Lợi ích nhóm”, hay “nhóm lợi ích” là những tổ chức cán bộ, đảng viên có chức, có quyền trong đảng Cộng sản Việt Nam đã chia bè, kết phái để cướp cơm dân và bảo vệ độc quyền cai trị cho đảng.
Chúng sinh ra và lớn lên từ Thôn, rồi leo lên Xã trước khi ngoai qua Huyện, ngóc đầu lên Tỉnh để nghênh ngang bước vào Trung ương. Lộ trình quan lộ của “lợi ích nhóm” công khai từ dưới lên trên, từ trung ương xuống cơ sở và từ nhà nước vào doanh nhân, xí nghiệp. Khối Doanh nghiệp nhà nước là ổ tham nhũng phá hoại đất nước và phản bội sức lao động của dân lớn nhất nhưng không bị trừng phạt mà còn được bảo vệ bởi các “Nhóm lợi ích” trong cơ quan đảng và bộ ngành nhà nước.
Thế nhưng, gần 10 năm qua, kể từ Khóa đảng XI (2011-2016) Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng, Thanh tra Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống Tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đứng đầu đã không sao vạch được mặt, chỉ ra tên các “Nhóm lợi ích” để trừng phạt và tịch thu tài sản trả lại cho dân.
Con số trên 100 Cán bộ, Đảng viên, có người ở cấp cao đã bị bắt tù, bị truy tố, bắt đền bù tiền thu bất chính từ đầu Khóa đảng XII (từ 2016…) là một “thành tích” được báo, đài đảng tung hô để biểu dương ông Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng không ai biết các thủ phạm nổi cộm đã bị ngồi tù như Đinh La Thăng (cựu Ủy viên Bộ Chính trị); Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền Thông) và Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền Thông) thuộc “Nhóm lợi ích” nào trong đảng.
Hiện nay, trước thềm Đại hội Đảng XIII, dự trù diễn ra đầu năm 2021, một làn sóng “đánh gió” tệ “Lợi ích nhóm”, hay “Nhóm lợi ích”, do Ban Tuyên giáo chủ động, đã bung ra với những quân bài chống “chạy chức”, “chạy quyền” và “chạy vào Trung ương” của các phe phái trong đảng.
Việc này cho thấy tình trạng “Lợi ích nhóm” vẫn sinh sôi nẩy nở như ong vỡ tổ khắp nơi, khắp chốn và trong mọi lĩnh vực, mọi cửa ngõ ra vào của hệ thống đảng, nhà nước và các Doanh nghiệp.
Thậm chí, cả trong Báo chí đảng cũng đang chửi xéo, nói xiên về chuyện “Lợi ích nhóm” như để tung hỏa mù trong dư luận. Những chuyện báo tống tiền Doanh nghiệp, liên kết với nhau viết bài đánh thuê, chém mướn cho nhóm này, phe kia để có lợi cho phe, nhóm trong đảng, hoặc cho chính mình cũng đã được ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo công khai răn đe nhiều lần.
Ngoài ra tình trạng báo làm áp phe phổ biến, ai cũng biết như “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” của làng báo gọi là “cách mạng” của đảng, tuy nay không còn phổ biến đại trà như mấy năm trước, nhưng cũng vẫn âm thầm và rân ran giao du dưới gầm bàn, hay tại các quán bia ôm thời hội nhập.
Vậy mà Ban Tuyên giáo chỉ dám viết như anh mù sờ voi rằng:” Lợi ích nhóm” hay “nhóm lợi ích” là một dạng “tham nhũng đặc biệt” cần phải chủ động phòng, chống và ngăn ngừa.” (Tạp chí Tuyên giáo, ngày 20/05/2020)
Tại sao lại gọi tội phạm tham nhũng của các nhóm băng đảng là “một dạng tham nhũng đặc biệt” khi thủ phạm là cán bộ, đảng viên nắm giữ các chức vụ đã nhận hối lộ và đưa hối lộ?
