Đại dịch COVID-19 đã làm đảo lộn tình hình chính trị, kinh tế và xã
hội của cả thế giới. Riêng những thay đổi đã và tiếp tục xảy ra ở Mỹ như
thế nào và có tầm ảnh hưởng đến Việt Nam ra sao, sẽ là đề tài của bài
này. Đầu tiên chúng tôi xin trình bày về tình hình tại Mỹ.
Quả
là bất ngờ khi sau hai tháng 5-6 tạm lắng xuống, số bệnh nhân lây nhiễm
lại tăng vụt từ tháng 7, khiến nhiều bang tái đặt giãn cách xã hội ,
tuy vẫn cho phép mở cửa nền kinh tế.
TT Trump bị đổ lỗi là chậm trễ chống dịch nhưng phải công bằng mà nói rằng Chính phủ Trump đã cố gắng khuyến khích các hãng dược phẩm nhanh chóng tìm ra thuốc chủng ngừa trước ngày bầu cử.
Trong khi chờ đợi, không thể đóng cửa mọi sinh hoạt xã hội lâu dài, sẽ phải học cách "sống chung với lũ".
Các dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ sẽ phục hồi chậm hơn dự báo vào quý 3 với hai tác động: (i) nạn thất nghiệp có thể vẫn ở hai con số; và (ii) đơn đặt hàng xuất khẩu cho VN và các nước Á châu sẽ vẫn rất chậm.
Trải qua cơn đại dịch chính phủ Mỹ học bài học sinh tử, đắng cay. TT Trump thừa hưởng gia tài tồi tệ để lại từ các đời Tổng thống trước, kể cả Cộng hoà lẫn Dân chủ, đó là: để cho các công ty Hoa Kỳ theo lợi nhuận, bỏ nước Mỹ chạy qua Trung Quốc (TQ) vì giá nhân công rẻ. Đứng đầu danh sách, là các công ty dược phẩm và dụng cụ y khoa, hơn 95% thuốc và dụng cụ y khoa tại Hoa Kỳ sản xuất ở TQ. Kế tiếp là những công ty điện tử, từ những con "chips" tinh vi đến máy vi tính, điện thoại iPhone đều lắp ráp tại TQ.
Sai lầm này sẽ được chính quyền Trump mạnh dạn thay đổi toàn diện: sẽ "thoát Trung" và không theo đuổi toàn cầu hóa nữa.
Chính sách mới được ban hành, các công ty Hoa Kỳ phải trở về Mỹ nếu không muốn bị đánh thuế thật cao, vì sản phẩm của họ sản xuất từ TQ. Lưỡng viện Quốc hội còn đưa ra những đạo luật chi tiết, bắt buộc nguyên liệu phải sản xuất tại Hoa Kỳ, đề phòng trường hợp công ty tránh né luật (nhập cảng nguyên liệu từ TQ, lắp ráp tại Hoa kỳ, và mang nhãn hiệu "Made In USA"). Cả hai đảng Cộng hoà và Dân chủ đều đồng ý điểm này.
Hai thí dụ để bớt ảnh hưởng của TQ: (i) Công ty sản xuất "chip" điện tử dùng trong máy vi tính, điện thoại, xe hơi lớn nhất thế giới của Đài Loan, "Taiwan Semiconductor Manufacturing Co" đầu tư $12 tỷ đô la xây dựng nhà máy tại Tiểu bang Arizona; và (ii) Bộ Y tế Mỹ đã ký hợp đồng 354 triệu USD với công ty "Phlow" tại tiểu bang Virginia để sản xuất dược phẩm trong nước Mỹ.
Làn sóng hồi hương của các công ty Mỹ từ TQ sẽ còn nhanh hơn 3 năm rưỡi qua, dấu hiệu khả quan cho một nền kinh tế Hoa Kỳ mới sẽ cũng là đòn giáng lên kinh tế và nạn thất nghiệp của TQ.
Nhưng quan trọng nhất là làn sóng đổi thay về công nghệ. Chúng tôi tin rằng đại dịch sẽ thúc đẩy nhanh công nghệ Mỹ tiến đến trực tuyến (online) và số hóa (digital) trong vòng 6-12 tháng tới thay vì 3-5 năm như dự trù.
Các tin dồn dập về các khu buildings thương xá (brick&mortar) đóng cửa ở Mỹ cũng như chi nhánh trên thế giới đóng cửa do thua lỗ và không có khách sau trong và sau nạn dịch (Zara, Microsoft,…) chỉ là dấu hiệu mở đầu cho một cuộc cách mạng công nghệ, thay thương mại truyền thống cửa hàng bằng thương mại trực tuyến:
Đó là bỏ bớt nhu cầu về thương xá, văn phòng trong tương lai do các phương tiện làm việc ở nhà và liên lạc video như ZOOM
Hai là vai trò các hãng trực tuyến như Amazon, Shopify… đã được xác nhận qua giá cổ phiếu tăng vụt qua cả mức trước nạn dịch.
