Các đại cử tri tuyên thệ tháng 12/2000 tại Tòa nhà Quốc hội bang Massachusetts tại Boston
Võ Thái Hà
Cử tri đoàn
Tạp chí điện tử của Chương trình Thông tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Đọc tại đây
|
https://drive.google.com/file/d/1AHiM0yZk5nJ8V-SCSwDn56daX6FMQd17/view?usp=sharing
Doc file
https://drive.google.com/file/d/1YJetaiU4gHx1orkMoBqGiEFtLnCVXT5g/view?usp=sharing
Ủy Ban Trợ Giúp Tuyển Cử Hoa Kỳ (EAC)
Việt Ngữ
https://www.eac.gov/translations/vietnamese
Anh Ngữ
Nguồn: Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ
Cơ sở Hiến pháp
Trìch Điều II, Khoản 1
Quyền hành pháp sẽ được trao cho Tổng thống Hoa Kỳ. Tổng thống giữ chức vụ của mình trong nhiệm kỳ 4 năm và cùng với Phó Tổng thống cũng được bầu ra theo cùng một nhiệm kỳ và được bầu cử theo thể thức sau đây:
Theo thể thức mà cơ quan lập pháp qui định, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ tại Quốc hội. Thượng nghị sĩ, hạ nghị sĩ hay những người giữ chức vụ trong các cơ quan công quyền không được bầu làm đại cử tri.
Cử tri đoàn không phải là một địa điểm mà là một tiến trính mà khởi nguồn là một phần trong quá trính soạn thảo Hiến pháp Mỹ. Cử tri đoàn được các vị khai quốc công thần của nước Mỹ lập ra như một thỏa hiệp giữa việc bầu chọn tổng thống do Quốc hội thực hiện và thông qua bỏ phiếu trực tiếp. Người dân Mỹ bỏ phiếu cho các đại cử tri, những người này sau đó sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống. Cục Lưu trữ Quốc gia là cơ quan chình phủ liên bang có nhiệm vụ giám sát tiến trính này.
Mỗi bang được phân bổ số đại cử tri bằng tổng số thượng nghị sĩ của bang đó (luôn là hai) và số đại diện của họ tại Hạ viện, dựa trên thống kê dân số tiến hành 10 năm một lần. Hiện nay, bang đông dân nhất là California có 55 đại cử tri, trong khi đó bang có cư dân ìt hơn như Bắc Dakota có thể chỉ có 3 hoặc 4 đại cử tri.
Cử tri đoàn hiện nay bao gồm 538 đại cử tri (tương ứng với 435 thành viên Hạ viện và 100 thượng nghị sĩ, cộng với 3 đại diện của Quận Colombia - nơi có thủ đô Washington). Để đắc cử tổng thống và phó tổng thống, ứng cử viên phải giành được đa số 270 phiếu đại cử tri.
Hiến pháp Mỹ có rất ìt điều khoản quy định tiêu chuẩn đại cử tri. Điều II quy định rằng thành viên Quốc hội và những “người đang nắm giữ chức vụ tại các cơ quan công quyền Mỹ” không được chỉ định làm đại cử tri.
Quá trình bầu đại cử tri ở mỗi bang khác nhau. Thường thí các lãnh đạo đảng tại bang sẽ chỉ định đại cử tri tại các đại hội của đảng ở bang hoặc ủy ban trung ương đảng ở bang sẽ biểu quyết. Các đại cử tri thường được lựa chọn vì sự phục vụ và cống hiến của họ đối với đảng. Họ có thể là các quan chức được bầu lên ở các bang, các lãnh đạo đảng, hoặc những người có liên hệ với ứng cử viên tổng thống.
Cử tri mỗi bang chọn ra những đại cử tri cam kết sẽ bầu cho một ứng cử viên tổng thống vào ngày tổng tuyển cử - ngày thứ Ba sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11 (4/11/2008). Tùy thuộc vào quy trính ở mỗi bang, tên của các đại cử tri có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện trên lá phiếu dưới tên của các ứng cử viên tranh cử tổng thống.
Các đại cử tri ở mỗi bang sẽ gặp nhau vào thứ Hai đầu tiên sau thứ Tư thứ hai vào tháng 12 (15/12/2008) để bầu tổng thống và phó tổng thống Mỹ.
Không có quy định Hiến pháp hay luật liên bang nào yêu cầu đại cử tri phải bỏ phiếu phù hợp với bỏ phiếu phổ thông ở bang họ.
