quan chức chính phủ Ấn Độ tuyên bố rằng các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các bang Maharashtra, Gujarat và Uttar Pradesh, khiến nhu cầu về bình ô-xy trong quá trình trị liệu tăng gấp đôi và đang cần hỗ trợ khẩn cấp.
Rishikhesh Patil, một nhà cung cấp ô-xy ở thành phố Nashik, miền tây Ấn Độ, nói với hãng tin Reuters rằng: “Các bệnh nhân lo lắng đã gọi điện cả đêm, và tôi cũng không biết khi nào họ có thể nhận được hàng”.
Quan chức Bộ Y tế Ấn Độ Rajesh Bhushan nói rằng ít nhất 6% trong số gần một triệu ca bệnh trong nước cần dùng ô-xy. Ông Bhushan cũng nói rằng nguồn cung hiện tại đã đủ và chính quyền địa phương nên giám sát việc sử dụng và cảnh báo tình trạng thiếu hụt.
Ông Esper: Mỹ có nhiều liên minh, Trung Quốc thì không
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper hôm thứ Tư (16/9) đã nhắc lại sự cần thiết phải xây dựng một liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời nhấn mạnh đất nước của ông phải tập trung nhiều hơn vào hợp tác đa phương hơn là liên minh song phương, theo Yonhap.
Phát biểu trong một cuộc hội thảo do Tập đoàn RAND của Mỹ tổ chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết các liên minh song phương của nước này với các quốc gia ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tạo ra một tài sản có giá trị, không mất nhiều chi phí để ngăn chặn xung đột với Trung Quốc hoặc Nga.
“Tôi nghĩ rằng một trong những lợi thế lớn nhất mà chúng ta có khiến các quốc gia như Nga và Trung Quốc phải trả giá là mạng lưới liên minh và đối tác mạnh mẽ của chúng ta. Họ gần như không có và chúng ta thì có rất nhiều”, ông Esper nói trong buổi hội thảo được phát trực tuyến.
“Khi Trung Quốc phải nghĩ về một cuộc xung đột tiềm tàng với Hoa Kỳ, nó không thể chỉ nghĩ về Hoa Kỳ. Nó phải nghĩ về Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng với Úc và Hàn Quốc, Singapore và bất cứ quốc giao nào khác”, ông Esper nói thêm.
Mỹ lên án ĐCSTQ bao che tin tặc
Hôm thứ Tư (16/9), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố cáo buộc chống lại 5 tin tặc Trung Quốc và 2 tin tặc Malaysia vì những tin tặc này đã thực hiện hơn 100 vụ tấn công mạng ở Mỹ và các nơi khác, bao gồm các công ty viễn thông, trường đại học, tài khoản của các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và các chính trị gia Hồng Kông, SCMP đưa tin.
Những tin tặc người Malaysia đã bị chính quyền Malaysia bắt giữ hôm thứ Hai (14/9). Bộ Tư pháp cho biết những tin tặc Trung Quốc hiện đang ở Trung Quốc.
“Bộ Tư pháp đã sử dụng mọi công cụ có sẵn để ngăn chặn các cuộc xâm nhập máy tính bất hợp pháp và các cuộc tấn công mạng của những công dân Trung Quốc này”, Phó Tổng chưởng lý Jeffrey A. Rosen cho biết trong một tuyên bố.
Chuyên gia: Tới 2022 thế giới mới trở lại thời trước Covid
Một nhà khoa học hàng đầu tại Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng có ít khả năng cho phép thế giới trở lại với cuộc sống không có virus Vũ Hán vào thời gian trước năm 2022, theo bản tin hôm thứ Tư (16/9) của Fox News.
“Cách mà mọi người đang hình dung là vào tháng 1/2021, bạn có vắc xin cho toàn thế giới và mọi thứ sẽ bắt đầu trở lại bình thường”, nhưng đó chỉ là tưởng tượng, Giám đốc khoa học của WHO, bà Soumya Swaminathan, nói với SCMP.
