Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã có một năm tồi tệ ở Châu Âu, nhưng tuần này họ còn làm mọi thứ tồi tệ hơn nữa. Cứ đà này thì chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể đạt được “thành tích” làm phật lòng Châu Âu cònnhanh hơn và nhiều hơn so với tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mục đích tổng quát của ông Tập trong khu vực là ngăn Liên minh Châu Âu và Mỹ bắt tay chống Trung Quốc. Ông mong muốn đạt được đột phá tại một cuộc gặp thượng đỉnh với giới lãnh đạo EU được lên lịch vào ngày 14 tháng 9. Ban đầu thì hội nghị được lên kế hoạch diễn ra ở Leipzig, nhưng do đại dịch giờ nó sẽ là một hội nghị trực tuyến. Có nhiều lợi ích dễ gặp rủi ro ở đây. Vì thế tuần vừa qua ông Tập đã cử bộ trưởng ngoại giao Vương Nghị đến năm quốc gia châu Âu nhằm chuẩn bị cho một cuộc họp suôn sẻ. Tuy vậy, dù có những hội đàm, nhưng kết quả thì không hề suôn sẻ.
Ông Vương đến châu Âu với mong muốn được nghe những lời nhẹ nhàng mà ông quen được nghe từ những người châu Âu vốn nhiệt tình hơn người Mỹ trong việc duy trì quan hệ thương mại và kinh doanh với Trung Quốc. Thực tế thì ông đã bị bất ngờ về mức độ phản kháng mà ông nhận được đằng sau các nghi thức xã giao lịch thiệp.
Nhưng sự phản kháng đó không thể so được với lúc ông dừng chân ở Berlin. Phát biểu với các phóng viên Đức, ông Vương lên án chủ tịch Thượng viện CH Czech Milos Vystrcil, người đã dẫn một phái đoàn đến thăm Đài Loan, nơi Trung Quốc xem là lãnh thổ của mình. Ông Vương đe dọa Vystrcil sẽ “trả giá rất đắt”, nói rằng sự “phản bội” của Vystrcil sẽ biến ông thành “kẻ thù của 1,4 tỷ người Trung Quốc”.
Điều này được phản hồi gần như ngay lập tức bởi bộ trưởng ngoại giao Đức Heiko Maas. Đứng bên cạnh Vương tại cuộc họp báo chung, ông Maas nhắc vị khách rằng “người Châu Âu chúng tôi hành động chặt chẽ với nhau” và yêu cầu sự tôn trọng, nói rằng “những lời đe dọa là không phù hợp ở đây.” Ông thêm rằng Liên minh Châu Âu sẽ không là “quân cờ” trong mối quan hệ kình địch Trung – Mỹ. Những người đồng cấp ở Pháp, Slovakia, và các quốc gia châu Âu khác nhanh chóng tiếp lời ủng hộ ông Maas.
Trong thế giới ngôn ngữ ngoại giao đầy hình thức, thời khắc đó đánh dấu không chỉ giọng điệu mới từ châu Âu mà cũng là hướng đi mới. Trong nhiều năm qua, nhiều quốc gia châu Âu, nhất là Đức, đã vì lợi ích kinh tế mà làm ngơ trước việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền, lợi dụng thị trường mở của Châu Âu, và bắt nạt một số các quốc gia láng giềng. Thời kỳ đó dường như đã qua.
Danh sách những điều Trung Quốc làm phật lòng Châu Âu đơn giản đã trở nên quá dài. Nó bắt đầu bằng việc đàn áp Hong Kong và người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Trung Quốc nhấn mạnh rằng các vấn đề này, cũng như là vấn đề Đài Loan, là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không phải là vấn đề nước ngoài được can thiệp. Thêm vào đó là sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, và dĩ nhiên là cả cách làm ăn tham lam của họ.
