Trong ngày khai mạc Khóa họp thường kỳ lần thứ 45 Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (LHQ), hôm 14/9, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam-Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai tái khẳng định rằng Việt Nam cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch COVID-19, ủng hộ hợp tác quốc tế và tiếp cận đa phương nhằm ứng phó hiệu quả với đại dịch và phục hồi đại dịch.
Trước đó, tại Khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, diễn ra hồi hạ tuần tháng 7/2020, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng đã tuyên bố Việt Nam ưu tiên thúc đẩy quyền con người của nhóm yếu thế.
Thực trạng nhân quyền tại Việt Nam trong dịch COVID-19
Chủ tịch của tổ chức Người Bảo vệ Nhân Quyền (Defend the Defenders), ông Vũ Quốc Ngữ, vào tối ngày 16/9, cho biết ghi nhận của Defend the Defenders về tình hình nhân quyền tại Việt Nam kể từ đầu năm 2020 cho đến nay:
“Trong thời gian qua, tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng xấu đi. Điều này có thể thấy qua việc bắt giữ giới cầm bút như ông Nguyễn Tường Thụy, ông Phạm Thành cùng một số facebooker khác, đặc biệt là bắt giữ người dân ở Đồng Tâm và ở Dương Nội vì đưa tin tức về vụ Đồng Tâm. Vụ Đồng Tâm đã xảy ra trước đại dịch COVID-19, nhưng trong thời gian đại dịch thì việc tra tấn những người bị bắt ở Đồng Tâm để bắt họ nhận tội trên tivi và bản thân phiên tòa là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tôi cho rằng việc Việt Nam tuyên bố tôn trọng nhân quyền trong thời gian đại dịch COVID-19 thực chất là một lời nói dối trá.”
Ông Vũ Quốc Ngữ nhận xét bên cạnh việc Chính quyền Việt Nam có cải thiện trong vấn đề liên quan cộng đồng LGBT tại Việt Nam, thì những vấn đề khác thuộc về nhân quyền ở Việt Nam đều bị vi phạm một cách trầm trọng.
Đồng quan điểm với đại diện của tổ chức Người Bảo vệ Nhân Quyền, cựu tù nhân nhân quyền-nhà báo Nguyễn Ngọc Già lên tiếng với RFA:
“Nhà cầm quyền CSVN đã hứa hẹn hàng chục năm qua nhưng họ không thực thi gì cả, chứ không phải đợi đến dịch bệnh COVID-19. Bằng chứng là ngay cả Quyết định số 364, do ông Nguyễn Tấn Dũng, khi còn là Thủ tướng ký ngày 17/3/2015, về ‘Việc phê duyệt kế hoạch triển khai, thực hiện Công ước Chống Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người’ thì họ cũng không thực hiện. Và bằng chứng mới nhất là qua phiên xử dân làng Đồng Tâm. Do đó, quyền con người có thể nói là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam trong suốt hàng chục năm qua.”
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già đưa ra nhận định về tuyên bố cam kết mới nhất của Việt Nam về quyền con người tại LHQ:
“Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cam kết với LHQ về đảm bảo nâng cao quyền con người trong dịch COVID-19 chỉ là những lời hứa hảo để nhằm tranh thủ viện trợ mà thôi.”
Việt Nam được quốc tế ca ngợi là một quốc gia phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19 đạt hiệu quả cao. Việt Nam, đồng thời cũng được ghi nhận chia sẻ với thế giới về kinh nghiệm đối phó trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành. Chẳng hạn như Việt Nam trao tặng hơn nửa triệu khẩu trang cho Châu Âu, hợp tác với Hoa Kỳ trong việc cung cấp hàng trăm ngàn bộ quần áo bảo hộ y tế được nhanh chóng chuyển giao đến Mỹ, hỗ trợ cho Lào và Campuchia các trang thiết bị y tế, trị giá 14 tỷ đồng và hỗ trợ cho Cuba 5.000 tấn gạo... Đối với Trung Quốc, nơi bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên, Việt Nam đã tặng nửa triệu USD để chống dịch.
Song song đó, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ từ nhóm Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Australia khoản tiền 5 triệu USD, để phục hồi kinh tế và cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Hồi tháng 3, Hoa Kỳ cũng thông báo Việt Nam nằm trong danh sách 20 nước mà Washington hỗ trợ số tiền 37 triệu USD, để đối phó với sự lây lan của COVID-19.
