Chuẩn tướng Không quân Mỹ đã xuất ngũ, Robert Spalding, cho rằng
Trung Cộng đã phát động cuộc Thế chiến Thứ ba từ nhiều thập niên trước
trong cuốn sách “Stealth War: How China Took Over While America’s Elite
Slept”. Ông viết “Đảng Cộng sản Trung Cộng không sử dụng súng, đạn kể cả
vũ khí nguyên tử mà dựa vào tiền bạc và công nghệ trong bối cảnh giới
tinh hoa Mỹ đang say ngủ”.
Khi làm việc trong Toà Bạch Ốc, ông Spaldinh đã từng yêu cầu giới luật sự, các trung tâm nghiên cứu tiết lộ hành vi của Đảng Cộng sản Trung Hoa, hoặc định hình chính sách chống Trung Cộng. Nhưng, chỉ nhận được phản hồi “Xin lỗi, chúng tôi không muốn chọc giận giới đầu tư Trung Cộng hoặc khách hàng Trung Cộng”.
Hiệp hội Bóng rỗ Hoa Kỳ sa thải người đại diện vì đã phát biểu ủng hộ Hồng Kông trên Tweeter cho thấy ngóc ngách nào của Hoa Kỳ lẫn thế giới đều bị Bắc Kinh thao túng.
Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng) là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về coronavirus tại Đại học Hồng Kông đã trốn sang Hoa Kỳ vào tháng 4-2020 cho biết Bắc Kinh đã che giấu sự thật về Virus Vũ Hán. Nhưng, Đại học Hồng Kông cũng như cũng như toàn bộ guồng máy tuyên truyền Bắc Kinh, kể cả Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) bác bỏ trắng trợn. Dư luận sẽ tiếp tục được nghe vị nữ chuyên gia này lần lượt vén màn bí mật bị ĐCSTQ che giấu.
Báo cáo mới nhất ghi nhận có hơn 250 học giả Mỹ từng hợp tác với Giải phóng quân Nhân dân Trung Hoa liên quan đến công nghệ tiên tiến thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Giới tinh hoa Tây Phương, kể cả các cựu thủ tướng của Anh, Pháp, Úc … làm việc như những tên gián điệp chính sách cho Tập Cận Bình. Họ chiều chuộng mọi yêu cầu vô lý nhất của Bắc Kinh với hy vọng một ngày nào đó Trung Cộng sẽ tự động đi theo hướng dân chủ một cách thần kỳ!
Nhờ một số trong giới tinh hoa mang nặng ảo tưởng nên Bắc Kinh mới cấy được những dây tầm gửi hút nhựa cây cổ thụ công nghệ Tây Phương để từng bước tiến hành Thế chiến Thứ ba.
Tây Âu bắt đầu giật mình nên phải gạt Huawei ra khỏi hệ thống an ninh quốc gia để thay thế bằng hai hãng viễn thông Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thuỵ Điển mà lẽ ra đã phải làm từ lâu.
Tổng thống Donald Trump công khai trận chiến toàn diện với Trung Cộng từ quân sự sang các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, công nghệ, ngoại giao. Nhưng, cuộc chiến Công nghệ Bán dẫn đang có vai trò quan trọng nhất.
Mặt trận quân sự
Bộ Tứ Kim Cương (QUAD) gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ từ trước chỉ tập trung vào mặt lý thuyết và thao dượt hạn chế vì Ấn Độ không muốn gây bất hoà với Trung Cộng. Nhưng, hành động bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế tồn tại sau Chiến tranh Trung-Ấn 1962 buộc Tân Đề Ly phải toàn tâm toàn ý với QUAD.
Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Nimitz tập trận chung với các chiến hạm của Ấn Độ kế cận đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, nằm gần Eo biển Malacca hôm 20-07-2020.
Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng các chiến hạm của Nhật Bản và Úc Đại Lợi thao dượt chung trên Biển Phi Luật Tân từ 21 đến 23-07-2020.