Để cải thiện hình ảnh kinh doanh của Trung Quốc, hội nghị thượng đỉnh vào ngày 14 tháng 9 ban đầu có mục đích chính thức hóa một mối quan hệ tốt đẹp hơn để thúc đẩy đầu tư song phương giữa Trung Quốc và Châu Âu. Nhưng sau nhiều năm đàm phán, phía Châu Âu không còn chịu được sự khăng khăng của Trung Quốc đòi duy trì cách mà các doanh nghiệp quốc doanh hoặc do chính phủ chỉ đạo của họ bơm tiền vào thị trường chung Châu Âu để bóp méo cạnh tranh và giành giật công nghệ. Vì thế, thay vì tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư từ Trung Quốc, EU đang bắt đầu hạn chế nó.
Tuy vậy, vẫn có những hạn chế trong mức độ chống Trung Quốc của Châu Âu so với Mỹ. Noah Barkin, một nhà phân tích người Mỹ về Trung Quốc hiện đang làm việc ở Berlin, cho rằng trong khi Mỹ nhắm đến việc “tách rời” nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc, EU chỉ muốn “đa dạng hóa” khỏi Trung Quốc.
Điều này giải thích tại sao một số quốc gia Châu Âu, nhất là Đức, vẫn do dự về quyết định có nên cấm Huaweicung cấp vật tư cho hệ thống 5G tương lai hay không. Điều này cũng giải thích vì sao Pháp, với sự hỗ trợ của Đức và những nước khác, đang nỗ lực để giữ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nói đơn giản là những nước xung quanh Trung Quốc, được tự do và phồn thịnh.
So với người Mỹ, người Châu Âu nhận thức rõ rằng việc ngăn chặn quyền lực của Trung Quốc mọi lúc, mọi nơi làkhông thể, bởi vì họ cũng cần sự hợp tác của Trung Quốc khi giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ biến đổi khí hậu đến đại dịch tiếp theo. Trên tất cả, Châu Âu mong muốn rằng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, tương tự như sự đối đầu giữa Đế quốc Đức và Anh trước năm 1914, sẽ không biến thành một cuộc chiến nóng buộc Châu Âu phải chọn bên.
Với Châu Âu, mục tiêu là duy trì một mức độ tự chủ nhất định trong một thế giới ngày càng bị thống trị bởi hai siêu cường không đáng tin cậy. Nếu Joe Biden thành tống thống Mỹ tiếp theo, EU sẽ tìm cách hợp tác với đồng minh truyền thống để đạt được điều đó. Nếu Donald Trump giữ ghế, thì Châu Âu sẽ đẩy nhanh nỗ lực hiện đang hạn chế nhằm tạo khoảng cách quân bình với cả hai bên. Dù là triển vọng nào đi nữa thì các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng nên lưu ý thay đổi phong cách tiếp xúc trong những chuyến thăm tiếp theo.
http://nghiencuuquocte
Ông Vương đến châu Âu với mong muốn được nghe những lời nhẹ nhàng mà ông quen được nghe từ những người châu Âu vốn nhiệt tình hơn người Mỹ trong việc duy trì quan hệ thương mại và kinh doanh với Trung Quốc. Thực tế thì ông đã bị bất ngờ về mức độ phản kháng mà ông nhận được đằng sau các nghi thức xã giao lịch thiệp.
Nhưng sự phản kháng đó không thể so được với lúc ông dừng chân ở Berlin. Phát biểu với các phóng viên Đức, ông Vương lên án chủ tịch Thượng viện CH Czech Milos Vystrcil, người đã dẫn một phái đoàn đến thăm Đài Loan, nơi Trung Quốc xem là lãnh thổ của mình. Ông Vương đe dọa Vystrcil sẽ “trả giá rất đắt”, nói rằng sự “phản bội” của Vystrcil sẽ biến ông thành “kẻ thù của 1,4 tỷ người Trung Quốc”.
Điều này được phản hồi gần như ngay lập tức bởi bộ trưởng ngoại giao Đức Heiko Maas. Đứng bên cạnh Vương tại cuộc họp báo chung, ông Maas nhắc vị khách rằng “người Châu Âu chúng tôi hành động chặt chẽ với nhau” và yêu cầu sự tôn trọng, nói rằng “những lời đe dọa là không phù hợp ở đây.” Ông thêm rằng Liên minh Châu Âu sẽ không là “quân cờ” trong mối quan hệ kình địch Trung – Mỹ. Những người đồng cấp ở Pháp, Slovakia, và các quốc gia châu Âu khác nhanh chóng tiếp lời ủng hộ ông Maas.