LẬY ÔNG TÔI ĐÂY
Vậy những kẻ đã dùng quyền được trao và chức được ban đã lạm dụng địa vị để tổ chức tham nhũng loại “đặc biệt” này như thế nào?
Tuyên giáo trả lời: ”Lợi ích nhóm”/ “nhóm lợi ích” thường liên quan đến người có chức, có quyền khi có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động và cùng phân chia lợi ích. Hiểu nguyên nghĩa, thì “đó là lợi ích của một nhóm người gắn kết với nhau, hỗ trợ, móc ngoặc với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó”. “Lợi ích nhóm”/ “nhóm lợi ích” kiểu này được hình thành trên cơ sở cùng mục tiêu trục lợi, kiếm chác, tham nhũng; lợi dụng sơ hở của các quy định để tạo các mối quan hệ nhằm móc nối kiếm lợi bất chính cho cá nhân và nhóm mình, bất chấp nhân phẩm, đạo đức, pháp luật.” (Tuyên Giáo, ngày 20/05/2020)
Chi tiết hơn, theo tài liệu của Tuyên giáo thì các ngõ ngách ăn bẩn và làm giầu của các “Nhóm lợi ích”, hay “Lợi ích nhóm” đã diễn ra như sau:
1) “Diễn ra trong quá trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách về kinh tế – xã hội như quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên; trong đầu tư công, quản lý và sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng; tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi; lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.“
2) “Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội… Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi…”
3) “Càng về cuối nhiệm kỳ, những người thuộc “nhóm lợi ích” thường chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình, nhóm mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích…”
(Tài liệu “Thực trạng, xu hướng và giải pháp phòng, chống “lợi ích nhóm” ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2015, tr.42.)
NỘI CHÍNH NÓI GÌ?
Để biết rõ hơn con mắt đảng tuy đã thấy hết mà vẫn như quáng gà trước một thực trạng tha hóa trong đảng đã hết thuốc chữa, chỉ hai năm sau ngày ông Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm lãnh đạo Khóa đảng XI (từ 2011).
Bài tường trình của Ban Nội chính Trung ương đảng CSVN, đề ngày 01/08/2013 viết như sau:
“Hiện nay, ở nước ta, lợi ích nhóm tiêu cực phát triển khá phổ biến, hiện diện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Nhưng, phổ biến nhất, tác hại và nguy hiểm nhất là lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội và được thể hiện dưới các dạng sau đây:
– Tạo quan hệ với cấp trên, với cơ quan có thẩm quyền, khi cần thiết có thể “hối lộ” dưới mọi hình thức để giành được kinh phí, đề tài, dự án v.v… cho đơn vị, địa phương v.v… (trong khi có thể bố trí kinh phí, đề tài, dự án cho đơn vị, địa phương khác sẽ có lợi và hiệu quả hơn).
– Tạo quan hệ, móc ngoặc với những người có chức, có quyền quyết định để được bố trí vào các chức vụ mong muốn cho bản thân hoặc cho người thân trong gia đình, trong khi năng lực, phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu của vị trí công tác đó.
– Nhà đầu tư, doanh nghiệp tạo quan hệ móc nối với cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, hình thành nhóm lợi ích để xây dựng các dự án, chủ trương đầu tư hoặc giành được các dự án “phát triển kinh tế – xã hội” nhằm mục đích kiếm lợi, có chi trả % cho chủ đầu tư, không tính đến hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả thấp, miễn là “có việc” là “có ăn”. Người có chức quyền, thoái hóa, biến chất, chỉ chăm lo thu vén lợi ích cá nhân, chỉ phê duyệt cho đơn vị, cá nhân nào biết quan hệ, biết điều, chi trả % đậm hơn.
