Việt Nam và Hoa Kỳ đang đánh dấu 25 năm thiết lập bang giao giữa hai
quốc gia cựu thù trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến động ở cấp
độ toàn cầu như đại dịch Covid-19 hay căng thẳng, đối đầu chưa giảm ở
Biển Đông và khu vực.
Căng thẳng Mỹ Trung kéo dài trên nhiều mặt trận
Nhân dịp này một số ý kiến của các nhà nghiên cứu, phân tích, bình luận thời sự và chính trị, cũng như quan sát bang giao Việt - Mỹ chia sẻ với BBC News Tiếng Việt cảm nhận và nhận xét của mình.
Trong đó có ý kiến cho rằng bang giao Việt - Mỹ đang đứng trước cơ hội có tính quyết định lịch sử, quan hệt có tiến bộ, lạc quan, hứa hẹn nhưng Việt Nam không nên quên đề cập và giải quyết vấn đề nhân quyền.
Trong khi lại có ý kiến khác cho rằng Mỹ đang cần Việt Nam do nhận thấy đối đầu với Trung Quốc cần phải có thêm bạn hữu và sự ủng hộ.
Chiều 12/11/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫy tay chào tạm biệt Việt Nam tại sân bay Nội Bài, kết thúc chuyến thăm 3 ngày để tham dự APEC ở Đà Nẵng và chuyến thăm cấp nhà nước tại Hà Nội
'Cơ hội lịch sử'
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Jonathan London (Đại học Leiden, Hà Lan): Đã có những ý kiến nói về những hạn chế trong quan hệ Việt - Mỹ mà cả hai nước này chưa thể tiến tới hợp tác chiến lược, bởi vì quan hệ Việt - Mỹ còn có những vấn đề. Và tôi thấy là điểm này rất là quan trọng phải nhấn mạnh. Việt Nam tất nhiên phải làm tất cả những gì có thể để đẩy mạnh và bảo vệ quyền lợi của người dân Việt Nam, nhưng mà phải nói rõ Việt Nam cũng có một cơ hội và quyết định có tính lịch sử để lựa chọn.
Việt Nam cần cố gắng để điều chỉnh… tôi thấy trong thời điểm quan trọng này, với những diễn biến đã thấy, muốn Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ mạnh hơn nữa, thì chắc chắn Việt Nam có cơ hội để làm những gì từng bước để quan hệ của hai nước tiến bộ. Nhưng tôi nhấn mạnh một điều trên thế giới, nếu mà nói về Biển Đông thì không có hai nước nào mà có quyền lợi chia sẻ gần gũi hơn so với Mỹ và Việt Nam, như thế sau bao nhiêu năm chiến tranh, quyền lợi của Mỹ và Việt Nam nay rất gần gũi với nhau về an ninh. Còn đối với thương mại, rõ ràng hai nước cũng chia sẻ những quyền lợi lớn.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao (Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển): Tôi không nghĩ rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là bất khả thi, nó chưa đến thôi, nó chưa đúng thời điểm thôi và bây giờ và ở giai đoạn này chính sách đối ngoại của Việt Nam, những dịch chuyển đang hướng đến điều đó và bản thân Trung Quốc cũng góp phần vào đây, họ càng hung hăng, thì họ càng đẩy Việt Nam, thì Việt Nam trong chính sách ba không, hay bốn không của quốc phòng của Việt Nam có một câu nói rất rõ là trong trường hợp nếu Việt Nam bị đe dọa về an ninh, chủ quyền quốc gia, thì Việt Nam vẫn có thể hợp tác, kết bạn với các nước khác, thì đấy là một thông điệp hết sức rõ ràng…
Chính phủ Việt Nam, chính quyền Việt Nam trong 25 năm qua, tôi đánh giá là có những nỗ lực rất là cao, mặc dù chưa đáp ứng được hết những mong muốn, nguyện vọng của người dân, mặc dù lúc này, lúc khác vẫn phải nỗ lực làm dịu đi cái gọi là vấn đề của ông bạn phương Bắc.
