Những
gì xảy ra với người dân Duy Ngô Nhĩ… có lẽ là tội ác tàn tệ nhất mà
chúng ta từng chứng kiến kể từ thảm họa Holocaust (What has happened to
the Uighur people … is potentially the worst crime that we have seen
since the Holocaust.)”
Morgan Ortagus – Phát Ngôn Nhân của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
Như bao nhiêu triệu người Việt Nam tị nạn khác, tôi là kẻ vượt biên và còn sống sót nhờ vào may mắn; bởi thế, mọi chuyện (xa gần) có liên quan đến ranh giới của đất nước này đều nhớ như in:
“Nguyên Hồng là người phàm tục. Anh thích nhắm ngon, thích rượu ngon, nhưng thích nhất là khi có những thứ đó mà quanh anh là bè bạn. Nhưng trong bữa ăn khoái khẩu hôm ấy anh chỉ lẳng lặng uống. Sau mỗi miếng nhắm anh chống đũa, tư lự. Có vẻ anh buồn.
– Bên Tàu loạn to. Nhiều người chạy sang ta, chạy loạn hay là chạy chính phủ không biết, trông tội lắm. – anh nói, giọng rầu rầu
– Mình ở Hải Phòng lâu, các cậu biết đấy, cả thời trẻ mình sống lẫn với người Hoa, mình có cảm tình đặc biệt với người Hoa. Họ chăm làm, tử tế…
Trông những người chạy loạn gày còm, đen đủi, nhếch nhác, mình thương quá. Họ tưởng mình cũng là công an, quỳ xuống mà lạy, nước mắt lã chã. Họ xin đừng đem họ trả Trung Quốc, đem trả họ sẽ bị giết hết, họ nói thế.
Mình can mấy cậu công an, bảo từ từ xem thế nào đã, nhưng mấy cậu không nghe, một hai đem trả, nói luật biên giới là thế, không trả không được. Những người Hoa kia lăn lộn, kêu khóc ầm ĩ, phải lôi xềnh xệch…
Thảm lắm !
– Rồi sao ? – Chúng tôi hỏi.
– Ðồn biên phòng ta cách đồn bên kia có một quãng. Lát sau, mình vẫn ngồi đấy, nghe phía bên kia có tiếng súng nổ. Hôm sau, những người khác chạy sang nói mấy người bị trả về bị bắn chết hết, bắn tại trận.” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).
Cái thưở “bên Tầu loạn to” mà Nguyên Hồng vừa kể, xẩy ra hồi cuối thập niên 1950, có nguyên do từ những cú hích (Đại Nhẩy Vọt – Great Leaps Forward) của Mao Trạch Đông. Nhà báo Dương Kế Thằng – tác giả cuốn Bia Mộ – tính chẵn rằng ba mươi sáu triệu dân Tầu đã biến thành những con ma đói, chỉ vì mấy cú nhẩy ngoạn mục này. Đó là chưa kể mấy con ma lẻ (tẻ) bị bắn chết khi tìm cách chạy ra khỏi biên giới của nước Trung Hoa Vĩ Đại.
Hơn nửa thế kỷ sau, báo Vnexpress (đọc được vào hôm 18 tháng 4 năm 2014) loan tin:
“Bẩy người chết trong vụ nổ súng ở cửa khẩu Quảng Ninh. Bị bắt vì nhập cảnh trái phép, nhóm người Trung Quốc đã cướp súng của bộ đội biên phòng cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh), bắn xối xả… Khi lực lượng chức năng siết chặt vòng vây, một số người cố thủ tự sát thương mình, một số khác nhảy lầu tự tử.”
Ở thời điểm này, mọi cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam cũng đều đồng loạt đăng những mẩu tin với nội dung tương tự. Tất cả đều cố tình che dấu một chi tiết nhỏ (nhóm vượt biên này không phải là dân Trung Hoa mà là người Uyghur, Ngô Duy Nhĩ, đến từ khu tự trị Tân Cương) và đều lờ tít một câu hỏi lớn: tại sao họ phải bỏ xứ ra đi, và khi bị bắt lại đều lựa chọn một thái độ vô cùng quyết liệt: “cố thủ tự sát” hay “nhẩy lầu tự tử”?