Hải quân Ấn Độ sẽ tổ chức cuộc tập trận chung vào cuối năm nay với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi mà các lần trước thiếu Úc.
Thông điệp họ đưa cho Bắc Kinh rất rõ ràng: “Triệt đường lương thảo của Trung Cộng”. Hải Quân Trung Cộng không thể qua khỏi các nút chặn của Bộ Tứ. Bắc Kinh chưa có Hệ thống Phòng chống hoả tiễn mà phải mua từ Nga nên rất hạn chế về khả năng phòng thủ, sống sót. Trung Cộng có 320 vũ khí nguyên tử (chưa biết số lượng được bố trí) không thể đấu với 5,800 vũ khí nguyên tử (bố trí 1,750) của Mỹ. Hai Tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông không đủ khả năng đối đầu với lực Hải quân của QUAD.
Văn hoá Khổng Tử đã chết trên thế giới vì hơn 100 Viện Khổng Tử trong các trường Đại học và 1,100 Khoá đường Khổng Tử trong các trường Trung học trên thế giới phải đóng cửa vì hoạt động như một ổ gián điệp. Ngoại giao lang sói bị cộng đồng quốc tế gạt sang bên lề. Công nghệ ăn theo bị chặn đứng nên Bắc Kinh sẽ dậm chân tại chỗ trong khi thế giới đi đôi hia bảy dặm. Kiểu “kinh tế tầm gởi” của Trung Cộng sẽ héo nếu thiếu nhựa từ cây Mỹ, Châu Âu.
Mặt trận Công nghệ Bán dẫn
Chiến lược “Made in China 2025” của Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình ban hành với chỉ tiêu sản phẩm bán dẫn được Phó thủ tướng Mã Khải phát biểu năm 2013: “Trung Cộng tự sản xuất 40% nhu cầu sản phẩm bán dẫn trong nước (kể cả do các hãng ngoại quốc ở Hoa Lục) vào năm 2020 và đạt 70% vào 2025.”
Thống kê của Bắc Kinh cho biết sản phẩm bán dẫn của Trung Cộng (kể cả các hãng ngoại quốc sản xuất bán dẫn ở Hoa Lục) chỉ đáp ứng 15% nhu cầu trong nước. Nhiều doanh nghiệp tại Hoa Lục không tin tưởng vào sản phẩm bán dẫn nội địa.
Hiệp hội Kỹ nghệ Bán dẫn Mỹ cho biết công nghệ bán dẫn của Trung Cộng chỉ cung ứng được 9% nhu cầu Hoa Lục.
Năm 2018, Trung Cộng mới có Hãng HiSilicon lọt vào TOP 10 trong danh sách các hãng Công nghệ Bán Dẫn toàn cầu. Doanh thu năm 2018: Mỹ 49%, Đại Hàn 24%, Liên Âu 9%, Nhật 9%, Đài Loan 5%, TC 4%.
Doanh thu TOP 10 của Quý I-2020 được 72.4 tỉ USD mà Mỹ chiếm hơn phân nửa với Intel US 19.5 tỉ, Samsung Đại Hàn 14.8 tỉ, TSMC Đài Loan 10.3 tỉ, HiSilicon Trung Cộng 2.7 tỷ.
Từ nhiều năm trước, Chính phủ Liên bang đã đầu tư về Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Bán dẫn sau đó tư nhân cũng đã tham gia làm cho Hoa Kỳ dẫn đầu ngành này, đáp ứng nhanh chóng những tiến bộ nhảy vọt của nền kinh tế số đang chi phối hầu hết mọi sinh hoạt trong xã hội loài người.
Kiểu kinh tế tầm gởi của Trung Cộng đã bám vào các nền kinh tế tiên tiến để hút chất nhựa làm suy yếu Tây Phương, đặc biệt đối với Hoa Kỳ, nhờ khai thác tâm lý ảo tưởng về sức mạnh vạn năng của tự do, dân chủ phổ cập.
