Nếu bạn nghĩ như vậy khi đọc tiêu đề bài viết thì tôi rất chia sẻ, vì chính tôi cũng từng nghĩ như thế.
“Ôi dào lại có vụ dịch bệnh sinh toàn trị?”
“Dở hơi.”
“Thật khiên cưỡng, gượng ép.”
Quả thật là, làm sao có thể đơn giản hóa các yếu tố lịch sử, văn hóa, chính trị và thực tiễn xã hội của một quốc gia và nói rằng các loại bệnh truyền nhiễm có khả năng sản sinh và tạo điều kiện cho các chính thể độc tài, toàn trị?
Nhưng mong bạn đừng tức giận mà bỏ lỡ bài viết. Sự gượng ép này có vẻ như đang được chứng minh không chỉ bằng số liệu khoa học, mà còn cả thực tế lịch sử.
Thuyết “Căng thẳng Ký sinh” và gốc gác của toàn trị
Thuyết “Căng thẳng Ký sinh” (hay Parasite Stress theory) là một học thuyết chính trị xã hội dựa trên nền tảng sức khỏe cộng đồng.
Thuyết được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu những năm 2000, do Giáo sư Randy Thornhill – một nhà sinh học tiến hóa người Mỹ, hiện đang làm việc tại trường Đại học New Mexico – phát triển. Hiện thuyết này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu để hoàn thiện, bổ sung.
Nghiên cứu của Thornhill xem xét 22 chủng dịch bệnh nguy hiểm trong lịch sử loài người; từ đó, lý giải sự tồn tại của hàng loạt hiện tượng chính trị.
Chủ nghĩa tập thể (collectivism), chủ nghĩa bảo thủ (conservatism), chủ nghĩa chuyên quyền (autocracy), vị thế thấp kém của phụ nữ so với nam giới hay những kiểm soát về tính dục đối với phụ nữ… đều có sự tương quan rất lớn với sự phổ biến và lan rộng của các dịch bệnh truyền nhiễm trong khu vực đó.
Lý luận ban đầu của giả thuyết rất đơn giản.
Năng lực miễn dịch thường có tính cộng đồng hóa, địa phương hóa. Những cá thể có cùng môi trường sống và thường xuyên sinh hoạt, tiếp xúc với nhau sẽ có hệ miễn dịch tương đối giống nhau. Chống bệnh dịch, trước tiên, trở thành việc chống người đến từ bên ngoài. Thái độ “bài ngoại”, theo các nhà nghiên cứu, trở thành một cơ chế phòng vệ thích ứng khá tự nhiên của loài người.
Sự liên kết, phối hợp và phục tùng của các thành viên trong xã hội từ đó ngày càng quan trọng hơn, và “hệ thống miễn dịch hành vi” (behavioral immune system) hình thành bên trong các cộng đồng. Chúng bao gồm các chỉ dấu rất cơ bản như: không khoan dung với các chính kiến khác biệt, yêu cầu các thành viên tuyệt đối phục tùng, và nhấn mạnh vào tinh thần dân tộc chủ nghĩa, hướng nội.
Trong thời kỳ lịch sử mà khoa học và năng lực y tế không thể phát hiện những loài ký sinh, chủng virus vô hình, cộng đồng buộc phải bảo vệ mình bằng các miễn dịch hành vi kiểu như thế.
Dám công khai phản đối quyết định chung? Hay không tuân thủ đúng những hành vi mà cộng đồng kỳ vọng? Các cá nhân sẽ bị xem là một nguồn nguy hiểm cho sức khỏe của toàn thể cộng đồng và bị trừng trị thích đáng. Các nỗ lực cộng đồng nhưng mang lại hiệu quả tức thì, cho dù độc đoán, cũng được đánh giá cao hơn các sáng kiến cá nhân.
Đây chính là nền tảng để môi trường chính trị toàn trị nảy sinh và tồn tại.
Thông qua chạy mô hình và phân tích số liệu, Thornhill và các đồng sự khẳng định có mối quan hệ rất đáng kể giữa tần suất và độ nghiêm trọng của các dịch bệnh hoành hành tại một khu vực địa lý nhất định với xu hướng lựa chọn thể chế chính trị toàn trị của khu vực đó.
Ông khẳng định, thực tế cho thấy quá trình dân chủ hóa tại Bắc Mỹ và châu Âu chỉ có thể thực hiện được sau khi y tế cộng đồng và đời sống được nâng cao.
