Các quan chức Mỹ hôm thứ Năm (13/8) cho biết, nếu vắc-xin COVID-19 được chứng minh là có hiệu quả, Mỹ sẽ đảm bảo rằng vắc-xin này được phân phối miễn phí cho tất cả người dân, theo NDTV.
Paul Mango, một quan chức cấp cao Bộ Y tế Mỹ, trao đổi với các phóng viên: “Chúng tôi không hề giảm bớt các quy định nghiêm ngặt trong đánh giá và phê duyệt vắc xin”.
Washington đã đầu tư hơn 10 tỷ USD vào 6 dự án vắc xin và ký kết các hợp đồng đảm bảo cung cấp hàng trăm triệu liều nếu chúng được phê duyệt theo sau các thử nghiệm lâm sàng.
Chính phủ sẽ chi trả cho các liều vắc xin này.
Đảng đối lập thân Trung Quốc ở Đài Loan thất bại trong bầu cử thị trưởng
Quốc dân đảng (KMT), Đảng đối lập chính của Đài Loan bấy lâu nay ủng hộ mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc, đã bị đánh bại trong một cuộc bầu cử bổ khuyết chức vụ thị trưởng quan trọng hôm thứ Bảy (15/8), vốn bị phủ bóng đen bởi tình trạng hỗn loạn ở Hồng Kông và căng thẳng với Bắc Kinh, theo Reuters.
Cuộc bầu cử bổ khuyết ở thành phố Cao Hùng diễn ra sau khi thị trưởng thành phố từ Quốc dân Đảng, ông Hàn Quốc Du, bị cách chức với tỷ lệ áp đảo trong một cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm hồi tháng 6, khi các đối thủ của ông cáo buộc ông thờ ơ với thành phố.
Trần Kì Mại, người từng giữ chức phó thủ tướng đến từ Đảng Dân Tiến, đã giành được 70% số phiếu bầu, đánh bại ứng viên Quốc dân đảng Lý Mi Trăn, mặc dù chỉ có khoảng phân nửa số cử tri đi bỏ phiếu.
“Kết quả bầu cử này đã chứng minh một điều – một chiến thắng cho nền dân chủ,” ông Trần nói với những người ủng hộ.
50% doanh nghiệp Mỹ cân nhắc rời Hồng Kông
Theo khảo sát mới nhất của Phòng Thương mại Hoa Kỳ, sau khi Luật An ninh Quốc gia mới được thông qua, 53% số người được hỏi cân nhắc rời khỏi Hồng Kông. Kết quả này ghi nhận sự gia tăng liên tiếp trong hai tháng. Ngoài ra, luật an ninh quốc gia đã gây ra làn sóng nhập cư của người dân Hồng Kông ra nước ngoài. Theo thống kê của Cục Di trú Đài Loan, trong nửa đầu năm nay đã có 3161 người được cấp phép cư trú, tăng 116%.
Phòng Thương mại Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát kéo dài 5 ngày bắt đầu từ ngày 7/8. Trong số 154 công ty được phỏng vấn, 9% cho biết họ sẽ cân nhắc rời Hồng Kông trong ngắn hạn, 44% cho biết họ sẽ cân nhắc rời Hồng Kông trong trung và dài hạn, và 46% cho biết họ sẽ không rời Hồng Kông. Ngoài ra, 44% số người được hỏi tỏ ra bi quan về tương lai môi trường kinh doanh ở Hồng Kông, chỉ có 14% lạc quan. 10% số người được hỏi cho biết dù họ lạc quan trong ngắn hạn nhưng họ vẫn bi quan trong trung và dài hạn.
61% cho biết họ sẽ không rút vốn và rời khỏi Hồng Kông, 39% cho biết họ sẽ rút vốn trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Số người cân nhắc rời Hồng Kông đã tăng trong hai tháng liên tiếp và hơn 80% doanh nghiệp Mỹ đang cân nhắc rời Hồng Kông trong trung và dài hạn. Xu hướng rời Hồng Kông đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
Nhật Bản muốn mở rộng hợp tác với liên minh Ngũ Nhãn
Nhật Bản mong muốn mở rộng hợp tác với liên minh chia sẻ thông tin tình báo “Ngũ Nhãn (Five Eyes)”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Taro Kono trao đổi với Nikkei, bày tỏ hy vọng kiến lập một khuôn khổ cho phép quốc gia Đông Á này thu thập được thông tin mật quan trọng trong giai đoạn đầu.