Nhà báo tự do Song Chi (cựu Đạo diễn truyền hình): Qua 25 năm, những người cộng sản có thể thấy thành quả trong mối quan hệ giữa hai bên là nhanh. Nhưng với những chuyển động của thế giới thì 25 năm mà chỉ đạt như thế vẫn là chậm. Điều này chủ yếu do sự nghi kỵ, thiếu tự tin từ phía VN.
Để đi vào chất lượng và thực chất hơn, Hà Nội cần phải chứng tỏ sự thành tâm hơn, ngừng đu dây giữa hai bên, đừng có một mặt thì ca ngợi quan hệ Việt-Mỹ, mặt khác vẫn tưng bừng nhắc nhớ quá khứ chiến thắng chống giặc Mỹ với những từ ngữ đầy hận thù, rồi tiếp tục coi Trung cộng là bạn tốt, đồng chí tốt, 16 chữ vàng v.v…
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, Viện Iseas, Singapore): Quan hệ Việt - Mỹ 25 năm qua là thực chất và đã đạt nhiều thành tựu mọi mặt - chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội, giao lưu nhân dân, nhân quyền. Tới đây, chắc chắn quan hệ này vẫn đi theo mạch hiện nay đang đi, và chắc rằng hai nước sẽ đi nhanh hơn, cùng nhau làm nhiều hơn, để đưa quan hệ hai nước lên những tầm cao mới, tốt đẹp hơn, thực chất hơn.
Có bài học gì?
Trước câu hỏi, quan hệ bang giao Việt - Mỹ trong chặng đường tới đây liệu có cần học hỏi, phát huy bài học hay thành tựu gì không qua chính đúc rút từ trong chính quá trình thiết lập quan hệ này để có thể có sự tiếp nối và thúc đẩy phát triển trong bối cảnh mới, giai đoạn mới tầm trung và dài hạn, các ý kiến đáp:
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Hai nước Việt, Mỹ bang giao trên nền vững chắc của việc cùng nhau trân trong và đảm bảo lợi ích quốc gia của từng bên, chủ động xử lý mọi thay đổi, biến động về địa chính trị, địa chiến lược, an ninh khu vực và quốc tế và phát triển quốc tế; đẩy mạnh tham vấn chính trị, đối thoại về nhân quyền, đối thoại quốc phòng nhằm làm sâu sắc quan hệ song phương.
Nhà báo Song Chi: Trong quá khứ đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn có những chọn lựa sai lầm. Chọn lựa sai mô hình thể chế chính trị, chọn sai đường, sai đồng minh, bạn bè. Trong bao nhiêu năm qua đảng và nhà nước VN cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội tự thay đổi khiến Việt Nam luôn luôn bị nhỡ tàu, Việt Nam bị tụt hậu so với các nước khác và ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng. Một lần nữa, quả bóng lại nằm trong tay nhà cầm quyền Việt Nam mà quan hệ bang giao Việt - Mỹ đang phát triển nay là một cơ hội.
Không ai đòi hỏi đảng cộng sản Việt Nam phải ra mặt chống Trung Cộng. Nhưng những điều họ có thể làm là chuẩn bị về nội lực, giải phóng tất cả những gì còn kìm hãm sức dân, kìm hãm sự phát triển của đất nước, để Việt Nam trở thành giàu mạnh về kinh tế, đồng thời chuẩn bị về quân sự, thoát dần khỏi Trung Cộng. Tiếp đến họ phải chuyển đổi thành một quốc gia tự do dân chủ, vì rõ ràng mô hình tự do dân chủ cho đến nay vẫn là mô hình phát triển tốt đẹp nhất của loài người.
Về phía người dân, người dân phải tăng sức ép đối với nhà nước Việt Nam. Phải cho họ thấy nếu họ tiếp tục lựa chọn lệ thuộc vào Trung Cộng, họ sẽ mất lòng dân, mất tính chính danh. Và cuối cùng là mất nước.
Nâng tầm đối tác chiến lược?
