Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 19 tháng 8 năm 2020
Đảng Dân Chủ chính thức đề cử Joe Biden là ứng viên tổng thống Mỹ
Tối 18/08/2020, ông Joe Biden, nguyên phó tổng thống dưới thời Barack Obama, đã được đảng Dân Chủ chính thức đề cử làm ứng viên tổng thống Mỹ ngày 03/11. Sau tối đầu tiên dành cho người dân Mỹ, tối thứ hai của kỳ đại hội đảng Dân Chủ, được dành nói về tinh thần lãnh đạo và khả năng điều hành của ông Joe Biden.
Thông tín viên RFI tại Washington Anne Corpet tường trình :
Một nhà lãnh đạo có trách nhiệm, kiên định, phù hợp với các giá trị của nước Mỹ và trung thành với các đồng minh. Đó là chân dung về ông Joe Biden, được cả hai cựu tổng thống Mỹ phác họa. Ông Jimmy Carter và Bill Cliton đã khẳng định kinh nghiệm của ứng viên đảng Dân Chủ và nhấn mạnh đến khả năng của ông Joe Biden trong việc khôi phục lại hình ảnh của Hoa Kỳ trên thế giới.
Vợ và người thân chúc mừng sau khi ông Joe Biden (T) được Đại Hội đảng Dân Chủ chính thức đề cử làm ứng viên tổng thống Mỹ. Ảnh chụp qua màn hình, tại Trung Tâm Wisconsin Center, Milwaukee, bang Wisconsin, Mỹ, ngày 18/08/2020 REUTERS - BRIAN SNYDER
Trong đêm thứ hai liên tiếp, đảng Dân Chủ lại quy tụ được một vài chính trị gia Cộng Hòa, trong đó có cựu ngoại trưởng Colin Powell. Vị tướng Mỹ phát biểu : « Joe Biden sẽ là một vị tổng thống mà chúng ta sẽ tự hào hoan nghênh ».
Thế nhưng, một bức chân dung mật thiết hơn về Joe Biden, được bà Jill Biden, vợ ông, phác họa. Bà nhắc đến sự bền bỉ, lòng dũng cảm và sự đồng cảm của người chồng.
Cuối cùng, ngày thứ Ba 18/08 là ngày tổng kết các phiếu bầu của đại diện tất cả các bang. Đây là dịp để chiếu hình ảnh một loạt những địa danh biểu tượng trên khắp Hoa Kỳ để minh họa cho sự đa dạng và phong phú của một quốc gia, mà Joe Biden, từ giờ chính thức là ứng viên của đảng Dân Chủ, muốn hợp lại ».
Donald Trump : « Con rối » Joe Biden
Theo Viện Nielsen, số người theo dõi đêm đại hội đầu tiên của đảng Dân Chủ thấp hơn nhiều so với năm 2016 : có 18,7 triệu khán giả, so với 25,9 triệu trước đó 4 năm.
Ứng viên của đảng Dân Chủ tiếp tục bị tổng thống Donald Trump chế giễu là « Joe ngủ gật » và là « con rối của cực tả ». Trên Twitter, chủ nhân Nhà Trắng tự nhận là người « tập hợp » nước Mỹ và cáo buộc : « Mọi người quên là đất nước chúng ta đã bị chia rẽ như thế nào dưới thời Obama/Biden ».
Theo AFP, tổng thống Mỹ đương nhiệm không muốn truyền thông tập trung vào Đại Hội của đảng Dân Chủ. Trong hai ngày 17 và 18/08, ông liên tục di chuyển đến nhiều bang trọng điểm, từ Minnesota, Wisconsin, Iowa, Arizona.
Washington tăng trừng phạt tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi
Bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại New York, Hoa Kỳ, ngày 03/12/2019. REUTERS - Brendan McDermid
Theo hãng tin Pháp AFP, hôm qua, 17/08/2020, bộ Thương Mại Mỹ thông báo mở rộng các biện pháp trừng phạt tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi, đánh vào 38 chi nhánh của công ty nhằm hạn chế tiếp cận công nghệ Mỹ.
Chính quyền Donald Trump khẳng định Hoa Vi là công cụ gián điệp của Bắc Kinh, là mối đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ và đã ra các trừng phạt tập đoàn Trung Quốc. Tuy nhiên, nhận thấy Hoa Vi đã sử dụng các chi nhánh quốc tế của họ để luồn lách lệnh cấm, chính quyền Washington quyết định mở rộng trừng phạt.