Hơn 40 năm qua, giới tinh hoa thế giới cứ nuôi dưỡng niềm hy vọng về sự quay đầu của Trung Cộng để cùng đồng hành với cộng đồng nhân loại, nhưng, chưa có nhà lãnh đạo nào trên thế giới thi hành các biện pháp đồng bộ và quyết liệt nhằm chống lại một cách hiệu quả đối với chính sách bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh.
Giữa năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã ban hành đạo luật cấm các công ty Mỹ cung cấp sản phẩm bán dẫn cho Huawei và một số hãng khác của Trung Cộng. Nhưng, Bắc Kinh đã luồn lách mua hàng gián tiếp nhờ vào một số thương nhân coi đồng tiền hơn sinh mệnh quốc gia. Huawei ngày càng được tín nhiệm trong vai trò kinh doanh thiết bị mạng và viễn thông nhờ giá rẻ và điều kiện dễ dãi.
Tháng 5-2020, Mỹ nới rộng lệnh cấm đến tất cả các công ty khác trên thế giới đang sử dụng công cụ, thiết bị hoặc bản quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ cũng bị ràng buộc bởi lệnh cấm năm 2018. Quyết định của Tổng thống Trump như chiếc đinh cuối cùng đóng trên chiếc quan tài công nghệ của Trung Cộng và một số quốc gia trục lợi khắp thế giới. Hầu hết mọi công cụ hoạt động trong xã hội tiên tiến hiện nay đều có liên quan đến công nghệ của Hoa Kỳ mà chẳng quốc gia nào có thể tách rời.
Kế hoạch 1,000 nhân tài của Tập Cận Bình bị phá sản khi một số gián điệp kinh tế cho Trung Cộng bị câu lưu hoặc ra toà, các Đại học, Viện Nghiên cứu ở khắp thế giới phải xét lại chính sách bỏ ngõ cho Trung Cộng.
Sáng tạo giúp cho cá nhân hoặc quốc gia ở vào vị trí dẫn đầu. Ngược lại, sao chép không làm cho cá nhân hoặc quốc gia lên hàng siêu cường.
Đại-Dương
Đại-Dương - Kết quả khác biệt giữa sáng tạo và sao chép |
Khi làm việc trong Toà Bạch Ốc, ông Spaldinh đã từng yêu cầu giới luật sự, các trung tâm nghiên cứu tiết lộ hành vi của Đảng Cộng sản Trung Hoa, hoặc định hình chính sách chống Trung Cộng. Nhưng, chỉ nhận được phản hồi “Xin lỗi, chúng tôi không muốn chọc giận giới đầu tư Trung Cộng hoặc khách hàng Trung Cộng”.
Hiệp hội Bóng rỗ Hoa Kỳ sa thải người đại diện vì đã phát biểu ủng hộ Hồng Kông trên Tweeter cho thấy ngóc ngách nào của Hoa Kỳ lẫn thế giới đều bị Bắc Kinh thao túng.
Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng (Yan Limeng) là một trong những người đầu tiên nghiên cứu về coronavirus tại Đại học Hồng Kông đã trốn sang Hoa Kỳ vào tháng 4-2020 cho biết Bắc Kinh đã che giấu sự thật về Virus Vũ Hán. Nhưng, Đại học Hồng Kông cũng như cũng như toàn bộ guồng máy tuyên truyền Bắc Kinh, kể cả Tổ chức Y tế Thế giới (WTO) bác bỏ trắng trợn. Dư luận sẽ tiếp tục được nghe vị nữ chuyên gia này lần lượt vén màn bí mật bị ĐCSTQ che giấu.
Báo cáo mới nhất ghi nhận có hơn 250 học giả Mỹ từng hợp tác với Giải phóng quân Nhân dân Trung Hoa liên quan đến công nghệ tiên tiến thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Giới tinh hoa Tây Phương, kể cả các cựu thủ tướng của Anh, Pháp, Úc … làm việc như những tên gián điệp chính sách cho Tập Cận Bình. Họ chiều chuộng mọi yêu cầu vô lý nhất của Bắc Kinh với hy vọng một ngày nào đó Trung Cộng sẽ tự động đi theo hướng dân chủ một cách thần kỳ!