“Những quốc gia này chia sẻ nhiều giá trị chung”, ông Kono nói trong một cuộc phỏng vấn. “Nhật Bản có thể tiến gần hơn [tới liên minh] thậm chí đến mức tạo nên ‘Lục Nhãn (Six Eyes)’.”
Nhóm Five Eyes hiện bao gồm Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Canada, Úc và New Zealand. Các thành viên trong Ngũ Nhãn chia sẻ mối quan hệ lịch sử và văn hóa sâu sắc gắn liền với di sản chung Anglo-Saxon và việc sử dụng Anh ngữ. Thỏa thuận UKUSA đa phương của họ bao gồm việc hợp tác trong tình báo tín hiệu, phân tích và chia sẻ thông tin thu thập được thông qua mạng lưới nghe lén phục vụ các mục đích bảo mật.
Công ty Mỹ bị phạt vì nhập hàng hóa làm bởi lao động nhà tù ở Trung Quốc
Một công ty Mỹ đã bị phạt 575.000 USD do nhập khẩu chất tạo ngọt dạng bột được sản xuất bởi lao động trong nhà tù Trung Quốc, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) thông báo hôm 13/8, theo The Epoch Times.
Hình phạt đối với Pure Circle U.S.A đánh dấu mức phạt đầu tiên do cơ quan này ban hành kể từ khi thông qua một bộ luật năm 2015 cấm nhập khẩu hàng hóa làm bởi lao động cưỡng bức.
CBP cho biết công ty này đã nhập khẩu ít nhất 20 lô hàng bột stevia và các chất dẫn xuất được chế biến tại Trung Quốc bởi các lao động tù nhân. Stevia là một loại chiết xuất từ thực vật được dùng làm chất tạo ngọt trong nước sô-đa và các loại thực phẩm khác.
Các nước châu Á sắm máy bay tàng hình F-35 của Mỹ phòng bị Trung Quốc
F-35B là máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm, có tốc độ tối đa gấp 1,6 lần tốc độ âm thanh, tương đương 1.930 km/h, với tính năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng trên đường băng ngắn.
Trong bối cảnh Trung Quốc gây hấn làm gia tăng căng thẳng với Ấn Độ ở trên dãy Himalyas, tranh chấp với nhiều quốc gia trong khu vực về Biển Đông, tranh chấp quanh quần đảo Senkaku trên Biển Hoa Đông với Nhật Bản, và không loại trừ sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan, cũng như gây xung đột với nhiều nước ASEAN khác, thì Mỹ đang trang bị cho một vài đối thủ châu Á của Trung Quốc những chiếc máy bay loại F-35 tối tân.
Hàn Quốc mới đây đã tiết lộ kế hoạch chế tạo hàng không mẫu hạm, loại khí tài trị giá hàng tỉ USD trong kế hoạch quốc gia giai đoạn 2021 – 2025.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc vào tháng 8 đã công bố một hình ảnh đồ họa chi tiết về thiết kế của con tàu và kế hoạch mua sắm máy bay phản lực loại F-35B của Mỹ để hoạt động trên tàu. Không quân Hàn Quốc dự kiến sẽ vận hành 60 máy bay F-35A và 20 máy bay F-35B vào năm 2030.
Cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore cũng tích cực xúc tiến việc mua máy bay F-35 từ Mỹ.
Mỹ vào tháng 7 đã chuẩn thuận kế hoạch bán cho Nhật Bản 105 máy bay F-35 và các thiết bị liên quan, với chi phí ước tính là 23,1 tỷ USD. Ngân sách quốc phòng Nhật Bản năm 2020/2021 lên tới mức kỷ lục 50,3 tỷ USD, dành cho việc mua máy bay chiến đấu và phòng thủ tên lửa khi nước này phải đối mặt với mối đe dọa từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 1 đã bật đèn xanh cho hợp đồng bán 12 chiến đấu cơ F-35B và các trang thiết bị liên quan cho Singapore. Theo Reuters, giá trị hợp đồng này ước tính là 2,75 tỉ USD.
Trước khả năng bị bao vây bởi các quốc gia trang bị máy bay chiến đấu tấn công liên hợp thế hệ thứ năm kiểu mới, Trung Quốc luôn phản đối việc Mỹ bán khí tài quân sự cho các nước láng giềng của mình.
Ông Trump xem xét cấm Alibaba
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/8 cho biết ông có thể gây áp lực lên nhiều công ty Trung Quốc hơn như gã khổng lồ công nghệ Alibaba, sau khi ông ra sắc lệnh nhắm vào TikTok, theo Reuters.