Vào cuối tháng 4, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), ra thông cáo báo chí cho biết Chính phủ Mỹ đang cung cấp 4,5 triệu USD và hợp tác với Chính phủ Việt Nam để đối phó đại dịch COVID-19 bùng phát.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam cũng loan báo Chính phủ Hà Nội khẩn trương giúp cho doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch COVID-19 bằng các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, báo giới trong nước đồng thời phản ánh rất nhiều người dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận các gói cứu trợ này.
Đài RFA cũng có dịp trao đổi với một số những người thuộc cộng đồng yếu thế ở Việt Nam, như dân oan, tù nhân lương tâm. Họ cho biết không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ cơ quan chính quyền mà thậm chí họ còn gặp khó khăn nhiều hơn, như không thể thăm gặp hay gửi đồ ăn và thuốc men vào trại giam cho thân nhân trong thời gian suốt mấy tháng qua.
Đại diện của Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam cũng chia sẻ với RFA thông tin về hàng trăm công nhân bị mất việc làm và đối mặt với tình cảnh vô cùng khó khăn trong việc nhận được hỗ trợ từ doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
Quang cảnh phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm ngày 7/9/2020. 19 trong số 29 bị cáo cho biết bị tra tấn để phải nhận tội. Courtesy: congluan.vn
Tình hình nhân quyền Việt Nam không sáng sủa
Cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già nói với RFA rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam tiếp tục xấu đi trong bối cảnh dịch COVID-19. Bởi vì, ông Nguyễn Ngọc Già phân tích rằng ở góc độ đại chúng thì người dân không thể nào có nhận thức về quyền con người. Chính quyền Việt Nam diễn dịch quyền con người theo cách của hàn lâm học viện và đại đa số dân chúng đều tự chấp nhận hoàn cảnh sống của họ, dù có rất nhiều thay đổi và bấp bênh trong đại dịch COVID-19, chưa kể đến những quyền căn bản của công dân được ghi trong Hiếp pháp mà họ cũng bị hạn chế và kiểm soát gắt gao, như lên tiếng liên quan tiêu cực xảy ra trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của cán bộ, viên chức chính quyền.
Đối với nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến thì ông cho rằng Chính quyền Việt Nam sẽ tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn hơn qua vụ án Đồng Tâm. Ông Đinh Quang Tuyến nhấn mạnh:
“Đó là một thông điệp gửiđến tất cả những người dân khác, là nạn nhân trong tương lai rằng lên tiếng thì sẽ như thế. Họ làm ‘trận Đồng Tâm’ để mở đường cho họ đe dọa mang tính khủng bố. Đó là hành vi khủng bố người dân. Khủng bố làm làm một việc đối với một đối tượng cụ thể nhằm khiến cho nhiều người sợ hãi. Trong sự kiện Đồng Tâm thì cướp đất đã là một hành vi khủng bố; giết người là một hành vi khủng bố khác; xử án bất công là thêm một cấp độ của khủng bố. Có đến 3 hình thức khủng bố. Khủng bố một cách gọi là toàn diện, triệt để, tất cả mọi khía cạnh đều bị khủng bố hết. Điều này nhắm nhắm đến sự khẳng định toàn trị của một Đảng Cộng sản gọi là cai trị, độc tài. Đó là một thông điệp mạnh mẽ và tàn độc đến mức không thể tưởng tượng được và làm cho toàn dân phải khiếp sợ.”
Chủ tịch tổ chức Người Bảo vệ Nhân Quyền, ông Vũ Quốc Ngữ nhận định rằng Việt Nam sẽ tiếp tục sẵn sàng ký tất cả các công ước quốc tế và cam kết đủ điều về nhân quyền. Tuy nhiên, Hà Nội sẽ thực hành điều cam kết của họ theo cách để bảo vệ chế độ, chứ không phải cải thiện cho cuộc sống của hơn 90 triệu người dân Việt Nam.
Nhà báo Phạm Đoan Trang, nhân dịp được trao giải Nhân quyền Homo Homini hồi năm 2018, đã nói với RFA rằng trong khi thế giới đang đề cập về quyền của động vật thì tại Việt Nam, người dân vẫn phải loay hoay với hai chữ “nhân quyền”.
https://www.rfa
Trước đó, tại Khóa họp lần thứ 44 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, diễn ra hồi hạ tuần tháng 7/2020, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai cũng đã tuyên bố Việt Nam ưu tiên thúc đẩy quyền con người của nhóm yếu thế.