Nhờ một số trong giới tinh hoa mang nặng ảo tưởng nên Bắc Kinh mới cấy được những dây tầm gửi hút nhựa cây cổ thụ công nghệ Tây Phương để từng bước tiến hành Thế chiến Thứ ba.
Tây Âu bắt đầu giật mình nên phải gạt Huawei ra khỏi hệ thống an ninh quốc gia để thay thế bằng hai hãng viễn thông Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thuỵ Điển mà lẽ ra đã phải làm từ lâu.
Tổng thống Donald Trump công khai trận chiến toàn diện với Trung Cộng từ quân sự sang các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, công nghệ, ngoại giao. Nhưng, cuộc chiến Công nghệ Bán dẫn đang có vai trò quan trọng nhất.
Mặt trận quân sự
Bộ Tứ Kim Cương (QUAD) gồm có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ từ trước chỉ tập trung vào mặt lý thuyết và thao dượt hạn chế vì Ấn Độ không muốn gây bất hoà với Trung Cộng. Nhưng, hành động bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế tồn tại sau Chiến tranh Trung-Ấn 1962 buộc Tân Đề Ly phải toàn tâm toàn ý với QUAD.
Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Nimitz tập trận chung với các chiến hạm của Ấn Độ kế cận đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, nằm gần Eo biển Malacca hôm 20-07-2020.
Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan cùng các chiến hạm của Nhật Bản và Úc Đại Lợi thao dượt chung trên Biển Phi Luật Tân từ 21 đến 23-07-2020.
Hải quân Ấn Độ sẽ tổ chức cuộc tập trận chung vào cuối năm nay với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi mà các lần trước thiếu Úc.
Thông điệp họ đưa cho Bắc Kinh rất rõ ràng: “Triệt đường lương thảo của Trung Cộng”. Hải Quân Trung Cộng không thể qua khỏi các nút chặn của Bộ Tứ. Bắc Kinh chưa có Hệ thống Phòng chống hoả tiễn mà phải mua từ Nga nên rất hạn chế về khả năng phòng thủ, sống sót. Trung Cộng có 320 vũ khí nguyên tử (chưa biết số lượng được bố trí) không thể đấu với 5,800 vũ khí nguyên tử (bố trí 1,750) của Mỹ. Hai Tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông không đủ khả năng đối đầu với lực Hải quân của QUAD.
Văn hoá Khổng Tử đã chết trên thế giới vì hơn 100 Viện Khổng Tử trong các trường Đại học và 1,100 Khoá đường Khổng Tử trong các trường Trung học trên thế giới phải đóng cửa vì hoạt động như một ổ gián điệp. Ngoại giao lang sói bị cộng đồng quốc tế gạt sang bên lề. Công nghệ ăn theo bị chặn đứng nên Bắc Kinh sẽ dậm chân tại chỗ trong khi thế giới đi đôi hia bảy dặm. Kiểu “kinh tế tầm gởi” của Trung Cộng sẽ héo nếu thiếu nhựa từ cây Mỹ, Châu Âu.
Mặt trận Công nghệ Bán dẫn
Chiến lược “Made in China 2025” của Chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình ban hành với chỉ tiêu sản phẩm bán dẫn được Phó thủ tướng Mã Khải phát biểu năm 2013: “Trung Cộng tự sản xuất 40% nhu cầu sản phẩm bán dẫn trong nước (kể cả do các hãng ngoại quốc ở Hoa Lục) vào năm 2020 và đạt 70% vào 2025.”