Theo bộ trưởng Thương Mại Mỹ, Wilbur Ross, được dẫn lời trong thông cáo, Hoa Vi và các chi nhánh đã « tập trung cố gắng để có được các linh kiện bán dẫn chủ chốt được phát triển hoặc chế tạo từ các phần mềm và công nghệ Mỹ nhằm đạt mục tiêu chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc ».
Trong một thông cáo khác, ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo cũng nêu rõ, chính quyền Trump coi Hoa Vi là « công cụ trang bị cho mục đích giám sát của đảng Cộng Sản Trung Quốc ». Thông cáo nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt mới này để « bảo vệ an ninh quốc gia Hoa Kỳ, đời tư của công dân và toàn bộ hạ tầng cơ sở hệ thống 5G trước ảnh hưởng tai hại của Bắc Kinh ».
AFP nhắc lại, một năm rưỡi qua, Hoa Vi đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trump, đã bị xếp trong danh sách đen của Mỹ cấm tiếp cận các công nghệ Hoa Kỳ.
Hôm qua, tổng thống Donald Trump nhắc lại chỉ trích Trung Quốc về đại dịch Covid-19 : « Trung Quốc đã làm những điều kinh khủng với chúng ta, lẽ ra họ đã ngăn chặn được căn bệnh này. Tôi gọi đó là virus Trung Quốc. Họ đã ngăn chặn virus lan rộng ở Trung Quốc, nhưng không ngăn nó lan sang Mỹ và phần còn lại của thế giới ».
Cũng ngày hôm qua, tổng thống Trump hứa sẽ hỗ trợ bằng giảm thuế cho các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc di dời sản xuất về Mỹ.
Ông Trump: Không nói chuyện với Trung Quốc lúc này
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba cho biết ông đã hoãn các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh, đồng thời nói thêm rằng hiện tại ông không muốn nói chuyện với chính quyền Trung Quốc, theo Reuters.
Khi được hỏi tại một sự kiện ở Yuma, Arizona rằng liệu ông có rút khỏi thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hay không, Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ cân nhắc.
Các đại diện của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã lên kế hoạch thảo luận việc thực hiện thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 vào thứ Bảy (22/8), nhưng cuộc đàm phán này đã bị hủy bỏ.
Cố vấn của Biden: Cần ít tập trung thay đổi Bắc Kinh
Mỹ cần trở nên cạnh tranh hơn và từ bỏ cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” nếu họ muốn thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đồng minh để chống lại các thách thức từ Trung Quốc, cố vấn chính sách đối ngoại cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden nói, SCMP đưa tin tối thứ Ba.
Nói chuyện tại Viện Paulson trong tháng này, Ely Ratner, giám đốc nghiên cứu tại “Trung tâm An ninh mới” của Mỹ và là cố vấn của ông Biden, nói rằng Washington nên tập trung ít hơn vào việc buộc Bắc Kinh thay đổi và nhiều hơn vào việc trở thành “một Hoa Kỳ tự tin hơn ”
Ông Ratner cho biết hai nước không nên hướng tới Chiến tranh Lạnh, thay vào đó, sự cạnh tranh giữa Mỹ-Trung sẽ đem đến “một cuộc cạnh tranh khác biệt hơn nhiều”.
Mỹ bắt máy bay Venezuela chở vũ khí
Các nhân viên hải quan Mỹ đã chặn một máy bay phản lực tư nhân của Venezuela chuyên trở 82 khẩu súng, bao gồm một súng bắn tỉa cộng với 63.000 viên đạn. Vụ việc xảy ra tại bang Florida, nhà chức trách Mỹ cho biết hôm thứ Ba, AP đưa tin.
Hai phi công người Venezuela là Luis Alberto Patino và Gregori Mendez đã bị bắt hôm thứ Bảy, bị buộc tội buôn lậu lượng lớn tiền mặt và hàng hóa từ Mỹ, bên cạnh sở hữu vũ khí trái phép, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo báo chí. Máy bay và hàng hóa trái phép đã bị thu giữ. Hiện chưa rõ kho vũ khí này nhằm mục đích gì.
Tuyên bố từ phía Mỹ cho biết, chiếc máy bay phản lực Lear được đăng ký tại Venezuela, điểm đến trong kế hoạch bay của máy bay này là đảo St. Vincent và Grenadines ở vùng biển Caribê.
Tổng thống Lebanon bảo vệ nhóm khủng bố Hezbollah
Tổng thống Lebanon Michel Aoun nói rằng “không thể có chuyện” các vật liệu dễ cháy nổ ở cảng Beirut bốc cháy – dẫn đến vụ nổ kinh hoàng hồi đầu tháng – là do lực lượng khủng bố Hezbollah gây ra, theo Fox News.
