Bộ Ngoại giao Cộng sản Việt Nam đã kín đáo bắn tiếng muốn Mỹ nhảy vào
giải quyết xung đột ở Biển Đông, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị
của Trung Cộng đã cảnh giác Việt Nam “không dành bất cứ cơ hội nào
cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài” .
Đề
nghị bán chính thức của CSVN đưa ra ngày 17/7/2020, bốn ngày sau khi Bộ
trưởnng Ngoại giao Mỹ, Mike Pompeo gọi hành động đe dọa các nước nhỏ để
chiếm đoạt và mưu toan cướp chủ quyền nguồn tài nguyên ở phần lớn Biển
Đông của Trung Cộng là “phi pháp”.
Dưới Tiêu đề “Quan hệ Việt-Mỹ và vấn đề Biển Đông”, Tiến sỹ Lại Thái Bình của Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao CSVN đã đề nghị 2 khả năng hợp tác, chưa từng được nêu lên trước đây giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đó là:
1.- “Việt Nam và Mỹ cũng có thể cùng các quốc gia khu vực và trên thế giới tạo dựng một diễn đàn an ninh cấp cao thường niên để thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan Biển Đông.”
2.- “Hai nước cũng có thể thúc đẩy những hợp tác liên quan việc tăng cường năng lực cho mỗi bên liên quan đào tạo, huấn luyện, diễn tập chung, trao đổi thông tin liên quan sự phát triển của Biển Đông, hợp tác kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, phòng chống khủng bố, cướp biển, cứu trợ thiên tai…”
Về đề nghị thứ nhất, có vẻ như Việt Nam muốn “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, điều mà phía Trung Cộng không tán thành. Lập trường của Bắc Kinh chỉ muốn giải quyết tranh chấp biển đảo “song phương” với từng nước có xung đột với Trung Cộng gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei.
Trung Cộng cũng không muốn nói chuyện Biển Đông với ASEAN như một khối 10 quốc gia vì có 5 nước không có quyền lợi ở Biển Đông và không có tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng gồm Thái Lan, Tân Gia Ba, Miến Điện, Lào và Cao Miên.
Đây là nguyên nhân tại sao ASEAN không thể đoàn kết và thống nhất quan điểm trong khi thảo luận tìm giải pháp cho xung đột Biển Đông với Trung Cộng.
Nhưng liệu Mỹ có sẵn sàng đứng mũi chịu sào đứng ra làm đầu tàu để tổ chức “một diễn đàn an ninh cấp cao thường niên” với khối ASEAN và các nước lớn khác để giải quyết vấn đề Biển Đông? Hay liệu Trung Cộng có từ bỏ lập trường “chỉ thảo luận song phương với nước nào có tranh chấp” để tham gia một diễn đàn quốc tế về Biển Đông?
Đề nghị thứ 2 của Tiến sỹ Lại Thái Bình có vẽ táo bạo vì ông muốn Mỹ không chỉ “tăng cường năng lực cho mỗi bên liên quan đào tạo, huấn luyện” mà còn muốn hai nước “diễn tập chung” và “ trao đổi thông tin liên quan sự phát triển của Biển Đông.”
Rõ ràng sáng kiến này liên quan đến chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhưng sách trắng Quốc Phòng 2019 của Việt Nam đã minh thị “4 không”, thay đổi từ “3 không” trước đây:
Sách trắng viết rằng: “(1)Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; (2) không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; (4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”
Nhưng điểm 4 mới nên được hiểu như thế nào trong hoàn cảnh của Việt Nam? Phải chăng lãnh đạo CSVN muốn bắn tiếng với đàn anh Trung Cộng rằng “chúng em sẽ không gây chiến với bất kỳ nước nào, vì chúng em chỉ muốn được yên thân”?
Nhưng nếu Bắc Kinh hành quân xâm lược Việt Nam cả trên bộ lẫn ngoài khơi thì Việt Nam làm gì? Chắc chắn CSVN sẽ không được Mỹ “tự động yểm trợ và bảo vệ” như Mỹ sẽ bảo vệ Phi Luật Tân khi bị nước ngoài tấn công. Thỏa hiệp Quốc phòng Mỹ-Phi ký ngày 30/08/1951 tại Hoa Thịnh Đốn gồm 8 Điều đã minh thị rằng: ”Hai nước sẽ yểm trợ nhau nếu, Phi Luật Tân hay Hoa Kỳ bị tấn công bởi lực lượng bên ngoài.” (The overall accord contains eight articles and dictates that both nations would support each other if either the Philippines or the United States are attacked by an external party.”
