Trong cuộc họp trực tuyến giữa các ngoại trưởng ASEAN với ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm nay, 10/09/2020, ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tuyên bố các nước Đông Nam Á muốn Mỹ đóng một vai trò trong việc duy trì hòa bình ở Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc lại tố cáo Washington gây mất ổn định ở vùng biển đang tranh chấp này.
Theo hãng tin Bloomberg News, trong cuộc họp nói trên, ông Phạm Bình Minh, đại diện cho Việt Nam, quốc gia hiện giữ chức chủ tịch ASEAN, tuyên bố : « Chúng tôi hoan nghênh những đóng góp chủ động và mang tính xây dựng của Mỹ cho những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông ».
Không nêu tên Trung Quốc, ngoại trưởng Việt Nam bày tỏ quan ngại về những diễn tiến gần đây ở Biển Đông, « bao gồm những sự cố nghiêm trọng, việc tiếp tục quân sự hóa vùng biển này và những hoạt động vi phạm quyền của các nước nhỏ, đi ngược lại với luật pháp quốc tế ».
Còn theo bộ Ngoại Giao Mỹ, trong cuộc họp với các đồng nhiệm ASEAN, ngoại trưởng Mike Pompeo đã cùng với một số quốc gia Đông Nam Á bày tỏ quan ngại về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và một lần nữa khẳng định những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển này là bất hợp pháp, chiếu theo phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Hội nghị Asean: Việt Nam đề nghị ‘thượng tôn pháp luật, kiềm chế’
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, trong vai trò nước Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Hội nghị Cấp cao Đông Á
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đề nghị các bên đề cao thượng tôn pháp luật, kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình tại Biển Đông.
Ông Phạm Bình Minh phát biểu khi chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10.
Đây là sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, trong vai trò nước Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Hội nghị Cấp cao Đông Á, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10 ngày 9/9.
Tham dự Hội nghị có các Bộ trưởng Ngoại giao của 10 nước ASEAN, các Đối tác EAS gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zeand, Hàn Quốc, Nga, Mỹ và Tổng Thư ký ASEAN.
Ông kêu gọi tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử COC ở Biển Đông hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và trong khu vực.
Cũng tại đây, ông Phạm Bình Minh hoan nghênh Hoa Kỳ mở văn phòng khu vực của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ ở Việt Nam và trông đợi sớm ký Hiệp định Hợp tác Phát triển Khu vực ASEAN-USAID nhằm tăng cường hợp tác phát triển hai bên ở khu vực.
Ông hoan nghênh Hoa Kỳ hỗ trợ 5 triệu USD thành lập Học viện YSEALI (Sáng kiến các Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á) đặt tại trường Đại học Fulbright Việt Nam.
Lại cháy lớn tại cảng Beirut
Reuters dẫn tin một nguồn quân sự cho biết, một kho chứa dầu và lốp xe tại cảng Beirut của Lebanon hôm nay bốc cháy, chỉ hơn một tháng sau vụ nổ khiến gần 200 người chết.
Ngọn lửa bùng lên trong khu vực hàng hóa miễn thuế của cảng Beirut chiều nay, tạo cột khói đen lớn trên bầu trời thủ đô Lebanon. Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ cháy.
Lãnh đạo đối lập Nga có thể nói chuyện trở lại
Reuters dẫn tin từ tạp chí Đức Der Spiegel cho biết, sức khoẻ của chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny đang tốt lên và ông đã có thể nói chuyện được.
“Der Spiegel và Bellingcat được biết ông Navalny đã có thể nói chuyện được và cũng như nhớ lại chi tiết về vụ tấn công vừa qua”, tạp chí Der Spiegel viết. Bellingcat là nhóm phóng viên điều tra có trụ sở tại Anh. “Những phát ngôn của ông ấy có thể gây nguy hiểm cho những người đứng sau vụ tấn công”.
Tạp chí Der Spiegel cho biết thêm cảnh sát đã được tăng cường để bảo vệ ông Navalny.