Thậm chí, nghiên cứu còn đi xa đến mức cho rằng các thế lực thực dân sẽ có khả năng xây dựng thành công hệ thống kinh tế – chính trị dân chủ và những giá trị cấp tiến ở những khu vực ít bệnh truyền nhiễm.
Những kết luận có phần rất “đao to búa lớn”.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu sau này đều ủng hộ học thuyết mà Thornhill xây dựng.
Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng khác của Tiến sĩ Damian R. Murray, hiện đang làm việc tại trường Đại học British Columbia, Canada, các biến số sinh thái (ecological variables) rõ ràng có thể dự đoán hình thái kinh tế xã hội mà cộng đồng đó lựa chọn.
Bằng cách phân chia nghiên cứu thành hai nhóm mẫu là quốc gia và cộng đồng, Murray cho biết có vẻ dịch bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến hình thái kinh tế chính trị vĩ mô ở cấp quốc gia, mà cả tâm lý của các cộng đồng địa phương lẫn các cá nhân cũng sẽ bị “toàn trị hóa”.
Dịch bệnh và Toàn trị: Quả trứng và con gà
Những thông tin khoa học của thuyết Căng thẳng Ký sinh cho chúng ta nền tảng khá vững chắc để tin vào mối liên hệ giữa các loại bệnh dịch truyền nhiễm và hệ quả chính trị – xã hội nó để lại.
Trung Quốc ngày nay tiếp tục là quốc gia độc tài lớn nhất, và nó cũng là quốc gia “xuất khẩu” các loại bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại.
Cái chết đen (The Black Death) vào thế kỷ 14 là một đợt dịch hạch khủng khiếp hoành hành khắp thế giới và lấy đi hàng chục triệu nhân mạng của châu Âu. Nó thật ra có nguồn gốc từ Trung Quốc và khu vực Trung Á.
Hay đợt cúm mùa lan rộng ra nhiều lục địa với tên khoa học H2N2, sau này được biết đến là đợt dịch cúm châu Á (Asian Flu) hồi thập niên 1950, cũng có nguồn gốc từ quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Cho đến ngày nay, các đợt cúm có khả năng lây nhiễm cao như SARs hồi 2002, H7N9 hồi 2013, và nay là COVID-19 cũng có nguồn gốc từ đây.
Sự thường trực của các loại dịch bệnh ở Trung Quốc có thể lý giải cho xu thế chính trị độc đoán thống trị quốc gia này trong suốt cả thiên niên kỷ.
Hay tại Nga, sự yếu kém của chính phủ dân cử sau khi chính quyền Soviet sụp đổ dẫn đến sự trở lại của các loại dịch bệnh truyền nhiễm.
Cho đến nay, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa đánh giá được sự nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh tại Nga trong những năm 1990 – 1999. Nếu cân nhắc theo học thuyết Căng thẳng Ký sinh, đây có thể chính là lý do sinh thái dẫn đến sự trỗi dậy của Vladimir Putin và những người ủng hộ chế độ độc tài do ông này nắm quyền.
Đến đây, câu hỏi có lẽ đang được rất nhiều bạn đọc đặt ra là: Dịch bệnh tạo điều kiện cho các yếu tố độc tài, vốn đã có sẵn, trỗi dậy; hay dịch bệnh tạo ra các yếu tố độc tài?
Các thông tin khoa học hiện nay đều chỉ đến khả năng thứ hai, tức dịch bệnh gây ảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng, dẫn đến việc người dân tạo ra và duy trì sức mạnh của một chính thể độc tài.
Tuy nhiên điều này cũng không loại trừ việc các chính thể độc tài lợi dụng tình hình dịch bệnh để củng cố sức mạnh và sự thống trị của mình.
Hệ thống tàu điện ngầm với công nghệ nhận diện khuôn mặt ở Trung Quốc. Ảnh: New York Times.
Chính quyền Bắc Kinh, dựa vào COVID-19, đang biến “ước mơ” phổ biến các công cụ kiểm soát công chúng trên diện rộng của mình thành hiện thực.
Công nghệ nhận diện sinh trắc học (nhận diện và kiểm soát con người bằng các thông tin sinh học) có thể còn đang trong giai đoạn thử nghiệm tại một số địa phương ở Trung Quốc. Nhưng COVID-19 bùng phát đã trao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều lý do hơn để thử nghiệm, áp dụng và dần biết nó trở thành “lẽ thường” đối với các công dân của nước này. Hiện nay, các phương tiện giao thông công cộng ở Trung Quốc đang dần bắt buộc hành khách xác nhận khuôn mặt.
