Những ống kính máy quay, những
chiếc điện thoại thông minh tràn ngập trong phòng phẫu thuật, nơi các
bác sĩ đang tách hai bé song sinh Diệu Nhi và Trúc Nhi, làm dấy lên câu
hỏi về y đức và đạo đức báo chí.
Vào
lúc 6 giờ ngày 15/7, hai bé Diệu Nhi và Trúc Nhi, 13 tháng tuổi, dính
nhau vùng bụng chậu, được đưa từ phòng Hồi sức sơ sinh, tới phòng mổ số
11, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM. Tại đây, 93 y bác sĩ, điều dưỡng chia
thành 11 kíp mổ sẽ thực hiện ca đại phẫu tách rời hai bé.
Đấy là một ca mổ kéo dài 13 tiếng đồng hồ, với nhiều kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sự tập trung cao độ của các bác sĩ, điều dưỡng.
Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam nhận được nhiều lời khen ngợi về công tác chống dịch Covid-19, ca mổ này được coi là một cơ hội nữa để quảng bá danh tiếng ngành y Việt Nam và rất dễ hiểu, ca mổ này đã được truyền thông rộng rãi trước khi nó diễn ra.
Tuy nhiên nhiều người trong giới chuyên gia, nhà báo nước ngoài, đặt câu hỏi vì sao các phóng viên có thể được vào tận phòng phẫu thuật để tác nghiệp như vậy.
Những ống kính trong phòng mổ
Ca mổ tách cặp song sinh hồi trung tuần tháng Bảy gần như được tường thuật trực tiếp trên các trang báo điện tử tại Việt Nam. Trong các hình ảnh được công bố giữa lúc ca mổ đang diễn ra, người ta thấy nhiều chiếc điện thoại di động được giơ cao, ghi lại từng khoảnh khắc diễn ra trên bàn mổ.
Điều này đã gây ra nhiều phản ứng phê phán từ giới chuyên môn và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Trên trang Facebook của mình, bác sĩ Võ Xuân Sơn, cũng là một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencer), viết rằng một số nguyên tắc của ngành y đã bị phá vỡ.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn chỉ ra nhiều điểm lo ngại trong cách báo chí tác nghiệp về ca mổ dưới góc độ chuyên môn.
"Đầu tiên là nguyên tắc vô trùng trong phòng mổ. Tôi xem thấy một tấm hình. Trên tấm hình đó, trong khi kíp mổ đang thực hiện cuộc mổ, thì có hàng loạt điện thoại, ống kính máy chụp hình chĩa vào, quay, chụp. Tức là có rất, rất nhiều người hiện diện trong phòng mổ, khi cuộc mổ tách hai cháu đang diễn ra", ông viết.
Ông nhấn mạnh rằng "bất cứ nhân viên mới nào của chúng tôi khi vô phòng mổ, đều phải được huấn luyện trước cách di chuyển. Ngay cả khi một bác sĩ nào đó đến xem mổ, chúng tôi cũng phải chú ý cách họ di chuyển, nếu không đúng, chúng tôi vẫn phải nhắc nhở".
Bác sĩ Võ Xuân Sơn cũng lưu ý cách mà báo chí đưa tin về "ca mổ thành công".
"Vấn đề tiếp theo là đánh giá cuộc mổ thành công. Đối với hầu hết các phẫu thuật viên, khi cuộc mổ kết thúc, đó mới chỉ là kết thúc của giai đoạn đầu tiên của điều trị. Để đánh giá cuộc mổ thành công hay không, thì ít nhất phải qua giai đoạn hậu phẫu", ông diễn giải và bổ sung rằng, một ca mổ tách trẻ song sinh được coi là thành công, có khi cần thời gian phải vài năm, thậm chí "cả chục, hai chục năm".
"Có thể vì mục tiêu tuyên truyền, vì nhu cầu phải trở thành nổi tiếng (tôi không nói đến các bác sĩ tham gia mổ), vì nhiệm vụ chính trị... mà chúng ta phải làm cho ca mổ này trở thành một sự kiện ồn ào. Nhưng với các bác sĩ, hãy đừng vội mừng, hãy đừng để những hào quang của truyền thông làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị cho các cháu", ông lưu ý.