Tổng thống Aoun, người bị cáo buộc là con rối của nhóm dân quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn, đưa ra tuyên bố này với hãng truyền thông Ý Corriere della Sera hôm thứ Ba, trong khi trước đó nhóm Hezbollah đã phủ nhận liên quan tới vụ nổ hôm 4/8 ở cảng Beirut khiến hơn 200 người thiệt mạng và hơn 7000 người khác bị thương.
Nhiều quan chức Lebanon tin rằng 2.750 tấn vật liệu amoni nitrat lưu tại cảng Beirut theo cách nào đó đã bắt lửa và gây ra vụ nổ kinh hoàng. Một số quan chức an ninh nước này cho biết họ đã cảnh báo chính phủ Lebanon về nguy cơ gây cháy nổ lô vật liệu này nhiều tuần trước khi xảy ra thảm họa.
Belarus: Phe đối lập lập hội đồng, Lukashenko lên án
Phe đối lập chính trị ở Belarus đã thành lập một hội đồng vào thứ Ba. Phản ứng trước động thái này, Tổng thống Alexander Lukashenko nói rằng đây là một âm mưu lật đổ chính quyền, theo Reuters.
Bà Olga Kovalkova, đại diện của bà Tsikhanouskaya, người đã lưu vong sau khi không giành thắng lợi trước ông Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống ít ngày trước, tại cuộc họp báo ra mắt hội đồng đối lập mới, cho biết bà mong muốn Tsikhanouskaya sẽ sớm quay trở lại Minsk để đóng vai trò là người bảo lãnh trong một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình.
Giành thắng lợi trước bà Tsikhanouskaya nhưng ông Lukashenko bị cáo buộc gian lận trong bầu cử và đang phải đối mặt với sự tức giận của công chúng. Ít ngày trước hàng chục ngàn người đã xuống đường yêu cầu vị tổng thống đã tại vị gần 30 năm phải từ chức.
Mỹ buộc tội cựu nhân viên CIA làm gián điệp cho Bắc Kinh
Bộ tư pháp Mỹ cho biết, một cựu nhân viên CIA đã bị buộc tội bán thông tin tuyệt mật cho Trung Quốc trong suốt một thập kỷ.
Theo tờ the Epoch Times ngày 17/8, Alexander Yuk Chung Ma, một cư dân Hawaii 67 tuổi, ngày 14/8 đã bị bắt và buộc tội âm mưu chuyển thông tin mật, bao gồm thông tin cấp độ “Tối mật” cho Trung Quốc. Đây là hành vi phạm tội có thể dẫn đến án chung thân, các công tố viên cho biết.
Ma bắt đầu làm việc cho CIA năm 1982 rồi chuyển sang làm nhà ngôn ngữ học cho FBI.
Các công tố viên cho biết Ma đã hợp tác với một người họ hàng, cũng là cựu sĩ quan CIA, một người đàn ông 85 tuổi ở Los Angeles, nhưng ông này không bị buộc tội vì mắc “bệnh suy giảm nhận thức”.
Đây là các cáo buộc mới nhất trong một loạt các truy tố nhắm vào hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Hoa Kỳ.
Ma, một công dân Hoa Kỳ nhập tịch sinh ở Hồng Kông, công tác tình báo ở nước ngoài và có các quyền truy cập “Tối mật”, các công tố viên cho biết. Ông ta rời CIA vào năm 1989, sau đó sống và làm việc tại Thượng Hải trước khi chuyển đến Hawaii vào năm 2000.
Các công tố viên cho biết Ma đã phản bội vào năm 2001, khi ông ta gặp gỡ nhiều lần ít nhất 5 sĩ quan của Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS), cơ quan tình báo hàng đầu của ĐCSTQ, trong một phòng khách sạn ở Hồng Kông. Trong cuộc gặp này, Ma đã “tiết lộ một lượng lớn thông tin quốc phòng tuyệt mật”, bao gồm danh tính các sĩ quan và tài sản của CIA, các phương pháp liên lạc bí mật, thông tin về cấu trúc nội bộ của CIA và chi tiết về hoạt động tình báo của cơ quan.
Tài liệu của tòa án cho biết FBI đã thu thập đoạn video quay lại một trong các cuộc họp vào tháng 3/2001, cho thấy các đặc vụ tình báo Trung Quốc MSS trả cho Ma 50.000 USD, số tiền mà ông ta được trả khi chuyển thông tin mật. Không rõ bằng cách nào FBI có được đoạn phim này.