TÀU CẢNH CÁO VIỆT NAM
Cũng đáng chú ý là bốn ngày sau khi bài viết của Tiến sỹ Lại Thái Bình xuất hiện trên báo Thế giới & Việt Nam của Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trường Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có Hội nghị trực tuyến lần thứ 12 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Cộng ngày 21/07 (2020) , với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Cộng.
Tại diễn đàn này, theo tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Minh “đã nêu quan ngại trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông gần đây; đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung cấp cao và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Cộng; tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển đạt kết quả thực chất; thực hiện toàn diện, hiệu quả DOC; thúc đẩy đàm phán COC sớm đạt kết quả thực chất.” Tuy nhiên, phía Việt Nam đã giấu nhẹm phát biểu lên lớp Việt Nam của Vương Nghị.
Đài Phát thanh quốc tế Trung Hoa (CRI, China Radio International) đưa tin trong bản tiếng Việt ngày 22/07 (2020): ”Về vấn đề Nam Hải, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho biết, Nam Hải là quê nhà chung của chúng ta, Trung Cộng và ASEAN vĩnh viễn là láng giềng, tìm kiếm hòa bình, thúc đẩy phát triển là nguyện vọng chung của chúng ta. Chính sách Nam Hải của Trung Cộng không thay đổi, giữ bền vững.”
Sau khi giáo đầu như thế, họ Vương lên án Mỹ: ”Xuất phát từ nhu cầu địa chiến lược, Mỹ châm ngòi thổi gió ở khắp nơi, liên tục cử tàu chiến và máy bay diễu võ dương oai tại Nam Hải, mục đích là nhằm gây ra sự bấp bênh căng thẳng trên Nam Hải, phá hoại đoàn kết giữa các nước trong khu vực, làm hỏng triển vọng phát triển của các nước và khu vực, các nước trong khu vực cần nêu cao cảnh giác.”
Vương Nghị nói với ông Phạm Bình Minh: ”Trung Quốc và Việt Nam cần kiên trì kiểm soát bất đồng thông qua đối thoại và hiệp thương song phương theo nhận thức chung đạt được giữa Lãnh đạo tối cao hai Đảng và hai nước, tìm kiếm giải pháp công bằng và hợp lý theo một loạt thỏa thuận ký giữa hai bên. Trung Quốc và Việt Nam còn cần cùng các nước ASEAN, tuân thủ “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải” (DOC, Declaration on the Conduct of the Parties in the South China Sea )., thúc đẩy tham vấn về “Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải” (COC, Code of Conduct), không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài.”
Vương Nghị nói đến COC, nhưng sự thật là Trung Cộng đã tìm mọi cách trì hoãn thảo luận nghiệm chỉnh để hoàn tất văn kiện có tính rang buộc pháp lý đối với các bên vi phạm.
Nhưng tại sao cuộc thương thảo giữa khối ASEAN và Trung Cộng đã kéo dài gần 4 năm mà chưa đi đến đâu?
Theo quan điểm của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, một Học giả về bang giao quốc tế, thì: ”Trở ngại chính là các nước ASEAN không đoàn kết và nhất trí vì quyền lợi bất đồng và bị Trung Cộng chi phối trong khi đó Trung Cộng muốn kéo dài việc ký kết để có thời gian thực hiện các “việc đã rồi” hầu có thế thượng phong trong việc thương thuyết. Ngoài ra trong khi ASEAN muốn bộ Quy tắc Ứng xử có tính cách ràng buộc thì Trung Cộng không muốn thế. Việt Nam muốn bộ Quy tắc Ứng xử áp dụng cho cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa, điều mà Trung Cộng không muốn. Đó là chưa kể những bất đồng về cơ chế giải quyết tranh chấp và cách tiếp cận trong việc xử lý tranh chấp.”
Vậy ông Minh đã nói gì với Vương Nghị? CRI viết: ”Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã giới thiệu lập trường của Việt Nam trong vấn đề trên biển, cho biết sẵn sàng cùng Trung Cộng giữ gìn hòa bình và ổn định của Nam Hải, thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển trên biển, điều này phù hợp lợi ích của Việt Nam và Trung Quốc, cũng là nguyện vọng phổ biến của các nước trong và ngoài khu vực.”