Bà Swaminathan chỉ ra rằng mốc thời gian thực tế nhất cho phép triển khai vắc-xin COVID-19 là vào giữa năm 2021 và việc tiêm chủng sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều và việc đeo khẩu trang và cách ly xã hội sẽ vẫn cần thiết trong một thời gian sau đó.
“Chúng ta cần 60% đến 70% người dân có khả năng miễn dịch trước khi bạn bắt đầu thấy tình trạng lây nhiễm của loại vi-rút này giảm đáng kể”, bà Swaminathan nói. “Chúng tôi cũng không biết những loại vắc xin này sẽ có tác dụng trong bao lâu – đó là một dấu hỏi lớn khác: Khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu? Và, có thể bạn sẽ cần đến những liều thuốc tăng cường”.
Kinh tế New Zealand suy thoái
Bộ trưởng Tài chính Grant Robertson dự đoán “quý tồi tệ nhất trong lịch sử New Zealand”. Dữ liệu được công bố hôm nay sẽ cho thấy GDP giảm khoảng 16,3% từ tháng 3 đến tháng 6 — hoặc 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái — điều chứng tỏ kinh tế đang suy thoái (không quá bất ngờ). New Zealand ghi nhận tương đối ít ca nhiễm covid-19, nhưng đây là cái giá của đợt phong tỏa nghiêm ngặt đầu tiên.
Mọi thứ đang được cải thiện, nhưng chính phủ dự kiến sẽ đóng cửa biên giới cho đến 2022; tin xấu cho một quốc gia quá phụ thuộc vào thế giới bên ngoài. Thông thường, có hơn 14% lực lượng lao động làm việc, cả trực tiếp và gián tiếp, trong ngành du lịch. Việc làm trong các khách sạn và khu nghỉ dưỡng vẫn còn giữ được là nhờ trợ cấp lương, một nguồn lực cũng đang cạn kiệt. Bộ Tài chính cho rằng khoảng 8% người trong độ tuổi lao động sẽ thất nghiệp vào năm 2022. Tuy nhiên, người New Zealand phản ứng với dự đoán này bằng thái độ chừng mực điển hình: không mấy ai kêu gọi chính phủ mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp khó khăn.
Nhiều thách thức chờ đón chính sách kinh tế của thủ tướng Suga
Abenomics cũng luôn là Kurodanomics. Kế hoạch phục hồi nền kinh tế Nhật Bản, được đặt tên theo Abe Shinzo, người đã từ chức thủ tướng ngày hôm qua, phụ thuộc rất nhiều vào động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), do Kuroda Haruhiko đứng đầu, với mục tiêu giảm lãi suất, làm suy yếu đồng yên và chống giảm phát. Thật vậy, Abenomics chủ yếu bị chỉ trích vì nó chỉ là Kurodanomics: nó thiếu các cải cách cơ cấu hoặc các quyết định tài khóa táo bạo để phù hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ của BoJ.
Hôm nay, khi Suga Yoshihide bước vào ngày làm thủ tướng đầu tiên của mình, ông Kuroda sẽ dành ngày thứ 2.739 trên cương vị thống đốc ngân hàng trung ương để họp bàn quyết sách tiền tệ. Ông có rất nhiều việc phải làm. Thị trường tài chính đang dự báo giảm phát dai dẳng trở lại. Đồng yên đang dần mạnh lên so với đồng đô la. Và BoJ dường như cạn ý tưởng. Nếu Suganomics thành công, nó sẽ phải vượt qua khuôn khổ Kurodanomics vốn đã không còn nhiều dư địa.