Câu trả lời có thể tìm được qua bài viết (China’s Xinjiang Region: A Surveillance State Unlike Any the World Has Ever Seen / Tỉnh Tân Cương của Trung Quốc: Một nhà nước công an mà thế giới chưa hề thấy) của nhà báo Bernhard Zand, dịch giả Nguyễn Văn Vui – đọc được trên trang Dân Luận, vào hôm 31 tháng 7 năm 2018. Xin trích dẫn đôi ba đoạn ngắn, để rộng đường dư luận:
Không có nơi nào trên thế giới, có lẽ thậm chí kể cả Bắc Triều Tiên cũng không bằng, mà dân cư lại bị theo dõi, kiểm soát rộng khắp như trong “Khu tự trị Uyghur Tân Cương” …
Trong khi việc thực hiện dự án dò xét này ở các vùng đông đúc khác dân cư của Trung Quốc tiến triển tương đối trễ nải và chỉ làm được vài nơi mà thôi, thì tại Tân Cương, người Uyghur dường như đã được bao phủ bởi một hệ thống tính điểm tương tự. Nó tập trung chủ yếu vào các chi tiết mà giới công an muốn biết.
Số điểm ban đầu của mỗi gia đình là 100 điểm, nhưng bất kỳ ai đó có liên hệ hoặc có thân nhân ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập hay Malaysia, đều bị phạt với khoản khấu trừ lớn. Nếu bạn có ít hơn 60 điểm, thì bạn đang gặp nguy cơ. Một lời nói sai, một lần cầu nguyện thêm hoặc một cuộc gọi điện thoại quá nhiều, và bạn có thể được gửi đi “học” bất cứ lúc nào.
Đi “học” cái gì, và “học” ở đâu?
Hãng thông tấn Reuters , hôm 10 tháng 8 năm 2018, cho biết: “U.N. says it has credible reports that China holds million Uighurs in secret camps”. (“ Liên Hiệp Quốc nói rằng họ có những báo cáo đáng tin là Trung Hoa đã giữ hằng triệu người Duy Ngô Nhĩ trong những trại giam bí mật.”)
So với Tập Cận Bình, Hitler vẫn còn có thể coi là một người đứng đắn. Ông ta chưa bao giờ “mệnh danh” những ghetto là … khu tự trị, và cũng không hề che dấu việc giam cầm hằng triệu dân Do Thái. Chỉ cần thêm mấy cái lò thiêu người nữa là nhân loại sẽ trở lại với thời Nazi Holocaust.
Đến đây thì thiên hạ đã hiểu ra ý nghĩa của hai chữ “tự trị” trong cụm từ “Khu Tự Trị Uyghur Tân Cương (Xinjiang Uyghur Autonomous Region), hay Khu Tự Trị Tây Tạng (Tibet Autonomous Region) – nơi mà đã có hằng trăm người dân tự thiêu để phản đối chính sách đồng hoá và diệt chủng của Trung Hoa Lục Địa.
Từ Khu Tự Trị (Autonomous Region) đến Đặc Khu Kinh Tế (Special Economic Zone) khoảng cách bao xa, hoặc bao lâu? Theo T.S Nguyễn Ngọc Chu thì chỉ trong … cái trở bàn tay: “Chưa bao giờ đất nước đối mặt với nguy cơ mất nước trong cái trở bàn tay của Trung Quốc như hiện nay. Từng ngày từng giờ ngàn vạn dây thòng lọng từ Trung Quốc đang vươn rộng đón chờ khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Trong số đó là ở ba đặc khu mà người Việt đang sắp tự nghĩ ra để tự mình chui đầu.”
Tôi hoàn toàn chia sẻ với nỗi quan ngại thượng dẫn, chỉ xin phép được thưa thêm đôi điều – cho rõ – rằng không hề có người Việt nào “ tự nghĩ ra để tự mình chui đầu” vào rọ cả. Đây là vài sự kiện đã được ghi nhận trong tháng 6 năm 2018:
Ngày 10 tháng 6 năm 2018, hàng ngàn người dân đã biểu tình phản đối Dự Thảo Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng ở những địa phương sau: Bình Dương, Bình Thuận, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu …
Ngày 11 tháng 6, công nhân của Công ty Pou Chen Corporation biểu tình trước cổng công ty, yêu cầu bỏ Luật Đặc khu. Công nhân ở KCN Chà Là cùng tuần hành trên suốt tuyến đường từ KCN này đến Ngã 3 Bàu Năng, huyện Dương Minh, với lý do tương tự.
Ngày 17 tháng 6, dân chúng Nghệ An và Hà Tĩnh tham gia cuộc tuần hành ôn hòa kéo dài nhiều tiếng đồng hồ để phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng.
….
Chỉ có những kẻ rắp tâm bán nước mới mặn mà với những dự án đặc khu, và xem đây là “ổ phượng hoàng,” chứ dân việt thì không. Chúng tôi biết cả, và biết rất rõ, tiến trình Hán hoá cũng như tình cảnh thảm thương của những người dân ở Tân Cương hay Tây Tạng.
