Giữa đại dịch virus corona, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất xây dựng một nền kinh tế giảm thiểu phụ thuộc vào Trung Quốc để nước này có thể tránh rủi ro chuỗi cung ứng bị gián đoạn.
Lời kêu gọi của ông Abe đã khiến chính trường Trung Quốc tranh luận sôi nổi.
Tại Trung Nam Hải, cơ quan đầu não của ĐCSTQ ở Bắc Kinh, hiện đang có những lo ngại nghiêm trọng về việc các công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, một nguồn thạo tin nói với tờ Nikkei. “Điều đặc biệt được nói đến là điều khoản trong gói kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản khuyến khích (và tài trợ) việc tái lập chuỗi cung ứng [ngoài Trung Quốc].”
Nếu đại dịch không xảy ra, chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nhật Bản đã được thực hiện và ông Tập đã có thể tuyên bố một “kỷ nguyên mới” của quan hệ Trung- Nhật. Ông lẽ ra cũng đã có thể cổ vũ cho ông Abe trong sự kiện Thế vận hội 2020.
Thế nhưng, cả chuyến đi của ông Tập lẫn và Thế vận hội Tokyo đều đã bị hoãn lại, còn quan hệ Trung – Nhật rơi vào bế tắc.
Tín hiệu về chính sách mới của ông Abe bắt đầu từ ngày 5/3, tình cờ trùng với ngày hoãn chuyến thăm Nhật Bản của ông Tập được công bố. Trong cuộc họp của Hội đồng Đầu tư cho Tương lai, ông Abe – đồng thời là Chủ tịch Hội đồng, cho biết ông muốn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao sẽ quay trở về Nhật Bản.
Cuộc họp có sự tham gia của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng như Hiroaki Nakanishi, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản, sàn kinh doanh lớn nhất của đất nước được biết đến với cái tên Keidanren.
Ông Abe đã nói rằng dịch virus corona đã khiến việc cung ứng từ Trung Quốc thiếu hụt, và người dân lo ngại về điều này. Đối với các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào sự cung ứng từ một quốc gia duy nhất, Thủ tướng Nhật khuyến nghị nên cố gắng di dời các mặt hàng có giá trị gia tăng cao về lại Nhật Bản. Còn đối với những sản phẩm hàng hoá khác, các công ty cũng được khuyến khích đa dạng hoá chuỗi cung ứng ra những nước khác trong ASEAN.
Tuyên bố của ông Abe rất rõ ràng, bởi gián đoạn gây ra do dịch bệnh đã ảnh hưởng đến việc mua phụ tùng ô tô và các sản phẩm khác mà Nhật Bản dựa vào Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của nhiều công ty Nhật Bản.
Ông Abe đã bắt đầu định hình chính sách “tránh xa Trung Quốc” kể từ đó.
Tuy nhiên trong tình cảnh nước Nhật bị bủa vây bởi virus corona khi đó, đề xuất này của ông Abe chưa tạo được nhiều chú ý.
Nhưng Trung Quốc đang dõi theo hết sức thận trọng, bởi xu hướng này nếu xảy ra sẽ làm lung lay nền tảng của mô hình tăng trưởng lâu dài của Trung Quốc.
Trong gói kinh tế khẩn cấp được thông qua vào ngày 7/4 sau đó, chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi tái lập chuỗi cung ứng đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Cụ thể, gói kinh tế này đã dành ra hơn 240 tỷ yên (khoảng 2,2 tỷ USD) trong kế hoạch ngân sách bổ sung cho năm tài khóa 2020 để hỗ trợ các công ty Nhật Bản chuyển sản xuất về nước hoặc đa dạng hóa cơ sở sản xuất của họ ở Đông Nam Á.
Ngày hôm sau, 8/4, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng, đã tổ chức một cuộc họp tại Bắc Kinh.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Tập Cận Bình nhận định đại dịch đã khiến các yếu tố bất ổn gia tăng, và kêu gọi tất cả phải chuẩn bị cho “một trận chiến kéo dài” trong khi giả định điều tồi tệ nhất sẽ có thể xảy đến.
Trong khi đó tại nước Mỹ, các cuộc trao đổi liên quan đến sự phụ thuộc vào Trung Quốc cũng đã được tiến hành.
Larry Kudlow, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng, đã đề xuất về chi phí di dời cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc và về lại Mỹ Quốc. Điều này cũng phù hợp với chương trình nghị sự “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump.