Một loại thuốc điều trị covid-19 mới
Eli Lilly, một công ty dược phẩm, hôm qua cho biết một loại thuốc thử nghiệm có tên LY-CoV555 có tác dụng kháng virus đối với covid-19. Một bài báo khoa học vẫn chưa được xuất bản và bình duyệt độc lập, nhưng loại thuốc này thuộc một loại phương pháp điều trị được gọi là kháng thể đơn dòng, vốn được kỳ vọng sẽ mang lại các giải pháp điều trị mới cho covid-19. Thuốc của Lilly đã làm giảm nồng độ virus ở bệnh nhân được dùng liệu pháp so với những người không dùng.
Nghiên cứu cũng cho thấy những người dùng thuốc giảm 72% khả năng phải nhập viện, song có quá ít người tham gia thí nghiệm để khiến cho phát hiện thực sự có ý nghĩa về mặt thống kê. Dù vậy, công ty có thể sẽ tìm kiếm một số loại cấp phép khẩn cấp cho việc sử dụng thuốc dựa trên những dữ liệu này. Kết quả của một loại thuốc tương tự của hãng dược phẩm Regeneron cũng rất được mong đợi. Nếu may mắn, mấy tháng tới có thể có các công cụ mới để điều trị covid-19.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ thăm các nước Mỹ Latinh
Hơn tất cả các tổng thống Mỹ khác, chính sách Mỹ Latinh của Donald Trump được thúc đẩy bởi những bận tâm chính trị trong nước. Ông muốn được xem là người chống lại người nhập cư và ma túy để làm hài lòng các cử tri của mình, đồng thời cứng rắn với Cuba cộng sản và chế độ độc tài Venezuela để xoa dịu các cử tri lưu vong ở nam Florida. Đó là bối cảnh mà qua đó có thể hiểu được hành trình ba ngày đến các nước láng giềng Venezuela của ngoại trưởng Mike Pompeo, khởi hành hôm nay.
Ông sẽ ghé thăm Suriname và Guyana, hai nước vừa có chính phủ mới được bầu, trước khi đến Brazil và Colombia, những nước ủng hộ nỗ lực thành công của chính quyền Trump để đưa một đồng minh của họ, Mauricio Claver-Carone, làm người đứng đầu Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ. Bên cạnh đối phó covid-19, giữ vững lập trường cứng rắn với Venezuela sẽ nằm trong chương trình nghị sự. Đừng quên Florida là một bang chiến trường trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11.
Fox News mở rộng sang nước ngoài
Fox News đang săn tìm người xem mới ở nước ngoài. Mạng tin tức hữu khuynh, vốn có ảnh hưởng lớn lên những người bảo thủ ở Mỹ (bao gồm cả Tổng thống Donald Trump), hôm nay sẽ cung cấp trực tiếp các chương trình Mỹ cho người xem ở Anh, Tây Ban Nha và Đức, sau khi chào sân Mexico hồi tháng trước . Nhưng tại sao lại mang nội dung tập trung vào người Mỹ như vậy đi khắp thế giới, trong bối cảnh Trump không được hoan nghênh mấy?
CNN, một mạng tin tức đối thủ, đã phát các chương trình tiếng Anh quốc tế chất lượng từ lâu. Và những gã khổng lồ truyền thông khác cũng đã và đang thử nghiệm các dịch vụ phát trực tuyến quốc tế. Nhưng rất ít hãng thông tấn cánh hữu tiếng Anh tương tự tồn tại ở nước ngoài. Fox News đang đánh cược liều lĩnh rằng ít nhất một vài trong số 2 triệu người Mỹ sống ở các nước đó sẽ chọn xem các chương trình ngày càng phổ biến của họ. Và ngay cả khi thất bại, Fox News vẫn còn nhiều cơ hội: họ có doanh thu quảng cáo cao hơn trong quý gần đây nhất bất chấp đại dịch.
Hôm 16/9, trong buổi trao đổi trực tuyến do Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tổ chức, chuyên gia John McManus tại Đại học Miami (Mỹ) dẫn lại các dữ liệu cho thấy ước tính có khoảng 3,7 triệu người tham gia vào hoạt động đánh bắt ở Biển Đông, trong đó Trung Quốc chiếm 649.000 người.
Với hơn 4 triệu thuyền viên, Trung Quốc sở hữu đội tàu cá thuộc hàng lớn nhất thế giới. Chính quyền Trung Quốc cho biết đội tàu đánh bắt xa bờ của họ có 2.600 chiếc, nhưng nhiều nghiên cứu khác nhau, ví dụ của tổ chức Viện Phát triển hải ngoại (ODI, Vương quốc Anh), ước tính con số ít nhất phải lên đến 17.000 chiếc, trong đó phần lớn không được đăng ký và hoạt động lén lút.
Mới đây, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đăng tải đoạn video trên Twitter hôm 16/8 cho rằng hơn 16.000 tàu cá từ đảo Hải Nam đã ra khơi cùng ngày sau khi lệnh cấm đánh bắt do Bắc Kinh đơn phương áp đặt ở Biển Đông kết thúc. Tổ chức Global Fishing Watch (Theo dõi Đánh bắt Toàn cầu) đã sử dụng ảnh chụp vệ tinh xác nhận đội tàu cá xa bờ của Trung Quốc có đến 16.966 chiếc.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ sẽ đến Đài Loan: Mỹ tiếp tục chọc giận Trung Quốc
Trong chiến thắng chính trị mới nhất cho Đài Bắc và một chút coi thường đối với Bắc Kinh, hôm 16/9, Hoa Kỳ thông báo sẽ cử một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao đến dự tang lễ của cựu tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy, được gọi là “cha đẻ của nền dân chủ” quốc đảo này.
Chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Keith Krach chắc chắn sẽ khiến chính quyền Trung Quốc khó chịu. Họ vẫn coi hòn đảo là một tỉnh nổi loạn và sẽ được thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết, theo SCMP.
Tổng thống Donald Trump bắt đầu chính quyền của mình vào tháng 1/2017 với cuộc điện đàm với người đồng cấp Đài Loan Thái Anh Văn. Kể từ đó, Đài Bắc đã tiếp đón thành viên nội các cao cấp nhất của Mỹ kể từ năm 1979, ký bảy thỏa thuận vũ khí lớn trị giá 13,3 tỷ USD, đồng ý cho bà Thái “dừng chân” 12 ngày tại Mỹ và được hưởng lợi từ một số luật và thỏa thuận đối tác mới của Mỹ”.
Hoa Kỳ tôn vinh di sản của Tổng thống Lý bằng cách tiếp tục mối quan hệ bền chặt của chúng tôi với Đài Loan và nền dân chủ sôi động, thông qua việc chia sẻ các các giá trị chính trị và kinh tế “, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết hôm 16/9 khi thông báo về chuyến đi của ông Krach.
Lễ tưởng niệm dự kiến sẽ diễn ra vào hôm thứ Bảy (19/9) và Bộ Ngoại giao Đài Loan thông báo rằng ông Krach sẽ đến Đài Bắc vào hôm nay.
Khủng hoảng thiếu bình ôxy điều trị bệnh nhân Covid ở Ấn Độ
Số ca xác nhận nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ đã vượt quá 5 triệu theo ghi nhận hôm thứ Tư (16/9), khiến áp lực cần bình ô-xy khẩn cấp càng đè nặng hơn lên các bệnh viện hiện đang điều trị cho hàng chục nghìn bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch, bởi nguồn cung cấp ô-xy trị liệu tại địa phương không ổn định.
Bộ Y tế Ấn Độ hôm qua (16/7) thông báo rằng nước này đã có thêm 90.123 ca nhiễm mới được xác nhận, nâng tổng số ca nhiễm lên đến 5,02 triệu, trở thành quốc gia có số ca nhiễm đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ. Ngoài ra, có 1.290 ca tử vong ngày hôm qua, nâng số ca tử vong bởi dịch bệnh này lên 82.066 ca, theo AP.
Các bác sĩ và quan chức chính phủ Ấn Độ tuyên bố rằng các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các bang Maharashtra, Gujarat và Uttar Pradesh, khiến nhu cầu về bình ô-xy trong quá trình trị liệu tăng gấp đôi và đang cần hỗ trợ khẩn cấp.
Rishikhesh Patil, một nhà cung cấp ô-xy ở thành phố Nashik, miền tây Ấn Độ, nói với hãng tin Reuters rằng: “Các bệnh nhân lo lắng đã gọi điện cả đêm, và tôi cũng không biết khi nào họ có thể nhận được hàng”.
Quan chức Bộ Y tế Ấn Độ Rajesh Bhushan nói rằng ít nhất 6% trong số gần một triệu ca bệnh trong nước cần dùng ô-xy. Ông Bhushan cũng nói rằng nguồn cung hiện tại đã đủ và chính quyền địa phương nên giám sát việc sử dụng và cảnh báo tình trạng thiếu hụt.
Ông Esper: Mỹ có nhiều liên minh, Trung Quốc thì không
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper hôm thứ Tư (16/9) đã nhắc lại sự cần thiết phải xây dựng một liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đồng thời nhấn mạnh đất nước của ông phải tập trung nhiều hơn vào hợp tác đa phương hơn là liên minh song phương, theo Yonhap.
Phát biểu trong một cuộc hội thảo do Tập đoàn RAND của Mỹ tổ chức, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết các liên minh song phương của nước này với các quốc gia ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tạo ra một tài sản có giá trị, không mất nhiều chi phí để ngăn chặn xung đột với Trung Quốc hoặc Nga.
“Tôi nghĩ rằng một trong những lợi thế lớn nhất mà chúng ta có khiến các quốc gia như Nga và Trung Quốc phải trả giá là mạng lưới liên minh và đối tác mạnh mẽ của chúng ta. Họ gần như không có và chúng ta thì có rất nhiều”, ông Esper nói trong buổi hội thảo được phát trực tuyến.
“Khi Trung Quốc phải nghĩ về một cuộc xung đột tiềm tàng với Hoa Kỳ, nó không thể chỉ nghĩ về Hoa Kỳ. Nó phải nghĩ về Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng với Úc và Hàn Quốc, Singapore và bất cứ quốc giao nào khác”, ông Esper nói thêm.
Mỹ lên án ĐCSTQ bao che tin tặc
Hôm thứ Tư (16/9), Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã công bố cáo buộc chống lại 5 tin tặc Trung Quốc và 2 tin tặc Malaysia vì những tin tặc này đã thực hiện hơn 100 vụ tấn công mạng ở Mỹ và các nơi khác, bao gồm các công ty viễn thông, trường đại học, tài khoản của các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và các chính trị gia Hồng Kông, SCMP đưa tin.
Những tin tặc người Malaysia đã bị chính quyền Malaysia bắt giữ hôm thứ Hai (14/9). Bộ Tư pháp cho biết những tin tặc Trung Quốc hiện đang ở Trung Quốc.
“Bộ Tư pháp đã sử dụng mọi công cụ có sẵn để ngăn chặn các cuộc xâm nhập máy tính bất hợp pháp và các cuộc tấn công mạng của những công dân Trung Quốc này”, Phó Tổng chưởng lý Jeffrey A. Rosen cho biết trong một tuyên bố.
Chuyên gia: Tới 2022 thế giới mới trở lại thời trước Covid
Một nhà khoa học hàng đầu tại Tổ chức Y tế Thế giới nói rằng có ít khả năng cho phép thế giới trở lại với cuộc sống không có virus Vũ Hán vào thời gian trước năm 2022, theo bản tin hôm thứ Tư (16/9) của Fox News.
“Cách mà mọi người đang hình dung là vào tháng 1/2021, bạn có vắc xin cho toàn thế giới và mọi thứ sẽ bắt đầu trở lại bình thường”, nhưng đó chỉ là tưởng tượng, Giám đốc khoa học của WHO, bà Soumya Swaminathan, nói với SCMP.
Bà Swaminathan chỉ ra rằng mốc thời gian thực tế nhất cho phép triển khai vắc-xin COVID-19 là vào giữa năm 2021 và việc tiêm chủng sẽ không diễn ra trong một sớm một chiều và việc đeo khẩu trang và cách ly xã hội sẽ vẫn cần thiết trong một thời gian sau đó.
“Chúng ta cần 60% đến 70% người dân có khả năng miễn dịch trước khi bạn bắt đầu thấy tình trạng lây nhiễm của loại vi-rút này giảm đáng kể”, bà Swaminathan nói. “Chúng tôi cũng không biết những loại vắc xin này sẽ có tác dụng trong bao lâu – đó là một dấu hỏi lớn khác: Khả năng miễn dịch kéo dài bao lâu? Và, có thể bạn sẽ cần đến những liều thuốc tăng cường”.
Kinh tế New Zealand suy thoái
Bộ trưởng Tài chính Grant Robertson dự đoán “quý tồi tệ nhất trong lịch sử New Zealand”. Dữ liệu được công bố hôm nay sẽ cho thấy GDP giảm khoảng 16,3% từ tháng 3 đến tháng 6 — hoặc 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái — điều chứng tỏ kinh tế đang suy thoái (không quá bất ngờ). New Zealand ghi nhận tương đối ít ca nhiễm covid-19, nhưng đây là cái giá của đợt phong tỏa nghiêm ngặt đầu tiên.
Mọi thứ đang được cải thiện, nhưng chính phủ dự kiến sẽ đóng cửa biên giới cho đến 2022; tin xấu cho một quốc gia quá phụ thuộc vào thế giới bên ngoài. Thông thường, có hơn 14% lực lượng lao động làm việc, cả trực tiếp và gián tiếp, trong ngành du lịch. Việc làm trong các khách sạn và khu nghỉ dưỡng vẫn còn giữ được là nhờ trợ cấp lương, một nguồn lực cũng đang cạn kiệt. Bộ Tài chính cho rằng khoảng 8% người trong độ tuổi lao động sẽ thất nghiệp vào năm 2022. Tuy nhiên, người New Zealand phản ứng với dự đoán này bằng thái độ chừng mực điển hình: không mấy ai kêu gọi chính phủ mở rộng hỗ trợ cho các doanh nghiệp khó khăn.
Nhiều thách thức chờ đón chính sách kinh tế của thủ tướng Suga
Abenomics cũng luôn là Kurodanomics. Kế hoạch phục hồi nền kinh tế Nhật Bản, được đặt tên theo Abe Shinzo, người đã từ chức thủ tướng ngày hôm qua, phụ thuộc rất nhiều vào động thái giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), do Kuroda Haruhiko đứng đầu, với mục tiêu giảm lãi suất, làm suy yếu đồng yên và chống giảm phát. Thật vậy, Abenomics chủ yếu bị chỉ trích vì nó chỉ là Kurodanomics: nó thiếu các cải cách cơ cấu hoặc các quyết định tài khóa táo bạo để phù hợp với chính sách nới lỏng tiền tệ của BoJ.
Hôm nay, khi Suga Yoshihide bước vào ngày làm thủ tướng đầu tiên của mình, ông Kuroda sẽ dành ngày thứ 2.739 trên cương vị thống đốc ngân hàng trung ương để họp bàn quyết sách tiền tệ. Ông có rất nhiều việc phải làm. Thị trường tài chính đang dự báo giảm phát dai dẳng trở lại. Đồng yên đang dần mạnh lên so với đồng đô la. Và BoJ dường như cạn ý tưởng. Nếu Suganomics thành công, nó sẽ phải vượt qua khuôn khổ Kurodanomics vốn đã không còn nhiều dư địa.
Một loại thuốc điều trị covid-19 mới
Eli Lilly, một công ty dược phẩm, hôm qua cho biết một loại thuốc thử nghiệm có tên LY-CoV555 có tác dụng kháng virus đối với covid-19. Một bài báo khoa học vẫn chưa được xuất bản và bình duyệt độc lập, nhưng loại thuốc này thuộc một loại phương pháp điều trị được gọi là kháng thể đơn dòng, vốn được kỳ vọng sẽ mang lại các giải pháp điều trị mới cho covid-19. Thuốc của Lilly đã làm giảm nồng độ virus ở bệnh nhân được dùng liệu pháp so với những người không dùng.
Nghiên cứu cũng cho thấy những người dùng thuốc giảm 72% khả năng phải nhập viện, song có quá ít người tham gia thí nghiệm để khiến cho phát hiện thực sự có ý nghĩa về mặt thống kê. Dù vậy, công ty có thể sẽ tìm kiếm một số loại cấp phép khẩn cấp cho việc sử dụng thuốc dựa trên những dữ liệu này. Kết quả của một loại thuốc tương tự của hãng dược phẩm Regeneron cũng rất được mong đợi. Nếu may mắn, mấy tháng tới có thể có các công cụ mới để điều trị covid-19.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ thăm các nước Mỹ Latinh
Hơn tất cả các tổng thống Mỹ khác, chính sách Mỹ Latinh của Donald Trump được thúc đẩy bởi những bận tâm chính trị trong nước. Ông muốn được xem là người chống lại người nhập cư và ma túy để làm hài lòng các cử tri của mình, đồng thời cứng rắn với Cuba cộng sản và chế độ độc tài Venezuela để xoa dịu các cử tri lưu vong ở nam Florida. Đó là bối cảnh mà qua đó có thể hiểu được hành trình ba ngày đến các nước láng giềng Venezuela của ngoại trưởng Mike Pompeo, khởi hành hôm nay.
Ông sẽ ghé thăm Suriname và Guyana, hai nước vừa có chính phủ mới được bầu, trước khi đến Brazil và Colombia, những nước ủng hộ nỗ lực thành công của chính quyền Trump để đưa một đồng minh của họ, Mauricio Claver-Carone, làm người đứng đầu Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ. Bên cạnh đối phó covid-19, giữ vững lập trường cứng rắn với Venezuela sẽ nằm trong chương trình nghị sự. Đừng quên Florida là một bang chiến trường trong cuộc bầu cử tổng thống tháng 11.
Fox News mở rộng sang nước ngoài
Fox News đang săn tìm người xem mới ở nước ngoài. Mạng tin tức hữu khuynh, vốn có ảnh hưởng lớn lên những người bảo thủ ở Mỹ (bao gồm cả Tổng thống Donald Trump), hôm nay sẽ cung cấp trực tiếp các chương trình Mỹ cho người xem ở Anh, Tây Ban Nha và Đức, sau khi chào sân Mexico hồi tháng trước . Nhưng tại sao lại mang nội dung tập trung vào người Mỹ như vậy đi khắp thế giới, trong bối cảnh Trump không được hoan nghênh mấy?
CNN, một mạng tin tức đối thủ, đã phát các chương trình tiếng Anh quốc tế chất lượng từ lâu. Và những gã khổng lồ truyền thông khác cũng đã và đang thử nghiệm các dịch vụ phát trực tuyến quốc tế. Nhưng rất ít hãng thông tấn cánh hữu tiếng Anh tương tự tồn tại ở nước ngoài. Fox News đang đánh cược liều lĩnh rằng ít nhất một vài trong số 2 triệu người Mỹ sống ở các nước đó sẽ chọn xem các chương trình ngày càng phổ biến của họ. Và ngay cả khi thất bại, Fox News vẫn còn nhiều cơ hội: họ có doanh thu quảng cáo cao hơn trong quý gần đây nhất bất chấp đại dịch.
Không có nhận xét nào