Ông Alexei Navalny, 44 tuổi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Nhân dân Nga, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8. Đức hôm 2/9 thông báo ông Navalny bị đầu độc bởi hợp chất Novichok, loại chất độc thần kinh có từ thời Liên Xô. Moscow bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến vụ việc.
Tiêm kích Trung Quốc liên tiếp xâm phạm Đài Loan
Taiwan News đưa tin, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm nay thông báo nhiều máy bay của Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân đã xâm nhập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Đài Loan ngày thứ hai liên tiếp.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, quân đội Trung Quốc đã điều nhiều tiêm kích Su-30, vận tải cơ Y-8 tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan sáng sớm nay. Lực lượng phòng vệ trên không của Đài Loan đã điều tiêm kích ngăn chặn và buộc máy bay Trung Quốc rời khỏi ADIZ của hòn đảo.
Trước đó, vào hôm 9/9, tiêm kích Su-30, J-10 của quân đội Trung Quốc đã xâm nhập vào ADIZ của Đài Loan khi hòn đảo phóng thử loạt tên lửa.
Bộ Quốc phòng Đài Loan một lần nữa kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc “không liên tục phá hoại hiện trạng hòa bình và ổn định của khu vực và khơi dậy sự phẫn nộ của người dân Đài Loan”.
Ông Biden lại nói nhầm, khiến dư luận nghi ngờ sức khoẻ
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden một lần nữa nhầm lẫn về các số liệu khi phát biểu trước công chúng khiến dư luận nghi ngờ về sức khỏe tinh thần của ông, Fox News ngày 10/9 đưa tin.
Tại một cuộc vận động tranh cử ở bang Michigan hôm 9/9, ông Biden đã nói: “Ca nhiễm Covid-19 trong quân đội là 118.984 và số quân nhân đã tử vong do dịch bệnh là 6.114. Mỗi sinh mạng trong số này đều quan trọng”.
Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, quân đội nước này hiện ghi nhận hơn 40.000 ca nhiễm bệnh, trong đó 7 người tử vong.
Đây không phải lần đầu tiên cựu phó tổng thống Mỹ lẫn lộn khi nói về các con số thống kê. Hồi tháng 2, ông từng phát biểu rằng “khoảng 150 triệu người Mỹ đã tử vong vì bạo lực súng đạn kể từ năm 2007”. Cuối năm ngoái, ông Biden tuyên bố chương trình thuế của ông có thể giúp đưa “720 triệu phụ nữ” trở lại lực lượng lao động.
Ông Joe Biden, 77 tuổi, từng làm dấy lên lo ngại về sức khỏe khi bước hụt chân trong một sự kiện. Nhiều người dùng mạng xã hội lo ngại ông bị chứng suy giảm trí tuệ do tuổi tác, nhất là khi ứng viên đảng Dân chủ từng nhiều lần gặp khó khăn trong lúc nói chuyện, cũng như nhầm lẫn về các sự kiện và người nổi tiếng.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ ‘đàn áp’ 1.000 sinh viên, học giả
Bắc Kinh hôm nay cáo buộc Mỹ đàn áp chính trị và phân biệt chủng tộc sau khi chính quyền Trump thu hồi thị thực của hơn 1.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Trung Quốc do lo ngại an ninh quốc gia, theo Reuters.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố động thái của Mỹ vi phạm nhân quyền của sinh viên và nhấn mạnh Bắc Kinh có quyền phản ứng lại hành động của Washington.
Samsung, SK, LG tạm ngừng làm ăn với Huawei
Các lãnh đạo trong ngành công nghệ Hàn Quốc cho biết Samsung Electronics, Samsung Display, SK hynix và LG Display sẽ tạm ngừng bán chip nhớ và màn hình điện thoại thông minh cao cấp cho gã công nghệ khổng lồ của Trung Quốc Huawei.
“Trong bối cảnh chính quyền Trump thắt chặt các hạn chế với Huawei, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tạm thời dừng việc bán linh kiện cho Huawei”, một giám đốc điều hành cấp cao trong ngành nói với The Korea Times.
Samsung Electronics, SK hynix, Samsung Display và LG Display là các nhà cung cấp linh kiện Hàn Quốc hàng đầu cho Huawei. Gã công nghệ khổng lồ này của Trung Quốc chi hàng tỷ USD để mua chip nhớ và màn hình mỗi năm từ các tập đoàn này. Việc tạm ngừng giao dịch sẽ bắt đầu từ ngày 15/9.
Một giám đốc điều hành cấp cao cho biết: “Do khối lượng giao dịch lớn, việc Samsung và SK hynix cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với Huawei là điều không thể. Tuy nhiên, vì vấn đề liên quan đến Huawei là vấn đề mang tính chính trị, nên các nhà cung cấp Hàn Quốc sẽ cắt đứt quan hệ với Huawei và có thể chấm dứt hợp đồng với công ty công nghệ Trung Quốc này”.
ByteDance đang đàm phán với Mỹ để tránh bánTikTok
ByteDance, công ty sở hữu TikTok, đang đàm phán với Mỹ để không phải bán ứng dụng này theo yêu cầu của chính quyền Trump, Tạp chí Phố Wall ngày 9/9 đưa tin.
AFP cho hay, TikTok trở thành tâm điểm của “cơn bão ngoại giao” giữa Washington và Bắc Kinh, khi Tổng thống Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ giao dịch với ByteDance, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Ông Trump cho TikTok có 45 ngày để đạt thỏa thuận thoái vốn, yêu cầu chủ sở hữu ByteDance bán cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ cho Microsoft hoặc một công ty nào đó, nếu không mạng xã hội này sẽ phải rút khỏi Mỹ từ ngày 15/9.
Theo Tạp chí Phố Wall (WSJ), các cuộc đàm phán giữa ByteDance và Mỹ đã diễn ra trong nhiều tháng nhưng ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi thời hạn mà Tổng thống Trump đặt ra đang đến gần. Một nguồn tin cho hay, it nhất một trong những nhà đầu tư lớn của TikTok gần đây đã gặp gỡ các đại diện của Cục Tình báo Trung ương để thảo luận về vấn đề bảo mật dữ liệu.
Hoa Kỳ đã thu hồi 1.000 visa cấp cho người Trung Quốc
Đây là một trong những hành động của chính quyền Trump nhằm đảm bảo an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ.
Theo Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Tư (9/9) cho biết, tính đến ngày 8/9, Hoa Kỳ đã thu hồi hơn 1.000 thị thực cấp cho công dân Trung Quốc. Đây là một biện pháp được chính quyền Trump thực hiện nhằm thắt chặt việc nhập cảnh vào Mỹ của các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Người phát ngôn của Quốc vụ viện Hoa Kỳ cho biết trong email gửi tới Reuters: “Chúng tôi tiếp tục chào đón các sinh viên và học giả hợp pháp từ Trung Quốc, những người sẽ không thúc đẩy hơn nữa các mục tiêu quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Cùng ngày, Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang ngăn cản một số nghiên cứu sinh và chuyên gia Trung Quốc xin thị thực vào Hoa Kỳ để không cho họ đánh cắp các kết quả nghiên cứu nhạy cảm của Hoa Kỳ.
Wolff cho biết: “Chúng tôi đang chặn thị thực của một số nghiên cứu sinh và chuyên gia Trung Quốc có liên quan đến chiến lược hội nhập quân sự-dân sự của Trung Quốc để ngăn họ đánh cắp hoặc chiếm đoạt các kết quả nghiên cứu nhạy cảm của Mỹ”.
Theo hãng tin Bloomberg News, trong cuộc họp nói trên, ông Phạm Bình Minh, đại diện cho Việt Nam, quốc gia hiện giữ chức chủ tịch ASEAN, tuyên bố : « Chúng tôi hoan nghênh những đóng góp chủ động và mang tính xây dựng của Mỹ cho những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở Biển Đông ».
Không nêu tên Trung Quốc, ngoại trưởng Việt Nam bày tỏ quan ngại về những diễn tiến gần đây ở Biển Đông, « bao gồm những sự cố nghiêm trọng, việc tiếp tục quân sự hóa vùng biển này và những hoạt động vi phạm quyền của các nước nhỏ, đi ngược lại với luật pháp quốc tế ».
Còn theo bộ Ngoại Giao Mỹ, trong cuộc họp với các đồng nhiệm ASEAN, ngoại trưởng Mike Pompeo đã cùng với một số quốc gia Đông Nam Á bày tỏ quan ngại về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và một lần nữa khẳng định những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển này là bất hợp pháp, chiếu theo phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực trong vụ Philippines kiện Trung Quốc.
Hội nghị Asean: Việt Nam đề nghị ‘thượng tôn pháp luật, kiềm chế’
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, trong vai trò nước Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Hội nghị Cấp cao Đông Á
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đề nghị các bên đề cao thượng tôn pháp luật, kiềm chế, không có các hành động gây phức tạp thêm tình hình, không quân sự hóa, giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình tại Biển Đông.
Ông Phạm Bình Minh phát biểu khi chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10.
Đây là sự kiện trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 53 (AMM-53) và các Hội nghị Bộ trưởng liên quan.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, trong vai trò nước Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Hội nghị Cấp cao Đông Á, đã chủ trì Hội nghị trực tuyến Bộ trưởng Ngoại giao Cấp cao Đông Á (EAS) lần thứ 10 ngày 9/9.
Tham dự Hội nghị có các Bộ trưởng Ngoại giao của 10 nước ASEAN, các Đối tác EAS gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zeand, Hàn Quốc, Nga, Mỹ và Tổng Thư ký ASEAN.
Ông kêu gọi tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC và sớm hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử COC ở Biển Đông hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, đóng góp duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông và trong khu vực.
Cũng tại đây, ông Phạm Bình Minh hoan nghênh Hoa Kỳ mở văn phòng khu vực của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật (CDC) của Hoa Kỳ ở Việt Nam và trông đợi sớm ký Hiệp định Hợp tác Phát triển Khu vực ASEAN-USAID nhằm tăng cường hợp tác phát triển hai bên ở khu vực.
Ông hoan nghênh Hoa Kỳ hỗ trợ 5 triệu USD thành lập Học viện YSEALI (Sáng kiến các Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á) đặt tại trường Đại học Fulbright Việt Nam.
Lại cháy lớn tại cảng Beirut
Reuters dẫn tin một nguồn quân sự cho biết, một kho chứa dầu và lốp xe tại cảng Beirut của Lebanon hôm nay bốc cháy, chỉ hơn một tháng sau vụ nổ khiến gần 200 người chết.
Ngọn lửa bùng lên trong khu vực hàng hóa miễn thuế của cảng Beirut chiều nay, tạo cột khói đen lớn trên bầu trời thủ đô Lebanon. Hiện chưa rõ nguyên nhân vụ cháy.
Lãnh đạo đối lập Nga có thể nói chuyện trở lại
Reuters dẫn tin từ tạp chí Đức Der Spiegel cho biết, sức khoẻ của chính trị gia đối lập Nga Alexei Navalny đang tốt lên và ông đã có thể nói chuyện được.
“Der Spiegel và Bellingcat được biết ông Navalny đã có thể nói chuyện được và cũng như nhớ lại chi tiết về vụ tấn công vừa qua”, tạp chí Der Spiegel viết. Bellingcat là nhóm phóng viên điều tra có trụ sở tại Anh. “Những phát ngôn của ông ấy có thể gây nguy hiểm cho những người đứng sau vụ tấn công”.
Tạp chí Der Spiegel cho biết thêm cảnh sát đã được tăng cường để bảo vệ ông Navalny.
Ông Alexei Navalny, 44 tuổi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Nhân dân Nga, bất tỉnh khi đang trên chuyến bay từ Siberia đến Moskva hôm 20/8. Đức hôm 2/9 thông báo ông Navalny bị đầu độc bởi hợp chất Novichok, loại chất độc thần kinh có từ thời Liên Xô. Moscow bác bỏ mọi cáo buộc liên quan đến vụ việc.
Tiêm kích Trung Quốc liên tiếp xâm phạm Đài Loan
Taiwan News đưa tin, Bộ Quốc phòng Đài Loan hôm nay thông báo nhiều máy bay của Lực lượng Không quân Giải phóng Nhân dân đã xâm nhập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Đài Loan ngày thứ hai liên tiếp.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, quân đội Trung Quốc đã điều nhiều tiêm kích Su-30, vận tải cơ Y-8 tiến vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan sáng sớm nay. Lực lượng phòng vệ trên không của Đài Loan đã điều tiêm kích ngăn chặn và buộc máy bay Trung Quốc rời khỏi ADIZ của hòn đảo.
Trước đó, vào hôm 9/9, tiêm kích Su-30, J-10 của quân đội Trung Quốc đã xâm nhập vào ADIZ của Đài Loan khi hòn đảo phóng thử loạt tên lửa.
Bộ Quốc phòng Đài Loan một lần nữa kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc “không liên tục phá hoại hiện trạng hòa bình và ổn định của khu vực và khơi dậy sự phẫn nộ của người dân Đài Loan”.
Ông Biden lại nói nhầm, khiến dư luận nghi ngờ sức khoẻ
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden một lần nữa nhầm lẫn về các số liệu khi phát biểu trước công chúng khiến dư luận nghi ngờ về sức khỏe tinh thần của ông, Fox News ngày 10/9 đưa tin.
Tại một cuộc vận động tranh cử ở bang Michigan hôm 9/9, ông Biden đã nói: “Ca nhiễm Covid-19 trong quân đội là 118.984 và số quân nhân đã tử vong do dịch bệnh là 6.114. Mỗi sinh mạng trong số này đều quan trọng”.
Tuy nhiên, theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, quân đội nước này hiện ghi nhận hơn 40.000 ca nhiễm bệnh, trong đó 7 người tử vong.
Đây không phải lần đầu tiên cựu phó tổng thống Mỹ lẫn lộn khi nói về các con số thống kê. Hồi tháng 2, ông từng phát biểu rằng “khoảng 150 triệu người Mỹ đã tử vong vì bạo lực súng đạn kể từ năm 2007”. Cuối năm ngoái, ông Biden tuyên bố chương trình thuế của ông có thể giúp đưa “720 triệu phụ nữ” trở lại lực lượng lao động.
Ông Joe Biden, 77 tuổi, từng làm dấy lên lo ngại về sức khỏe khi bước hụt chân trong một sự kiện. Nhiều người dùng mạng xã hội lo ngại ông bị chứng suy giảm trí tuệ do tuổi tác, nhất là khi ứng viên đảng Dân chủ từng nhiều lần gặp khó khăn trong lúc nói chuyện, cũng như nhầm lẫn về các sự kiện và người nổi tiếng.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ ‘đàn áp’ 1.000 sinh viên, học giả
Bắc Kinh hôm nay cáo buộc Mỹ đàn áp chính trị và phân biệt chủng tộc sau khi chính quyền Trump thu hồi thị thực của hơn 1.000 sinh viên và nghiên cứu sinh Trung Quốc do lo ngại an ninh quốc gia, theo Reuters.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố động thái của Mỹ vi phạm nhân quyền của sinh viên và nhấn mạnh Bắc Kinh có quyền phản ứng lại hành động của Washington.
Samsung, SK, LG tạm ngừng làm ăn với Huawei
Các lãnh đạo trong ngành công nghệ Hàn Quốc cho biết Samsung Electronics, Samsung Display, SK hynix và LG Display sẽ tạm ngừng bán chip nhớ và màn hình điện thoại thông minh cao cấp cho gã công nghệ khổng lồ của Trung Quốc Huawei.