Ở khía cạnh nghề báo và đạo đức báo chí, tiến sĩ Cait McMahon, Giám đốc Trung tâm Dart châu Á - Thái Bình Dương có trụ sở tại Úc (thuộc Trường báo chí Columbia, New York, Mỹ), chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng bà cảm thấy "quan ngại khi có quá nhiều nhà báo bên trong phòng phẫu thuật như thế".
Xem xét một bức hình trên báo chí mà chúng tôi gửi tới, tiến sĩ Cait McMahon nói: "Trong tấm hình này, tôi có thể thấy có bốn máy chụp hình hoặc điện thoại - thêm người chụp tấm hình này nữa là ít nhất có năm người. Tôi nghĩ như vậy là quá nhiều và thực tế là họ đã biến một ca mổ phức tạp thành một pha trình diễn".
"Tôi cũng lo về sự phân tâm của các bác sĩ phẫu thuật và nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu như ca mổ này đáng để đưa tin với sự chấp thuận của những người liên quan và người giám hộ, thì việc đưa tin cũng tốt thôi. Nhưng ngay cả lúc đó, xét về khía cạnh đạo đức, ta nên để một phóng viên và một người chụp ảnh là được, không nên tập trung đông như trong tấm ảnh mà tôi thấy", bà McMahon nói.
Nhà báo tự do Gary Tippet, người có nhiều năm là thư ký tòa soạn báo The Age (Úc) và có kinh nghiệm tác nghiệm trong những tình huống khẩn cấp về y tế cũng chia sẻ với BBC Tiếng Việt rằng dù ông không phản đối việc mời các phóng viên tới đưa tin hoặc chứng kiến các ca mổ như thế này, nhưng việc sử dụng nó như một sô diễn, một công cụ marketing thì "thật đáng lo ngại".
"Dựa trên các tấm hình mà tôi có được, sự hiện diện của các nhà báo trong phòng mổ tách hai trẻ song sinh giống như cái mà ở Úc chúng tôi gọi là 'gánh xiếc'. Quá nhiều nhà báo có mặt và máy ảnh, điện thoại chen chúc, tôi nghĩ có thể cản trở công việc của các bác sĩ phẫu thuật và các nhân viên khác. Nếu như đấy là ca mổ với gần 100 nhân viên y tế tham gia, sự hiện diện quá đông các nhà báo không được trang bị đủ kiến thức phòng mổ có thể gây mất an toàn", ông nói.
Nhà báo Gary Tippet nói thêm: "Tôi nghĩ rằng chỉ cần một hoặc hai phóng viên được huấn luyện kỹ các nguyên tắc an toàn phòng mổ có mặt là đủ. Sau đó họ có thể chia sẻ hình ảnh và thông tin cho các phóng viên còn lại".
Không chỉ vấn đề an toàn cho bệnh nhân, việc các nhà báo "thâm nhập" vào bệnh viện trong các tình huống tương tự cũng có thể xâm phạm quyền riêng tư của người bệnh. Trường hợp "phi công người Anh", tức bệnh nhân 91 mắc bệnh Covid-19, là một ví dụ.
Ông Joe Mathewson là giáo sư dạy tại Trường Báo chí - Truyền thông và Marketing tích hợp Medill thuộc Đại học Tây Bắc (Evanston, Illinois, Mỹ). Ông cũng thuộc tổ chức Ethics Advice Line for Journalists chia sẻ với BBC News Tiếng Việt: "Nếu bệnh nhân không đồng ý công bố thông tin, nhà báo cần xem xét kỹ bài viết của mình có xâm phạm quyền riêng tư của bệnh nhân không? Nếu có, nhà báo cần phải cân nhắc giữa lợi ích công chúng và việc bảo vệ quyền riêng tư đó".
Theo ông Joe Mathewson, nếu các bài báo trước đó của các tờ báo khác đã đề cập đến tên tuổi, nơi làm việc, quê quán của bệnh nhân 91 một cách rõ ràng, tức là đã xâm phạm quyền riêng tư của bệnh nhân, và "bài báo của bạn đăng sau, dù chỉ đề cập chung chung như 'phi công người Scotland', 'một bệnh nhân Vương quốc Anh', thì độc giả cũng nhận diện được nhân vật. Khi đó bạn cũng đã xâm phạm quyền riêng tư".
Bệnh viện đang trở thành nơi trình diễn?