Trước câu hỏi liệu quan hệ đối tác Việt - Mỹ hôm nay đã đủ chín muồi để được chính thức hóa và nâng cấp từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược hay chưa, các nhà phân tích, bình luận nêu quan điểm với BBC:
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao: Một cách ngắn gọn, có thể nói lộ trình đi đến một đối tác chiến lược đã đang diễn ra từ cả hai phía. Từ phía Mỹ cũng rất là nhiệt tình và từ phía Việt Nam tôi tin rằng là đang có những bước đi thích hợp để tiến đến có thể thiết lập được một cách chính thức quan hệ đối tác chiến lược. Còn trên thực tế, hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh cũng như kể cả kinh tế đối với Việt Nam đang có những bước tiến bộ.
Cũng có những ý kiến nêu ra, đề xuất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam rằng Việt Nam và Mỹ đã có hiệp định thương mại song phương, nhưng liệu bây giờ đã đến lúc Việt Nam và Hoa Kỳ đàm phán về một hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ mới hay không?
Điều này rất là tốt cho Việt Nam và cũng là thuận lợi để làm nền tảng cho quan hệ quốc phòng, an ninh như việc Việt Nam mở cửa cảng Cam Ranh, Đà Nẵng, hợp tác về mặt dịch vụ quốc phòng với Hoa Kỳ, đây là một bước đi cụ thể, để dọn được cho một bước tiếp theo chính thức hóa quan hệ hợp tác chiến lược và đây là hợp tác chiến lược mà nhiều người Việt Nam cũng ủng hộ và cũng không có mấy người nghĩ rằng nếu không có được hợp tác như vậy thì Việt Nam theo Mỹ.
Việt Nam không theo Mỹ, Việt Nam có sự độc lập của Việt Nam và tôi cũng chia sẻ phát biểu của Giáo sư Ngô Vĩnh Long rằng câu chuyện hợp tác ở Biển Đông không chỉ có Việt Nam được hưởng lợi, mà đây nằm trong chiến lược lớn về địa chiến lược, địa chính trị của Hoa Kỳ, cho nên đây là đồng lợi ích của hai nước, nó là một thời cơ rất là tốt để cho hai nước hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền lẫn nhau và tôn trọng thể chế chính trị của nhau.
Chụp lại hình ảnh,
Tiếp viên hàng không Vietnam Airlines trên chiếc phi cơ Airbus A350-900 XWB trong lễ tiếp nhận chiếc chuyên cơ đầu tiên này tại Hà Nội hôm 2/7/2015.
Nhà báo Song Chi: Quan hệ đối tác Việt-Mỹ về mặt khách quan, tình hình thế giới thì đủ chín muồi để nâng cấp từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược, nhưng về mặt chủ quan từ nhà nước Việt Nam thì vẫn chưa thể, vì sự khác biệt về thể chế chính trị, quan điểm chính sách đối ngoại "3 không" rồi "4 không" của Việt Nam khiến hai bên chưa và không thể là đối tác chiến lược hay đồng minh được.
Có thể hiểu được Hà Nội không muốn chọc giận Bắc Kinh, không muốn lựa phe, không muốn lại là con cờ trên bàn cờ địa chính trị thế giới, nhưng sự trung lập- chỉ có tác dụng khi ở cạnh một quốc gia biết điều, còn với một Trung Cộng hung hăng, tham lam vô độ thì chính sách 4 không đó rõ ràng là tự trói tay mình, cho Trung Cộng ăn thịt dần.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Về thực chất và thực tế, lúc này có thể đưa quan hệ hai nước thành quan hệ đối tác chiến lược, do hai nước đã có các mối quan hệ cụ thể về kinh tế, chính trị, chiến lược… thông qua các hoạt động hợp tác, đầu tư, tham vấn, đối thoại, đặc biệt là tham vấn chính trị và đối thoại quốc phòng, đối thoại nhân quyền.
Trên thế giới. đã từng có các mối quan hệ song phương và đa phương lúc đầu rất có thực chất, nhưng về sau giảm mức độ thực chất hoặc làm mất ý nghĩa, nhưng các bên cũng vẫn chưa cần phải cùng nhau tuyên bố thay đổi các quan hệ đó.
Kỳ vọng, mong muốn?