Thỏa thuận hòa bình Israel-UAE ảnh hưởng lớn tới BRI của Trung Quốc
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đầy tham vọng của chính quyền Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng lớn bởi thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), khi thỏa thuận này giúp làm giảm căng thẳng và mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nước, theo The BL.
Israel và UAE hôm thứ Năm (13/8) tuyên bố rằng họ sẽ bình thường hóa quan hệ ngoại giao và xây dựng một mối quan hệ mới cởi mở. Reuters bình luận, đây là một động thái lịch sử có khả năng định hình lại trật tự chính trị Trung Đông.
Theo thỏa thuận được sự hậu thuẫn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Israel đã đồng ý đình chỉ kế hoạch sáp nhập các khu vực Bờ Tây mà họ đang quản lý. Israel cũng ủng hộ cuộc chiến chống lại chính quyền Iran, lực lượng mà UAE, Israel và Hoa Kỳ coi là mối đe dọa chính ở Trung Đông.
Israel đã ký các hiệp định hòa bình với Ai Cập hồi năm 1979 và Jordan hồi năm 1994. Nhưng UAE, cùng hầu hết các quốc gia Ả Rập khác, không công nhận Israel và cho đến nay không có quan hệ ngoại giao hoặc kinh tế chính thức với quốc gia này. UAE đã trở thành quốc gia Ả Rập tại vùng Vịnh đầu tiên đạt được thỏa thuận như vậy với nhà nước Do Thái.
Dự báo: Bắc Kinh sẽ sắp phải hứng ‘đòn’ trừng phạt tiếp theo của Mỹ
Làn sóng trừng phạt thứ hai của Mỹ đối với chính quyền Trung Quốc sắp bắt đầu, ở lần này, con cháu của các quan chức trong chế độ đỏ cũng có thể sẽ bị nhắm mục tiêu, theo Epoch Times bản tiếng Hoa.
Ngày 10/8, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ người sáng lập Next Media Lê Trí Anh (Jimmy Lai) và hai con trai của ông theo luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc. Cùng bị bắt trong ngày hôm đó còn có nhà hoạt động trẻ tuổi Châu Đình và một số nhà hoạt động dân chủ khác.
Một số phương tiện truyền thông Hồng Kông đã dự báo rằng làn sóng trừng phạt thứ hai của Mỹ đối với Hồng Kông sẽ sớm đến, bao gồm cả các lệnh trừng phạt đối với con cháu của của các quan chức ĐCSTQ.
Sau khi ông Lê Trí Anh bị bắt, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói rằng ông quan ngại về việc này và việc ông Lai bị bắt càng cho thấy rõ rằng ĐCSTQ đã phá hủy tự do của Hồng Kông.
Theo bản tin ngày 15/8 của Apple Dailly, ông Solomon Yue, phó chủ tịch Tổ chức các vấn đề hải ngoại của Đảng Cộng hòa Mỹ, tiết lộ trên Twitter rằng, do vụ bắt giữ ông trùm truyền thông Lê Trí Anh, vòng trừng phạt thứ hai của Mỹ sẽ sớm đến, và sẽ nhắm vào thế hệ thứ hai và thứ ba của các quan chức trong chế độ đỏ.
Ngày 7/8, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức ĐCSTQ vì đã “phá hoại quyền tự trị và tự do của Hồng Kông”.
Cựu giáo sư trường đảng Trung Quốc chỉ trích gay gắt ông Tập
Một cựu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra lời chỉ trích gay gắt đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cáo buộc ông này “hủy hoại một đất nước” bằng các chính sách độc tài và cách phản ứng tai hại trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo Infowars.
Người đưa ra chỉ trích này là cựu quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Cai Xia. Bà Cai nói với The Guardian rằng dưới thời ông Tập, ĐCSTQ là một trở ngại cho sự tiến bộ của Trung Quốc.
Bà Cai là một cựu giáo sư nổi tiếng tại Trường Đảng Trung ương của ĐCSTQ. Bà đã bị khai trừ khỏi đảng vào hôm thứ Hai (17/8) vì một đoạn băng ghi âm rò rỉ trên mạng vào tháng Sáu, trong đoạn băng ghi ấm đó bà lên án ông Tập và kêu gọi các đảng viên khác “từ bỏ” hệ thống độc tài hiện tại của Trung Quốc.
