Covid-19 tại Pháp: Nguy cơ dịch không thể kiểm soát được
Dịch Covid-19 tại Pháp có thể tái bùng phát mà không thể kiểm soát được, đó là cảnh báo của Hội đồng Khoa học, cố vấn cho chính phủ về phòng chống dịch virus corona.
Hôm qua, 04/08/2020, Hội đồng Khoa học nói rõ: “ Virus lan truyền ngày càng mạnh, do người dân ngày càng lơ là các biện pháp giãn cách xã hội và ngăn chận lây nhiễm”. Hội đồng này cảnh báo là nước Pháp “bất cứ lúc nào” cũng có thể rơi vào tình trạng khó kiểm soát hơn, như tình hình hiện nay ở Tây Ban Nha. Họ còn dự báo là làn sóng thứ hai của dịch Covid-19 rất có thể sẽ đến vào mùa thu hay mùa đông năm nay. Các thành viên của Hội đồng kêu gọi dân Pháp nên tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp ngăn ngừa, như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên bằng nước tẩy trùng...
Hôm qua, thủ tướng Jean Castex cũng đã kêu gọi dân Pháp không nên mất cảnh giác, nếu muốn tránh bị phong tỏa hoàn toàn trở lại, gây tác hại nặng nề cho nền kinh tế, vốn đã gần như ngưng hoạt động hoàn toàn trong suốt hai tháng.
Thật ra, chỉ nhìn qua các số liệu mới nhất là đủ để thấy tình hình rất đáng báo động: Trong tuần lễ từ 20 đến 26/07, số ca nhiễm mới tại Pháp đã tăng vọt 54% ( tổng cộng 5.592 ca ) và kể từ nay mỗi ngày lại có thêm hơn 1.000 người bị nhiễm Covid-19. Số bệnh nhân nặng phải nằm trong phòng hồi sức cũng đang tăng trở lại, sau khi đã giảm liên tục từ đầu tháng 4. Theo tổng cục Y Tế, hiện có 388 bệnh nhân nặng, so với con số hơn 7.000 vào lúc dịch lên đến cao điểm. Cho tới nay, tổng số ca tử vong do virus corona ở Pháp là 30.296 ca.
Thủ tướng Úc: Xây dựng liên minh Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ là ‘ưu tiên trọng yếu’
Thủ tướng Úc Scott Morrison hôm thứ Tư (5/8) nói rằng xây dựng liên minh Ấn Độ-Thái Bình Dương với các quốc gia có cùng lý tưởng sẽ là “ưu tiên trọng yếu” đối với chính phủ của ông. Ông Morrison cảnh báo về tốc độ quân sự hóa trong khu vực này là chưa từng có tiền lệ, nhưng vẫn đề cao quan hệ kinh tế với đối tác Trung Quốc.
Phát biểu trong Diễn đàn An ninh Aspen trực tuyến hôm 5/8, Thủ tướng Morrison cho hay: “Ngày nay, khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là tâm chấn của hoạt động tranh tranh chiến lược… Căng thẳng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ đang gia tăng”.
Diễn đàn An ninh Aspen được họp thường niên là nơi tập hợp các lãnh đạo chính phủ và quân đội, cũng như chuyên gia trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Năm nay do ảnh hưởng của đại dịch virus corona nên diễn đàn này được tổ chức trực tuyến thông qua các ứng dụng kỹ thuật số.
Tháng trước Úc tuyên bố rằng họ sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 40% trong vòng 10 năm tới thông qua việc mua sắm thiết bị quân sự tầm xa để triển khai tập trung vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Trong khu vực này, Canberra đang cạnh tranh ảnh hưởng mạnh mẽ với Bắc Kinh.
Quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Úc gần đây đã xấu đi khá nhiều vì nhiều vấn đề, trong đó có việc Úc kêu gọi tổ chức một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc virus corona, và tranh cãi về luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt tại Hồng Kông.
Tuần trước, Úc và Mỹ đã tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao về Trung Quốc và hai bên đã đồng ý về việc cần thiết phải duy trì trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ. Tuy nhiên, Úc nhấn mạnh rằng mối quan hệ của họ với Trung Quốc là quan trọng và họ không có ý định làm tổn hại đến mối quan hệ này.
Trao đổi với người đồng cấp Mỹ hôm 28/7 tại Washington, Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho hay: “Mối quan hệ mà chúng tôi có với Trung Quốc quan trọng và chúng tôi không có ý định làm tổn thương mối quan hệ đó … Chúng tôi cũng không có ý định làm những chuyện đi ngược lại với lợi ích của chúng tôi”.