Rõ ràng trong tuyên bố của Vượng Nghị, ông ta đã cảnh giác khối ASEAN và riêng Việt Nam phải tỉnh táo trước các hành động của Mỹ ở Biển Đông, và “không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài.”
Phía Trung Cộng cũng cố ý không nói đến việc ông Phạm Bình Minh đã “quan ngại trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông gần đây” với Vương Nghị.
Nên biết Trung Cộng đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974 và sau đó từ 1988 đến 1995, chính thức chiếm thêm 7 đá gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Xu Bi và Vành Khăn trong Quần đảo Trường Sa.
Sau Vành Khăn bị mất năm 1995, Việt Nam coi như mất luôn quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn. Hiện bãi Cỏ Mây đang bị tranh chấp giữa Phi Luât Tân và Trung Cộng.
Ngoài ra, Đài Loan cũng đã chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba Island) , lớn nhất ở Trường Sa từ sau năm 1956. Đảo này có diện tích tối đa 0,4896 cây số vuông với chiều dài 1,400 mét, rộng 379 mét. Có tài liệu nói Đài Loan đã chính thức đem quân đội và dân cư đến sống và bảo vệ đảo từ năm 1971.
Như vậy, cho đến nay, Trung Cộng và Đài Loan đã chiếm 9 đảo và đá của Việt Nam thuộc Trường Sa.
MẤT QUYỀN DẦU KHÍ
Trong khi đó, theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở thì Việt Nam
đang thực thi chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo. Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa.
Ông nói: “Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa,Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát.” (theo Infonet)
Tuy kiểm soát nhiều vị trí nhưng quân đội CSVN vẫn không có sức mạnh quân sự như Trung Cộng ở Biển Đông. Ngược lại Trung Cộng đã bồi đắy, tân tạo và xây dựng các vị trí ở Trường Sa thành căn cứ quân sự với bến cảng và sân bay. Ít nhất Bắc Kinh đã biến Chữ Thập, Vành Khăn và Subi thành căn cứ quân sự với sân bay và doanh trại kiên cố để đe dọa trực tiếp vào quân trú phòng Việt Nam.
Riêng đảo Gạc Ma, nơi đã xẩy ra cuộc chiến đẫm máu ngày 14/03/1988 với lính Trung Cộng khiến 64 binh sỹ CSVN bị lính Tầu tự do thảm sát vì, được nói, Đại tướng Lê Đức Anh, khi ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, đã ra lệnh cho binh sỹ không được nổ súng.
Ngày nay, Gạc Ma đã được Trung Cộng tân tạo và xây dựng thành căn cứ quân sự kiên cố với sân bay, doanh trại 6 tầng và hệ thống Radar tối tân. Gạc Ma sẽ là nút thắt cắt đường liên lạc và tiếp vận từ đất liền với lính CSVN ở Trường Sa, nếu xẩy ra chiến tranh.
Trung Cộng cũng đã áp lực Việt Nam phải hủy bỏ một số dự án tìm kiềm dầu khí ở khu vục nam Hoàng Sa và ở Trường Sa, trong số này có nhiều Đại công ty đã bỏ Việt Nam gồm BP (Anh, 2008) Chevron (Mỹ, 2015), Repsol (Tây Ban Nha, 2018), ConocoPhillips (2012).
Mới đây, ngày 9/7/2020, liên doanh dầu khí Rosneft Việt Nam đã hủy hợp đồng khoan dầu với công ty Noble Corporation tại Lô 06-01 vì bị áp lực từ Trung Cộng.
Vị trí Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, cách bờ biển Vũng Tầu 160 hải lý (370 cây số) hướng Đông-Nam. Trung Cộng tự coi bãi Tư Chính nằm trong khu vực Đường Chín Đoạn, hay Đường lưỡi bò do Bắc Kinh tự vẽ để dành quyền chủ quyền.