Ba là các hãng như Apple và Shopify đã thống lĩnh khu vực âm nhạc, và ngay cả các hãng taxi mới nổi từ vài năm như Uber hay Grab sẽ lần lượt bị thay thế bởi công nghệ xe hơi lái tự động, và cho cả xe vận tải, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thu dụng lao động.
Hoa Kỳ sẽ tăng cường phát minh và áp dụng của trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), áp dụng mạnh mẽ các robots trong sản xuất và tiêu thụ.
Chúng ta nhận thấy cách mạng số hóa (digital technology revolution) sẽ tràn ngập; đặc biệt nhất là vai trò của các blockchains. Đây là nền tảng (platform) hay hệ thống thông tin thu thập mọi dữ kiện, có thể được áp dụng ở mọi ngành sản xuất, dịch vụ, thương mại, y tế, tín dụng ngân hàng, bất động sản, tiền tệ. Ví dụ giản dị cho blockchain về y tế, thu thập số liệu về tin tức các bệnh nhân, tiền sử bệnh và điều trị, cùng các phương pháp trị liệu tương lai, được duy trì đầy đủ và hoàn toàn bảo mật.
Thêm vào đó các thứ tiền tệ số hóa (digital currencies) sẽ xuất hiện mạnh mẽ.
Mỹ mạnh mẽ về chính trị quốc tế
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo đuổi "Thế Cờ Vây" toàn diện với Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn dồn TQ vào chân tường, từ ngoại giao, chính trị, kinh tế, đến quân sự trên Biển Đông, qua một loạt diễn biến mới nhất chúng tôi xin điểm qua:
Ngày 22/7/20 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán TQ tại Houston, kết án các nhà ngoại giao "làm gián điệp trá hình" và trục xuất trong vòng 72 tiếng khỏi Hoa Kỳ.
Và Hoa Kỳ đang nghiên cứu việc cấm trên 90 triệu đảng viên CS cùng thân nhân không được cấp thị thực vào Mỹ. Tín hiệu vô cùng mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử ngoại giao hai nước.
Cùng lúc, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi thiếp lập "Liên minh Toàn cầu" đối phó với TQ như một xác định mới về lập trường ngoại giao và địa chính trị.
Về kinh tế, thương chiến tiếp tục ở cường độ cao với áp thuế quan nhập khẩu, khi Mỹ đã đơn phương tuyên bố không thương nghị đợt 2 cho tới sau bầu cử tháng 11.
Mỹ đã đánh thêm vào tử huyệt của kinh tế và công nghệ TQ khi quyết định ngăn chặn tối đa sự phát triển của công nghệ bán dẫn (semiconductor industry) của TQ.
Từ tháng 5/2020 cấm tất cả hãng Mỹ VÀ các hãng trên thế giới có dùng nền tảng kỹ thuật Mỹ (như chips) không được cung cấp chips cho các hãng TQ bất kỳ lớn nhỏ. Điều này sẽ làm cho TQ không thể tự sản xuất được nội địa 40% nhu cầu chips vào cuối năm 2020 và 70% vào năm 2025 như mộng bành trướng "Made in China 2025" đã phổ biến khắp nơi, và là nguyên nhân khiến khối  Mỹ cảnh giác 'muốn chặn TQ'.
Ở Biển Đông Mỹ đã đưa các hàng không mẫu hạm cùng các chiến hạm hùng hậu khác diễn tập cùng các nước khu vực, nói là để bảo đảm tự do di chuyển hàng hải trong khu vực Biển Đông và eo biển Đài Loan. Việc này sẽ ảnh hưởng sâu xa giúp bảo đảm lãnh thổ cho Việt Nam.
Ngoài ra chúng tôi tin rằng điểm lợi nữa cho VN là một số các hãng Mỹ sẽ di chuyển sang Việt Nam.
Tuy nhiên VN nên thực tế, KHÔNG NÊN CHỈ MƠ ĐẾN ĐÓN ĐẠI BÀNG, mà nên lo tiếp nhiều các hãng trung bình giúp phát triển kỹ nghệ phụ trợ cần thiết, hay ngay cả các sản phẩm bán dẫn thay cho TQ.