– Các doanh nghiệp là “sân sau”, đồ đệ trung thành của những người có chức, có quyền hình thành nhóm lợi ích, cố kết với nhau để cùng nhau có lợi ích, bảo vệ lợi ích cho nhau. Doanh nghiệp và các đồ đệ trung thành phải chăm lo lợi ích của “sếp” tạo dựng uy tín, lo lót để che chắn khuyết điểm của “sếp”, để “sếp” được vào những vị trí công tác mong muốn v.v… Đến lượt “sếp” phải trả ơn, chăm lo lợi ích của các doanh nghiệp, đồ đệ của mình, phê duyệt cho họ những dự án “béo bở”, cất nhắc họ vào những vị trí làm việc hứa hẹn nhiều bổng, lộc v.v…
– Một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất trong các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, cơ quan điều tra v.v… cũng bị móc nối và vì lợi ích vị kỷ của mình hình thành nhóm lợi ích với các cơ quan, cán bộ, công chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra, điều tra v.v… để che chắn khuyết điểm, thậm chí làm nhẹ tội cho các đối tượng này.
Những biểu hiện trên đây của lợi ích nhóm tiêu cực đã được Đảng tổng kết thành các hành vi “chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”…”và dư luận xã hội đã tổng kết muốn có chức quyền, lợi ích phải có “tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ và cuối cùng mới là trí tuệ”.
Biết rõ chúng cấu kết, thành hình và moi móc để ăn như vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng không tìm ra được những “nhóm con sâu mọt người thật và việc thật” để trừng phạt và lấy lại của ăn cắp mà chỉ biết hô hào:” Kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, ‘lợi ích nhóm’, chạy chức, chạy quyền…” (Tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 12 (11-14/05/2020);
Hay, như Tuyên giáo cũng tát nước theo mưa khi phóng loa:”Đẩy mạnh đấu tranh, phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, các biểu hiện bè phái, cánh hẩu, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu, tham ô, tham nhũng, “lợi ích nhóm” thì những ổ sâu “Lợi ích nhóm” hay “Nhóm lợi ích” đến bao giờ mới hết tiền nuôi bồ nhí và xây biệt phủ ? -/-
Phạm Trần
Phạm Trần - Lợi ích nhóm hay băng đảng cướp cơm dân? |
Thế nhưng, gần 10 năm qua, kể từ Khóa đảng XI (2011-2016) Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng, Thanh tra Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống Tham nhũng do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đứng đầu đã không sao vạch được mặt, chỉ ra tên các “Nhóm lợi ích” để trừng phạt và tịch thu tài sản trả lại cho dân.
Con số trên 100 Cán bộ, Đảng viên, có người ở cấp cao đã bị bắt tù, bị truy tố, bắt đền bù tiền thu bất chính từ đầu Khóa đảng XII (từ 2016…) là một “thành tích” được báo, đài đảng tung hô để biểu dương ông Nguyễn Phú Trọng.
Nhưng không ai biết các thủ phạm nổi cộm đã bị ngồi tù như Đinh La Thăng (cựu Ủy viên Bộ Chính trị); Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền Thông) và Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng Thông tin-Truyền Thông) thuộc “Nhóm lợi ích” nào trong đảng.
Hiện nay, trước thềm Đại hội Đảng XIII, dự trù diễn ra đầu năm 2021, một làn sóng “đánh gió” tệ “Lợi ích nhóm”, hay “Nhóm lợi ích”, do Ban Tuyên giáo chủ động, đã bung ra với những quân bài chống “chạy chức”, “chạy quyền” và “chạy vào Trung ương” của các phe phái trong đảng.
Việc này cho thấy tình trạng “Lợi ích nhóm” vẫn sinh sôi nẩy nở như ong vỡ tổ khắp nơi, khắp chốn và trong mọi lĩnh vực, mọi cửa ngõ ra vào của hệ thống đảng, nhà nước và các Doanh nghiệp.