Với tình hình vừa kể, liệu bài viết của Tiến sỹ Lại Thái Bình muốn Mỹ nhảy vào giúp giải quyết xung đột Biển Đông với Trung Cộng có được coi là Việt Nam chỉ muốn Mỹ cứu nguy, hay lãnh đạo đã vượt qua nỗi sợ Trung Cộng? -/-
Phạm Trần
Phạm Trần - Muốn Mỹ cứu nguy nhưng CSVN vẫn sợ bỏ Tàu! |
Dưới Tiêu đề “Quan hệ Việt-Mỹ và vấn đề Biển Đông”, Tiến sỹ Lại Thái Bình của Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao CSVN đã đề nghị 2 khả năng hợp tác, chưa từng được nêu lên trước đây giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đó là:
1.- “Việt Nam và Mỹ cũng có thể cùng các quốc gia khu vực và trên thế giới tạo dựng một diễn đàn an ninh cấp cao thường niên để thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan Biển Đông.”
2.- “Hai nước cũng có thể thúc đẩy những hợp tác liên quan việc tăng cường năng lực cho mỗi bên liên quan đào tạo, huấn luyện, diễn tập chung, trao đổi thông tin liên quan sự phát triển của Biển Đông, hợp tác kinh tế, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, phòng chống khủng bố, cướp biển, cứu trợ thiên tai…”
Về đề nghị thứ nhất, có vẻ như Việt Nam muốn “quốc tế hóa” vấn đề Biển Đông, điều mà phía Trung Cộng không tán thành. Lập trường của Bắc Kinh chỉ muốn giải quyết tranh chấp biển đảo “song phương” với từng nước có xung đột với Trung Cộng gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai và Brunei.
Trung Cộng cũng không muốn nói chuyện Biển Đông với ASEAN như một khối 10 quốc gia vì có 5 nước không có quyền lợi ở Biển Đông và không có tranh chấp chủ quyền với Trung Cộng gồm Thái Lan, Tân Gia Ba, Miến Điện, Lào và Cao Miên.
Đây là nguyên nhân tại sao ASEAN không thể đoàn kết và thống nhất quan điểm trong khi thảo luận tìm giải pháp cho xung đột Biển Đông với Trung Cộng.
Nhưng liệu Mỹ có sẵn sàng đứng mũi chịu sào đứng ra làm đầu tàu để tổ chức “một diễn đàn an ninh cấp cao thường niên” với khối ASEAN và các nước lớn khác để giải quyết vấn đề Biển Đông? Hay liệu Trung Cộng có từ bỏ lập trường “chỉ thảo luận song phương với nước nào có tranh chấp” để tham gia một diễn đàn quốc tế về Biển Đông?
Đề nghị thứ 2 của Tiến sỹ Lại Thái Bình có vẽ táo bạo vì ông muốn Mỹ không chỉ “tăng cường năng lực cho mỗi bên liên quan đào tạo, huấn luyện” mà còn muốn hai nước “diễn tập chung” và “ trao đổi thông tin liên quan sự phát triển của Biển Đông.”
Rõ ràng sáng kiến này liên quan đến chính sách quốc phòng của Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhưng sách trắng Quốc Phòng 2019 của Việt Nam đã minh thị “4 không”, thay đổi từ “3 không” trước đây:
Sách trắng viết rằng: “(1)Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự; (2) không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; (4) không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.”
Nhưng điểm 4 mới nên được hiểu như thế nào trong hoàn cảnh của Việt Nam? Phải chăng lãnh đạo CSVN muốn bắn tiếng với đàn anh Trung Cộng rằng “chúng em sẽ không gây chiến với bất kỳ nước nào, vì chúng em chỉ muốn được yên thân”?
Nhưng nếu Bắc Kinh hành quân xâm lược Việt Nam cả trên bộ lẫn ngoài khơi thì Việt Nam làm gì? Chắc chắn CSVN sẽ không được Mỹ “tự động yểm trợ và bảo vệ” như Mỹ sẽ bảo vệ Phi Luật Tân khi bị nước ngoài tấn công. Thỏa hiệp Quốc phòng Mỹ-Phi ký ngày 30/08/1951 tại Hoa Thịnh Đốn gồm 8 Điều đã minh thị rằng: ”Hai nước sẽ yểm trợ nhau nếu, Phi Luật Tân hay Hoa Kỳ bị tấn công bởi lực lượng bên ngoài.” (The overall accord contains eight articles and dictates that both nations would support each other if either the Philippines or the United States are attacked by an external party.”