Thống kê của Bắc Kinh cho biết sản phẩm bán dẫn của Trung Cộng (kể cả các hãng ngoại quốc sản xuất bán dẫn ở Hoa Lục) chỉ đáp ứng 15% nhu cầu trong nước. Nhiều doanh nghiệp tại Hoa Lục không tin tưởng vào sản phẩm bán dẫn nội địa.
Hiệp hội Kỹ nghệ Bán dẫn Mỹ cho biết công nghệ bán dẫn của Trung Cộng chỉ cung ứng được 9% nhu cầu Hoa Lục.
Năm 2018, Trung Cộng mới có Hãng HiSilicon lọt vào TOP 10 trong danh sách các hãng Công nghệ Bán Dẫn toàn cầu. Doanh thu năm 2018: Mỹ 49%, Đại Hàn 24%, Liên Âu 9%, Nhật 9%, Đài Loan 5%, TC 4%.
Doanh thu TOP 10 của Quý I-2020 được 72.4 tỉ USD mà Mỹ chiếm hơn phân nửa với Intel US 19.5 tỉ, Samsung Đại Hàn 14.8 tỉ, TSMC Đài Loan 10.3 tỉ, HiSilicon Trung Cộng 2.7 tỷ.
Từ nhiều năm trước, Chính phủ Liên bang đã đầu tư về Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Bán dẫn sau đó tư nhân cũng đã tham gia làm cho Hoa Kỳ dẫn đầu ngành này, đáp ứng nhanh chóng những tiến bộ nhảy vọt của nền kinh tế số đang chi phối hầu hết mọi sinh hoạt trong xã hội loài người.
Kiểu kinh tế tầm gởi của Trung Cộng đã bám vào các nền kinh tế tiên tiến để hút chất nhựa làm suy yếu Tây Phương, đặc biệt đối với Hoa Kỳ, nhờ khai thác tâm lý ảo tưởng về sức mạnh vạn năng của tự do, dân chủ phổ cập.
Hơn 40 năm qua, giới tinh hoa thế giới cứ nuôi dưỡng niềm hy vọng về sự quay đầu của Trung Cộng để cùng đồng hành với cộng đồng nhân loại, nhưng, chưa có nhà lãnh đạo nào trên thế giới thi hành các biện pháp đồng bộ và quyết liệt nhằm chống lại một cách hiệu quả đối với chính sách bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh.
Giữa năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã ban hành đạo luật cấm các công ty Mỹ cung cấp sản phẩm bán dẫn cho Huawei và một số hãng khác của Trung Cộng. Nhưng, Bắc Kinh đã luồn lách mua hàng gián tiếp nhờ vào một số thương nhân coi đồng tiền hơn sinh mệnh quốc gia. Huawei ngày càng được tín nhiệm trong vai trò kinh doanh thiết bị mạng và viễn thông nhờ giá rẻ và điều kiện dễ dãi.
Tháng 5-2020, Mỹ nới rộng lệnh cấm đến tất cả các công ty khác trên thế giới đang sử dụng công cụ, thiết bị hoặc bản quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ cũng bị ràng buộc bởi lệnh cấm năm 2018. Quyết định của Tổng thống Trump như chiếc đinh cuối cùng đóng trên chiếc quan tài công nghệ của Trung Cộng và một số quốc gia trục lợi khắp thế giới. Hầu hết mọi công cụ hoạt động trong xã hội tiên tiến hiện nay đều có liên quan đến công nghệ của Hoa Kỳ mà chẳng quốc gia nào có thể tách rời.
Kế hoạch 1,000 nhân tài của Tập Cận Bình bị phá sản khi một số gián điệp kinh tế cho Trung Cộng bị câu lưu hoặc ra toà, các Đại học, Viện Nghiên cứu ở khắp thế giới phải xét lại chính sách bỏ ngõ cho Trung Cộng.
Sáng tạo giúp cho cá nhân hoặc quốc gia ở vào vị trí dẫn đầu. Ngược lại, sao chép không làm cho cá nhân hoặc quốc gia lên hàng siêu cường.
Đại-Dương
Không có nhận xét nào