Thậm chí, cả trong Báo chí đảng cũng đang chửi xéo, nói xiên về chuyện “Lợi ích nhóm” như để tung hỏa mù trong dư luận. Những chuyện báo tống tiền Doanh nghiệp, liên kết với nhau viết bài đánh thuê, chém mướn cho nhóm này, phe kia để có lợi cho phe, nhóm trong đảng, hoặc cho chính mình cũng đã được ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban Tuyên giáo công khai răn đe nhiều lần.
Ngoài ra tình trạng báo làm áp phe phổ biến, ai cũng biết như “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ” của làng báo gọi là “cách mạng” của đảng, tuy nay không còn phổ biến đại trà như mấy năm trước, nhưng cũng vẫn âm thầm và rân ran giao du dưới gầm bàn, hay tại các quán bia ôm thời hội nhập.
Vậy mà Ban Tuyên giáo chỉ dám viết như anh mù sờ voi rằng:” Lợi ích nhóm” hay “nhóm lợi ích” là một dạng “tham nhũng đặc biệt” cần phải chủ động phòng, chống và ngăn ngừa.” (Tạp chí Tuyên giáo, ngày 20/05/2020)
Tại sao lại gọi tội phạm tham nhũng của các nhóm băng đảng là “một dạng tham nhũng đặc biệt” khi thủ phạm là cán bộ, đảng viên nắm giữ các chức vụ đã nhận hối lộ và đưa hối lộ?
LẬY ÔNG TÔI ĐÂY
Vậy những kẻ đã dùng quyền được trao và chức được ban đã lạm dụng địa vị để tổ chức tham nhũng loại “đặc biệt” này như thế nào?
Tuyên giáo trả lời: ”Lợi ích nhóm”/ “nhóm lợi ích” thường liên quan đến người có chức, có quyền khi có sự kết hợp cùng mục tiêu lợi ích, cùng hành động và cùng phân chia lợi ích. Hiểu nguyên nghĩa, thì “đó là lợi ích của một nhóm người gắn kết với nhau, hỗ trợ, móc ngoặc với nhau, giúp đỡ lẫn nhau để cùng nhau có lợi ích và bảo vệ lợi ích đó”. “Lợi ích nhóm”/ “nhóm lợi ích” kiểu này được hình thành trên cơ sở cùng mục tiêu trục lợi, kiếm chác, tham nhũng; lợi dụng sơ hở của các quy định để tạo các mối quan hệ nhằm móc nối kiếm lợi bất chính cho cá nhân và nhóm mình, bất chấp nhân phẩm, đạo đức, pháp luật.” (Tuyên Giáo, ngày 20/05/2020)
Chi tiết hơn, theo tài liệu của Tuyên giáo thì các ngõ ngách ăn bẩn và làm giầu của các “Nhóm lợi ích”, hay “Lợi ích nhóm” đã diễn ra như sau:
1) “Diễn ra trong quá trình hoạch định, ban hành và thực thi chính sách về kinh tế – xã hội như quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí, thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên; trong đầu tư công, quản lý và sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, tài chính, ngân hàng; tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi; lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.“
2) “Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội… Sử dụng quyền lực được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi…”
3) “Càng về cuối nhiệm kỳ, những người thuộc “nhóm lợi ích” thường chỉ tập trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình, nhóm mình; tranh thủ bổ nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích…”
(Tài liệu “Thực trạng, xu hướng và giải pháp phòng, chống “lợi ích nhóm” ở nước ta hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, H, 2015, tr.42.)
NỘI CHÍNH NÓI GÌ?
Để biết rõ hơn con mắt đảng tuy đã thấy hết mà vẫn như quáng gà trước một thực trạng tha hóa trong đảng đã hết thuốc chữa, chỉ hai năm sau ngày ông Nguyễn Phú Trọng được tín nhiệm lãnh đạo Khóa đảng XI (từ 2011).