TÀU CẢNH CÁO VIỆT NAM
Cũng đáng chú ý là bốn ngày sau khi bài viết của Tiến sỹ Lại Thái Bình xuất hiện trên báo Thế giới & Việt Nam của Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trường Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có Hội nghị trực tuyến lần thứ 12 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Cộng ngày 21/07 (2020) , với Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Cộng.
Tại diễn đàn này, theo tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Minh “đã nêu quan ngại trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông gần đây; đề nghị hai bên kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung cấp cao và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Cộng; tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển đạt kết quả thực chất; thực hiện toàn diện, hiệu quả DOC; thúc đẩy đàm phán COC sớm đạt kết quả thực chất.” Tuy nhiên, phía Việt Nam đã giấu nhẹm phát biểu lên lớp Việt Nam của Vương Nghị.
Đài Phát thanh quốc tế Trung Hoa (CRI, China Radio International) đưa tin trong bản tiếng Việt ngày 22/07 (2020): ”Về vấn đề Nam Hải, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho biết, Nam Hải là quê nhà chung của chúng ta, Trung Cộng và ASEAN vĩnh viễn là láng giềng, tìm kiếm hòa bình, thúc đẩy phát triển là nguyện vọng chung của chúng ta. Chính sách Nam Hải của Trung Cộng không thay đổi, giữ bền vững.”
Sau khi giáo đầu như thế, họ Vương lên án Mỹ: ”Xuất phát từ nhu cầu địa chiến lược, Mỹ châm ngòi thổi gió ở khắp nơi, liên tục cử tàu chiến và máy bay diễu võ dương oai tại Nam Hải, mục đích là nhằm gây ra sự bấp bênh căng thẳng trên Nam Hải, phá hoại đoàn kết giữa các nước trong khu vực, làm hỏng triển vọng phát triển của các nước và khu vực, các nước trong khu vực cần nêu cao cảnh giác.”
Vương Nghị nói với ông Phạm Bình Minh: ”Trung Quốc và Việt Nam cần kiên trì kiểm soát bất đồng thông qua đối thoại và hiệp thương song phương theo nhận thức chung đạt được giữa Lãnh đạo tối cao hai Đảng và hai nước, tìm kiếm giải pháp công bằng và hợp lý theo một loạt thỏa thuận ký giữa hai bên. Trung Quốc và Việt Nam còn cần cùng các nước ASEAN, tuân thủ “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải” (DOC, Declaration on the Conduct of the Parties in the South China Sea )., thúc đẩy tham vấn về “Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải” (COC, Code of Conduct), không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài.”
Vương Nghị nói đến COC, nhưng sự thật là Trung Cộng đã tìm mọi cách trì hoãn thảo luận nghiệm chỉnh để hoàn tất văn kiện có tính rang buộc pháp lý đối với các bên vi phạm.
Nhưng tại sao cuộc thương thảo giữa khối ASEAN và Trung Cộng đã kéo dài gần 4 năm mà chưa đi đến đâu?
Theo quan điểm của Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, một Học giả về bang giao quốc tế, thì: ”Trở ngại chính là các nước ASEAN không đoàn kết và nhất trí vì quyền lợi bất đồng và bị Trung Cộng chi phối trong khi đó Trung Cộng muốn kéo dài việc ký kết để có thời gian thực hiện các “việc đã rồi” hầu có thế thượng phong trong việc thương thuyết. Ngoài ra trong khi ASEAN muốn bộ Quy tắc Ứng xử có tính cách ràng buộc thì Trung Cộng không muốn thế. Việt Nam muốn bộ Quy tắc Ứng xử áp dụng cho cả Trường Sa lẫn Hoàng Sa, điều mà Trung Cộng không muốn. Đó là chưa kể những bất đồng về cơ chế giải quyết tranh chấp và cách tiếp cận trong việc xử lý tranh chấp.”
Vậy ông Minh đã nói gì với Vương Nghị? CRI viết: ”Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã giới thiệu lập trường của Việt Nam trong vấn đề trên biển, cho biết sẵn sàng cùng Trung Cộng giữ gìn hòa bình và ổn định của Nam Hải, thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển trên biển, điều này phù hợp lợi ích của Việt Nam và Trung Quốc, cũng là nguyện vọng phổ biến của các nước trong và ngoài khu vực.”
