Lần đầu tiên giá dầu thô Mỹ rơi
xuống dưới mức 0 vào ngày 20 tháng 4, tất cả các nước xuất khẩu dầu đều
chịu tổn thương lớn. Tất nhiên, là nước tiêu thụ dầu lớn thứ hai thế
giới sau Hoa Kỳ và với bản chất “con buôn” của mình, Trung Quốc không
ngần ngại… "mua như điên” nhằm tận dụng cơ hội hiếm có này để gom những
thùng dầu giá rẻ.
Trung Quốc đã mua rất nhiều dầu từ nước ngoài với giá “rẻ mạt” vào mùa xuân năm nay. Kể từ ngày 29 tháng 6, Trung Quốc đã tích lũy được 73 triệu thùng dầu, tương đương 3/4 nhu cầu về dầu cho toàn bộ thế giới. Lượng dầu này được tích trữ trên 59 tàu khác nhau trôi nổi trên biển ngoài khơi bờ biển phía bắc của đất nước, theo ClipperData.
“Kho lưu trữ nổi của Trung Quốc” đã tăng gần gấp 4 lần kể từ cuối tháng Năm và tăng gấp 7 lần so với mức trung bình hàng tháng trong quý I/2020. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng 19% trong tháng 5 so với năm trước, và đạt mức cao kỷ lục 11,3 triệu thùng mỗi ngày, theo S&P Global Platts.
Brazil là nguồn cung cấp dầu hàng đầu trong “kho lưu trữ nổi” của Trung Quốc, theo ClipperData. Mất khoảng một tháng rưỡi để dầu thô được chuyển từ Brazil đến Trung Quốc. Phần lớn dầu cũng đến từ Iraq, Ả Rập Saudi và Nigeria, thậm chí cả từ các chính quyền khủng bố hay độc tài như Iran, Venezuela.
Tờ CNN cho rằng việc tích trữ dầu trên biển là sự phản ánh của hoạt động “săn lùng mặc cả” của Trung Quốc trong thời gian thị trường năng lượng rơi vào tình trạng “căng thẳng cực độ”. Tất nhiên, các quốc gia khác cũng đã tận dụng sự cố dầu mỏ này để củng cố kho dự trữ khẩn cấp của họ.
"Nếu bạn là một người tiêu dùng lớn về năng lượng, bạn sẽ mua bằng hai tay", Ryan Fitzmaurice, chiến lược gia năng lượng tại Rabobank cho biết.
Tuy nhiên, "Trung Quốc đã tham gia vào một cuộc mua sắm toàn cầu. Họ là quốc gia duy nhất đã ra ngoài và ‘mua như điên'", ông Matt Smith, giám đốc chiến lược hàng hóa tại ClipperData cho biết.
Trung Quốc là nhân tố chính khiến giá dầu tăng đến 80 USD/thùng
Chính việc mua hàng của Trung Quốc đã thúc đẩy thị trường dầu quay trở lại. Chỉ 7 tuần sau khi rơi xuống mức thấp -40 USD/thùng, dầu thô Mỹ đã tăng trở lại mức 40 USD/thùng. Sự dao động 80 USD/thùng đó được thúc đẩy bởi sự cắt giảm nguồn cung chưa từng có của OPEC và Nga, việc dỡ bỏ các lệnh phong tỏa do dịch viêm phổi Vũ Hán trên toàn thế giới và nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Thị trường dầu mỏ vào mùa xuân năm nay đã chuyển sang trạng thái "contango" - một hiện tượng xảy ra khi các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một mặt hàng trong tương lai so với hiện tại. Tình huống này tạo ra một cơ hội chênh lệch giá cho những người mua trên thị trường, họ lưu trữ dầu thô trong một vài tháng và sau đó bán chúng để kiếm lợi nhuận.
Vấn đề là cách thức để lưu trữ lượng dầu khổng lồ này. Điều đó khiến số tiền thuê một hãng vận tải dầu thô rất lớn (VLCC - có thể chứa 2 triệu thùng dầu thô) tăng hơn gấp đôi lên 15 triệu USD cho hành trình từ Bờ biển vùng Vịnh đến Trung Quốc vào cuối tháng 4/2020, theo Rystad.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và phụ thuộc nhiều vào dầu thô nước ngoài cho các hoạt động kinh tế, Trung Quốc đã có “cơ hội lớn” để dự trữ dầu khi giá toàn cầu ở mức đáy.
Ông Smith cho rằng: "Có vẻ như Trung Quốc đã giúp hỗ trợ giá trong vài tháng qua, nhưng họ có thể làm điều ngược lại trong những tháng tới", một khi nắm trong tay trữ lượng dầu khổng lồ của thế giới.
Việc Trung Quốc ‘lách cấm vận’ để mua bán dầu với Venezuela có thể thúc đẩy Mỹ sớm đẩy Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán đồng USD?
Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela vào năm ngoái, như một phần của nỗ lực lật đổ nhà cầm quyền độc tài Nicolas Maduro. Các nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ đã ngừng mua dầu thô của Venezuela. Vào tháng 8/2019, Washington đã siết chặt các lệnh trừng phạt đối với Venezuela, cảnh báo rằng bất kỳ thực thể nước ngoài nào tiếp tục làm ăn với chính phủ này có thể phải chịu lệnh trừng phạt.