Tưởng Năng Tiến
Tưởng Năng Tiến – Nước Mắt Tân Cương |
Như bao nhiêu triệu người Việt Nam tị nạn khác, tôi là kẻ vượt biên và còn sống sót nhờ vào may mắn; bởi thế, mọi chuyện (xa gần) có liên quan đến ranh giới của đất nước này đều nhớ như in:
“Nguyên Hồng là người phàm tục. Anh thích nhắm ngon, thích rượu ngon, nhưng thích nhất là khi có những thứ đó mà quanh anh là bè bạn. Nhưng trong bữa ăn khoái khẩu hôm ấy anh chỉ lẳng lặng uống. Sau mỗi miếng nhắm anh chống đũa, tư lự. Có vẻ anh buồn.
– Bên Tàu loạn to. Nhiều người chạy sang ta, chạy loạn hay là chạy chính phủ không biết, trông tội lắm. – anh nói, giọng rầu rầu
– Mình ở Hải Phòng lâu, các cậu biết đấy, cả thời trẻ mình sống lẫn với người Hoa, mình có cảm tình đặc biệt với người Hoa. Họ chăm làm, tử tế…
Trông những người chạy loạn gày còm, đen đủi, nhếch nhác, mình thương quá. Họ tưởng mình cũng là công an, quỳ xuống mà lạy, nước mắt lã chã. Họ xin đừng đem họ trả Trung Quốc, đem trả họ sẽ bị giết hết, họ nói thế.
Mình can mấy cậu công an, bảo từ từ xem thế nào đã, nhưng mấy cậu không nghe, một hai đem trả, nói luật biên giới là thế, không trả không được. Những người Hoa kia lăn lộn, kêu khóc ầm ĩ, phải lôi xềnh xệch…
Thảm lắm !
– Rồi sao ? – Chúng tôi hỏi.
– Ðồn biên phòng ta cách đồn bên kia có một quãng. Lát sau, mình vẫn ngồi đấy, nghe phía bên kia có tiếng súng nổ. Hôm sau, những người khác chạy sang nói mấy người bị trả về bị bắn chết hết, bắn tại trận.” (Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).
Cái thưở “bên Tầu loạn to” mà Nguyên Hồng vừa kể, xẩy ra hồi cuối thập niên 1950, có nguyên do từ những cú hích (Đại Nhẩy Vọt – Great Leaps Forward) của Mao Trạch Đông. Nhà báo Dương Kế Thằng – tác giả cuốn Bia Mộ – tính chẵn rằng ba mươi sáu triệu dân Tầu đã biến thành những con ma đói, chỉ vì mấy cú nhẩy ngoạn mục này. Đó là chưa kể mấy con ma lẻ (tẻ) bị bắn chết khi tìm cách chạy ra khỏi biên giới của nước Trung Hoa Vĩ Đại.
Hơn nửa thế kỷ sau, báo Vnexpress (đọc được vào hôm 18 tháng 4 năm 2014) loan tin:
“Bẩy người chết trong vụ nổ súng ở cửa khẩu Quảng Ninh. Bị bắt vì nhập cảnh trái phép, nhóm người Trung Quốc đã cướp súng của bộ đội biên phòng cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh), bắn xối xả… Khi lực lượng chức năng siết chặt vòng vây, một số người cố thủ tự sát thương mình, một số khác nhảy lầu tự tử.”
Ở thời điểm này, mọi cơ quan truyền thông của nhà nước Việt Nam cũng đều đồng loạt đăng những mẩu tin với nội dung tương tự. Tất cả đều cố tình che dấu một chi tiết nhỏ (nhóm vượt biên này không phải là dân Trung Hoa mà là người Uyghur, Ngô Duy Nhĩ, đến từ khu tự trị Tân Cương) và đều lờ tít một câu hỏi lớn: tại sao họ phải bỏ xứ ra đi, và khi bị bắt lại đều lựa chọn một thái độ vô cùng quyết liệt: “cố thủ tự sát” hay “nhẩy lầu tự tử”?
Câu trả lời có thể tìm được qua bài viết (China’s Xinjiang Region: A Surveillance State Unlike Any the World Has Ever Seen / Tỉnh Tân Cương của Trung Quốc: Một nhà nước công an mà thế giới chưa hề thấy) của nhà báo Bernhard Zand, dịch giả Nguyễn Văn Vui – đọc được trên trang Dân Luận, vào hôm 31 tháng 7 năm 2018. Xin trích dẫn đôi ba đoạn ngắn, để rộng đường dư luận:
Không có nơi nào trên thế giới, có lẽ thậm chí kể cả Bắc Triều Tiên cũng không bằng, mà dân cư lại bị theo dõi, kiểm soát rộng khắp như trong “Khu tự trị Uyghur Tân Cương” …
Trong khi việc thực hiện dự án dò xét này ở các vùng đông đúc khác dân cư của Trung Quốc tiến triển tương đối trễ nải và chỉ làm được vài nơi mà thôi, thì tại Tân Cương, người Uyghur dường như đã được bao phủ bởi một hệ thống tính điểm tương tự. Nó tập trung chủ yếu vào các chi tiết mà giới công an muốn biết.