Thực trạng nhân quyền tại Việt Nam trong dịch COVID-19
Chủ tịch của tổ chức Người Bảo vệ Nhân Quyền (Defend the Defenders), ông Vũ Quốc Ngữ, vào tối ngày 16/9, cho biết ghi nhận của Defend the Defenders về tình hình nhân quyền tại Việt Nam kể từ đầu năm 2020 cho đến nay:
“Trong thời gian qua, tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng xấu đi. Điều này có thể thấy qua việc bắt giữ giới cầm bút như ông Nguyễn Tường Thụy, ông Phạm Thành cùng một số facebooker khác, đặc biệt là bắt giữ người dân ở Đồng Tâm và ở Dương Nội vì đưa tin tức về vụ Đồng Tâm. Vụ Đồng Tâm đã xảy ra trước đại dịch COVID-19, nhưng trong thời gian đại dịch thì việc tra tấn những người bị bắt ở Đồng Tâm để bắt họ nhận tội trên tivi và bản thân phiên tòa là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tôi cho rằng việc Việt Nam tuyên bố tôn trọng nhân quyền trong thời gian đại dịch COVID-19 thực chất là một lời nói dối trá.”
Ông Vũ Quốc Ngữ nhận xét bên cạnh việc Chính quyền Việt Nam có cải thiện trong vấn đề liên quan cộng đồng LGBT tại Việt Nam, thì những vấn đề khác thuộc về nhân quyền ở Việt Nam đều bị vi phạm một cách trầm trọng.
Đồng quan điểm với đại diện của tổ chức Người Bảo vệ Nhân Quyền, cựu tù nhân nhân quyền-nhà báo Nguyễn Ngọc Già lên tiếng với RFA:
“Nhà cầm quyền CSVN đã hứa hẹn hàng chục năm qua nhưng họ không thực thi gì cả, chứ không phải đợi đến dịch bệnh COVID-19. Bằng chứng là ngay cả Quyết định số 364, do ông Nguyễn Tấn Dũng, khi còn là Thủ tướng ký ngày 17/3/2015, về ‘Việc phê duyệt kế hoạch triển khai, thực hiện Công ước Chống Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người’ thì họ cũng không thực hiện. Và bằng chứng mới nhất là qua phiên xử dân làng Đồng Tâm. Do đó, quyền con người có thể nói là vấn đề nhức nhối tại Việt Nam trong suốt hàng chục năm qua.”
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già đưa ra nhận định về tuyên bố cam kết mới nhất của Việt Nam về quyền con người tại LHQ:
“Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cam kết với LHQ về đảm bảo nâng cao quyền con người trong dịch COVID-19 chỉ là những lời hứa hảo để nhằm tranh thủ viện trợ mà thôi.”
Việt Nam được quốc tế ca ngợi là một quốc gia phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19 đạt hiệu quả cao. Việt Nam, đồng thời cũng được ghi nhận chia sẻ với thế giới về kinh nghiệm đối phó trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành. Chẳng hạn như Việt Nam trao tặng hơn nửa triệu khẩu trang cho Châu Âu, hợp tác với Hoa Kỳ trong việc cung cấp hàng trăm ngàn bộ quần áo bảo hộ y tế được nhanh chóng chuyển giao đến Mỹ, hỗ trợ cho Lào và Campuchia các trang thiết bị y tế, trị giá 14 tỷ đồng và hỗ trợ cho Cuba 5.000 tấn gạo... Đối với Trung Quốc, nơi bùng phát dịch COVID-19 đầu tiên, Việt Nam đã tặng nửa triệu USD để chống dịch.
Song song đó, Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ từ nhóm Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Australia khoản tiền 5 triệu USD, để phục hồi kinh tế và cứu trợ người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Hồi tháng 3, Hoa Kỳ cũng thông báo Việt Nam nằm trong danh sách 20 nước mà Washington hỗ trợ số tiền 37 triệu USD, để đối phó với sự lây lan của COVID-19.
Vào cuối tháng 4, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), ra thông cáo báo chí cho biết Chính phủ Mỹ đang cung cấp 4,5 triệu USD và hợp tác với Chính phủ Việt Nam để đối phó đại dịch COVID-19 bùng phát.