Điểm tin thế giới ngày Thứ tư 19 tháng 8 năm 2020 |
Đảng Dân Chủ chính thức đề cử Joe Biden là ứng viên tổng thống Mỹ
Tối 18/08/2020, ông Joe Biden, nguyên phó tổng thống dưới thời Barack Obama, đã được đảng Dân Chủ chính thức đề cử làm ứng viên tổng thống Mỹ ngày 03/11. Sau tối đầu tiên dành cho người dân Mỹ, tối thứ hai của kỳ đại hội đảng Dân Chủ, được dành nói về tinh thần lãnh đạo và khả năng điều hành của ông Joe Biden.
Thông tín viên RFI tại Washington Anne Corpet tường trình :
Một nhà lãnh đạo có trách nhiệm, kiên định, phù hợp với các giá trị của nước Mỹ và trung thành với các đồng minh. Đó là chân dung về ông Joe Biden, được cả hai cựu tổng thống Mỹ phác họa. Ông Jimmy Carter và Bill Cliton đã khẳng định kinh nghiệm của ứng viên đảng Dân Chủ và nhấn mạnh đến khả năng của ông Joe Biden trong việc khôi phục lại hình ảnh của Hoa Kỳ trên thế giới.
Vợ và người thân chúc mừng sau khi ông Joe Biden (T) được Đại Hội đảng Dân Chủ chính thức đề cử làm ứng viên tổng thống Mỹ. Ảnh chụp qua màn hình, tại Trung Tâm Wisconsin Center, Milwaukee, bang Wisconsin, Mỹ, ngày 18/08/2020 REUTERS - BRIAN SNYDER
Trong đêm thứ hai liên tiếp, đảng Dân Chủ lại quy tụ được một vài chính trị gia Cộng Hòa, trong đó có cựu ngoại trưởng Colin Powell. Vị tướng Mỹ phát biểu : « Joe Biden sẽ là một vị tổng thống mà chúng ta sẽ tự hào hoan nghênh ».
Thế nhưng, một bức chân dung mật thiết hơn về Joe Biden, được bà Jill Biden, vợ ông, phác họa. Bà nhắc đến sự bền bỉ, lòng dũng cảm và sự đồng cảm của người chồng.
Cuối cùng, ngày thứ Ba 18/08 là ngày tổng kết các phiếu bầu của đại diện tất cả các bang. Đây là dịp để chiếu hình ảnh một loạt những địa danh biểu tượng trên khắp Hoa Kỳ để minh họa cho sự đa dạng và phong phú của một quốc gia, mà Joe Biden, từ giờ chính thức là ứng viên của đảng Dân Chủ, muốn hợp lại ».
Donald Trump : « Con rối » Joe Biden
Theo Viện Nielsen, số người theo dõi đêm đại hội đầu tiên của đảng Dân Chủ thấp hơn nhiều so với năm 2016 : có 18,7 triệu khán giả, so với 25,9 triệu trước đó 4 năm.
Ứng viên của đảng Dân Chủ tiếp tục bị tổng thống Donald Trump chế giễu là « Joe ngủ gật » và là « con rối của cực tả ». Trên Twitter, chủ nhân Nhà Trắng tự nhận là người « tập hợp » nước Mỹ và cáo buộc : « Mọi người quên là đất nước chúng ta đã bị chia rẽ như thế nào dưới thời Obama/Biden ».
Theo AFP, tổng thống Mỹ đương nhiệm không muốn truyền thông tập trung vào Đại Hội của đảng Dân Chủ. Trong hai ngày 17 và 18/08, ông liên tục di chuyển đến nhiều bang trọng điểm, từ Minnesota, Wisconsin, Iowa, Arizona.
Washington tăng trừng phạt tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi
Bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại New York, Hoa Kỳ, ngày 03/12/2019. REUTERS - Brendan McDermid
Theo hãng tin Pháp AFP, hôm qua, 17/08/2020, bộ Thương Mại Mỹ thông báo mở rộng các biện pháp trừng phạt tập đoàn viễn thông Trung Quốc Hoa Vi, đánh vào 38 chi nhánh của công ty nhằm hạn chế tiếp cận công nghệ Mỹ.
Chính quyền Donald Trump khẳng định Hoa Vi là công cụ gián điệp của Bắc Kinh, là mối đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ và đã ra các trừng phạt tập đoàn Trung Quốc. Tuy nhiên, nhận thấy Hoa Vi đã sử dụng các chi nhánh quốc tế của họ để luồn lách lệnh cấm, chính quyền Washington quyết định mở rộng trừng phạt.
Theo bộ trưởng Thương Mại Mỹ, Wilbur Ross, được dẫn lời trong thông cáo, Hoa Vi và các chi nhánh đã « tập trung cố gắng để có được các linh kiện bán dẫn chủ chốt được phát triển hoặc chế tạo từ các phần mềm và công nghệ Mỹ nhằm đạt mục tiêu chính trị của đảng Cộng Sản Trung Quốc ».