Nếu Hoa Kỳ và Nhật Bản, các nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ ba thế giới lần lượt rời khỏi Trung Quốc, điều này sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Gần đây nhất, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ngày 17/7 đã tiết lộ 87 công ty Nhật Bản đầu tiên được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á hoặc về Nhật Bản.
https://vietluan.com.au/
Tại Trung Nam Hải, cơ quan đầu não của ĐCSTQ ở Bắc Kinh, hiện đang có những lo ngại nghiêm trọng về việc các công ty nước ngoài rút khỏi Trung Quốc, một nguồn thạo tin nói với tờ Nikkei. “Điều đặc biệt được nói đến là điều khoản trong gói kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản khuyến khích (và tài trợ) việc tái lập chuỗi cung ứng [ngoài Trung Quốc].”
Nếu đại dịch không xảy ra, chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Nhật Bản đã được thực hiện và ông Tập đã có thể tuyên bố một “kỷ nguyên mới” của quan hệ Trung- Nhật. Ông lẽ ra cũng đã có thể cổ vũ cho ông Abe trong sự kiện Thế vận hội 2020.
Thế nhưng, cả chuyến đi của ông Tập lẫn và Thế vận hội Tokyo đều đã bị hoãn lại, còn quan hệ Trung – Nhật rơi vào bế tắc.
Tín hiệu về chính sách mới của ông Abe bắt đầu từ ngày 5/3, tình cờ trùng với ngày hoãn chuyến thăm Nhật Bản của ông Tập được công bố. Trong cuộc họp của Hội đồng Đầu tư cho Tương lai, ông Abe – đồng thời là Chủ tịch Hội đồng, cho biết ông muốn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng cao sẽ quay trở về Nhật Bản.
Cuộc họp có sự tham gia của nhiều lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng như Hiroaki Nakanishi, Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản, sàn kinh doanh lớn nhất của đất nước được biết đến với cái tên Keidanren.
Ông Abe đã nói rằng dịch virus corona đã khiến việc cung ứng từ Trung Quốc thiếu hụt, và người dân lo ngại về điều này. Đối với các sản phẩm phụ thuộc nhiều vào sự cung ứng từ một quốc gia duy nhất, Thủ tướng Nhật khuyến nghị nên cố gắng di dời các mặt hàng có giá trị gia tăng cao về lại Nhật Bản. Còn đối với những sản phẩm hàng hoá khác, các công ty cũng được khuyến khích đa dạng hoá chuỗi cung ứng ra những nước khác trong ASEAN.
Tuyên bố của ông Abe rất rõ ràng, bởi gián đoạn gây ra do dịch bệnh đã ảnh hưởng đến việc mua phụ tùng ô tô và các sản phẩm khác mà Nhật Bản dựa vào Trung Quốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của nhiều công ty Nhật Bản.
Ông Abe đã bắt đầu định hình chính sách “tránh xa Trung Quốc” kể từ đó.
Tuy nhiên trong tình cảnh nước Nhật bị bủa vây bởi virus corona khi đó, đề xuất này của ông Abe chưa tạo được nhiều chú ý.
Nhưng Trung Quốc đang dõi theo hết sức thận trọng, bởi xu hướng này nếu xảy ra sẽ làm lung lay nền tảng của mô hình tăng trưởng lâu dài của Trung Quốc.
Trong gói kinh tế khẩn cấp được thông qua vào ngày 7/4 sau đó, chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi tái lập chuỗi cung ứng đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Cụ thể, gói kinh tế này đã dành ra hơn 240 tỷ yên (khoảng 2,2 tỷ USD) trong kế hoạch ngân sách bổ sung cho năm tài khóa 2020 để hỗ trợ các công ty Nhật Bản chuyển sản xuất về nước hoặc đa dạng hóa cơ sở sản xuất của họ ở Đông Nam Á.
Ngày hôm sau, 8/4, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc, cơ quan ra quyết định hàng đầu của đảng, đã tổ chức một cuộc họp tại Bắc Kinh.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Tập Cận Bình nhận định đại dịch đã khiến các yếu tố bất ổn gia tăng, và kêu gọi tất cả phải chuẩn bị cho “một trận chiến kéo dài” trong khi giả định điều tồi tệ nhất sẽ có thể xảy đến.
Trong khi đó tại nước Mỹ, các cuộc trao đổi liên quan đến sự phụ thuộc vào Trung Quốc cũng đã được tiến hành.
Larry Kudlow, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Quốc gia của Nhà Trắng, đã đề xuất về chi phí di dời cho các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc và về lại Mỹ Quốc. Điều này cũng phù hợp với chương trình nghị sự “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump.
Nếu Hoa Kỳ và Nhật Bản, các nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ ba thế giới lần lượt rời khỏi Trung Quốc, điều này sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Gần đây nhất, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản ngày 17/7 đã tiết lộ 87 công ty Nhật Bản đầu tiên được nhận trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á hoặc về Nhật Bản.
https://vietluan.com.au/
Không có nhận xét nào