Bài tường trình của Ban Nội chính Trung ương đảng CSVN, đề ngày 01/08/2013 viết như sau:
“Hiện nay, ở nước ta, lợi ích nhóm tiêu cực phát triển khá phổ biến, hiện diện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Nhưng, phổ biến nhất, tác hại và nguy hiểm nhất là lợi ích nhóm trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội và được thể hiện dưới các dạng sau đây:
– Tạo quan hệ với cấp trên, với cơ quan có thẩm quyền, khi cần thiết có thể “hối lộ” dưới mọi hình thức để giành được kinh phí, đề tài, dự án v.v… cho đơn vị, địa phương v.v… (trong khi có thể bố trí kinh phí, đề tài, dự án cho đơn vị, địa phương khác sẽ có lợi và hiệu quả hơn).
– Tạo quan hệ, móc ngoặc với những người có chức, có quyền quyết định để được bố trí vào các chức vụ mong muốn cho bản thân hoặc cho người thân trong gia đình, trong khi năng lực, phẩm chất không đáp ứng được yêu cầu của vị trí công tác đó.
– Nhà đầu tư, doanh nghiệp tạo quan hệ móc nối với cơ quan, người có thẩm quyền quyết định, hình thành nhóm lợi ích để xây dựng các dự án, chủ trương đầu tư hoặc giành được các dự án “phát triển kinh tế – xã hội” nhằm mục đích kiếm lợi, có chi trả % cho chủ đầu tư, không tính đến hiệu quả đầu tư hoặc hiệu quả thấp, miễn là “có việc” là “có ăn”. Người có chức quyền, thoái hóa, biến chất, chỉ chăm lo thu vén lợi ích cá nhân, chỉ phê duyệt cho đơn vị, cá nhân nào biết quan hệ, biết điều, chi trả % đậm hơn.
– Các doanh nghiệp là “sân sau”, đồ đệ trung thành của những người có chức, có quyền hình thành nhóm lợi ích, cố kết với nhau để cùng nhau có lợi ích, bảo vệ lợi ích cho nhau. Doanh nghiệp và các đồ đệ trung thành phải chăm lo lợi ích của “sếp” tạo dựng uy tín, lo lót để che chắn khuyết điểm của “sếp”, để “sếp” được vào những vị trí công tác mong muốn v.v… Đến lượt “sếp” phải trả ơn, chăm lo lợi ích của các doanh nghiệp, đồ đệ của mình, phê duyệt cho họ những dự án “béo bở”, cất nhắc họ vào những vị trí làm việc hứa hẹn nhiều bổng, lộc v.v…
– Một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất trong các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát, cơ quan điều tra v.v… cũng bị móc nối và vì lợi ích vị kỷ của mình hình thành nhóm lợi ích với các cơ quan, cán bộ, công chức là đối tượng thanh tra, kiểm tra, điều tra v.v… để che chắn khuyết điểm, thậm chí làm nhẹ tội cho các đối tượng này.
Những biểu hiện trên đây của lợi ích nhóm tiêu cực đã được Đảng tổng kết thành các hành vi “chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương”…”và dư luận xã hội đã tổng kết muốn có chức quyền, lợi ích phải có “tiền tệ, quan hệ, hậu duệ, đồ đệ và cuối cùng mới là trí tuệ”.
Biết rõ chúng cấu kết, thành hình và moi móc để ăn như vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng không tìm ra được những “nhóm con sâu mọt người thật và việc thật” để trừng phạt và lấy lại của ăn cắp mà chỉ biết hô hào:” Kiên quyết chống mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, bè phái, ‘lợi ích nhóm’, chạy chức, chạy quyền…” (Tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Trung ương 12 (11-14/05/2020);
Hay, như Tuyên giáo cũng tát nước theo mưa khi phóng loa:”Đẩy mạnh đấu tranh, phòng, chống chủ nghĩa cá nhân, các biểu hiện bè phái, cánh hẩu, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu, tham ô, tham nhũng, “lợi ích nhóm” thì những ổ sâu “Lợi ích nhóm” hay “Nhóm lợi ích” đến bao giờ mới hết tiền nuôi bồ nhí và xây biệt phủ ? -/-
Phạm Trần
Không có nhận xét nào