Với sự phát triển xã hội, các bệnh viện Việt Nam ngày một chú trọng hơn tới công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh. Nếu như "ban truyền thông", "phòng marketing" từng là khái niệm lạ lẫm tại các bệnh viện, thì hiện nay đây là những phòng ban quan trọng tại các bệnh viện cả tư nhân lẫn nhà nước. Các ca bệnh phức tạp được chữa thành công được nhiều bệnh viện khai thác làm chất liệu cho hoạt động quảng bá hình ảnh của mình, với sự tham gia của báo chí.
Tuy nhiên, điều vốn dĩ thông thường này, đôi khi, được khai thác quá mức khiến nhiều người e ngại. Dưới bài đăng của nhà báo Ben Ngo về hình ảnh các ống kính từ máy ảnh và điện thoại nhắm vào ca mổ, một số người tỏ ra quan ngại rằng "người mặc đồng phục y tế được chứ máy ảnh thì không". Có người cho đây là "quảng cáo" nên đã "bỏ qua nguyên tắc vệ sinh phòng mổ".
Nhiều người đăng lại hình ảnh phóng viên tác nghiệp trong phòng mổ.
Trong cuộc chiến chống Covid-19 từ đầu năm đến nay, có thể nhận thấy ngành y tế Việt Nam, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn các bệnh viện tham gia xét nghiệm, điều trị, đều rất tích cực trong việc "chăm chút hình ảnh" của mình.
Mỗi một bệnh nhân Covid-19 được điều trị thành công, họ đều được tặng hoa, chụp hình và nhiều khi phải trả lời phỏng vấn báo chí như là một nghĩa vụ.
Các ca bệnh có tính chất đặc biệt, chẳng hạn hai cha con người Trung Quốc được điều trị khỏi bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP HCM, thì các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh càng được tổ chức rầm rộ hơn. Ngày xuất viện của hai cha con người này có nhiều hoa tươi, có quan chức y tế, bác sĩ của bệnh viện xuất hiện bắt tay, chào hỏi, trả lời phỏng vấn báo chí.
Đặc biệt nhất là trường hợp của phi công đến từ Vương quốc Anh, tức bệnh nhân 91 được điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và điều trị phục hồi tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong suốt thời gian nằm viện dài dằng dặc, người này luôn là chất liệu cho các bản tin nóng hổi về thành tích phòng chống dịch của Việt Nam. Từ khi nằm bất động cho đến lúc dần hồi phục, tập vật lý trị liệu, hình ảnh của phi công 43 tuổi luôn tràn ngập các trang báo, kể cả kênh thông tin chính thức của Chính phủ Việt Nam.
Bệnh nhân phi công 91 trước khi về nước.
Trên mạng xã hội và các kênh truyền thông "phi chính thống" xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng ngành y tế và các bệnh viện Việt Nam đã sử dụng hình ảnh bệnh nhân 91 để phục vụ cho mục đích tuyên truyền chính trị. Việc làm này là xâm phạm đời tư, quyền riêng tư của bệnh nhân.
Trước khi xuất viện, chính phi công người Scotland đã bày tỏ một số nguyện vọng, trong đó có đề nghị không tiếp xúc với giới truyền thông khi ông ra viện, không chụp hình hay trả lời phỏng vấn báo, đài. Ngay khi nguyện vọng của bệnh nhân 91 được công bố, nhiều phản ứng giận dữ, cho rằng ông này "không biết điều" đã xuất hiện.
Nói về trường hợp này, bác sĩ Võ Xuân Sơn viết trên trang facebook cá nhân: "…Khi bệnh nhân 91 trở thành tâm điểm của truyền thông, thì sẽ có nhiều người muốn mình cũng được dự phần. Thế là thăm hỏi dập dìu, diễn đủ thứ dưới ống kính của các nhà báo. Để phục vụ cho nhu cầu đó, người ta đã sắp đặt lễ lạt nọ kia. Và khi bệnh nhân 91 không đáp ứng, thì họ cay cú mà buông những lời lẽ hằn học với ông ta".