Khi được hỏi về mong muốn hay kỳ vọng chứng kiến điều gì trong quan hệ bang giao Việt - Mỹ ở chặng đường tới đây đối với cả hai quốc gia, các nhà bình luận và quan sát nêu quan điểm:
PGS. TS. Jonathan London: Tôi là một người trong số rất lạc quan về quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trong những năm tới và tôi chỉ hy vọng những diễn biến chính trị ở Việt Nam có thể có tiến bộ thêm để giúp cho Việt Nam, lẫn giúp cho quan hệ giữa hai nước được phát triển mạnh hơn nữa, nhưng nói chung thì rất là hứa hẹn hiện nay, dù là còn những vấn đề về dân chủ, về nhân quyền thì Việt Nam chắc chắn phải đề cập trong những năm tới.
Nhà báo Song Chi: Tôi nghĩ, Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cũng cần phải thấy rõ rằng tham vọng bành trướng về lãnh thổ lãnh hải và tham vọng chia lại trật tự thế giới, vươn lên giành lấy vị trí lãnh đạo toàn cầu của Trung cộng là những tham vọng không bao giờ thay đổi, một khi Trung Quốc vẫn còn dưới chế độ độc tài do đảng Cộng sản lãnh đạo.
Tuy nhiên, Mỹ là quốc gia rất thực tế. Mỹ luôn đặt quyền lợi của nước mình, dân mình lên trên hết. Chính vì vậy, muốn là bạn sòng phẳng lâu dài với Mỹ, Việt Nam phải nỗ lực cải thiện để trở thành một quốc gia "tử tế, đáng tin cậy hơn" và quan trọng là phải có nội lực, phải biến mình trở thành một quốc gia mà các nước khác cảm thấy có như cầu cần phải làm bạn, lợi ich của hai bên trùng khớp với nhau chứ không phải chỉ muốn nước khác giúp mình, bảo vệ mình trong khi mình không làm gì cả, hoặc lại biến thành một con cờ, côn cụ trên bàn cờ địa chính trị của thế giới-điều mà Việt Nam đã cay đắng trải qua.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Quan hệ Việt - Mỹ đã dần đi vào thực chất và phát triển tích cực trong 25 năm qua. Khi mà hiểu biết về thực chất của Việt Nam và của Mỹ có phần chung lớn hơn, thì quan hệ song phương tiếp tục phát triển tốt đẹp hơn. Đòi hỏi chủ quyền của TQ ở biển Đông, và hành xử bấy lâu nay của Bắc Kinh, là rủi ro an ninh lớn nhất đối với Việt Nam. VN luôn hoan nghênh và mong muốn hợp tác tốt hơn với Mỹ và tất cả các nước nhằm cùng nhau duy trì hòa bình, xử lý mọi rủi ro an ninh, thúc đẩy phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Tôi nghĩ rằng thực chất mới là quan trọng, tôi đã chứng kiến phát triển ngoại giao giữa hai nước không những trong 25 năm qua mà trong 56 năm vừa qua, bởi vì tôi đã ở nước Mỹ trong 56 năm rồi mà tôi thấy rằng quan hệ Việt - Mỹ trong 25 năm qua càng ngày càng tiến mạnh và bây giờ có thể nói rằng trong 10 năm qua là tiến vượt bực. Là bởi vì lợi ích của Mỹ và lợi ích của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực đi đôi với nhau, cho nên tôi nghĩ là gọi gì thì gọi, nhưng tôi nghĩ rằng bây giờ quan hệ rất là tốt.
Và tôi xin nói thêm là một trong những lý do là trong 10 hay là 12 năm qua, lá bài của Trung Quốc đối với Mỹ rất là lớn, Mỹ cho Trung Quốc là con cá lớn, Việt Nam là con cá nhỏ, cho nên Mỹ đối đãi với Trung Quốc rất là tốt, đến khi bị Trung Quốc đe dọa thì Mỹ mới thấy là an ninh khu vực, an ninh của Mỹ, an ninh của thế giới là cần có hợp tác của Việt Nam và của các nước trong khu vực. Vì vậy, quan hệ của Việt Nam với Mỹ có thể nói là tiến vượt bậc trong mười năm qua.
https://www.bbc.com
Quan hệ Việt – Mỹ: Tiến bộ, lạc quan nhưng VN không nên quên nhân quyền? |
Nhân dịp này một số ý kiến của các nhà nghiên cứu, phân tích, bình luận thời sự và chính trị, cũng như quan sát bang giao Việt - Mỹ chia sẻ với BBC News Tiếng Việt cảm nhận và nhận xét của mình.