Hãy thử tưởng tượng, trong một ngày đẹp trời nào đó bạn đến công viên, chính phủ (hay bất kỳ ai nắm quyền kiểm soát hệ thống chuyên chế) có thể biết bạn là ai, từ đâu đến, thân nhiệt là bao nhiêu, nhịp tim ra sao, trạng thái tâm lý thế nào… Họ biết hôm nay bạn đến những đâu, gọi những món ăn gì, gặp ai, và cảm thấy thoải mái khi ở chỗ nào… Những thông tin mà chỉ có bạn có quyền biết nay sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích mà bạn không thể ngờ tới.
Đó là viễn cảnh phản địa đàng mà người viết thật sự không dám nghĩ tới.
***
Dịch bệnh sẽ qua.
Cái giá về nhân mạng và sức khỏe sẽ lớn.
Nhưng cái giá của xã hội tương lai mà chúng ta chấp nhận trả sẽ là bao nhiêu?
Người viết không phủ nhận sự hiệu quả các chính phủ độc tài trong việc hạn chế, hay thậm chí triệt tiêu một số loại dịch bệnh truyền nhiễm. Trong thời kỳ Soviet nắm quyền tại Nga và các quốc gia Đông Âu, chính quyền độc tài này đã có những bước tiến và đóng góp quan trọng vào phong trào chống bệnh đậu mùa trên toàn thế giới. Hay chính quyền Mao Trạch Đông, dù là tác nhân chủ yếu giết chết hàng chục triệu người Trung Quốc, lại được đánh giá rất cao trong việc kiểm soát hàng loạt các chủng bệnh từ dịch tả, sởi, bại liệt đến sốt rét truyền nhiễm…
Cái giá phải trả là tự do cá nhân, quyền ngôn luận, sự phóng khoáng chính trị và các tư tưởng cấp tiến.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Nhiều nước dân chủ vẫn vừa chống được dịch bệnh, vừa bảo vệ được giá trị và nhân phẩm của con người. Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta có nhất thiết phải đánh đổi tự do (hay là chút tự do ít ỏi như ở Việt Nam) để lấy sức khỏe hay không?
https://www.luatkhoa.
Bùi Công Trực - Thuyết Căng thẳng Ký sinh: Dịch bệnh sinh toàn trị? |
“Ôi dào lại có vụ dịch bệnh sinh toàn trị?”
“Dở hơi.”
“Thật khiên cưỡng, gượng ép.”
Quả thật là, làm sao có thể đơn giản hóa các yếu tố lịch sử, văn hóa, chính trị và thực tiễn xã hội của một quốc gia và nói rằng các loại bệnh truyền nhiễm có khả năng sản sinh và tạo điều kiện cho các chính thể độc tài, toàn trị?
Nhưng mong bạn đừng tức giận mà bỏ lỡ bài viết. Sự gượng ép này có vẻ như đang được chứng minh không chỉ bằng số liệu khoa học, mà còn cả thực tế lịch sử.
Thuyết “Căng thẳng Ký sinh” và gốc gác của toàn trị
Thuyết “Căng thẳng Ký sinh” (hay Parasite Stress theory) là một học thuyết chính trị xã hội dựa trên nền tảng sức khỏe cộng đồng.
Thuyết được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu những năm 2000, do Giáo sư Randy Thornhill – một nhà sinh học tiến hóa người Mỹ, hiện đang làm việc tại trường Đại học New Mexico – phát triển. Hiện thuyết này vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu để hoàn thiện, bổ sung.
Nghiên cứu của Thornhill xem xét 22 chủng dịch bệnh nguy hiểm trong lịch sử loài người; từ đó, lý giải sự tồn tại của hàng loạt hiện tượng chính trị.
Chủ nghĩa tập thể (collectivism), chủ nghĩa bảo thủ (conservatism), chủ nghĩa chuyên quyền (autocracy), vị thế thấp kém của phụ nữ so với nam giới hay những kiểm soát về tính dục đối với phụ nữ… đều có sự tương quan rất lớn với sự phổ biến và lan rộng của các dịch bệnh truyền nhiễm trong khu vực đó.
Lý luận ban đầu của giả thuyết rất đơn giản.
Năng lực miễn dịch thường có tính cộng đồng hóa, địa phương hóa. Những cá thể có cùng môi trường sống và thường xuyên sinh hoạt, tiếp xúc với nhau sẽ có hệ miễn dịch tương đối giống nhau. Chống bệnh dịch, trước tiên, trở thành việc chống người đến từ bên ngoài. Thái độ “bài ngoại”, theo các nhà nghiên cứu, trở thành một cơ chế phòng vệ thích ứng khá tự nhiên của loài người.