Và như một sự kết luật, bác sĩ Võ Xuân Sơn viết: "Tôi tin rằng những thầy thuốc, từ bác sĩ, y tá đến hộ lí, trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân 91, đều tôn trọng quyết định của ông ấy. Tôi tin là chẳng ai trong số họ hằn học với ông ấy về việc ông ấy từ chối lễ lạt và trả lời phỏng vấn cả. Nếu có, thì tôi tin, những người đó cố tỏ ra là mình có tham gia khám chữa bệnh cho bệnh nhân này mà thôi".
https://www.bbc.com
Việt Nam: Phòng cấp cứu đang trở thành nơi trình diễn? |
Đấy là một ca mổ kéo dài 13 tiếng đồng hồ, với nhiều kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi sự tập trung cao độ của các bác sĩ, điều dưỡng.
Trong bối cảnh ngành y tế Việt Nam nhận được nhiều lời khen ngợi về công tác chống dịch Covid-19, ca mổ này được coi là một cơ hội nữa để quảng bá danh tiếng ngành y Việt Nam và rất dễ hiểu, ca mổ này đã được truyền thông rộng rãi trước khi nó diễn ra.
Tuy nhiên nhiều người trong giới chuyên gia, nhà báo nước ngoài, đặt câu hỏi vì sao các phóng viên có thể được vào tận phòng phẫu thuật để tác nghiệp như vậy.
Những ống kính trong phòng mổ
Ca mổ tách cặp song sinh hồi trung tuần tháng Bảy gần như được tường thuật trực tiếp trên các trang báo điện tử tại Việt Nam. Trong các hình ảnh được công bố giữa lúc ca mổ đang diễn ra, người ta thấy nhiều chiếc điện thoại di động được giơ cao, ghi lại từng khoảnh khắc diễn ra trên bàn mổ.
Điều này đã gây ra nhiều phản ứng phê phán từ giới chuyên môn và người có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Trên trang Facebook của mình, bác sĩ Võ Xuân Sơn, cũng là một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencer), viết rằng một số nguyên tắc của ngành y đã bị phá vỡ.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn chỉ ra nhiều điểm lo ngại trong cách báo chí tác nghiệp về ca mổ dưới góc độ chuyên môn.
"Đầu tiên là nguyên tắc vô trùng trong phòng mổ. Tôi xem thấy một tấm hình. Trên tấm hình đó, trong khi kíp mổ đang thực hiện cuộc mổ, thì có hàng loạt điện thoại, ống kính máy chụp hình chĩa vào, quay, chụp. Tức là có rất, rất nhiều người hiện diện trong phòng mổ, khi cuộc mổ tách hai cháu đang diễn ra", ông viết.
Ông nhấn mạnh rằng "bất cứ nhân viên mới nào của chúng tôi khi vô phòng mổ, đều phải được huấn luyện trước cách di chuyển. Ngay cả khi một bác sĩ nào đó đến xem mổ, chúng tôi cũng phải chú ý cách họ di chuyển, nếu không đúng, chúng tôi vẫn phải nhắc nhở".
Bác sĩ Võ Xuân Sơn cũng lưu ý cách mà báo chí đưa tin về "ca mổ thành công".
"Vấn đề tiếp theo là đánh giá cuộc mổ thành công. Đối với hầu hết các phẫu thuật viên, khi cuộc mổ kết thúc, đó mới chỉ là kết thúc của giai đoạn đầu tiên của điều trị. Để đánh giá cuộc mổ thành công hay không, thì ít nhất phải qua giai đoạn hậu phẫu", ông diễn giải và bổ sung rằng, một ca mổ tách trẻ song sinh được coi là thành công, có khi cần thời gian phải vài năm, thậm chí "cả chục, hai chục năm".
"Có thể vì mục tiêu tuyên truyền, vì nhu cầu phải trở thành nổi tiếng (tôi không nói đến các bác sĩ tham gia mổ), vì nhiệm vụ chính trị... mà chúng ta phải làm cho ca mổ này trở thành một sự kiện ồn ào. Nhưng với các bác sĩ, hãy đừng vội mừng, hãy đừng để những hào quang của truyền thông làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị cho các cháu", ông lưu ý.
Ở khía cạnh nghề báo và đạo đức báo chí, tiến sĩ Cait McMahon, Giám đốc Trung tâm Dart châu Á - Thái Bình Dương có trụ sở tại Úc (thuộc Trường báo chí Columbia, New York, Mỹ), chia sẻ với BBC News Tiếng Việt rằng bà cảm thấy "quan ngại khi có quá nhiều nhà báo bên trong phòng phẫu thuật như thế".