Trong đó có ý kiến cho rằng bang giao Việt - Mỹ đang đứng trước cơ hội có tính quyết định lịch sử, quan hệt có tiến bộ, lạc quan, hứa hẹn nhưng Việt Nam không nên quên đề cập và giải quyết vấn đề nhân quyền.
Trong khi lại có ý kiến khác cho rằng Mỹ đang cần Việt Nam do nhận thấy đối đầu với Trung Quốc cần phải có thêm bạn hữu và sự ủng hộ.
Chiều 12/11/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vẫy tay chào tạm biệt Việt Nam tại sân bay Nội Bài, kết thúc chuyến thăm 3 ngày để tham dự APEC ở Đà Nẵng và chuyến thăm cấp nhà nước tại Hà Nội
'Cơ hội lịch sử'
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Jonathan London (Đại học Leiden, Hà Lan): Đã có những ý kiến nói về những hạn chế trong quan hệ Việt - Mỹ mà cả hai nước này chưa thể tiến tới hợp tác chiến lược, bởi vì quan hệ Việt - Mỹ còn có những vấn đề. Và tôi thấy là điểm này rất là quan trọng phải nhấn mạnh. Việt Nam tất nhiên phải làm tất cả những gì có thể để đẩy mạnh và bảo vệ quyền lợi của người dân Việt Nam, nhưng mà phải nói rõ Việt Nam cũng có một cơ hội và quyết định có tính lịch sử để lựa chọn.
Việt Nam cần cố gắng để điều chỉnh… tôi thấy trong thời điểm quan trọng này, với những diễn biến đã thấy, muốn Việt Nam và Mỹ phát triển quan hệ mạnh hơn nữa, thì chắc chắn Việt Nam có cơ hội để làm những gì từng bước để quan hệ của hai nước tiến bộ. Nhưng tôi nhấn mạnh một điều trên thế giới, nếu mà nói về Biển Đông thì không có hai nước nào mà có quyền lợi chia sẻ gần gũi hơn so với Mỹ và Việt Nam, như thế sau bao nhiêu năm chiến tranh, quyền lợi của Mỹ và Việt Nam nay rất gần gũi với nhau về an ninh. Còn đối với thương mại, rõ ràng hai nước cũng chia sẻ những quyền lợi lớn.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao (Viện trưởng Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển): Tôi không nghĩ rằng quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là bất khả thi, nó chưa đến thôi, nó chưa đúng thời điểm thôi và bây giờ và ở giai đoạn này chính sách đối ngoại của Việt Nam, những dịch chuyển đang hướng đến điều đó và bản thân Trung Quốc cũng góp phần vào đây, họ càng hung hăng, thì họ càng đẩy Việt Nam, thì Việt Nam trong chính sách ba không, hay bốn không của quốc phòng của Việt Nam có một câu nói rất rõ là trong trường hợp nếu Việt Nam bị đe dọa về an ninh, chủ quyền quốc gia, thì Việt Nam vẫn có thể hợp tác, kết bạn với các nước khác, thì đấy là một thông điệp hết sức rõ ràng…
Chính phủ Việt Nam, chính quyền Việt Nam trong 25 năm qua, tôi đánh giá là có những nỗ lực rất là cao, mặc dù chưa đáp ứng được hết những mong muốn, nguyện vọng của người dân, mặc dù lúc này, lúc khác vẫn phải nỗ lực làm dịu đi cái gọi là vấn đề của ông bạn phương Bắc.
Nhà báo tự do Song Chi (cựu Đạo diễn truyền hình): Qua 25 năm, những người cộng sản có thể thấy thành quả trong mối quan hệ giữa hai bên là nhanh. Nhưng với những chuyển động của thế giới thì 25 năm mà chỉ đạt như thế vẫn là chậm. Điều này chủ yếu do sự nghi kỵ, thiếu tự tin từ phía VN.