Sự liên kết, phối hợp và phục tùng của các thành viên trong xã hội từ đó ngày càng quan trọng hơn, và “hệ thống miễn dịch hành vi” (behavioral immune system) hình thành bên trong các cộng đồng. Chúng bao gồm các chỉ dấu rất cơ bản như: không khoan dung với các chính kiến khác biệt, yêu cầu các thành viên tuyệt đối phục tùng, và nhấn mạnh vào tinh thần dân tộc chủ nghĩa, hướng nội.
Trong thời kỳ lịch sử mà khoa học và năng lực y tế không thể phát hiện những loài ký sinh, chủng virus vô hình, cộng đồng buộc phải bảo vệ mình bằng các miễn dịch hành vi kiểu như thế.
Dám công khai phản đối quyết định chung? Hay không tuân thủ đúng những hành vi mà cộng đồng kỳ vọng? Các cá nhân sẽ bị xem là một nguồn nguy hiểm cho sức khỏe của toàn thể cộng đồng và bị trừng trị thích đáng. Các nỗ lực cộng đồng nhưng mang lại hiệu quả tức thì, cho dù độc đoán, cũng được đánh giá cao hơn các sáng kiến cá nhân.
Đây chính là nền tảng để môi trường chính trị toàn trị nảy sinh và tồn tại.
Thông qua chạy mô hình và phân tích số liệu, Thornhill và các đồng sự khẳng định có mối quan hệ rất đáng kể giữa tần suất và độ nghiêm trọng của các dịch bệnh hoành hành tại một khu vực địa lý nhất định với xu hướng lựa chọn thể chế chính trị toàn trị của khu vực đó.
Ông khẳng định, thực tế cho thấy quá trình dân chủ hóa tại Bắc Mỹ và châu Âu chỉ có thể thực hiện được sau khi y tế cộng đồng và đời sống được nâng cao.
Thậm chí, nghiên cứu còn đi xa đến mức cho rằng các thế lực thực dân sẽ có khả năng xây dựng thành công hệ thống kinh tế – chính trị dân chủ và những giá trị cấp tiến ở những khu vực ít bệnh truyền nhiễm.
Những kết luận có phần rất “đao to búa lớn”.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu sau này đều ủng hộ học thuyết mà Thornhill xây dựng.
Trong một nghiên cứu khá nổi tiếng khác của Tiến sĩ Damian R. Murray, hiện đang làm việc tại trường Đại học British Columbia, Canada, các biến số sinh thái (ecological variables) rõ ràng có thể dự đoán hình thái kinh tế xã hội mà cộng đồng đó lựa chọn.
Bằng cách phân chia nghiên cứu thành hai nhóm mẫu là quốc gia và cộng đồng, Murray cho biết có vẻ dịch bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến hình thái kinh tế chính trị vĩ mô ở cấp quốc gia, mà cả tâm lý của các cộng đồng địa phương lẫn các cá nhân cũng sẽ bị “toàn trị hóa”.
Dịch bệnh và Toàn trị: Quả trứng và con gà
Những thông tin khoa học của thuyết Căng thẳng Ký sinh cho chúng ta nền tảng khá vững chắc để tin vào mối liên hệ giữa các loại bệnh dịch truyền nhiễm và hệ quả chính trị – xã hội nó để lại.
Trung Quốc ngày nay tiếp tục là quốc gia độc tài lớn nhất, và nó cũng là quốc gia “xuất khẩu” các loại bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại.
Cái chết đen (The Black Death) vào thế kỷ 14 là một đợt dịch hạch khủng khiếp hoành hành khắp thế giới và lấy đi hàng chục triệu nhân mạng của châu Âu. Nó thật ra có nguồn gốc từ Trung Quốc và khu vực Trung Á.
Hay đợt cúm mùa lan rộng ra nhiều lục địa với tên khoa học H2N2, sau này được biết đến là đợt dịch cúm châu Á (Asian Flu) hồi thập niên 1950, cũng có nguồn gốc từ quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Cho đến ngày nay, các đợt cúm có khả năng lây nhiễm cao như SARs hồi 2002, H7N9 hồi 2013, và nay là COVID-19 cũng có nguồn gốc từ đây.
Sự thường trực của các loại dịch bệnh ở Trung Quốc có thể lý giải cho xu thế chính trị độc đoán thống trị quốc gia này trong suốt cả thiên niên kỷ.