Trong một thông cáo khác, ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo cũng nêu rõ, chính quyền Trump coi Hoa Vi là « công cụ trang bị cho mục đích giám sát của đảng Cộng Sản Trung Quốc ». Thông cáo nhấn mạnh, các biện pháp trừng phạt mới này để « bảo vệ an ninh quốc gia Hoa Kỳ, đời tư của công dân và toàn bộ hạ tầng cơ sở hệ thống 5G trước ảnh hưởng tai hại của Bắc Kinh ».
AFP nhắc lại, một năm rưỡi qua, Hoa Vi đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Trump, đã bị xếp trong danh sách đen của Mỹ cấm tiếp cận các công nghệ Hoa Kỳ.
Hôm qua, tổng thống Donald Trump nhắc lại chỉ trích Trung Quốc về đại dịch Covid-19 : « Trung Quốc đã làm những điều kinh khủng với chúng ta, lẽ ra họ đã ngăn chặn được căn bệnh này. Tôi gọi đó là virus Trung Quốc. Họ đã ngăn chặn virus lan rộng ở Trung Quốc, nhưng không ngăn nó lan sang Mỹ và phần còn lại của thế giới ».
Cũng ngày hôm qua, tổng thống Trump hứa sẽ hỗ trợ bằng giảm thuế cho các doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động ở Trung Quốc di dời sản xuất về Mỹ.
Ông Trump: Không nói chuyện với Trung Quốc lúc này
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Ba cho biết ông đã hoãn các cuộc đàm phán thương mại với Bắc Kinh, đồng thời nói thêm rằng hiện tại ông không muốn nói chuyện với chính quyền Trung Quốc, theo Reuters.
Khi được hỏi tại một sự kiện ở Yuma, Arizona rằng liệu ông có rút khỏi thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hay không, Tổng thống Trump nói rằng ông sẽ cân nhắc.
Các đại diện của Hoa Kỳ và Trung Quốc đã lên kế hoạch thảo luận việc thực hiện thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 vào thứ Bảy (22/8), nhưng cuộc đàm phán này đã bị hủy bỏ.
Cố vấn của Biden: Cần ít tập trung thay đổi Bắc Kinh
Mỹ cần trở nên cạnh tranh hơn và từ bỏ cách tiếp cận “Nước Mỹ trên hết” nếu họ muốn thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn với các đồng minh để chống lại các thách thức từ Trung Quốc, cố vấn chính sách đối ngoại cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden nói, SCMP đưa tin tối thứ Ba.
Nói chuyện tại Viện Paulson trong tháng này, Ely Ratner, giám đốc nghiên cứu tại “Trung tâm An ninh mới” của Mỹ và là cố vấn của ông Biden, nói rằng Washington nên tập trung ít hơn vào việc buộc Bắc Kinh thay đổi và nhiều hơn vào việc trở thành “một Hoa Kỳ tự tin hơn ”
Ông Ratner cho biết hai nước không nên hướng tới Chiến tranh Lạnh, thay vào đó, sự cạnh tranh giữa Mỹ-Trung sẽ đem đến “một cuộc cạnh tranh khác biệt hơn nhiều”.
Mỹ bắt máy bay Venezuela chở vũ khí
Các nhân viên hải quan Mỹ đã chặn một máy bay phản lực tư nhân của Venezuela chuyên trở 82 khẩu súng, bao gồm một súng bắn tỉa cộng với 63.000 viên đạn. Vụ việc xảy ra tại bang Florida, nhà chức trách Mỹ cho biết hôm thứ Ba, AP đưa tin.
Hai phi công người Venezuela là Luis Alberto Patino và Gregori Mendez đã bị bắt hôm thứ Bảy, bị buộc tội buôn lậu lượng lớn tiền mặt và hàng hóa từ Mỹ, bên cạnh sở hữu vũ khí trái phép, Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ cho biết trong một thông cáo báo chí. Máy bay và hàng hóa trái phép đã bị thu giữ. Hiện chưa rõ kho vũ khí này nhằm mục đích gì.
Tuyên bố từ phía Mỹ cho biết, chiếc máy bay phản lực Lear được đăng ký tại Venezuela, điểm đến trong kế hoạch bay của máy bay này là đảo St. Vincent và Grenadines ở vùng biển Caribê.
Tổng thống Lebanon bảo vệ nhóm khủng bố Hezbollah
Tổng thống Lebanon Michel Aoun nói rằng “không thể có chuyện” các vật liệu dễ cháy nổ ở cảng Beirut bốc cháy – dẫn đến vụ nổ kinh hoàng hồi đầu tháng – là do lực lượng khủng bố Hezbollah gây ra, theo Fox News.