Để đi vào chất lượng và thực chất hơn, Hà Nội cần phải chứng tỏ sự thành tâm hơn, ngừng đu dây giữa hai bên, đừng có một mặt thì ca ngợi quan hệ Việt-Mỹ, mặt khác vẫn tưng bừng nhắc nhớ quá khứ chiến thắng chống giặc Mỹ với những từ ngữ đầy hận thù, rồi tiếp tục coi Trung cộng là bạn tốt, đồng chí tốt, 16 chữ vàng v.v…
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp (nhà nghiên cứu cao cấp khách mời, Viện Iseas, Singapore): Quan hệ Việt - Mỹ 25 năm qua là thực chất và đã đạt nhiều thành tựu mọi mặt - chính trị, đối ngoại, kinh tế, xã hội, giao lưu nhân dân, nhân quyền. Tới đây, chắc chắn quan hệ này vẫn đi theo mạch hiện nay đang đi, và chắc rằng hai nước sẽ đi nhanh hơn, cùng nhau làm nhiều hơn, để đưa quan hệ hai nước lên những tầm cao mới, tốt đẹp hơn, thực chất hơn.
Có bài học gì?
Trước câu hỏi, quan hệ bang giao Việt - Mỹ trong chặng đường tới đây liệu có cần học hỏi, phát huy bài học hay thành tựu gì không qua chính đúc rút từ trong chính quá trình thiết lập quan hệ này để có thể có sự tiếp nối và thúc đẩy phát triển trong bối cảnh mới, giai đoạn mới tầm trung và dài hạn, các ý kiến đáp:
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Hai nước Việt, Mỹ bang giao trên nền vững chắc của việc cùng nhau trân trong và đảm bảo lợi ích quốc gia của từng bên, chủ động xử lý mọi thay đổi, biến động về địa chính trị, địa chiến lược, an ninh khu vực và quốc tế và phát triển quốc tế; đẩy mạnh tham vấn chính trị, đối thoại về nhân quyền, đối thoại quốc phòng nhằm làm sâu sắc quan hệ song phương.
Nhà báo Song Chi: Trong quá khứ đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn có những chọn lựa sai lầm. Chọn lựa sai mô hình thể chế chính trị, chọn sai đường, sai đồng minh, bạn bè. Trong bao nhiêu năm qua đảng và nhà nước VN cũng bỏ lỡ nhiều cơ hội tự thay đổi khiến Việt Nam luôn luôn bị nhỡ tàu, Việt Nam bị tụt hậu so với các nước khác và ngày càng lệ thuộc nặng nề vào Trung Cộng. Một lần nữa, quả bóng lại nằm trong tay nhà cầm quyền Việt Nam mà quan hệ bang giao Việt - Mỹ đang phát triển nay là một cơ hội.
Không ai đòi hỏi đảng cộng sản Việt Nam phải ra mặt chống Trung Cộng. Nhưng những điều họ có thể làm là chuẩn bị về nội lực, giải phóng tất cả những gì còn kìm hãm sức dân, kìm hãm sự phát triển của đất nước, để Việt Nam trở thành giàu mạnh về kinh tế, đồng thời chuẩn bị về quân sự, thoát dần khỏi Trung Cộng. Tiếp đến họ phải chuyển đổi thành một quốc gia tự do dân chủ, vì rõ ràng mô hình tự do dân chủ cho đến nay vẫn là mô hình phát triển tốt đẹp nhất của loài người.
Về phía người dân, người dân phải tăng sức ép đối với nhà nước Việt Nam. Phải cho họ thấy nếu họ tiếp tục lựa chọn lệ thuộc vào Trung Cộng, họ sẽ mất lòng dân, mất tính chính danh. Và cuối cùng là mất nước.
Nâng tầm đối tác chiến lược?