Rõ ràng trong tuyên bố của Vượng Nghị, ông ta đã cảnh giác khối ASEAN và riêng Việt Nam phải tỉnh táo trước các hành động của Mỹ ở Biển Đông, và “không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài.”
Phía Trung Cộng cũng cố ý không nói đến việc ông Phạm Bình Minh đã “quan ngại trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông gần đây” với Vương Nghị.
Nên biết Trung Cộng đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974 và sau đó từ 1988 đến 1995, chính thức chiếm thêm 7 đá gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Xu Bi và Vành Khăn trong Quần đảo Trường Sa.
Sau Vành Khăn bị mất năm 1995, Việt Nam coi như mất luôn quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn. Hiện bãi Cỏ Mây đang bị tranh chấp giữa Phi Luât Tân và Trung Cộng.
Ngoài ra, Đài Loan cũng đã chiếm đảo Ba Bình (Itu Aba Island) , lớn nhất ở Trường Sa từ sau năm 1956. Đảo này có diện tích tối đa 0,4896 cây số vuông với chiều dài 1,400 mét, rộng 379 mét. Có tài liệu nói Đài Loan đã chính thức đem quân đội và dân cư đến sống và bảo vệ đảo từ năm 1971.
Như vậy, cho đến nay, Trung Cộng và Đài Loan đã chiếm 9 đảo và đá của Việt Nam thuộc Trường Sa.
MẤT QUYỀN DẦU KHÍ
Trong khi đó, theo tài liệu của Bách khoa toàn thư mở thì Việt Nam
đang thực thi chủ quyền hợp pháp tại 21 điểm đảo. Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa.
Ông nói: “Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng sau: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa,Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát.” (theo Infonet)
Tuy kiểm soát nhiều vị trí nhưng quân đội CSVN vẫn không có sức mạnh quân sự như Trung Cộng ở Biển Đông. Ngược lại Trung Cộng đã bồi đắy, tân tạo và xây dựng các vị trí ở Trường Sa thành căn cứ quân sự với bến cảng và sân bay. Ít nhất Bắc Kinh đã biến Chữ Thập, Vành Khăn và Subi thành căn cứ quân sự với sân bay và doanh trại kiên cố để đe dọa trực tiếp vào quân trú phòng Việt Nam.
Riêng đảo Gạc Ma, nơi đã xẩy ra cuộc chiến đẫm máu ngày 14/03/1988 với lính Trung Cộng khiến 64 binh sỹ CSVN bị lính Tầu tự do thảm sát vì, được nói, Đại tướng Lê Đức Anh, khi ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, đã ra lệnh cho binh sỹ không được nổ súng.
Ngày nay, Gạc Ma đã được Trung Cộng tân tạo và xây dựng thành căn cứ quân sự kiên cố với sân bay, doanh trại 6 tầng và hệ thống Radar tối tân. Gạc Ma sẽ là nút thắt cắt đường liên lạc và tiếp vận từ đất liền với lính CSVN ở Trường Sa, nếu xẩy ra chiến tranh.
Trung Cộng cũng đã áp lực Việt Nam phải hủy bỏ một số dự án tìm kiềm dầu khí ở khu vục nam Hoàng Sa và ở Trường Sa, trong số này có nhiều Đại công ty đã bỏ Việt Nam gồm BP (Anh, 2008) Chevron (Mỹ, 2015), Repsol (Tây Ban Nha, 2018), ConocoPhillips (2012).
Mới đây, ngày 9/7/2020, liên doanh dầu khí Rosneft Việt Nam đã hủy hợp đồng khoan dầu với công ty Noble Corporation tại Lô 06-01 vì bị áp lực từ Trung Cộng.
Vị trí Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính, cách bờ biển Vũng Tầu 160 hải lý (370 cây số) hướng Đông-Nam. Trung Cộng tự coi bãi Tư Chính nằm trong khu vực Đường Chín Đoạn, hay Đường lưỡi bò do Bắc Kinh tự vẽ để dành quyền chủ quyền.
Với tình hình vừa kể, liệu bài viết của Tiến sỹ Lại Thái Bình muốn Mỹ nhảy vào giúp giải quyết xung đột Biển Đông với Trung Cộng có được coi là Việt Nam chỉ muốn Mỹ cứu nguy, hay lãnh đạo đã vượt qua nỗi sợ Trung Cộng? -/-
Phạm Trần
Không có nhận xét nào