Vì sao Trọng e sợ Dũng? |
Nguyễn
Bắc Son, cựu bộ trưởng Thông tin & Truyền thông bị khởi tố bắt tạm
giam; Đinh La Thăng, cựu bộ trưởng bộ GTVT bị khởi tố và bắt tạm giam;
giờ đến Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng bộ Công Thương bị bắt giam. Tất cả 3
ông bộ trưởng này đều là thuộc hạ của Nguyễn Tấn Dũng. Thế nhưng,
Nguyễn Tấn Dũng vẫn bình chân như vại.
Tương
tự như vậy, tại Sài Gòn, nhiều quan chức dưới quyền Lê Hoàng Quân và Lê
Thanh Hải bị xộ khám, nhưng hai bố già này vẫn không hề hấn gì.
Ngày
4 tháng 3 năm 2016, tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng
chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ chức thì Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng
Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ đã nói “Chống tham nhũng có
khi chúng tôi chết trước”.
Trong
khi đó ngày 16 tháng 8 năm 2018, tại cuộc họp với Ban Chỉ đạo Trung
ương về phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn Phú Trọng lại nói “Xử lý
tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ”. Cùng phản ảnh công tác
chống tham nhũng, nhưng ở đây mỗi người này phát biểu một cách, ý nghĩa
hoàn toàn trái ngược nhau, vậy ai mới là người nói đúng?
Ở
đây chúng ta nên phân biệt sự khác nhau giữa “giải quyết ân oán giang
hồ” và “thực thi công lý”. Giải quyết ân oán giang hồ là trận thư hùng
giữa 2 bên, kết quả của nó là “mạnh thắng, yếu thua”. Còn thực thi công
lý không phải là trận thư hùng mà nó là trận chiến, kết quả là “vô tội
thì thắng, có tội thì thua”. Việc thực thi công lý nó không phụ thuộc
đối tượng đó “có quyền lực to lớn thế nào?”, mà nó chỉ phụ thuộc việc
“đối tượng đó có phạm tội hay không?”.
Năm
2017, Hàn Quốc truất phế chức vụ tổng thống bà Park Geun-hye và tiến
hành truy tố bà này ngay sau đó. Đó chính là việc thực thi công lí của
một bộ máy nhà nước. Lúc đó bà Park đang nắm trong tay một thứ quyền lực
tối thượng, nếu đấu quyền lực, bà đủ sức thịt bất kỳ ai. Nhưng đây là
đấu lý chứ không phải đấu võ, nên dù có quyền lực to lớn trong tay bà
phải đầu hàng thôi.
Còn
ở Việt Nam thì sao? Một ông có nắm quyền lực nhỏ thì bảo “nếu tôi chống
tham nhũng thì tham nhũng sẽ thịt tôi”, còn một ông đang ở đỉnh cao
quyền lực thì bảo “tao chống tham nhũng mà chả ngán thằng nào”. Vậy thì ở
đây chúng ta thấy rằng, cái gọi là “chống tham nhũng” ở Việt Nam nó
không hề phụ thuộc vào yếu tố “có tội hay không có tội” mà nó chỉ phụ
thuộc vào yếu tố “kẻ đó đó có thế lực mạnh hay yếu mà thôi”.
Nguyễn
Bắc Son, Đinh La Thăng, Vũ Huy Hoàng đối với Nguyễn Phú Trọng là những
kẻ yếu thế, Nguyễn Phú Trọng dễ dàng thịt họ. Còn ba người này đối với
Phạm Trọng Đạt thì lại là ở tầm quyền lực lớn hơn, nên ông ta không dám
động đến. Nếu Phạm Trọng Đạt mà nhắm vào một trong ba ông này thì chắc
chắn ông ta sẽ bị “bị thịt không kịp ngáp”.
Như
vậy cái gọi là “công tác chống tham nhũng” của ông Nguyễn Phú Trọng
thực chất nó là gì? Thực chất nó là một chiến trường đấu nhau giữa các
nhóm mafia chính trị bên trong ĐCS mà thôi. Tất nhiên với kẻ nào cũng
tội đầy mình thì bẻ bị thịt nào cũng dính tội. Tuy vỏ ngoài bọc là
“chống tham nhũng”, nhưng bên trong nó là cuộc chiến giữa phe mafia
chính trị tranh dành quyền lực. Nếu là thực thi công lý thật thì không
có chuyện mỗi ông lại phát biểu một kiểu trái ngược nhau như vậy.
Với
Nguyễn Tấn Dũng và Lê Thanh Hải, thì gã nào cũng tội tội như núi, thế
nhưng Nguyễn Phú Trọng lại không dám động đến. Bởi đơn giản, đây là trận
thư hùng chứ không phải là thực thi công lý, nên Nguyễn Phú Trọng ngán
hai gã này, vì hai gã này có võ.
Nếu
Trọng là sư tử thì Dũng cũng là Hổ dữ chứ chả phải loài thấp hơn như
báo hay linh cẩu đâu mà dễ bắt nạt. Mà như ta biết khi hai kẻ kèn cựa
chiến với nhau, đôi khi cú hồi mã thương của kẻ phòng thủ lại kết liễu
được kẻ tấn công chứ chưa chắc gì kẻ tấn công đã thắng. Đó là lý do tại
sao Trọng không dám thịt Dũng là vậy.
Đỗ Ngà
(FB Đỗ Ngà)
Không có nhận xét nào