Nhưng Trung Quốc không bao giờ ngừng mua dầu từ Venezuela. Dầu thô từ Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) tiếp tục cập cảng Trung Quốc với sự giúp đỡ của một đơn vị là Rosneft có trụ sở tại Thụy Sĩ, công ty dầu mỏ của Nga và phương thức giao hàng vòng quanh, như thể nguồn gốc của dầu là từ Malaysia, theo nguồn tin từ Reuters.
18 lô hàng được bán cho Trung Quốc chiếm hơn 5% tổng xuất khẩu của Venezuela trong năm 2019, trị giá khoảng 1 tỷ USD theo giá thị trường đối với loại dầu thô hàng đầu của đất nước, dựa trên số liệu của OPEC.
Phương pháp vận chuyển tinh vi này là chuyển sang tàu dầu khác ngoài biển, được gọi là STS (ship-to-ship transfer), nhằm che giấu xuất xứ dầu thô. Theo Reuters, trong năm 2020 các con tàu được thay nhãn mác vẫn tiếp tục vận chuyển dầu thô cho Trung Quốc.
Mỹ đã ngăn cấm Venezuela sử dụng hệ thống thanh toán tài chính Mỹ, giờ đây chính quyền Nam Mỹ này lựa chọn hình thức thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Liệu việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế để mua bán dầu với chính quyền độc tài Venezuela có khiến chính quyền Trump phải hành động mạnh tay hơn? Rất có thể Hoa Kỳ sẽ ngăn cấm Trung Quốc không được sử dụng hệ thống thanh toán tài chính Mỹ.
Điều này sẽ khiến những quốc gia đang thanh toán bằng đồng nhân dân tệ với Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề và rất khó có khả năng chuyển việc thanh toán bằng đồng nhân dân tệ sang USD. Những doanh nghiệp và chính quyền tham gia vào liên minh của Trung Quốc có vẻ như đang nắm chặt “con dao hai lưỡi” trong cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung này.
Có thể thấy, bất kể chính quyền nào, từ độc tài đến khủng bố, miễn là mang lại lợi ích về kinh tế, chính trị thì đều có thể giao dịch kinh doanh với Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn cả, Trung Quốc cần nuôi dưỡng “liên minh ma quỷ” của mình với các chính quyền này trong bối cảnh ngày một bị cô lập trên bản đồ địa kinh tế - chính trị của thế giới.
https://www.ntdvn.com/
Tích trữ lượng dầu thô khổng lồ trên biển và mua dầu Venezuela bất chấp 'lệnh cấm vận' |
Trung Quốc đã mua rất nhiều dầu từ nước ngoài với giá “rẻ mạt” vào mùa xuân năm nay. Kể từ ngày 29 tháng 6, Trung Quốc đã tích lũy được 73 triệu thùng dầu, tương đương 3/4 nhu cầu về dầu cho toàn bộ thế giới. Lượng dầu này được tích trữ trên 59 tàu khác nhau trôi nổi trên biển ngoài khơi bờ biển phía bắc của đất nước, theo ClipperData.
“Kho lưu trữ nổi của Trung Quốc” đã tăng gần gấp 4 lần kể từ cuối tháng Năm và tăng gấp 7 lần so với mức trung bình hàng tháng trong quý I/2020. Nhập khẩu dầu của Trung Quốc đã tăng 19% trong tháng 5 so với năm trước, và đạt mức cao kỷ lục 11,3 triệu thùng mỗi ngày, theo S&P Global Platts.
Brazil là nguồn cung cấp dầu hàng đầu trong “kho lưu trữ nổi” của Trung Quốc, theo ClipperData. Mất khoảng một tháng rưỡi để dầu thô được chuyển từ Brazil đến Trung Quốc. Phần lớn dầu cũng đến từ Iraq, Ả Rập Saudi và Nigeria, thậm chí cả từ các chính quyền khủng bố hay độc tài như Iran, Venezuela.
Tờ CNN cho rằng việc tích trữ dầu trên biển là sự phản ánh của hoạt động “săn lùng mặc cả” của Trung Quốc trong thời gian thị trường năng lượng rơi vào tình trạng “căng thẳng cực độ”. Tất nhiên, các quốc gia khác cũng đã tận dụng sự cố dầu mỏ này để củng cố kho dự trữ khẩn cấp của họ.
"Nếu bạn là một người tiêu dùng lớn về năng lượng, bạn sẽ mua bằng hai tay", Ryan Fitzmaurice, chiến lược gia năng lượng tại Rabobank cho biết.
Tuy nhiên, "Trung Quốc đã tham gia vào một cuộc mua sắm toàn cầu. Họ là quốc gia duy nhất đã ra ngoài và ‘mua như điên'", ông Matt Smith, giám đốc chiến lược hàng hóa tại ClipperData cho biết.