Hay tại Nga, sự yếu kém của chính phủ dân cử sau khi chính quyền Soviet sụp đổ dẫn đến sự trở lại của các loại dịch bệnh truyền nhiễm.
Cho đến nay, các nghiên cứu khoa học vẫn chưa đánh giá được sự nghiêm trọng của tình hình dịch bệnh tại Nga trong những năm 1990 – 1999. Nếu cân nhắc theo học thuyết Căng thẳng Ký sinh, đây có thể chính là lý do sinh thái dẫn đến sự trỗi dậy của Vladimir Putin và những người ủng hộ chế độ độc tài do ông này nắm quyền.
Đến đây, câu hỏi có lẽ đang được rất nhiều bạn đọc đặt ra là: Dịch bệnh tạo điều kiện cho các yếu tố độc tài, vốn đã có sẵn, trỗi dậy; hay dịch bệnh tạo ra các yếu tố độc tài?
Các thông tin khoa học hiện nay đều chỉ đến khả năng thứ hai, tức dịch bệnh gây ảnh hưởng đến tâm lý cộng đồng, dẫn đến việc người dân tạo ra và duy trì sức mạnh của một chính thể độc tài.
Tuy nhiên điều này cũng không loại trừ việc các chính thể độc tài lợi dụng tình hình dịch bệnh để củng cố sức mạnh và sự thống trị của mình.
Hệ thống tàu điện ngầm với công nghệ nhận diện khuôn mặt ở Trung Quốc. Ảnh: New York Times.
Chính quyền Bắc Kinh, dựa vào COVID-19, đang biến “ước mơ” phổ biến các công cụ kiểm soát công chúng trên diện rộng của mình thành hiện thực.
Công nghệ nhận diện sinh trắc học (nhận diện và kiểm soát con người bằng các thông tin sinh học) có thể còn đang trong giai đoạn thử nghiệm tại một số địa phương ở Trung Quốc. Nhưng COVID-19 bùng phát đã trao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều lý do hơn để thử nghiệm, áp dụng và dần biết nó trở thành “lẽ thường” đối với các công dân của nước này. Hiện nay, các phương tiện giao thông công cộng ở Trung Quốc đang dần bắt buộc hành khách xác nhận khuôn mặt.
Hãy thử tưởng tượng, trong một ngày đẹp trời nào đó bạn đến công viên, chính phủ (hay bất kỳ ai nắm quyền kiểm soát hệ thống chuyên chế) có thể biết bạn là ai, từ đâu đến, thân nhiệt là bao nhiêu, nhịp tim ra sao, trạng thái tâm lý thế nào… Họ biết hôm nay bạn đến những đâu, gọi những món ăn gì, gặp ai, và cảm thấy thoải mái khi ở chỗ nào… Những thông tin mà chỉ có bạn có quyền biết nay sẽ được sử dụng cho nhiều mục đích mà bạn không thể ngờ tới.
Đó là viễn cảnh phản địa đàng mà người viết thật sự không dám nghĩ tới.
***
Dịch bệnh sẽ qua.
Cái giá về nhân mạng và sức khỏe sẽ lớn.
Nhưng cái giá của xã hội tương lai mà chúng ta chấp nhận trả sẽ là bao nhiêu?
Người viết không phủ nhận sự hiệu quả các chính phủ độc tài trong việc hạn chế, hay thậm chí triệt tiêu một số loại dịch bệnh truyền nhiễm. Trong thời kỳ Soviet nắm quyền tại Nga và các quốc gia Đông Âu, chính quyền độc tài này đã có những bước tiến và đóng góp quan trọng vào phong trào chống bệnh đậu mùa trên toàn thế giới. Hay chính quyền Mao Trạch Đông, dù là tác nhân chủ yếu giết chết hàng chục triệu người Trung Quốc, lại được đánh giá rất cao trong việc kiểm soát hàng loạt các chủng bệnh từ dịch tả, sởi, bại liệt đến sốt rét truyền nhiễm…
Cái giá phải trả là tự do cá nhân, quyền ngôn luận, sự phóng khoáng chính trị và các tư tưởng cấp tiến.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Nhiều nước dân chủ vẫn vừa chống được dịch bệnh, vừa bảo vệ được giá trị và nhân phẩm của con người. Câu hỏi đặt ra là: Chúng ta có nhất thiết phải đánh đổi tự do (hay là chút tự do ít ỏi như ở Việt Nam) để lấy sức khỏe hay không?
https://www.luatkhoa.
Không có nhận xét nào