Ngoài ra cần thắt chặt liên hệ ngoại giao và thương mại với Hoa kỳ, sẵn sàng cho các chuỗi cung ứng mới , như các sản phẩm thiết yếu chống dịch cho Mỹ, địa hạt VN tương đối có uy tín, và trong bối cảnh nạn dịch sẽ tiếp diễn ở Mỹ sang cả năm 2021.
https://www.bbc
TT Trump bị đổ lỗi là chậm trễ chống dịch nhưng phải công bằng mà nói rằng Chính phủ Trump đã cố gắng khuyến khích các hãng dược phẩm nhanh chóng tìm ra thuốc chủng ngừa trước ngày bầu cử.
Trong khi chờ đợi, không thể đóng cửa mọi sinh hoạt xã hội lâu dài, sẽ phải học cách "sống chung với lũ".
Các dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ sẽ phục hồi chậm hơn dự báo vào quý 3 với hai tác động: (i) nạn thất nghiệp có thể vẫn ở hai con số; và (ii) đơn đặt hàng xuất khẩu cho VN và các nước Á châu sẽ vẫn rất chậm.
Trải qua cơn đại dịch chính phủ Mỹ học bài học sinh tử, đắng cay. TT Trump thừa hưởng gia tài tồi tệ để lại từ các đời Tổng thống trước, kể cả Cộng hoà lẫn Dân chủ, đó là: để cho các công ty Hoa Kỳ theo lợi nhuận, bỏ nước Mỹ chạy qua Trung Quốc (TQ) vì giá nhân công rẻ. Đứng đầu danh sách, là các công ty dược phẩm và dụng cụ y khoa, hơn 95% thuốc và dụng cụ y khoa tại Hoa Kỳ sản xuất ở TQ. Kế tiếp là những công ty điện tử, từ những con "chips" tinh vi đến máy vi tính, điện thoại iPhone đều lắp ráp tại TQ.
Sai lầm này sẽ được chính quyền Trump mạnh dạn thay đổi toàn diện: sẽ "thoát Trung" và không theo đuổi toàn cầu hóa nữa.
Chính sách mới được ban hành, các công ty Hoa Kỳ phải trở về Mỹ nếu không muốn bị đánh thuế thật cao, vì sản phẩm của họ sản xuất từ TQ. Lưỡng viện Quốc hội còn đưa ra những đạo luật chi tiết, bắt buộc nguyên liệu phải sản xuất tại Hoa Kỳ, đề phòng trường hợp công ty tránh né luật (nhập cảng nguyên liệu từ TQ, lắp ráp tại Hoa kỳ, và mang nhãn hiệu "Made In USA"). Cả hai đảng Cộng hoà và Dân chủ đều đồng ý điểm này.
Hai thí dụ để bớt ảnh hưởng của TQ: (i) Công ty sản xuất "chip" điện tử dùng trong máy vi tính, điện thoại, xe hơi lớn nhất thế giới của Đài Loan, "Taiwan Semiconductor Manufacturing Co" đầu tư $12 tỷ đô la xây dựng nhà máy tại Tiểu bang Arizona; và (ii) Bộ Y tế Mỹ đã ký hợp đồng 354 triệu USD với công ty "Phlow" tại tiểu bang Virginia để sản xuất dược phẩm trong nước Mỹ.
Làn sóng hồi hương của các công ty Mỹ từ TQ sẽ còn nhanh hơn 3 năm rưỡi qua, dấu hiệu khả quan cho một nền kinh tế Hoa Kỳ mới sẽ cũng là đòn giáng lên kinh tế và nạn thất nghiệp của TQ.
Nhưng quan trọng nhất là làn sóng đổi thay về công nghệ. Chúng tôi tin rằng đại dịch sẽ thúc đẩy nhanh công nghệ Mỹ tiến đến trực tuyến (online) và số hóa (digital) trong vòng 6-12 tháng tới thay vì 3-5 năm như dự trù.
Các tin dồn dập về các khu buildings thương xá (brick&mortar) đóng cửa ở Mỹ cũng như chi nhánh trên thế giới đóng cửa do thua lỗ và không có khách sau trong và sau nạn dịch (Zara, Microsoft,…) chỉ là dấu hiệu mở đầu cho một cuộc cách mạng công nghệ, thay thương mại truyền thống cửa hàng bằng thương mại trực tuyến:
Đó là bỏ bớt nhu cầu về thương xá, văn phòng trong tương lai do các phương tiện làm việc ở nhà và liên lạc video như ZOOM
Hai là vai trò các hãng trực tuyến như Amazon, Shopify… đã được xác nhận qua giá cổ phiếu tăng vụt qua cả mức trước nạn dịch.