Số điểm ban đầu của mỗi gia đình là 100 điểm, nhưng bất kỳ ai đó có liên hệ hoặc có thân nhân ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập hay Malaysia, đều bị phạt với khoản khấu trừ lớn. Nếu bạn có ít hơn 60 điểm, thì bạn đang gặp nguy cơ. Một lời nói sai, một lần cầu nguyện thêm hoặc một cuộc gọi điện thoại quá nhiều, và bạn có thể được gửi đi “học” bất cứ lúc nào.
Đi “học” cái gì, và “học” ở đâu?
Hãng thông tấn Reuters , hôm 10 tháng 8 năm 2018, cho biết: “U.N. says it has credible reports that China holds million Uighurs in secret camps”. (“ Liên Hiệp Quốc nói rằng họ có những báo cáo đáng tin là Trung Hoa đã giữ hằng triệu người Duy Ngô Nhĩ trong những trại giam bí mật.”)
So với Tập Cận Bình, Hitler vẫn còn có thể coi là một người đứng đắn. Ông ta chưa bao giờ “mệnh danh” những ghetto là … khu tự trị, và cũng không hề che dấu việc giam cầm hằng triệu dân Do Thái. Chỉ cần thêm mấy cái lò thiêu người nữa là nhân loại sẽ trở lại với thời Nazi Holocaust.
Đến đây thì thiên hạ đã hiểu ra ý nghĩa của hai chữ “tự trị” trong cụm từ “Khu Tự Trị Uyghur Tân Cương (Xinjiang Uyghur Autonomous Region), hay Khu Tự Trị Tây Tạng (Tibet Autonomous Region) – nơi mà đã có hằng trăm người dân tự thiêu để phản đối chính sách đồng hoá và diệt chủng của Trung Hoa Lục Địa.
Từ Khu Tự Trị (Autonomous Region) đến Đặc Khu Kinh Tế (Special Economic Zone) khoảng cách bao xa, hoặc bao lâu? Theo T.S Nguyễn Ngọc Chu thì chỉ trong … cái trở bàn tay: “Chưa bao giờ đất nước đối mặt với nguy cơ mất nước trong cái trở bàn tay của Trung Quốc như hiện nay. Từng ngày từng giờ ngàn vạn dây thòng lọng từ Trung Quốc đang vươn rộng đón chờ khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam. Trong số đó là ở ba đặc khu mà người Việt đang sắp tự nghĩ ra để tự mình chui đầu.”
Tôi hoàn toàn chia sẻ với nỗi quan ngại thượng dẫn, chỉ xin phép được thưa thêm đôi điều – cho rõ – rằng không hề có người Việt nào “ tự nghĩ ra để tự mình chui đầu” vào rọ cả. Đây là vài sự kiện đã được ghi nhận trong tháng 6 năm 2018:
Ngày 10 tháng 6 năm 2018, hàng ngàn người dân đã biểu tình phản đối Dự Thảo Luật Đặc Khu và An Ninh Mạng ở những địa phương sau: Bình Dương, Bình Thuận, Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu …
Ngày 11 tháng 6, công nhân của Công ty Pou Chen Corporation biểu tình trước cổng công ty, yêu cầu bỏ Luật Đặc khu. Công nhân ở KCN Chà Là cùng tuần hành trên suốt tuyến đường từ KCN này đến Ngã 3 Bàu Năng, huyện Dương Minh, với lý do tương tự.
Ngày 17 tháng 6, dân chúng Nghệ An và Hà Tĩnh tham gia cuộc tuần hành ôn hòa kéo dài nhiều tiếng đồng hồ để phản đối Luật Đặc Khu và Luật An Ninh Mạng.
….
Chỉ có những kẻ rắp tâm bán nước mới mặn mà với những dự án đặc khu, và xem đây là “ổ phượng hoàng,” chứ dân việt thì không. Chúng tôi biết cả, và biết rất rõ, tiến trình Hán hoá cũng như tình cảnh thảm thương của những người dân ở Tân Cương hay Tây Tạng.
Tưởng Năng Tiến
Không có nhận xét nào