Trước câu hỏi liệu quan hệ đối tác Việt - Mỹ hôm nay đã đủ chín muồi để được chính thức hóa và nâng cấp từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược hay chưa, các nhà phân tích, bình luận nêu quan điểm với BBC:
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao: Một cách ngắn gọn, có thể nói lộ trình đi đến một đối tác chiến lược đã đang diễn ra từ cả hai phía. Từ phía Mỹ cũng rất là nhiệt tình và từ phía Việt Nam tôi tin rằng là đang có những bước đi thích hợp để tiến đến có thể thiết lập được một cách chính thức quan hệ đối tác chiến lược. Còn trên thực tế, hợp tác chính trị, quốc phòng, an ninh cũng như kể cả kinh tế đối với Việt Nam đang có những bước tiến bộ.
Cũng có những ý kiến nêu ra, đề xuất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam rằng Việt Nam và Mỹ đã có hiệp định thương mại song phương, nhưng liệu bây giờ đã đến lúc Việt Nam và Hoa Kỳ đàm phán về một hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hoa Kỳ mới hay không?
Điều này rất là tốt cho Việt Nam và cũng là thuận lợi để làm nền tảng cho quan hệ quốc phòng, an ninh như việc Việt Nam mở cửa cảng Cam Ranh, Đà Nẵng, hợp tác về mặt dịch vụ quốc phòng với Hoa Kỳ, đây là một bước đi cụ thể, để dọn được cho một bước tiếp theo chính thức hóa quan hệ hợp tác chiến lược và đây là hợp tác chiến lược mà nhiều người Việt Nam cũng ủng hộ và cũng không có mấy người nghĩ rằng nếu không có được hợp tác như vậy thì Việt Nam theo Mỹ.
Việt Nam không theo Mỹ, Việt Nam có sự độc lập của Việt Nam và tôi cũng chia sẻ phát biểu của Giáo sư Ngô Vĩnh Long rằng câu chuyện hợp tác ở Biển Đông không chỉ có Việt Nam được hưởng lợi, mà đây nằm trong chiến lược lớn về địa chiến lược, địa chính trị của Hoa Kỳ, cho nên đây là đồng lợi ích của hai nước, nó là một thời cơ rất là tốt để cho hai nước hợp tác trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền lẫn nhau và tôn trọng thể chế chính trị của nhau.
Chụp lại hình ảnh,
Tiếp viên hàng không Vietnam Airlines trên chiếc phi cơ Airbus A350-900 XWB trong lễ tiếp nhận chiếc chuyên cơ đầu tiên này tại Hà Nội hôm 2/7/2015.
Nhà báo Song Chi: Quan hệ đối tác Việt-Mỹ về mặt khách quan, tình hình thế giới thì đủ chín muồi để nâng cấp từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược, nhưng về mặt chủ quan từ nhà nước Việt Nam thì vẫn chưa thể, vì sự khác biệt về thể chế chính trị, quan điểm chính sách đối ngoại "3 không" rồi "4 không" của Việt Nam khiến hai bên chưa và không thể là đối tác chiến lược hay đồng minh được.
Có thể hiểu được Hà Nội không muốn chọc giận Bắc Kinh, không muốn lựa phe, không muốn lại là con cờ trên bàn cờ địa chính trị thế giới, nhưng sự trung lập- chỉ có tác dụng khi ở cạnh một quốc gia biết điều, còn với một Trung Cộng hung hăng, tham lam vô độ thì chính sách 4 không đó rõ ràng là tự trói tay mình, cho Trung Cộng ăn thịt dần.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Về thực chất và thực tế, lúc này có thể đưa quan hệ hai nước thành quan hệ đối tác chiến lược, do hai nước đã có các mối quan hệ cụ thể về kinh tế, chính trị, chiến lược… thông qua các hoạt động hợp tác, đầu tư, tham vấn, đối thoại, đặc biệt là tham vấn chính trị và đối thoại quốc phòng, đối thoại nhân quyền.
Trên thế giới. đã từng có các mối quan hệ song phương và đa phương lúc đầu rất có thực chất, nhưng về sau giảm mức độ thực chất hoặc làm mất ý nghĩa, nhưng các bên cũng vẫn chưa cần phải cùng nhau tuyên bố thay đổi các quan hệ đó.
Kỳ vọng, mong muốn?