Ba là các hãng như Apple và Shopify đã thống lĩnh khu vực âm nhạc, và ngay cả các hãng taxi mới nổi từ vài năm như Uber hay Grab sẽ lần lượt bị thay thế bởi công nghệ xe hơi lái tự động, và cho cả xe vận tải, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến thu dụng lao động.
Hoa Kỳ sẽ tăng cường phát minh và áp dụng của trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence), áp dụng mạnh mẽ các robots trong sản xuất và tiêu thụ.
Chúng ta nhận thấy cách mạng số hóa (digital technology revolution) sẽ tràn ngập; đặc biệt nhất là vai trò của các blockchains. Đây là nền tảng (platform) hay hệ thống thông tin thu thập mọi dữ kiện, có thể được áp dụng ở mọi ngành sản xuất, dịch vụ, thương mại, y tế, tín dụng ngân hàng, bất động sản, tiền tệ. Ví dụ giản dị cho blockchain về y tế, thu thập số liệu về tin tức các bệnh nhân, tiền sử bệnh và điều trị, cùng các phương pháp trị liệu tương lai, được duy trì đầy đủ và hoàn toàn bảo mật.
Thêm vào đó các thứ tiền tệ số hóa (digital currencies) sẽ xuất hiện mạnh mẽ.
Mỹ mạnh mẽ về chính trị quốc tế
Hoa Kỳ sẽ tiếp tục theo đuổi "Thế Cờ Vây" toàn diện với Trung Quốc.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump muốn dồn TQ vào chân tường, từ ngoại giao, chính trị, kinh tế, đến quân sự trên Biển Đông, qua một loạt diễn biến mới nhất chúng tôi xin điểm qua:
Ngày 22/7/20 Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chính thức ra lệnh đóng cửa Lãnh sự quán TQ tại Houston, kết án các nhà ngoại giao "làm gián điệp trá hình" và trục xuất trong vòng 72 tiếng khỏi Hoa Kỳ.
Và Hoa Kỳ đang nghiên cứu việc cấm trên 90 triệu đảng viên CS cùng thân nhân không được cấp thị thực vào Mỹ. Tín hiệu vô cùng mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử ngoại giao hai nước.
Cùng lúc, Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi thiếp lập "Liên minh Toàn cầu" đối phó với TQ như một xác định mới về lập trường ngoại giao và địa chính trị.
Về kinh tế, thương chiến tiếp tục ở cường độ cao với áp thuế quan nhập khẩu, khi Mỹ đã đơn phương tuyên bố không thương nghị đợt 2 cho tới sau bầu cử tháng 11.
Mỹ đã đánh thêm vào tử huyệt của kinh tế và công nghệ TQ khi quyết định ngăn chặn tối đa sự phát triển của công nghệ bán dẫn (semiconductor industry) của TQ.
Từ tháng 5/2020 cấm tất cả hãng Mỹ VÀ các hãng trên thế giới có dùng nền tảng kỹ thuật Mỹ (như chips) không được cung cấp chips cho các hãng TQ bất kỳ lớn nhỏ. Điều này sẽ làm cho TQ không thể tự sản xuất được nội địa 40% nhu cầu chips vào cuối năm 2020 và 70% vào năm 2025 như mộng bành trướng "Made in China 2025" đã phổ biến khắp nơi, và là nguyên nhân khiến khối  Mỹ cảnh giác 'muốn chặn TQ'.
Ở Biển Đông Mỹ đã đưa các hàng không mẫu hạm cùng các chiến hạm hùng hậu khác diễn tập cùng các nước khu vực, nói là để bảo đảm tự do di chuyển hàng hải trong khu vực Biển Đông và eo biển Đài Loan. Việc này sẽ ảnh hưởng sâu xa giúp bảo đảm lãnh thổ cho Việt Nam.
Ngoài ra chúng tôi tin rằng điểm lợi nữa cho VN là một số các hãng Mỹ sẽ di chuyển sang Việt Nam.
Tuy nhiên VN nên thực tế, KHÔNG NÊN CHỈ MƠ ĐẾN ĐÓN ĐẠI BÀNG, mà nên lo tiếp nhiều các hãng trung bình giúp phát triển kỹ nghệ phụ trợ cần thiết, hay ngay cả các sản phẩm bán dẫn thay cho TQ.
Ngoài ra cần thắt chặt liên hệ ngoại giao và thương mại với Hoa kỳ, sẵn sàng cho các chuỗi cung ứng mới , như các sản phẩm thiết yếu chống dịch cho Mỹ, địa hạt VN tương đối có uy tín, và trong bối cảnh nạn dịch sẽ tiếp diễn ở Mỹ sang cả năm 2021.
https://www.bbc
Không có nhận xét nào