Một phái đoàn cao cấp nhất của Mỹ kể từ 1979 sẽ thăm Đài Loan
Ảnh tư liệu : Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (T) tiếp ông William Brent Christensen, giám đốc Viện Mỹ, trụ sở ở Đài Bắc, tại dinh tổng thống ở Đài Bắc, ngày 12/01/2020. AP
Sắp tới đây, Hoa Kỳ sẽ cử đến Đài Loan phái đoàn cao cấp nhất kể từ năm 1979, tức là kể từ khi Washington cắt đứt bang giao với Đài Bắc và chỉ công nhận chính phủ ở Bắc Kinh là đại diện duy nhất của Trung Quốc.
Hôm nay, 05/08/2020, Viện Mỹ – trên thực tế là cơ quan đại diện của Mỹ tại Đài Loan xác nhận bộ trưởng Y Tế Alex Azar sẽ dẫn đầu phái đoàn Hoa Kỳ đến thăm đảo này và đây sẽ là chuyến viến thăm Đài Loan đầu tiên của một thành viên chính phủ Hoa Kỳ từ 6 năm qua, đồng thời nhấn mạnh là kể từ năm 1979, chưa bao giờ có một bộ trưởng cấp cao như thế đến thăm Đài Loan.
Lần cuối cùng một thành viên chính phủ Mỹ đến Đài Loan là vào năm 2014, đó là chuyến viếng thăm của lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường. Trước đó, vào năm 2000, bộ trưởng Giao Thông của tổng thống Bill Clinton cũng đã đến thăm Đài Loan.
Phía Đài Bắc cũng đã xác nhận thông tin nói trên và cho biết thêm là, trong chuyến đi này, bộ trưởng Y Tế Alex Azar sẽ gặp tổng thống Thái Anh Văn ( Tsai Ing Wen ), nhân vật mà Bắc Kinh cáo buộc là đang muốn chính thức tuyên bố Đài Loan độc lập.
Tuy nhiên, Đài Bắc lẫn Washington đều không nói rõ ngày giờ của chuyến viếng thăm.
EU yêu cầu Việt Nam thúc đẩy nhân quyền khi thực thi EVFTA
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc điện đàm với Chủ tịch EC Ursula Von Der Leyen ngày 29-07-2020. Photo VNA và Twitter.
Vài ngày trước khi Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực từ 1/8/2020, lãnh đạo Liên minh châu Âu đã đề cập đến vấn đề nhân quyền và quyền của người lao động ở Việt Nam.
Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã có cuộc điện đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm 29/7.
Bà viết trên Twitter: “Vừa có buổi điện đàm rất tốt với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Thỏa thuận thương mại của chúng ta sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/8. Đó là tin tuyệt vời cho nền kinh tế của chúng ta - cần mọi cơ hội để khôi phục sức mạnh của nó. Đây cũng là cơ hội để người dân Việt Nam chứng kiến sự thay đổi tích cực và được hưởng các quyền con người mạnh mẽ hơn”.
Trong một thông cáo báo chí của Uỷ ban châu Âu (EC) hôm 31/7, bà Leyen nhấn mạnh: “Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng thỏa thuận này cũng sẽ trở thành cơ hội để người dân Việt Nam được hưởng một nền kinh tế thịnh vượng hơn và chứng kiến một sự thay đổi tích cực và nhân quyền mạnh mẽ hơn đối với công nhân và công dân ở nước họ.”
Ủy viên Thương mại của EU, ông Phil Hogan tuyên bố Việt Nam hiện nằm trong nhóm gồm 77 quốc gia có quan hệ thương mại với EU theo các điều kiện ưu đãi song phương.
Ông nhận định rằng Hiệp định này cho thấy các chính sách thương mại cũng tạo ra một động lực để phát triển về mặt xã hội. Ông nói: “Việt Nam đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện quyền của người lao động thông qua các cuộc đàm phán thương mại, và tôi bày tỏ tin tưởng rằng Việt Nam sẽ tiếp tục những cải cách cần thiết”.
Bắc Kinh phản đối quan chức Mỹ thăm Đài Loan
[Ref.SCMP 5/8]. Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối việc chính phủ Hoa Kỳ có kế hoạch cử Bộ trưởng Y tế Alex Azar tới thăm Đài Loan, trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Trump liên tục có các động thái gia tăng sức ép đối với chính quyền Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng Bắc Kinh kiên quyết phản đối các tương tác chính thức giữa Mỹ và Đài Loan.
“Vấn đề của Eo biển Đài Loan là vấn đề nhạy cảm nhất đối với quan hệ Trung-Mỹ. Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ sẽ dừng tất cả các trao đổi chính thức giữa hai bên để tránh thiệt hại cho quan hệ Trung-Mỹ, giữ ổn định eo biển Đài Loan”, ông Uông nói trong cuộc họp báo hôm thứ Tư.
Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Alex Azar sẽ dẫn đầu một phái đoàn quan chức Hoa Kỳ tới thăm Đài Loan “trong những ngày tới”, Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) – Đại sứ quán trên thực tế của Mỹ tại Đài Bắc, cho biết.
Cập nhật thông tin vụ nổ ở Lebanon
[Ref.DPA 5/8]. Số người chết sau vụ nổ lớn xảy ra vào thứ Ba tại Thủ đô Beirut của Lebanon đã vượt quá 100 người.
Ngoài số người thiệt mạng, có hơn 4.000 người bị thương trong vụ nổ, Hội Chữ thập đỏ Lebanon cho biết thông tin.
Sau cuộc họp khẩn cấp do Tổng thống Lebanon Michel Aoun triệu tập, Hội đồng quốc phòng cấp cao Lebanon đã gọi Beirut là một “thành phố thảm họa” khi số người chết dự kiến còn tiếp tục tăng.
Nguyên nhân vụ nỗ vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên ông Abbas Ibrahim, giám đốc cơ quan an ninh của Lebanon, nói rằng khu vực xảy ra vụ nổ chứa nhiều chất kích nổ mạnh.
Hàn Quốc phát triển vệ tinh mới theo dõi Triều Tiên
[Ref.Yonhap 5/8]. Seoul đang thực hiện kế hoạch phát triển các vệ tinh siêu nhỏ để giám sát Triều Tiên hiệu quả hơn, ADD, cơ quan nghiên cứu quốc phòng của Hàn Quốc, cho hay.
Theo ADD, vệ tinh cỡ nhỏ với công nghệ SAR sẽ cho phép Hàn Quốc theo dõi các hoạt động quân sự của Triều Tiên trong thời gian thực.
Khi sử dụng 32 đơn vị vệ tinh như vậy cùng một lúc, quân đội Hàn Quốc sẽ có thể theo dõi nhất cử nhất động của Bắc Hàn liên tục sau mỗi 30 phút bất kể ngày đêm và điều kiện thời tiết.
Nghiên cứu này bắt đầu được triển khai vào tháng 12/2019, hiện đang trong giai đoạn thiết kế sơ bộ, và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023.
Đài Loan truy tố doanh nhân làm gián điệp cho Bắc Kinh
[Ref.Taiwan News 5/8]. Hôm thứ Năm, Đài Loan đã truy tố một doanh nhân vì có âm mưu tuyển mộ các gián điệp trong chính phủ Đài Loan để thu thập thông tin tình báo cung cấp cho chính quyền Trung Quốc.
Người đàn ông bị truy tố tên Huang, người Đài Loan nhưng chuyển đến thành phố Ninh Ba của Trung Quốc vào năm 2000 để làm kinh doanh. Vì lợi, ông này chấp thuận đề nghị của các quan chức chính quyền Ninh Ba trở về Đài Loan để mua chuộc các quan chức của hòn đảo nhằm thu thập thông tin về đảng Dân Tiến của Tổng thống Thái Anh Văn, và thông tin về những học viên tu luyện Pháp Luân Công, môn khí công tu luyện theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, CNA đưa tin.
Vào năm 2011 và 2012, Huang đã đưa một điều tra viên về hưu và một cựu sĩ quan quân đội Đài Loan đến thăm Ninh Ba, nơi họ dùng bữa với các quan chức an ninh Trung Quốc.
Trong chuyến đi Đài Loan năm 2012, Huang cũng đã ăn tối với một quan chức phục vụ tại NSB – cơ quan tình báo hàng đầu của hòn đảo. Tuy nhiên, khi Hoang hỏi thông tin về các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan, đặc vụ NSB đã từ chối hợp tác.
Virus SFTS gây chết người tái xuất hiện tại Trung Quốc
[Ref.Taiwan News 5/8]. Bunyavirus, hay còn được biết với tên SFTS, loại virus nguy hiểm có khả năng lây lan đã tái xuất hiện tại Trung Quốc, khiến hơn 60 người phải nhập viên và 7 người tử vong.
Theo CNA, một nông dân trồng chè 65 tuổi ở tỉnh Giang Tô của Trung Quốc gần đây đã ngã bệnh với cơn sốt 40 độ C và ho liên tục. Sau khi được gửi đến Bệnh viện Giang Tô, cô được chẩn đoán bị sốt nặng với Hội chứng giảm tiểu cầu (SFTS), gây ra bởi virus Huaiyangshan Banyangvirus.
Bệnh viện cho biết người phụ nữ là bệnh nhân SFTS thứ 37 mà họ đã tiếp nhận trong năm nay. Trong khi đó, một số tỉnh khác của Trung Quốc cũng báo cáo các trường hợp nhiễm bệnh tương tự.
Không có nhận xét nào