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, khi được phóng viên hỏi liệu ông có xem xét áp thêm lệnh cấm nhằm vào một số công ty của Trung Quốc, ví dụ như Alibaba hay không, ông Trump đáp: “Chúng tôi đang xem xét những điều này, đúng vậy”.
Tập đoàn Alibaba được thành lập năm 1999, hiện là hãng bán lẻ và thương mại điện tử lớn nhất thế giới, và cũng là một trong những tập đoàn Internet và trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất.
Phát biểu trên của Tổng thống Trump được đưa ra trong bối cảnh chính quyền của ông gần đây liên tục có các động thái nhằm vào các gã công nghệ khổng lồ của Trung Quốc, từ Huawei đến TikTok của ByteDance và WeChat của Tencent. Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 14/8 đã ban hành một sắc lệnh hành pháp buộc ByteDance của Trung Quốc bán lại TikTok trong vòng 90 ngày. Truóc đó, hôm 6/8, ông Trump ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức nằm trong quyền xét xử của Mỹ giao dịch với ByteDance, chủ sở hữu TikTok, và Tencent, chủ sở hữu của WeChat, sau 45 ngày tới nhằm bảo vệ an ninh quốc gia.
Mike Pompeo ký thỏa thuận điều quân Mỹ từ Đức sang Ba Lan
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak huých khuỷu tay sau khi ký hiệp ước
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo vừa ký một thỏa thuận quân sự mới với Ba Lan, theo đó một số binh sỹ Mỹ đóng ở Đức sẽ chuyển sang Ba Lan.
Hiệp ước này sẽ khiến số binh sỹ Mỹ đóng ở Ba Lan tăng lên tới mức 5500 binh sỹ.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak nói số quân này sẽ có thể nhanh chóng được tăng lên 20.000 nếu có mối đe dọa.
Tổng thống Donald Trump trước đó đã cáo buộc Đức không đóng góp đủ cho NATO.
Nhưng động thái này của Hoa Kỳ cũng làm tăng lo ngại trong khối NATO về khả năng Nga thực hiện chủ nghĩa bành trướng.
Hiệp ước Hợp tác Quân sự Tăng Cường (EDCA) do ông Pompeo và ông Blaszczak ký ở Warsaw hôm thứ Bảy.
"Đây sẽ là một bảo đảm mở rộng - một bảo đảm rằng trong trường hợp có mối de dọa, các binh sỹ của hai nước chúng ta có thể sát cánh cùng nhau," Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda phát biểu tại lễ ký.
"Hiệp ước này cũng sẽ giúp tăng cường an ninh của các nước khác trong khu vực châu Âu của chúng ta."
Khoảng 4500 binh sỹ Mỹ hiện đang đóng ở Ba Lan, và 1000 binh sỹ nữa sẽ được điều động thêm theo hiệp ước này.
Đại bản doanh của V Corps Quân đội Hoa Kỳ cũng sẽ được chuyển từ Đức sang Ba Lan.
Mỹ điều tàu sân bay trở lại Biển Đông vào lúc Bắc Kinh gia tăng tập trận
Vào lúc Bắc Kinh loan báo những cuộc tập trận rầm rộ, thậm chí đe dọa cho diễn tập bắn tên lửa thật gần đảo Guam, Hải Quân Mỹ đã điều hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng nhóm tác chiến tháp tùng trở lại Biển Đông và bắt đầu những cuộc tập trận mới kể hôm qua 14/08/2020. Đây là lần thứ ba trong hơn một tháng tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông tập trận.
Trong một thông cáo công bố hôm qua, bộ tư lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ (Commander US Pacific Fleet) cho biết là nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông hôm 14/08 và bắt đầu tiến hành tập trận theo nhiều nội dung.
Như thông lệ, tháp tùng hàng không mẫu hạm Ronald Reagan là tuần dương hạm USS Antietam cùng hai khu trục hạm USS Mustin và USS Rafael Peralta, và không đoàn hàng không mẫu hạm số 5.
Thông cáo của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ đặc biệt nhấn mạnh đến sự kiện là mới đây, nhóm tác chiến tàu sân bay Ronald Reagan đã tập trận phối hợp với các oanh tạc cơ B-1 của Không Quân Mỹ, đặt căn cứ trên đảo Guam.
Đây là lần thứ ba từ kể từ đầu tháng Bảy đến nay, nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm Ronald Reagan được phái đến hoạt động tại Biển Đông.
Không có nhận xét nào