Trung Quốc là nhân tố chính khiến giá dầu tăng đến 80 USD/thùng
Chính việc mua hàng của Trung Quốc đã thúc đẩy thị trường dầu quay trở lại. Chỉ 7 tuần sau khi rơi xuống mức thấp -40 USD/thùng, dầu thô Mỹ đã tăng trở lại mức 40 USD/thùng. Sự dao động 80 USD/thùng đó được thúc đẩy bởi sự cắt giảm nguồn cung chưa từng có của OPEC và Nga, việc dỡ bỏ các lệnh phong tỏa do dịch viêm phổi Vũ Hán trên toàn thế giới và nhu cầu mạnh mẽ từ Trung Quốc.
Thị trường dầu mỏ vào mùa xuân năm nay đã chuyển sang trạng thái "contango" - một hiện tượng xảy ra khi các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho một mặt hàng trong tương lai so với hiện tại. Tình huống này tạo ra một cơ hội chênh lệch giá cho những người mua trên thị trường, họ lưu trữ dầu thô trong một vài tháng và sau đó bán chúng để kiếm lợi nhuận.
Vấn đề là cách thức để lưu trữ lượng dầu khổng lồ này. Điều đó khiến số tiền thuê một hãng vận tải dầu thô rất lớn (VLCC - có thể chứa 2 triệu thùng dầu thô) tăng hơn gấp đôi lên 15 triệu USD cho hành trình từ Bờ biển vùng Vịnh đến Trung Quốc vào cuối tháng 4/2020, theo Rystad.
Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và phụ thuộc nhiều vào dầu thô nước ngoài cho các hoạt động kinh tế, Trung Quốc đã có “cơ hội lớn” để dự trữ dầu khi giá toàn cầu ở mức đáy.
Ông Smith cho rằng: "Có vẻ như Trung Quốc đã giúp hỗ trợ giá trong vài tháng qua, nhưng họ có thể làm điều ngược lại trong những tháng tới", một khi nắm trong tay trữ lượng dầu khổng lồ của thế giới.
Việc Trung Quốc ‘lách cấm vận’ để mua bán dầu với Venezuela có thể thúc đẩy Mỹ sớm đẩy Trung Quốc ra khỏi hệ thống thanh toán đồng USD?
Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty dầu mỏ nhà nước Venezuela vào năm ngoái, như một phần của nỗ lực lật đổ nhà cầm quyền độc tài Nicolas Maduro. Các nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ đã ngừng mua dầu thô của Venezuela. Vào tháng 8/2019, Washington đã siết chặt các lệnh trừng phạt đối với Venezuela, cảnh báo rằng bất kỳ thực thể nước ngoài nào tiếp tục làm ăn với chính phủ này có thể phải chịu lệnh trừng phạt.
Nhưng Trung Quốc không bao giờ ngừng mua dầu từ Venezuela. Dầu thô từ Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) tiếp tục cập cảng Trung Quốc với sự giúp đỡ của một đơn vị là Rosneft có trụ sở tại Thụy Sĩ, công ty dầu mỏ của Nga và phương thức giao hàng vòng quanh, như thể nguồn gốc của dầu là từ Malaysia, theo nguồn tin từ Reuters.
18 lô hàng được bán cho Trung Quốc chiếm hơn 5% tổng xuất khẩu của Venezuela trong năm 2019, trị giá khoảng 1 tỷ USD theo giá thị trường đối với loại dầu thô hàng đầu của đất nước, dựa trên số liệu của OPEC.
Phương pháp vận chuyển tinh vi này là chuyển sang tàu dầu khác ngoài biển, được gọi là STS (ship-to-ship transfer), nhằm che giấu xuất xứ dầu thô. Theo Reuters, trong năm 2020 các con tàu được thay nhãn mác vẫn tiếp tục vận chuyển dầu thô cho Trung Quốc.
Mỹ đã ngăn cấm Venezuela sử dụng hệ thống thanh toán tài chính Mỹ, giờ đây chính quyền Nam Mỹ này lựa chọn hình thức thanh toán bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. Liệu việc Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế để mua bán dầu với chính quyền độc tài Venezuela có khiến chính quyền Trump phải hành động mạnh tay hơn? Rất có thể Hoa Kỳ sẽ ngăn cấm Trung Quốc không được sử dụng hệ thống thanh toán tài chính Mỹ.
Điều này sẽ khiến những quốc gia đang thanh toán bằng đồng nhân dân tệ với Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề và rất khó có khả năng chuyển việc thanh toán bằng đồng nhân dân tệ sang USD. Những doanh nghiệp và chính quyền tham gia vào liên minh của Trung Quốc có vẻ như đang nắm chặt “con dao hai lưỡi” trong cuộc chiến tiền tệ Mỹ - Trung này.
Có thể thấy, bất kể chính quyền nào, từ độc tài đến khủng bố, miễn là mang lại lợi ích về kinh tế, chính trị thì đều có thể giao dịch kinh doanh với Trung Quốc. Nhưng quan trọng hơn cả, Trung Quốc cần nuôi dưỡng “liên minh ma quỷ” của mình với các chính quyền này trong bối cảnh ngày một bị cô lập trên bản đồ địa kinh tế - chính trị của thế giới.
https://www.ntdvn.com/
Không có nhận xét nào