Header Ads

  • Breaking News

    Ngô Khôn Trí – Một vài tìm hiểu về vụ nổ kinh hoàng ở Beirut

    Hôm qua (4/8/2020), gần bến cảng của thủ đô Beirut , Lebanon đã xảy ra 1 vụ nổ kinh hoàng, trên 135 người đã chết, 5000 người bị thương, và trên 300 000 người mất nhà.
    Ngô Khôn Trí – Một vài tìm hiểu về vụ nổ kinh hoàng ở Beirut
    Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định: “nó giống một vụ tấn công khủng khiếp” . Thế nhưng ba quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ nói rằng dường như là “một kiểu đánh bom”. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết: “chúng tôi đang dõi theo và sẵn sàng hỗ trợ người dân Lebanon khi họ đứng dậy sau thảm kịch kinh hoàng này”.

    Tổng thống Nga, Ngoại trưởng Pháp, Thủ tướng Anh, Thủ tướng Canada, Đức, Úc,… đều gởi lời chia buồn.

    Các quốc gia ở Trung Đông như Qatar, Kuwait, Các tiểu Vương quốc Arab, Ai Cập, Jordan, Syria và ngay cả nước láng giềng Israel, hiện vẫn còn trong tình trạng chiến tranh với Lebanon, cũng đều lên tiếng sẽ hỗ trợ Lebanon . Qatar hứa sẽ điều bệnh viện dã chiến tới hỗ trợ Lebanon, Kuwait thông báo sẽ gửi viện trợ y tế khẩn cấp .

    Nguyên nhân của vụ nổ chưa được xác nhận , có nguồn tin cho rằng vụ nổ có liên kết với khoảng 2.750 tấn ammonium nitrate hợp chất thường được dùng làm phân bón, được lưu trữ trong nhiều năm tại một nhà kho gần bến cảng.

    Dựa vào tình hình chính trị bất ổn của Lebanon hiện nay , người ta có thể suy ra rằng nguyên nhân của vụ nổ là do thanh toán giữa các phe phái chính trị nội bộ của của Lebanon?

    Lebanon hay còn gọi là Liban, là quốc gia nằm cạnh bờ biển đông của Địa Trung Hải , giáp với Syria và Israel.

    Năm 1943: Tuyên bố độc lập từ lãnh thổ ủy trị của Pháp.

    Năm 1945: Tham gia thành lập Liên minh Ả Rập ( ý tưởng nhằm lôi kéo người Ả Rập làm đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai của nước Anh). Và cùng các thành viên Liên đoàn Ả Rập tuyên bố tẩy chay các doanh nghiệp Do Thái tại Palestine .

    1948: Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948. Người Palestine ồ ạt chạy sang lánh nạn ở Liban .

    1958 : Nội chiến xảy ra giữa các cộng đồng Hồi giáo Sunni, Shia và người Druze . Quân đội Hoa Kỳ được gởi đến theo yêu cầu của Camille Chamoun (lãnh đạo Kitô Giáo, tổng thống 1952-1958), và rút quân sau khi thành lập chính quyền mới.

    1964: Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của Liên minh Ả Rập được tổ chức tại Cairo. Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) được thành lập để chống lại Nhà nước Israel.

    Năm 1970- 1971 : Khoảng 350.000 người tị nạn Palestine và PLO bị Jordan trục xuất đã khiến cho cuộc nội chiến lần thứ hai bùng nổ năm 1976. Tình hình trở nên trầm trọng hơn khi quân đội Syria hiện diện ở một phần lãnh thổ Liban (1976) và sự can thiệp quân sự của Israel (1978).

    Năm 1982, quân đội Israel phong tỏa thủ đô Beyrouth và đánh đuổi lực lượng vũ trang của tổ chức PLO. Tổ chức chính trị-vũ trang Hezbollah của người Liban theo đạo Hồi dòng Shi’a được thành hình, được sự hỗ trợ tài chính từ Iran và Syria, được xem như kẻ thù không đội trời chung của Israel.

    Năm 1985, quân đội Israel rút khỏi Liban, nhưng vẫn duy trì sự hiện diện ở phần lãnh thổ phía nam, được gọi là “vùng an toàn”. Thế nhưng, Hezbollah thỉnh thoảng tung ra các đợt tấn công vào các vị trí bên trong đó, với danh nghĩa giải phóng lãnh thổ Liban.

    Năm 2000 : Vụ ám sát một bộ trưởng công nghiệp, đã gia tăng khủng bố chống lại các phe phái chống Syria, được cho là do các đặc vụ như Cục Tình báo Syria hoặc Hezbollah. Gây chia rẻ trong Lebanon giữa phe ủng hộ và phe chống Syria.