Tuy nhiên, luật bang quy định rằng những đại cử tri nào bị cho là không trung thành sẽ bị phạt hoặc không đủ điều kiện ví bỏ phiếu không hợp lệ sẽ bị thay thế bằng một đại cử tri khác. Tòa án Tối cao Mỹ không quy định cụ thể về việc liệu những cam kết và các hính phạt áp dụng với hành động không bỏ phiếu như cam kết có thể được thực hiện theo Hiến pháp không. Chưa có đại cử tri nào bị truy tố ví không bỏ phiếu như đã cam kết.
Ngày nay ìt có đại cử tri nào dám không coi trọng phổ thông đầu phiếu bằng cách bỏ phiếu cho một ai đó mà không phải là ứng cử viên của đảng họ. Các đại cử tri nhín chung đều giữ vị trì lãnh đạo trong đảng hoặc được chọn ra ví đã trung thành với đảng. Trong suốt lịch sử Mỹ, hơn 99% đại cử tri đã bỏ phiếu như đã cam kết.
Tổng số phiếu của Cử tri đoàn sẽ quyết định ai là tổng thống và phó tổng thống, chứ không phải đa số theo thống kê hoặc đa số mà một ứng cử viên có thể giành được trong cuộc bỏ phiếu phổ thông trên toàn quốc. Trong lịch sử Mỹ có bốn lần ứng cử viên giành được hầu hết phiếu phổ thông trên toàn quốc nhưng lại không giành được đa số phiếu đại cử tri. Đó là các năm 1824, 1876, 1888 và 2000.
Năm 2008, 48 trong số 50 bang và Quận Colômbia thực hiện nguyên tắc “người thắng được tất cả”. Vì dụ, tất cả 55 phiếu của đại cử tri California được dành cho người chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu phổ thông ở bang đó, ngay cả khi chiến thắng đó là sìt sao 50.1%-49.9%. Chỉ có hai bang là Nebraska và Maine không theo nguyên tắc người thắng được tất. Ở các bang này, phiếu đại cử tri có thể phân bổ cho các ứng cử viên thông qua phân bổ phiếu bầu theo tỉ lệ.
Quốc hội nhóm họp trong kỳ họp chung vào tháng 1 trong năm sau bầu cử tổng thống để kiểm phiếu đại cử tri.
Nếu không ứng cử viên tổng thống nào giành được đa số phiếu đại cử tri, theo điều sửa đổi thứ 12 của Hiến pháp, Hạ viện sẽ quyết định kết quả bầu cử. Hạ viện sẽ chọn tổng thống theo hính thức đa số, chọn một trong số ba ứng cử viên nhận được nhiều phiếu đại cử tri nhất. Việc bỏ phiếu sẽ do các bang tiến hành, đoàn đại biểu của mỗi bang có 1 phiếu. Nếu không ứng cử viên phó tổng thống nào giành được đa số phiếu đại cử tri, Thượng viện sẽ chọn phó tổng thống bằng đa số, mỗi thượng nghĩ sĩ sẽ chọn một trong hai ứng cử viên nhận được nhiều phiếu đại cử tri nhất.
Hạ viện đã hai lần phải chọn tổng thống, vào năm 1800 và 1824. Thượng viện một lần phải chọn phó tổng thống vào năm 1836.
Nguồn tư liệu tham khảo cho thấy trong hơn 200 năm qua, hơn
700 đề xuất đã được đưa ra tại Quốc hội nhằm cải tổ hoặc xóa bỏ Cử tri đoàn. Số đề xuất sửa đổi Hiến pháp về việc thay đổi Cử tri đoàn nhiều hơn số đề xuất trong các lĩnh vực khác.
Sự vững bền của Cử tri đoàn có thể bị ảnh hưởng bởi thái độ đối với các đảng thứ ba – ngoài Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Các đảng thứ ba hầu như không làm được gí trong hệ thống Cử tri đoàn. Năm 1948 và 1968, các ứng cử viên đảng thứ ba có sức lôi cuốn ở cấp khu vực đã giành được đáng kể phiếu bầu của đại cử tri ở miền Nam, có thể đã ảnh hưởng tới kết quả bầu cử nhưng không phải là thách thức nghiêm trọng đối với người thắng cử của chình đảng. Ứng cử viên của đảng thứ ba cuối cùng giành kết quả ngoạn mục là cựu tổng thống Theodore Roosevelt của Đảng Cộng hòa năm 1912. Ông đã về thứ hai với khoảng cách khá xa về số phiếu đại cử tri và phiếu phổ thông (88/266 phiếu đại cử tri cần thiết để thắng cử). Mặc dù Ross Perot năm 1992 giành được 19% phiếu phổ thông trên toàn quốc, nhưng không giành được phiếu đại cử tri nào do ông không thực sự mạnh ở bang nào.
Nguồn: Cục Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ
Cử tri đoàn
Không có nhận xét nào