Xem xét một bức hình trên báo chí mà chúng tôi gửi tới, tiến sĩ Cait McMahon nói: "Trong tấm hình này, tôi có thể thấy có bốn máy chụp hình hoặc điện thoại - thêm người chụp tấm hình này nữa là ít nhất có năm người. Tôi nghĩ như vậy là quá nhiều và thực tế là họ đã biến một ca mổ phức tạp thành một pha trình diễn".
"Tôi cũng lo về sự phân tâm của các bác sĩ phẫu thuật và nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu như ca mổ này đáng để đưa tin với sự chấp thuận của những người liên quan và người giám hộ, thì việc đưa tin cũng tốt thôi. Nhưng ngay cả lúc đó, xét về khía cạnh đạo đức, ta nên để một phóng viên và một người chụp ảnh là được, không nên tập trung đông như trong tấm ảnh mà tôi thấy", bà McMahon nói.
Nhà báo tự do Gary Tippet, người có nhiều năm là thư ký tòa soạn báo The Age (Úc) và có kinh nghiệm tác nghiệm trong những tình huống khẩn cấp về y tế cũng chia sẻ với BBC Tiếng Việt rằng dù ông không phản đối việc mời các phóng viên tới đưa tin hoặc chứng kiến các ca mổ như thế này, nhưng việc sử dụng nó như một sô diễn, một công cụ marketing thì "thật đáng lo ngại".
"Dựa trên các tấm hình mà tôi có được, sự hiện diện của các nhà báo trong phòng mổ tách hai trẻ song sinh giống như cái mà ở Úc chúng tôi gọi là 'gánh xiếc'. Quá nhiều nhà báo có mặt và máy ảnh, điện thoại chen chúc, tôi nghĩ có thể cản trở công việc của các bác sĩ phẫu thuật và các nhân viên khác. Nếu như đấy là ca mổ với gần 100 nhân viên y tế tham gia, sự hiện diện quá đông các nhà báo không được trang bị đủ kiến thức phòng mổ có thể gây mất an toàn", ông nói.
Nhà báo Gary Tippet nói thêm: "Tôi nghĩ rằng chỉ cần một hoặc hai phóng viên được huấn luyện kỹ các nguyên tắc an toàn phòng mổ có mặt là đủ. Sau đó họ có thể chia sẻ hình ảnh và thông tin cho các phóng viên còn lại".
Không chỉ vấn đề an toàn cho bệnh nhân, việc các nhà báo "thâm nhập" vào bệnh viện trong các tình huống tương tự cũng có thể xâm phạm quyền riêng tư của người bệnh. Trường hợp "phi công người Anh", tức bệnh nhân 91 mắc bệnh Covid-19, là một ví dụ.
Ông Joe Mathewson là giáo sư dạy tại Trường Báo chí - Truyền thông và Marketing tích hợp Medill thuộc Đại học Tây Bắc (Evanston, Illinois, Mỹ). Ông cũng thuộc tổ chức Ethics Advice Line for Journalists chia sẻ với BBC News Tiếng Việt: "Nếu bệnh nhân không đồng ý công bố thông tin, nhà báo cần xem xét kỹ bài viết của mình có xâm phạm quyền riêng tư của bệnh nhân không? Nếu có, nhà báo cần phải cân nhắc giữa lợi ích công chúng và việc bảo vệ quyền riêng tư đó".
Theo ông Joe Mathewson, nếu các bài báo trước đó của các tờ báo khác đã đề cập đến tên tuổi, nơi làm việc, quê quán của bệnh nhân 91 một cách rõ ràng, tức là đã xâm phạm quyền riêng tư của bệnh nhân, và "bài báo của bạn đăng sau, dù chỉ đề cập chung chung như 'phi công người Scotland', 'một bệnh nhân Vương quốc Anh', thì độc giả cũng nhận diện được nhân vật. Khi đó bạn cũng đã xâm phạm quyền riêng tư".
Bệnh viện đang trở thành nơi trình diễn?
Với sự phát triển xã hội, các bệnh viện Việt Nam ngày một chú trọng hơn tới công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh. Nếu như "ban truyền thông", "phòng marketing" từng là khái niệm lạ lẫm tại các bệnh viện, thì hiện nay đây là những phòng ban quan trọng tại các bệnh viện cả tư nhân lẫn nhà nước. Các ca bệnh phức tạp được chữa thành công được nhiều bệnh viện khai thác làm chất liệu cho hoạt động quảng bá hình ảnh của mình, với sự tham gia của báo chí.