    Năm 2006 : Nội chiến ngày càng khốc liệt khi một nghị sĩ theo đạo Hồi Walid Eido bị giết trong một vụ bom xe ở Beirut vào tháng 6 và sau đó là Bộ trưởng nội các theo Thiên Chúa giáo Pierre Gemayel bị bắn chết vào tháng 11. Cựu Tổng thống và là lãnh đạo đảng Phalange, ông Amin Gemavel, 65 tuổi, ra tranh cử , tố cáo Syria đứng đằng sau vụ bắn chết con trai ông. Đối thủ là ông Michel Aoun, cựu lãnh đạo quân đội, đã từng chỉ trích Syria và giành đa số phiếu của người Thiên Chúa giáo trong cuộc bầu cử 2005, nhưng sau đó bất ngờ quay sang liên kết với phong trào Hezbollah thân Syria.

    12/7 – 14/8/ 2006: Xung đột Israel-Hezbollah kéo dài 34 ngày , kết thúc bằng nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Cả 2 bên đều tuyên bố chiến thắng. Lực lượng Israel đồng ý rút khỏi Liban, trao đổi tù binh Israel-Hezbollah, cả chỉnh phủ Liban lẫn chính phủ Israel sẽ không giải giáp Hezbollah.

    Giữa năm 2006 và 2008 : Sau khi nhiệm kỳ tổng thống của Émile Lahoud kết thúc vào tháng 10 năm 2007, Lebanon không có tổng thống do một loạt các cuộc biểu tình giữa phe đối lập với Thủ tướng thân phương Tây Fouad Siniora, yêu cầu thành lập một chính phủ đoàn kết dân tôc.

    Ngày 9/5/2008, lực lượng Hezbollah và Amal nổi lên chiếm giữ phía tây Beirut dẫn đến cuộc xung Ít nhất 62 người chết trong các cuộc đụng độ giữa chính phủ và phe dân quân đối lập. Vào ngày 21/5, việc ký kết Thỏa thuận Doha đã kết thúc cuộc chiến. Michel Suleiman trở thành tổng thống và một chính phủ đoàn kết dân tộc được thành lập, trao quyền phủ quyết cho phe đối lập. Thỏa thuận này được là một chiến thắng cho các lực lượng đối lập. Ngày 13/8, Tổng thống Michel Sulaiman và Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã gặp gỡ và đồng ý bình thường hóa quan hệ ngoại giao.

    2019- 2020 : Ngày 17/9/2019 la` ngày đầu tiên trong một loạt các cuộc biểu tình dân sự đã nổ ra. Ban đầu chỉ là phản đối việc tăng thuế đối với xăng, thuốc lá, nhưng sau đó trở thành một cuộc tổng biểu tình toàn quốc lên án các sai lầm của chính phủ đã làm cho nền kinh tế bị trì trệ, thất nghiệp, tham nhũng, chống lại luật bí mật ngân hàng vì được coi là để bảo vệ giai cấp thống trị khỏi trách nhiệm giải trình,…

    Do các cuộc biểu tình, Lebanon bước vào một cuộc khủng hoảng chính trị, với việc Thủ tướng Saad Hariri phải từ chức, ngày 19/12, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục Hassan Diab được chỉ định làm thủ tướng tiếp theo và được giao nhiệm vụ thành lập nội các mới, nhưng người biểu tình không tán thành. Lebanon đang chịu khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ, là quốc gia đầu tiên ở Trung Đông và Bắc Phi chứng kiến ​​tỷ lệ lạm phát vượt quá 50% trong 30 ngày liên tiếp.

    Ngày 7/3/2020,, chính phủ Lebanon tuyên bố hoãn thanh toán trái phiếu chính phủ (đáo hạn 9/3) bằng ngoại tệ (tương đương 1,2 tỷ USD), đồng bảng Lebanon sụp đổ. Ngày 30 tháng 6, chính phủ thông báo rằng thịt sẽ được loại bỏ khỏi các bữa ăn mà quân đội Lebanon cung cấp cho binh lính.

    Và hôm qua, ngày 4/8/2020 đã xảy ra 1 vụ nổ thảm khốc ở thủ đô Beirut. Vụ nổ này là cú sốc mạnh với đất nước đang quay cuồng vì khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ cùng đại dịch Covid-19 đang hoành hành, đẩy gần một nửa dân số vào cảnh nghèo đói. Đồng tiền Lebanon lao dốc, mất giá trên 80% trên thị trường chợ đen, các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.

    Trên mạng xã hội, nhiều người Lebanon chỉ trích chính phủ và cho rằng thảm họa cường độ lớn như vậy sẽ tàn phá ở một nhà nước vốn bị tê liệt do bởi bè phái và tham nhũng. Hàng nghìn gia đình đã lái xe khỏi Beirut để đến nơi an toàn vì lo ngại nếu ở lại sẽ bị cướp bóc và có thể sẽ hứng chịu những thám họa khác (Họa vô đơn chí?)

    Vụ nổ này làm rõ lên sự bất ổn xã hội không chỉ ở Lebannon mà sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến các nước Trung Đông, làm gia tăng sự bất ổn tình hình kinh tế chính trị của thế giới nói chung, vốn đã có từ khi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung bắt đầu.

    Từ nay cho đến ngày bầu cử tổng thống nước Mỹ, giá vàng chắc sẽ còn tiếp tục lập kỷ lục mới ?

    Ngô Khôn Trí


    Không có nhận xét nào