Hình minh họa |
Hôm
nay ngày 5 tháng 7, trên Báo Sài Gòn Giải Phóng có bài viết “Bụi, tiếng
ồn gần Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân vượt ngưỡng cho phép” cho biết, nhà
máy nhiệt điện công nghệ lạc hậu của Trung Cộng đầu tư tại đây lại tiếp
tục gây ô nhiễm, lần này là ô nhiễm tiếng ồn. Trước đây nhà máy này cũng
từng xin đổ hàng triệu chất thải xuống biển và bị xã hội phản đối, thế
nhưng sau đó nhà máy này đã vứt nó đi đâu thì cũng chẳng ai biết.
Ngày
19 tháng 12 năm 2019, trên báo Hải Quan Online cơ bài viết “Việt Nam sẽ
nhập khẩu 2,1 tỷ kWh điện từ Trung Quốc trong 2020” đã cho biết nhu cầu
điện trong nước đang thiếu và EVN phải mua điện từ Tàu và Lào để bù
vào. Điện thiếu như thế nhưng hiện nay EVN đang gây khó khăn với dự án
Điện khí LNG Bạc Liêu (xem bài “Dự án điện khí LNG Bạc Liêu: vẫn vướng
mắc giá bán điện” đăng trên Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ngày 5 tháng 7 năm
2020). Được biết dự án này do công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd đến
từ Singapore muốn đầu tư 4 tỷ đô dưới dạng FDI. Điều kiện để được phê
duyệt dự án đầu tư là, nhà đầu tư phải đàm phán giá bán điện với EVN.
Nếu đàm phán thành công thì được đầu tư, nếu không thành công thì “cút
xéo”. Đây là một nút thắt vô cùng phi lí, ĐCS đã trao cho EVN quyền này
chẳng khác nào cho phép muốn làm gì thì làm. Công ty nào muốn đầu tư nhà
máy điện tại Việt Nam phải quỳ lạy EVN. Những nhà đầu tư nào không chi
mạnh để đổ vào mõm quan chức EVN thì khó mà đặt chân vào Việt Nam để đầu
tư.
Trong
hoàn cảnh đất nước thiếu điện mà EVN lại muốn chặn một dự án đầu tư nhà
máy điện dùng khí hóa lỏng (loại công nghệ sạch hơn điện than rất
nhiều) thì điều này cho thấy, trong vấn đề này có khúc mắc. Trong khi đó
EVN lại mời Tàu Cộng vào xây rất nhiều dự án nhà máy điện than vừa ô
nhiễm, vừa lạc hậu? Thật không thể hiểu nổi. Chỉ có thể là EVN là cánh
tay nối dài của Tàu Cộng, hoặc là đòi ăn quá dày chăng?
Để
trả lời cho vấn đề bất cập này tất nhiên EVN sẽ lấy lý do “giá” điện để
bào chữa. Khi mà Tàu dùng công nghệ “ve chai” để đầu tư thì tất nhiên
giá điện rẻ rồi?! Với những thứ công nghệ lạc hậu đó, họ muốn mang vứt
đi thì phải tốn tiền cho bên xử lý rác, thế nhưng nhét cho quan chức EVN
và các quan chức CS ở cấp cao hơn một ít tiền là họ đồng ý rước thứ của
nợ này ngay. Thay vì phải tốn tiền để thanh lí nó, Tàu Cộng lại mang nó
qua Việt Nam vừa bán điện kiếm tiền vừa nhả hàng triệu tấn chất thải
hàng năm đầu độc dân Việt. Ngày 29 tháng 1 năm 2018 trên báo Dân Trí có
bài viết “Trung Quốc sắp “từ mặt” nhiệt điện than” đã cho biết, nước này
đang muốn tống khứ thứ công nghệ lạc hậu và đầy ô nhiễm này, và tất
nhiên họ mang đi đâu chắc không cần nói ai cũng hiểu. Chính EVN tiếp
nhận nó một cách dễ dàng.
Hiện
nay điện mặt trời và điện gió ở Việt Nam đang bị EVN bóp chết bằng cái
quyền được độc quyền giá điện. EVN vừa độc quyền giá mua và độc quyền
luôn cả giá bán: Độc quyền giá mua giúp họ có quyền sinh quyền sát với
các nhà đầu tư ngành điện vào Việt Nam. Họ gật đầu thì được đầu tư, họ
lắc đầu là phải biến ra khỏi Việt Nam. Và chính cái đặc quyền quái đản
này họ đã hoặc đuổi cổ hoặc bóp chết những nhà đầu tư năng lượng sạch.
Tống sạch mời bẩn, EVN đã gián tiếp đầu độc dân Việt; Còn độc quyền giá
bán thì lại giúp cho EVN trấn lột dân bao nhiêu tùy thích.
Để
EVN tồn tại với nhiều đặc ân quái đản như vậy, đất nước Việt Nam và dân
Việt Nam đã phải thiệt thòi quá nhiều. EVN chính xác là một kẻ phá hoại
được bảo kê bởi nhà nước.
Đỗ Ngà
Tham khảo:
(FB Đỗ Ngà)
Không có nhận xét nào