Tuy nhiên, điều vốn dĩ thông thường này, đôi khi, được khai thác quá mức khiến nhiều người e ngại. Dưới bài đăng của nhà báo Ben Ngo về hình ảnh các ống kính từ máy ảnh và điện thoại nhắm vào ca mổ, một số người tỏ ra quan ngại rằng "người mặc đồng phục y tế được chứ máy ảnh thì không". Có người cho đây là "quảng cáo" nên đã "bỏ qua nguyên tắc vệ sinh phòng mổ".
Nhiều người đăng lại hình ảnh phóng viên tác nghiệp trong phòng mổ.
Trong cuộc chiến chống Covid-19 từ đầu năm đến nay, có thể nhận thấy ngành y tế Việt Nam, bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn các bệnh viện tham gia xét nghiệm, điều trị, đều rất tích cực trong việc "chăm chút hình ảnh" của mình.
Mỗi một bệnh nhân Covid-19 được điều trị thành công, họ đều được tặng hoa, chụp hình và nhiều khi phải trả lời phỏng vấn báo chí như là một nghĩa vụ.
Các ca bệnh có tính chất đặc biệt, chẳng hạn hai cha con người Trung Quốc được điều trị khỏi bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy ở TP HCM, thì các hoạt động truyền thông, quảng bá hình ảnh càng được tổ chức rầm rộ hơn. Ngày xuất viện của hai cha con người này có nhiều hoa tươi, có quan chức y tế, bác sĩ của bệnh viện xuất hiện bắt tay, chào hỏi, trả lời phỏng vấn báo chí.
Đặc biệt nhất là trường hợp của phi công đến từ Vương quốc Anh, tức bệnh nhân 91 được điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM và điều trị phục hồi tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong suốt thời gian nằm viện dài dằng dặc, người này luôn là chất liệu cho các bản tin nóng hổi về thành tích phòng chống dịch của Việt Nam. Từ khi nằm bất động cho đến lúc dần hồi phục, tập vật lý trị liệu, hình ảnh của phi công 43 tuổi luôn tràn ngập các trang báo, kể cả kênh thông tin chính thức của Chính phủ Việt Nam.
Bệnh nhân phi công 91 trước khi về nước.
Trên mạng xã hội và các kênh truyền thông "phi chính thống" xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng ngành y tế và các bệnh viện Việt Nam đã sử dụng hình ảnh bệnh nhân 91 để phục vụ cho mục đích tuyên truyền chính trị. Việc làm này là xâm phạm đời tư, quyền riêng tư của bệnh nhân.
Trước khi xuất viện, chính phi công người Scotland đã bày tỏ một số nguyện vọng, trong đó có đề nghị không tiếp xúc với giới truyền thông khi ông ra viện, không chụp hình hay trả lời phỏng vấn báo, đài. Ngay khi nguyện vọng của bệnh nhân 91 được công bố, nhiều phản ứng giận dữ, cho rằng ông này "không biết điều" đã xuất hiện.
Nói về trường hợp này, bác sĩ Võ Xuân Sơn viết trên trang facebook cá nhân: "…Khi bệnh nhân 91 trở thành tâm điểm của truyền thông, thì sẽ có nhiều người muốn mình cũng được dự phần. Thế là thăm hỏi dập dìu, diễn đủ thứ dưới ống kính của các nhà báo. Để phục vụ cho nhu cầu đó, người ta đã sắp đặt lễ lạt nọ kia. Và khi bệnh nhân 91 không đáp ứng, thì họ cay cú mà buông những lời lẽ hằn học với ông ta".
Và như một sự kết luật, bác sĩ Võ Xuân Sơn viết: "Tôi tin rằng những thầy thuốc, từ bác sĩ, y tá đến hộ lí, trực tiếp chăm sóc cho bệnh nhân 91, đều tôn trọng quyết định của ông ấy. Tôi tin là chẳng ai trong số họ hằn học với ông ấy về việc ông ấy từ chối lễ lạt và trả lời phỏng vấn cả. Nếu có, thì tôi tin, những người đó cố tỏ ra là mình có tham gia khám chữa bệnh cho bệnh nhân này mà thôi".
https://www.bbc.com
Không có nhận xét nào