Tổng thống Aoun, người bị cáo buộc là con rối của nhóm dân quân Hezbollah do Iran hậu thuẫn, đưa ra tuyên bố này với hãng truyền thông Ý Corriere della Sera hôm thứ Ba, trong khi trước đó nhóm Hezbollah đã phủ nhận liên quan tới vụ nổ hôm 4/8 ở cảng Beirut khiến hơn 200 người thiệt mạng và hơn 7000 người khác bị thương.
Nhiều quan chức Lebanon tin rằng 2.750 tấn vật liệu amoni nitrat lưu tại cảng Beirut theo cách nào đó đã bắt lửa và gây ra vụ nổ kinh hoàng. Một số quan chức an ninh nước này cho biết họ đã cảnh báo chính phủ Lebanon về nguy cơ gây cháy nổ lô vật liệu này nhiều tuần trước khi xảy ra thảm họa.
Belarus: Phe đối lập lập hội đồng, Lukashenko lên án
Phe đối lập chính trị ở Belarus đã thành lập một hội đồng vào thứ Ba. Phản ứng trước động thái này, Tổng thống Alexander Lukashenko nói rằng đây là một âm mưu lật đổ chính quyền, theo Reuters.
Bà Olga Kovalkova, đại diện của bà Tsikhanouskaya, người đã lưu vong sau khi không giành thắng lợi trước ông Lukashenko trong cuộc bầu cử tổng thống ít ngày trước, tại cuộc họp báo ra mắt hội đồng đối lập mới, cho biết bà mong muốn Tsikhanouskaya sẽ sớm quay trở lại Minsk để đóng vai trò là người bảo lãnh trong một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình.
Giành thắng lợi trước bà Tsikhanouskaya nhưng ông Lukashenko bị cáo buộc gian lận trong bầu cử và đang phải đối mặt với sự tức giận của công chúng. Ít ngày trước hàng chục ngàn người đã xuống đường yêu cầu vị tổng thống đã tại vị gần 30 năm phải từ chức.
Mỹ buộc tội cựu nhân viên CIA làm gián điệp cho Bắc Kinh
Bộ tư pháp Mỹ cho biết, một cựu nhân viên CIA đã bị buộc tội bán thông tin tuyệt mật cho Trung Quốc trong suốt một thập kỷ.
Theo tờ the Epoch Times ngày 17/8, Alexander Yuk Chung Ma, một cư dân Hawaii 67 tuổi, ngày 14/8 đã bị bắt và buộc tội âm mưu chuyển thông tin mật, bao gồm thông tin cấp độ “Tối mật” cho Trung Quốc. Đây là hành vi phạm tội có thể dẫn đến án chung thân, các công tố viên cho biết.
Ma bắt đầu làm việc cho CIA năm 1982 rồi chuyển sang làm nhà ngôn ngữ học cho FBI.
Các công tố viên cho biết Ma đã hợp tác với một người họ hàng, cũng là cựu sĩ quan CIA, một người đàn ông 85 tuổi ở Los Angeles, nhưng ông này không bị buộc tội vì mắc “bệnh suy giảm nhận thức”.
Đây là các cáo buộc mới nhất trong một loạt các truy tố nhắm vào hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Hoa Kỳ.
Ma, một công dân Hoa Kỳ nhập tịch sinh ở Hồng Kông, công tác tình báo ở nước ngoài và có các quyền truy cập “Tối mật”, các công tố viên cho biết. Ông ta rời CIA vào năm 1989, sau đó sống và làm việc tại Thượng Hải trước khi chuyển đến Hawaii vào năm 2000.
Các công tố viên cho biết Ma đã phản bội vào năm 2001, khi ông ta gặp gỡ nhiều lần ít nhất 5 sĩ quan của Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc (MSS), cơ quan tình báo hàng đầu của ĐCSTQ, trong một phòng khách sạn ở Hồng Kông. Trong cuộc gặp này, Ma đã “tiết lộ một lượng lớn thông tin quốc phòng tuyệt mật”, bao gồm danh tính các sĩ quan và tài sản của CIA, các phương pháp liên lạc bí mật, thông tin về cấu trúc nội bộ của CIA và chi tiết về hoạt động tình báo của cơ quan.
Tài liệu của tòa án cho biết FBI đã thu thập đoạn video quay lại một trong các cuộc họp vào tháng 3/2001, cho thấy các đặc vụ tình báo Trung Quốc MSS trả cho Ma 50.000 USD, số tiền mà ông ta được trả khi chuyển thông tin mật. Không rõ bằng cách nào FBI có được đoạn phim này.