Khi được hỏi về mong muốn hay kỳ vọng chứng kiến điều gì trong quan hệ bang giao Việt - Mỹ ở chặng đường tới đây đối với cả hai quốc gia, các nhà bình luận và quan sát nêu quan điểm:
PGS. TS. Jonathan London: Tôi là một người trong số rất lạc quan về quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trong những năm tới và tôi chỉ hy vọng những diễn biến chính trị ở Việt Nam có thể có tiến bộ thêm để giúp cho Việt Nam, lẫn giúp cho quan hệ giữa hai nước được phát triển mạnh hơn nữa, nhưng nói chung thì rất là hứa hẹn hiện nay, dù là còn những vấn đề về dân chủ, về nhân quyền thì Việt Nam chắc chắn phải đề cập trong những năm tới.
Nhà báo Song Chi: Tôi nghĩ, Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam cũng cần phải thấy rõ rằng tham vọng bành trướng về lãnh thổ lãnh hải và tham vọng chia lại trật tự thế giới, vươn lên giành lấy vị trí lãnh đạo toàn cầu của Trung cộng là những tham vọng không bao giờ thay đổi, một khi Trung Quốc vẫn còn dưới chế độ độc tài do đảng Cộng sản lãnh đạo.
Tuy nhiên, Mỹ là quốc gia rất thực tế. Mỹ luôn đặt quyền lợi của nước mình, dân mình lên trên hết. Chính vì vậy, muốn là bạn sòng phẳng lâu dài với Mỹ, Việt Nam phải nỗ lực cải thiện để trở thành một quốc gia "tử tế, đáng tin cậy hơn" và quan trọng là phải có nội lực, phải biến mình trở thành một quốc gia mà các nước khác cảm thấy có như cầu cần phải làm bạn, lợi ich của hai bên trùng khớp với nhau chứ không phải chỉ muốn nước khác giúp mình, bảo vệ mình trong khi mình không làm gì cả, hoặc lại biến thành một con cờ, côn cụ trên bàn cờ địa chính trị của thế giới-điều mà Việt Nam đã cay đắng trải qua.
Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp: Quan hệ Việt - Mỹ đã dần đi vào thực chất và phát triển tích cực trong 25 năm qua. Khi mà hiểu biết về thực chất của Việt Nam và của Mỹ có phần chung lớn hơn, thì quan hệ song phương tiếp tục phát triển tốt đẹp hơn. Đòi hỏi chủ quyền của TQ ở biển Đông, và hành xử bấy lâu nay của Bắc Kinh, là rủi ro an ninh lớn nhất đối với Việt Nam. VN luôn hoan nghênh và mong muốn hợp tác tốt hơn với Mỹ và tất cả các nước nhằm cùng nhau duy trì hòa bình, xử lý mọi rủi ro an ninh, thúc đẩy phát triển ở khu vực Đông Nam Á.
Giáo sư Ngô Vĩnh Long: Tôi nghĩ rằng thực chất mới là quan trọng, tôi đã chứng kiến phát triển ngoại giao giữa hai nước không những trong 25 năm qua mà trong 56 năm vừa qua, bởi vì tôi đã ở nước Mỹ trong 56 năm rồi mà tôi thấy rằng quan hệ Việt - Mỹ trong 25 năm qua càng ngày càng tiến mạnh và bây giờ có thể nói rằng trong 10 năm qua là tiến vượt bực. Là bởi vì lợi ích của Mỹ và lợi ích của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực đi đôi với nhau, cho nên tôi nghĩ là gọi gì thì gọi, nhưng tôi nghĩ rằng bây giờ quan hệ rất là tốt.
Và tôi xin nói thêm là một trong những lý do là trong 10 hay là 12 năm qua, lá bài của Trung Quốc đối với Mỹ rất là lớn, Mỹ cho Trung Quốc là con cá lớn, Việt Nam là con cá nhỏ, cho nên Mỹ đối đãi với Trung Quốc rất là tốt, đến khi bị Trung Quốc đe dọa thì Mỹ mới thấy là an ninh khu vực, an ninh của Mỹ, an ninh của thế giới là cần có hợp tác của Việt Nam và của các nước trong khu vực. Vì vậy, quan hệ của Việt Nam với Mỹ có thể nói là tiến vượt bậc trong mười năm qua.
https://www.bbc.com
Không có nhận xét nào