“Trong bối cảnh chính quyền Trump thắt chặt các hạn chế với Huawei, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc tạm thời dừng việc bán linh kiện cho Huawei”, một giám đốc điều hành cấp cao trong ngành nói với The Korea Times.
Samsung Electronics, SK hynix, Samsung Display và LG Display là các nhà cung cấp linh kiện Hàn Quốc hàng đầu cho Huawei. Gã công nghệ khổng lồ này của Trung Quốc chi hàng tỷ USD để mua chip nhớ và màn hình mỗi năm từ các tập đoàn này. Việc tạm ngừng giao dịch sẽ bắt đầu từ ngày 15/9.
Một giám đốc điều hành cấp cao cho biết: “Do khối lượng giao dịch lớn, việc Samsung và SK hynix cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với Huawei là điều không thể. Tuy nhiên, vì vấn đề liên quan đến Huawei là vấn đề mang tính chính trị, nên các nhà cung cấp Hàn Quốc sẽ cắt đứt quan hệ với Huawei và có thể chấm dứt hợp đồng với công ty công nghệ Trung Quốc này”.
ByteDance đang đàm phán với Mỹ để tránh bánTikTok
ByteDance, công ty sở hữu TikTok, đang đàm phán với Mỹ để không phải bán ứng dụng này theo yêu cầu của chính quyền Trump, Tạp chí Phố Wall ngày 9/9 đưa tin.
AFP cho hay, TikTok trở thành tâm điểm của “cơn bão ngoại giao” giữa Washington và Bắc Kinh, khi Tổng thống Trump tháng trước ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ giao dịch với ByteDance, nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Ông Trump cho TikTok có 45 ngày để đạt thỏa thuận thoái vốn, yêu cầu chủ sở hữu ByteDance bán cổ phần và hoạt động của TikTok tại Mỹ cho Microsoft hoặc một công ty nào đó, nếu không mạng xã hội này sẽ phải rút khỏi Mỹ từ ngày 15/9.
Theo Tạp chí Phố Wall (WSJ), các cuộc đàm phán giữa ByteDance và Mỹ đã diễn ra trong nhiều tháng nhưng ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi thời hạn mà Tổng thống Trump đặt ra đang đến gần. Một nguồn tin cho hay, it nhất một trong những nhà đầu tư lớn của TikTok gần đây đã gặp gỡ các đại diện của Cục Tình báo Trung ương để thảo luận về vấn đề bảo mật dữ liệu.
Hoa Kỳ đã thu hồi 1.000 visa cấp cho người Trung Quốc
Đây là một trong những hành động của chính quyền Trump nhằm đảm bảo an ninh quốc gia cho Hoa Kỳ.
Theo Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Tư (9/9) cho biết, tính đến ngày 8/9, Hoa Kỳ đã thu hồi hơn 1.000 thị thực cấp cho công dân Trung Quốc. Đây là một biện pháp được chính quyền Trump thực hiện nhằm thắt chặt việc nhập cảnh vào Mỹ của các sinh viên và nhà nghiên cứu Trung Quốc có quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Người phát ngôn của Quốc vụ viện Hoa Kỳ cho biết trong email gửi tới Reuters: “Chúng tôi tiếp tục chào đón các sinh viên và học giả hợp pháp từ Trung Quốc, những người sẽ không thúc đẩy hơn nữa các mục tiêu quân sự của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Cùng ngày, Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Chad Wolf tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang ngăn cản một số nghiên cứu sinh và chuyên gia Trung Quốc xin thị thực vào Hoa Kỳ để không cho họ đánh cắp các kết quả nghiên cứu nhạy cảm của Hoa Kỳ.
Wolff cho biết: “Chúng tôi đang chặn thị thực của một số nghiên cứu sinh và chuyên gia Trung Quốc có liên quan đến chiến lược hội nhập quân sự-dân sự của Trung Quốc để ngăn họ đánh cắp hoặc chiếm đoạt các kết quả nghiên cứu nhạy cảm của Mỹ”.
Võ Thái Hà tóm lược
Không có nhận xét nào