Thỏa thuận hòa bình Israel-UAE ảnh hưởng lớn tới BRI của Trung Quốc
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đầy tham vọng của chính quyền Trung Quốc có thể bị ảnh hưởng lớn bởi thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), khi thỏa thuận này giúp làm giảm căng thẳng và mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nước, theo The BL.
Israel và UAE hôm thứ Năm (13/8) tuyên bố rằng họ sẽ bình thường hóa quan hệ ngoại giao và xây dựng một mối quan hệ mới cởi mở. Reuters bình luận, đây là một động thái lịch sử có khả năng định hình lại trật tự chính trị Trung Đông.
Theo thỏa thuận được sự hậu thuẫn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Israel đã đồng ý đình chỉ kế hoạch sáp nhập các khu vực Bờ Tây mà họ đang quản lý. Israel cũng ủng hộ cuộc chiến chống lại chính quyền Iran, lực lượng mà UAE, Israel và Hoa Kỳ coi là mối đe dọa chính ở Trung Đông.
Israel đã ký các hiệp định hòa bình với Ai Cập hồi năm 1979 và Jordan hồi năm 1994. Nhưng UAE, cùng hầu hết các quốc gia Ả Rập khác, không công nhận Israel và cho đến nay không có quan hệ ngoại giao hoặc kinh tế chính thức với quốc gia này. UAE đã trở thành quốc gia Ả Rập tại vùng Vịnh đầu tiên đạt được thỏa thuận như vậy với nhà nước Do Thái.
Dự báo: Bắc Kinh sẽ sắp phải hứng ‘đòn’ trừng phạt tiếp theo của Mỹ
Làn sóng trừng phạt thứ hai của Mỹ đối với chính quyền Trung Quốc sắp bắt đầu, ở lần này, con cháu của các quan chức trong chế độ đỏ cũng có thể sẽ bị nhắm mục tiêu, theo Epoch Times bản tiếng Hoa.
Ngày 10/8, cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ người sáng lập Next Media Lê Trí Anh (Jimmy Lai) và hai con trai của ông theo luật an ninh quốc gia mới của Trung Quốc. Cùng bị bắt trong ngày hôm đó còn có nhà hoạt động trẻ tuổi Châu Đình và một số nhà hoạt động dân chủ khác.
Một số phương tiện truyền thông Hồng Kông đã dự báo rằng làn sóng trừng phạt thứ hai của Mỹ đối với Hồng Kông sẽ sớm đến, bao gồm cả các lệnh trừng phạt đối với con cháu của của các quan chức ĐCSTQ.
Sau khi ông Lê Trí Anh bị bắt, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo nói rằng ông quan ngại về việc này và việc ông Lai bị bắt càng cho thấy rõ rằng ĐCSTQ đã phá hủy tự do của Hồng Kông.
Theo bản tin ngày 15/8 của Apple Dailly, ông Solomon Yue, phó chủ tịch Tổ chức các vấn đề hải ngoại của Đảng Cộng hòa Mỹ, tiết lộ trên Twitter rằng, do vụ bắt giữ ông trùm truyền thông Lê Trí Anh, vòng trừng phạt thứ hai của Mỹ sẽ sớm đến, và sẽ nhắm vào thế hệ thứ hai và thứ ba của các quan chức trong chế độ đỏ.
Ngày 7/8, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 11 quan chức ĐCSTQ vì đã “phá hoại quyền tự trị và tự do của Hồng Kông”.
Cựu giáo sư trường đảng Trung Quốc chỉ trích gay gắt ông Tập
Một cựu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra lời chỉ trích gay gắt đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cáo buộc ông này “hủy hoại một đất nước” bằng các chính sách độc tài và cách phản ứng tai hại trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán, theo Infowars.
Người đưa ra chỉ trích này là cựu quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Cai Xia. Bà Cai nói với The Guardian rằng dưới thời ông Tập, ĐCSTQ là một trở ngại cho sự tiến bộ của Trung Quốc.
Bà Cai là một cựu giáo sư nổi tiếng tại Trường Đảng Trung ương của ĐCSTQ. Bà đã bị khai trừ khỏi đảng vào hôm thứ Hai (17/8) vì một đoạn băng ghi âm rò rỉ trên mạng vào tháng Sáu, trong đoạn băng ghi ấm đó bà lên án ông Tập và kêu gọi các đảng viên khác “từ bỏ” hệ thống độc tài hiện tại của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào