Thuở trước, con tôi đi học trường trung học vì vừa là da vàng mũi tẹt vừa ương ngạnh bênh vực các bạn nhỏ bị những đứa lớp lớn hà hiếp nên thường bị chúng uýnh. Thưa gửi đến cô giáo, thầy hiệu trưởng cũng không thay đổi vì nhà trường có nói với cha mẹ chúng cũng như không, họ chỉ vâng vâng dạ dạ rồi… thôi. Đến lần con bị một đứa lớn uýnh đau, xót ruột tôi liền thuê luật sư kiện cha mẹ nó không chịu giáo dục con cái. Tòa xử phạt cha mẹ nó phải trả tiền tòa án phí, tiền Luật sư và một số tiền bồi thường. Tiền bồi thường được chuyển vào một cơ sở từ thiện thành phố và con tôi từ đó được yên vì cha mẹ nó xót.. tiền, trị thằng bé đến nơi đến chốn.
Trong vài tuần qua trong khi phong trào “Black lives Matter” tại Mỹ dâng cao, nhiều người gồm cả người gốc Phi, người da màu và người Mỹ da trắng đồng lòng xuống đường chống cảnh sát bạo tàn và chống phân biệt chủng tộc. Nhiều cuộc biểu tình bắt đầu từ ôn hòa đã trở nên bạo động, đốt cháy nhà cửa và cướp phá các cửa hàng trong khu vực. Nhiều tiếng nói mang tính tích cực, lên tiếng chỉ trích những hành động vi phạm pháp luật của một số người biểu tình nhưng cũng như bất kỳ các hoạt động khác, luôn luôn có những kẻ lợi dụng chen vào, lợi dụng cơ hội chửi mắng người da đen. Trong số đó, kể về nhóm người Việt tại Mỹ, có cô nàng chủ tiệm Nail dùng mọi ngôn từ thô bỉ nhất, để nhục mạ người gốc Phi biểu tình nói riêng và người Mỹ da đen nói chung. Những lời không thanh tao của cô được nhiều người “like”, nhiều đồng nghiệp của cô khen thưởng. Xui cho cô ta là một cô khách hàng người gốc Phi biết chuyện nên đã copy toàn bộ những lời của cô trên FB rồi dùng máy dịch Google, dịch ra Anh ngữ. Khi hiểu được những lời nói không đẹp của kẻ đã từng săn sóc móng chân, móng tay của mình, cô ta liền lập tức tuyên bố “Lâu nay gia đình cô sống mạnh sống hùng là do những con đen này, nay khinh đen thì thôi nhé. Tìm trắng mà chùi móng.” Không những vậy cô còn kêu gọi bạn bè, người thân tấy chay tiệm Nail của cô nàng chủ tiệm phân biệt chủng tộc và ngay cả tẩy chay toàn bộ các tiệm Nail người Việt khác. Đến lúc đó, vợ chồng cô nàng chủ tiệm Nail danh giá mới sực tỉnh là trong tương lai “đói hay no” là cũng do những “con mọi đen dơ bẩn” đó. Thế là nước mắt cá sấu do ân hận liền tuôn rơi, những lời xin lỗi “chân thành” lạy lục được thốt ra “từ nay em xin chừa” v.v… Thế mới biết sức mạnh của đồng tiền.
Nhảy qua những chuyện “cục bộ” Việt Nam, nay phóng mắt nhìn chuyện lớn, chuyện thế giới: Trong vài tuần qua, các bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây xôn xao. Khi thì ông đưa ra những chuyện không thật, khi thì bảo “có hôi của là có súng nổ” v.v.. trên các mạng xã hội. Twitter, một dịch vụ tin nhắn ngắn mà ông ta rất ưa thích dùng, gần đây liên tục “bịt mồm, bịt mắt” các tweet của ông đằng sau một cảnh báo rõ ràng: Đó là “tôn vinh bạo lực” hoặc “hành vi lạm dụng”. Twitter làm Tổng thống nỗi điên lên nên đã đưa ra một sắc lệnh nhằm lấy bớt sức mạnh của các mạng xã hội. Trong khi Twitter tỏ thái độ bảo vệ sự lành mạnh của mạng xã hội thì mặt khác, dù được vô số lời kêu gọi, Facebook đã “ngậm miệng ăn tiền”, không thực hiện bất kỳ biện pháp nào tương tự. Những tin tức phân biệt chủng tộc, những lời nói láo, bịa đặt, ủng hộ các hành vi bạo lực vẫn hiện diện như thách thức lương tri của người sử dụng.
Để phản đối thái độ không coi trọng con người của FB, các nhóm dân quyền đã kêu gọi các đại công ty thế giới tẩy chay, không quảng cáo trên FB nữa. Đây là đòn đánh vào yếu huyệt vì hầu như tất cả doanh thu của Facebook đến từ kinh doanh quảng cáo.
Từ đó, chỉ trong vòng thời gian ngắn, đã có hơn 100 công ty, tập đoàn muốn dừng quảng cáo trên Facebook để thúc đẩy FB phải có các hành động mau chóng nhằm chống lại các nội dung phân biệt chủng tộc và cổ võ bạo lực.
Nhà sản xuất kem Ben & Jerry’s và Patagonia và North Face, hai công ty quần áo chuyên về hoạt động ngoài trời đã tuyên bố họ sẽ không còn quảng cáo trên FB.
Tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever của Anh và Hòa Lan và Procter & Gamble của Mỹ có chi nhánh trên 70 quốc gia cũng tuyên bố sẽ đình chỉ quảng cáo trên Facebook, Instagram và Twitter trong những tháng còn lại của năm.
Pepsy và Coca Cola kêu gọi tẩy chay quảng cáo trên FB để chống lại nạn phân biệt chủng tộc và những lời thù địch. “Không có chỗ cho phân biệt chủng tộc trên thế giới này và không có chỗ cho phân biệt chủng tộc trong các mạng xã hội”, James Quincey, CEO của Coca Cola nói. Ông ta cũng yêu cầu các mạng xã hội phải thể hiện nhiều hơn “tính minh bạch và trách nhiệm”.
Hãng quần áo Jean Levi’ s và Honda, hãng xe hơi của Nhật là hãng xe đầu tiên lên tiếng chấm dứt quảng cáo trên FB.
“Mục đích của chúng tôi là mang các cộng đồng lại với nhau – cá nhân con người và trên Internet. Chúng tôi chống lại phát ngôn thù hận” Starbucks cho biết khi đưa ra quyết định chấm dứt quảng cáo trên FB.
Verizon, công ty về điện thoại di dộng của Mỹ cáo buộc mạng xã hội Internet lớn nhất thế giới đã làm quá ít để chống lại sự lan truyền của ngôn từ kích động thù địch, thông tin sai lệch và bắt nạt trên các nền tảng của mình và tuyên bố rằng việc tạm dừng quảng cáo trên FB sẽ tiếp tục cho đến khi FB đưa ra một giải pháp chấp nhận được.
Dưới áp lực của khách hàng “nặng ký” gây nên nguy cơ lủng “hầu bao”, chỉ trong vòng một vài ngày Mark Zuckerberg nghèo đi 7,2 tỷ Dollar và các cổ đồng cũng “nỗi điên” lên vì cổ phiếu FB giảm 8,3% tương đương hơn 50 tỷ Dollar. Không cách nào khác hơn, FB buộc lòng phải lên tiếng, hứa sẽ hợp tác cùng các nhà hoạt động nhân quyền để tập trung vào việc loại bỏ những ngôn từ kích động thù địch khỏi web. Ngoài ra, FB được cho là đã liên lạc với các nhà quảng cáo để trình bày, năn nỉ nhằm ngăn chặn thiệt hại thêm từ các cuộc kêu gọi tẩy chay.
Mark Zuckerberg, người sáng lập FB cũng đưa ra những biện pháp mạnh như chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của FB nhằm chống lại các thông điệp thù địch và đánh dấu các bài đăng có vấn đề của các chính trị gia trong tương lai:
– Các quảng cáo chiến dịch bầu cử có trả tiền sẽ bị cấm ngay lập tức.
– Sẽ đánh dấu tin nhắn có nội dung có thể vi phạm các quy tắc của FB từ các chính trị gia. Sẽ không có ngoại lệ nếu các thông điệp của các chính trị gia có thể dẫn đến bạo lực hoặc áp bức quyền bầu cử. Những nội dung như vậy sẽ bị xóa.
– “Người nhập cư, người di cư, người tị nạn và người xin tị nạn” cũng nên được bảo vệ khỏi các quảng cáo thấp kém mang nội dung khinh miệt.
Theo Zuckerberg, FB sẽ cấm những bài viết, quảng cáo mang nội dung chống lại những người thuộc một “chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, đẳng cấp, khuynh hướng tình dục, bản sắc giới tính hoặc một đạo luật nhập cư nhất định có thể đe dọa đến an ninh thân thể, sức khỏe hoặc sự sống còn của người khác”.
Vì lợi nhuận kẻ khổng lồ FB cũng phải đầu hàng trước tiếng nói của lương tri thế thì những người Việt Nam được gọi là “những người của quần chúng”, những người hoạt động chính trị, những người sống nhờ vào xã hội chung quanh như nghệ sĩ, ca sĩ, họa sĩ v.v… khi dùng FB cũng phải nên cẩn thận lời ăn tiếng nói vì đến một lúc nào đó, có thể họ phải trả cái giá thật đắt cho những lời nói vô trách nhiệm của mình. Đừng quên, dù FB là một diễn đàn chung nhưng nó lại không biết “quên”. Dù FB có muốn quên nhưng những người sử dụng khác lại không muốn quên, họ cất đó để “sử dụng” khi cần thiết như vụ Bà Hoàng Lan Chi nào đó vừa qua đã viết trên trang facebook “Tôi ủng hộ da trắng ra đường đem theo súng và bắn bỏ mẹ thằng da đen xấu xí nào dám tấn công. Nhớ bắn trước mặt nhen. Bọn khốn này nên chết bớt vì con cái của nó, chắc 9/10 cũng du đãng như nó. Vậy thì giúp làm sạch xã hội.” Dù bà ta đã nhanh chóng xóa bỏ status này nhưng nó lại được một vài người khác chụp lại lưu giữ. Với những lời lẽ kỳ thị, kích động tàn sát người da đen của bà Hoàng Lan Chi đã đến tay nhà chức trách chưa, và bà ta sẽ nhận lấy trách nhiệm trước pháp luật như thế nào thì phải đợi câu trả lời của thời gian.
Một hình thức bịa đặt, vu cáo thiếu căn cứ khác mà người Việt hay phạm phải là đưa ra những luận cứ theo tính “nói thuội”. Nghe người khác nói gì giống ý mình thì cứ vậy mà nói hùa theo, không suy nghĩ là sẽ có đủ chứng cứ để biện hộ khi bị người khác tố cáo hay không. Tự do ngôn luận chỉ được bảo vệ một khi những lời khẳng định chống lại một ai đó là sự thật, chứng minh được.
Trong một xã hội băng hoại vì đồng tiền ngày nay, khi đồng tiền lên ngôi cũng có nghĩa là đạo đức lại đi xuống, đối với một số người, loại ngôn ngữ đạo đức, tình người, lẻ phải là một loại ngôn ngữ khó hiểu, hoặc có thể họ hiểu được nhưng lại không muốn chấp nhận, do đó khó thể lay chuyển tầm nhìn, tư duy của họ. Đối với những người này, người ta phải buộc lòng dùng loại ngôn ngữ “đồng tiền”, loại ngôn ngữ thấp kém nhưng lại tỏ ra hiệu quả.
Phương Tôn
Phương Tôn – Đồng Tiền Vạn Năng! |
Nhảy qua những chuyện “cục bộ” Việt Nam, nay phóng mắt nhìn chuyện lớn, chuyện thế giới: Trong vài tuần qua, các bài đăng của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã gây xôn xao. Khi thì ông đưa ra những chuyện không thật, khi thì bảo “có hôi của là có súng nổ” v.v.. trên các mạng xã hội. Twitter, một dịch vụ tin nhắn ngắn mà ông ta rất ưa thích dùng, gần đây liên tục “bịt mồm, bịt mắt” các tweet của ông đằng sau một cảnh báo rõ ràng: Đó là “tôn vinh bạo lực” hoặc “hành vi lạm dụng”. Twitter làm Tổng thống nỗi điên lên nên đã đưa ra một sắc lệnh nhằm lấy bớt sức mạnh của các mạng xã hội. Trong khi Twitter tỏ thái độ bảo vệ sự lành mạnh của mạng xã hội thì mặt khác, dù được vô số lời kêu gọi, Facebook đã “ngậm miệng ăn tiền”, không thực hiện bất kỳ biện pháp nào tương tự. Những tin tức phân biệt chủng tộc, những lời nói láo, bịa đặt, ủng hộ các hành vi bạo lực vẫn hiện diện như thách thức lương tri của người sử dụng.
Để phản đối thái độ không coi trọng con người của FB, các nhóm dân quyền đã kêu gọi các đại công ty thế giới tẩy chay, không quảng cáo trên FB nữa. Đây là đòn đánh vào yếu huyệt vì hầu như tất cả doanh thu của Facebook đến từ kinh doanh quảng cáo.
Từ đó, chỉ trong vòng thời gian ngắn, đã có hơn 100 công ty, tập đoàn muốn dừng quảng cáo trên Facebook để thúc đẩy FB phải có các hành động mau chóng nhằm chống lại các nội dung phân biệt chủng tộc và cổ võ bạo lực.
Nhà sản xuất kem Ben & Jerry’s và Patagonia và North Face, hai công ty quần áo chuyên về hoạt động ngoài trời đã tuyên bố họ sẽ không còn quảng cáo trên FB.
Tập đoàn hàng tiêu dùng Unilever của Anh và Hòa Lan và Procter & Gamble của Mỹ có chi nhánh trên 70 quốc gia cũng tuyên bố sẽ đình chỉ quảng cáo trên Facebook, Instagram và Twitter trong những tháng còn lại của năm.
Pepsy và Coca Cola kêu gọi tẩy chay quảng cáo trên FB để chống lại nạn phân biệt chủng tộc và những lời thù địch. “Không có chỗ cho phân biệt chủng tộc trên thế giới này và không có chỗ cho phân biệt chủng tộc trong các mạng xã hội”, James Quincey, CEO của Coca Cola nói. Ông ta cũng yêu cầu các mạng xã hội phải thể hiện nhiều hơn “tính minh bạch và trách nhiệm”.
Hãng quần áo Jean Levi’ s và Honda, hãng xe hơi của Nhật là hãng xe đầu tiên lên tiếng chấm dứt quảng cáo trên FB.
“Mục đích của chúng tôi là mang các cộng đồng lại với nhau – cá nhân con người và trên Internet. Chúng tôi chống lại phát ngôn thù hận” Starbucks cho biết khi đưa ra quyết định chấm dứt quảng cáo trên FB.
Verizon, công ty về điện thoại di dộng của Mỹ cáo buộc mạng xã hội Internet lớn nhất thế giới đã làm quá ít để chống lại sự lan truyền của ngôn từ kích động thù địch, thông tin sai lệch và bắt nạt trên các nền tảng của mình và tuyên bố rằng việc tạm dừng quảng cáo trên FB sẽ tiếp tục cho đến khi FB đưa ra một giải pháp chấp nhận được.
Dưới áp lực của khách hàng “nặng ký” gây nên nguy cơ lủng “hầu bao”, chỉ trong vòng một vài ngày Mark Zuckerberg nghèo đi 7,2 tỷ Dollar và các cổ đồng cũng “nỗi điên” lên vì cổ phiếu FB giảm 8,3% tương đương hơn 50 tỷ Dollar. Không cách nào khác hơn, FB buộc lòng phải lên tiếng, hứa sẽ hợp tác cùng các nhà hoạt động nhân quyền để tập trung vào việc loại bỏ những ngôn từ kích động thù địch khỏi web. Ngoài ra, FB được cho là đã liên lạc với các nhà quảng cáo để trình bày, năn nỉ nhằm ngăn chặn thiệt hại thêm từ các cuộc kêu gọi tẩy chay.
Mark Zuckerberg, người sáng lập FB cũng đưa ra những biện pháp mạnh như chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử của FB nhằm chống lại các thông điệp thù địch và đánh dấu các bài đăng có vấn đề của các chính trị gia trong tương lai:
– Các quảng cáo chiến dịch bầu cử có trả tiền sẽ bị cấm ngay lập tức.
– Sẽ đánh dấu tin nhắn có nội dung có thể vi phạm các quy tắc của FB từ các chính trị gia. Sẽ không có ngoại lệ nếu các thông điệp của các chính trị gia có thể dẫn đến bạo lực hoặc áp bức quyền bầu cử. Những nội dung như vậy sẽ bị xóa.
– “Người nhập cư, người di cư, người tị nạn và người xin tị nạn” cũng nên được bảo vệ khỏi các quảng cáo thấp kém mang nội dung khinh miệt.
Theo Zuckerberg, FB sẽ cấm những bài viết, quảng cáo mang nội dung chống lại những người thuộc một “chủng tộc, dân tộc, nguồn gốc quốc gia, tôn giáo, đẳng cấp, khuynh hướng tình dục, bản sắc giới tính hoặc một đạo luật nhập cư nhất định có thể đe dọa đến an ninh thân thể, sức khỏe hoặc sự sống còn của người khác”.
Vì lợi nhuận kẻ khổng lồ FB cũng phải đầu hàng trước tiếng nói của lương tri thế thì những người Việt Nam được gọi là “những người của quần chúng”, những người hoạt động chính trị, những người sống nhờ vào xã hội chung quanh như nghệ sĩ, ca sĩ, họa sĩ v.v… khi dùng FB cũng phải nên cẩn thận lời ăn tiếng nói vì đến một lúc nào đó, có thể họ phải trả cái giá thật đắt cho những lời nói vô trách nhiệm của mình. Đừng quên, dù FB là một diễn đàn chung nhưng nó lại không biết “quên”. Dù FB có muốn quên nhưng những người sử dụng khác lại không muốn quên, họ cất đó để “sử dụng” khi cần thiết như vụ Bà Hoàng Lan Chi nào đó vừa qua đã viết trên trang facebook “Tôi ủng hộ da trắng ra đường đem theo súng và bắn bỏ mẹ thằng da đen xấu xí nào dám tấn công. Nhớ bắn trước mặt nhen. Bọn khốn này nên chết bớt vì con cái của nó, chắc 9/10 cũng du đãng như nó. Vậy thì giúp làm sạch xã hội.” Dù bà ta đã nhanh chóng xóa bỏ status này nhưng nó lại được một vài người khác chụp lại lưu giữ. Với những lời lẽ kỳ thị, kích động tàn sát người da đen của bà Hoàng Lan Chi đã đến tay nhà chức trách chưa, và bà ta sẽ nhận lấy trách nhiệm trước pháp luật như thế nào thì phải đợi câu trả lời của thời gian.
Một hình thức bịa đặt, vu cáo thiếu căn cứ khác mà người Việt hay phạm phải là đưa ra những luận cứ theo tính “nói thuội”. Nghe người khác nói gì giống ý mình thì cứ vậy mà nói hùa theo, không suy nghĩ là sẽ có đủ chứng cứ để biện hộ khi bị người khác tố cáo hay không. Tự do ngôn luận chỉ được bảo vệ một khi những lời khẳng định chống lại một ai đó là sự thật, chứng minh được.
Trong một xã hội băng hoại vì đồng tiền ngày nay, khi đồng tiền lên ngôi cũng có nghĩa là đạo đức lại đi xuống, đối với một số người, loại ngôn ngữ đạo đức, tình người, lẻ phải là một loại ngôn ngữ khó hiểu, hoặc có thể họ hiểu được nhưng lại không muốn chấp nhận, do đó khó thể lay chuyển tầm nhìn, tư duy của họ. Đối với những người này, người ta phải buộc lòng dùng loại ngôn ngữ “đồng tiền”, loại ngôn ngữ thấp kém nhưng lại tỏ ra hiệu quả.
Phương Tôn
Không có nhận xét nào