Truyền thông Nhà nước Việt Nam cũng loan báo Chính phủ Hà Nội khẩn trương giúp cho doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch COVID-19 bằng các gói hỗ trợ hàng chục ngàn tỷ đồng. Thế nhưng, báo giới trong nước đồng thời phản ánh rất nhiều người dân và doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận các gói cứu trợ này.
Đài RFA cũng có dịp trao đổi với một số những người thuộc cộng đồng yếu thế ở Việt Nam, như dân oan, tù nhân lương tâm. Họ cho biết không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ cơ quan chính quyền mà thậm chí họ còn gặp khó khăn nhiều hơn, như không thể thăm gặp hay gửi đồ ăn và thuốc men vào trại giam cho thân nhân trong thời gian suốt mấy tháng qua.
Đại diện của Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam cũng chia sẻ với RFA thông tin về hàng trăm công nhân bị mất việc làm và đối mặt với tình cảnh vô cùng khó khăn trong việc nhận được hỗ trợ từ doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
Quang cảnh phiên tòa xét xử vụ án Đồng Tâm ngày 7/9/2020. 19 trong số 29 bị cáo cho biết bị tra tấn để phải nhận tội. Courtesy: congluan.vn
Tình hình nhân quyền Việt Nam không sáng sủa
Cựu tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già nói với RFA rằng tình hình nhân quyền ở Việt Nam tiếp tục xấu đi trong bối cảnh dịch COVID-19. Bởi vì, ông Nguyễn Ngọc Già phân tích rằng ở góc độ đại chúng thì người dân không thể nào có nhận thức về quyền con người. Chính quyền Việt Nam diễn dịch quyền con người theo cách của hàn lâm học viện và đại đa số dân chúng đều tự chấp nhận hoàn cảnh sống của họ, dù có rất nhiều thay đổi và bấp bênh trong đại dịch COVID-19, chưa kể đến những quyền căn bản của công dân được ghi trong Hiếp pháp mà họ cũng bị hạn chế và kiểm soát gắt gao, như lên tiếng liên quan tiêu cực xảy ra trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 của cán bộ, viên chức chính quyền.
Đối với nhà hoạt động dân chủ Đinh Quang Tuyến thì ông cho rằng Chính quyền Việt Nam sẽ tiếp tục vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn hơn qua vụ án Đồng Tâm. Ông Đinh Quang Tuyến nhấn mạnh:
“Đó là một thông điệp gửiđến tất cả những người dân khác, là nạn nhân trong tương lai rằng lên tiếng thì sẽ như thế. Họ làm ‘trận Đồng Tâm’ để mở đường cho họ đe dọa mang tính khủng bố. Đó là hành vi khủng bố người dân. Khủng bố làm làm một việc đối với một đối tượng cụ thể nhằm khiến cho nhiều người sợ hãi. Trong sự kiện Đồng Tâm thì cướp đất đã là một hành vi khủng bố; giết người là một hành vi khủng bố khác; xử án bất công là thêm một cấp độ của khủng bố. Có đến 3 hình thức khủng bố. Khủng bố một cách gọi là toàn diện, triệt để, tất cả mọi khía cạnh đều bị khủng bố hết. Điều này nhắm nhắm đến sự khẳng định toàn trị của một Đảng Cộng sản gọi là cai trị, độc tài. Đó là một thông điệp mạnh mẽ và tàn độc đến mức không thể tưởng tượng được và làm cho toàn dân phải khiếp sợ.”
Chủ tịch tổ chức Người Bảo vệ Nhân Quyền, ông Vũ Quốc Ngữ nhận định rằng Việt Nam sẽ tiếp tục sẵn sàng ký tất cả các công ước quốc tế và cam kết đủ điều về nhân quyền. Tuy nhiên, Hà Nội sẽ thực hành điều cam kết của họ theo cách để bảo vệ chế độ, chứ không phải cải thiện cho cuộc sống của hơn 90 triệu người dân Việt Nam.
Nhà báo Phạm Đoan Trang, nhân dịp được trao giải Nhân quyền Homo Homini hồi năm 2018, đã nói với RFA rằng trong khi thế giới đang đề cập về quyền của động vật thì tại Việt Nam, người dân vẫn phải loay hoay với hai chữ “nhân quyền”.
https://www.rfa
Không có nhận xét nào