Trong thế giới ngôn ngữ ngoại giao đầy hình thức, thời khắc đó đánh dấu không chỉ giọng điệu mới từ châu Âu mà cũng là hướng đi mới. Trong nhiều năm qua, nhiều quốc gia châu Âu, nhất là Đức, đã vì lợi ích kinh tế mà làm ngơ trước việc Trung Quốc vi phạm nhân quyền, lợi dụng thị trường mở của Châu Âu, và bắt nạt một số các quốc gia láng giềng. Thời kỳ đó dường như đã qua.
Danh sách những điều Trung Quốc làm phật lòng Châu Âu đơn giản đã trở nên quá dài. Nó bắt đầu bằng việc đàn áp Hong Kong và người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Trung Quốc nhấn mạnh rằng các vấn đề này, cũng như là vấn đề Đài Loan, là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không phải là vấn đề nước ngoài được can thiệp. Thêm vào đó là sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, và dĩ nhiên là cả cách làm ăn tham lam của họ.
Để cải thiện hình ảnh kinh doanh của Trung Quốc, hội nghị thượng đỉnh vào ngày 14 tháng 9 ban đầu có mục đích chính thức hóa một mối quan hệ tốt đẹp hơn để thúc đẩy đầu tư song phương giữa Trung Quốc và Châu Âu. Nhưng sau nhiều năm đàm phán, phía Châu Âu không còn chịu được sự khăng khăng của Trung Quốc đòi duy trì cách mà các doanh nghiệp quốc doanh hoặc do chính phủ chỉ đạo của họ bơm tiền vào thị trường chung Châu Âu để bóp méo cạnh tranh và giành giật công nghệ. Vì thế, thay vì tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư từ Trung Quốc, EU đang bắt đầu hạn chế nó.
Tuy vậy, vẫn có những hạn chế trong mức độ chống Trung Quốc của Châu Âu so với Mỹ. Noah Barkin, một nhà phân tích người Mỹ về Trung Quốc hiện đang làm việc ở Berlin, cho rằng trong khi Mỹ nhắm đến việc “tách rời” nền kinh tế Mỹ khỏi Trung Quốc, EU chỉ muốn “đa dạng hóa” khỏi Trung Quốc.
Điều này giải thích tại sao một số quốc gia Châu Âu, nhất là Đức, vẫn do dự về quyết định có nên cấm Huaweicung cấp vật tư cho hệ thống 5G tương lai hay không. Điều này cũng giải thích vì sao Pháp, với sự hỗ trợ của Đức và những nước khác, đang nỗ lực để giữ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nói đơn giản là những nước xung quanh Trung Quốc, được tự do và phồn thịnh.
So với người Mỹ, người Châu Âu nhận thức rõ rằng việc ngăn chặn quyền lực của Trung Quốc mọi lúc, mọi nơi làkhông thể, bởi vì họ cũng cần sự hợp tác của Trung Quốc khi giải quyết các vấn đề toàn cầu, từ biến đổi khí hậu đến đại dịch tiếp theo. Trên tất cả, Châu Âu mong muốn rằng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, tương tự như sự đối đầu giữa Đế quốc Đức và Anh trước năm 1914, sẽ không biến thành một cuộc chiến nóng buộc Châu Âu phải chọn bên.
Với Châu Âu, mục tiêu là duy trì một mức độ tự chủ nhất định trong một thế giới ngày càng bị thống trị bởi hai siêu cường không đáng tin cậy. Nếu Joe Biden thành tống thống Mỹ tiếp theo, EU sẽ tìm cách hợp tác với đồng minh truyền thống để đạt được điều đó. Nếu Donald Trump giữ ghế, thì Châu Âu sẽ đẩy nhanh nỗ lực hiện đang hạn chế nhằm tạo khoảng cách quân bình với cả hai bên. Dù là triển vọng nào đi nữa thì các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng nên lưu ý thay đổi phong cách tiếp xúc trong những chuyến thăm tiếp theo.
http://nghiencuuquocte
Không có nhận xét nào