Nhà văn Túy Hồng, qua đời vào 19-7-2020 tại Mỹ, ở tuổi 82. Nghe tin mà nhớ lần được gặp bà, trong một chuyến đến Seatle nhiều năm trước.
Năm 1975, cùng dòng người ra đi khỏi Việt Nam bởi kết cục của một cuộc chiến, nhà văn Túy Hồng đến bên kia biển và ở lại, như nhiều danh tài khác của miền Nam Việt Nam.
Túy Hồng là một trong nhóm các nhà văn nữ nổi tiếng trước năm 1975 bao gồm Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương (Nguyễn Thị Thái), Nguyễn Thị Thụy Vũ, Lệ Hằng… Thời của một nền văn chương tự do và lộng lẫy đã tạo điều kiện cho rất nhiều nhà văn nữ xuất hiện, nhưng nhóm các nữ sĩ kể trên được coi như là tiền phong với những phong cách, cũng như đề tài của họ đầy cá tính và khác biệt.
Nhà văn Nguyễn Thị Tuý Hồng, tên cũng là bút danh. Bà sinh ngày 12-10-1938 tại Chí Long, Phong Điền, Thừa Thiên – Huế, viết văn từ năm 1962.
Trong một thời gian khoảng hơn 10 năm ở Saigon, nhà văn Túy Hồng đã tung ra hàng loạt tác phẩm, khiến người đọc cũng như giới phê bình kinh ngạc về sức sáng tác của bà, với các tác phẩm như Thở dài (NXB Đời Mới 1965, Kim Anh tái bản 1966), Vết thương dậy thì (NXB Kim Anh 1966) Trong móc mưa hạt huyền(NXB Đồng Nai 1969), Tôi nhìn tôi trên vách (NXB Đồng Nai 1970), Mùa hạ huyền (Văn Khoa 1971), Những sợi sắc không (Giải nhất Văn chương toàn quốc 1970 – NXB Khai Trí 1971),Biển điên (NXB Văn Khoa 1971),Bướm khuya, (NXB Đồng Nai 1971)…
Bà còn là một cây bút cộng tác thường xuyên với: Văn Hữu, Bách Khoa, Lập Trường, Văn, Văn Học, Tin Sách, Nghệ Thuật, Kịch Ảnh, Con Ong, Diều Hâu, Tia Sáng, Độc Lập, Tin Sáng, Thần Phong, Thời Nay, Đời Nay, Khởi Hành, Tiền Tuyến, Vấn Đề… với thể loại nào, nhà văn Túy Hồng cũng đều bộc lộ sự sắc sảo trong nghiệp chữ nghĩa của mình.
Chữ nghĩa của Túy Hồng đầy yêu đương và trần tục, khao khát và ẩn ức, đàn ông và đàn bà đều tuyệt vời ở giống cái và giống đực.
Nhà văn Túy Hồng có đoạn mang chút tình lãng mạn, ngắn như đủ đậm với nhà văn Võ Phiến lúc ở Dalat, mà bà viết kể lại trong Những Sợi Sắc Không (1970).
Được biết nhà văn Võ Phiến thố lộ với bà rằng “Anh không ham muốn em từ phút ban đầu, cũng không ham muốn em sau cái phút anh nhìn em qua cửa kính cư xá Bùi Thị Xuân, mà anh chỉ yêu em bởi vì những câu văn đầu tay em viết trong truyện ngắn gửi đăng báo… Yêu đời sống, chúng ta hãy đầu cơ khả năng, thì giờ và lòng thành vào văn chương. Anh cho nghệ thuật tất cả tài sản tinh thần của anh. Con đường anh đi là con đường văn nghệ, chấp nhận sống và chết, trừu tượng và cụ thể. Anh không phải là họa sĩ, nhưng anh có màu sắc nét vẽ; anh không phải là nhạc sĩ nhưng anh có âm thanh tiếng động.”
Nhưng mọi thứ tan vỡ khi Võ Phiến thú nhận ông đã có gia đình. Và khi viết lại mọi thứ, ở bất kỳ chuyện gì, bà Túy Hồng vẫn viết rõ tên và các câu chuyện của mình, đến mức nhà văn Võ Phiến phải than thở ““Em không bằng Nguyễn Thị Hoàng, em thua kém Nguyễn Thị Thụy Vũ. Họ kính nể người yêu, họ không oán trách người tình, không căm giận những người đàn ông mà họ đã thương. Còn em, em không tốt, em nói xấu anh dữ dội trong truyện ngắn em viết”.
Câu chuyện yêu đương đó, nhà văn Túy Hồng viết trong Những Sợi Sắc Không và gửi dự thi Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc năm 1970 cùng với Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ. Mà trêu gan nhất là hội đồng giám khảo gồm Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo và Võ Phiến.
Nhưng trong một bút ký của bà, người ta nhìn thấy bà viết về Võ Phiến như sau “Tôi chưa thấy một người đàn ông nào thương vợ nhiều như thế, yêu vợ kỹ như thế. Vợ anh, vợ anh.. cái miệng cứ tía lia vợ anh vợ anh, làm như người ta sắp lấy mất. Bà Võ Phiến tên cúng cơm là Viễn Phố”. Yêu, cay đắng và công bằng như vậy, chỉ có Túy Hồng.
Sau năm 1975, nhà văn Túy Hồng bị xếp vào thành phần nguy hiểm do các bài nhận định, bình luận chính trị… Trên các tạp chí, báo của người Việt hải ngoại. Trả lời trên Gió-O (2005) về việc phải ra đi và một nhà văn thì còn giá trị hay sứ mạng gì, bà nói lúc này “nhà văn chỉ có thể là nhân chứng”. Một trong những tác phẩm cuối cùng của bà ở hải ngoại, là nói về cuộc đời trí thức lưu vong có tên là “Trong Cuối Cùng”.
Truyện của nhà văn Túy Hồng không khó tìm trên internet, với các ấn bản điện tử, với những ai muốn đọc lại.
Nhân dịp thêm một ngôi sao được gắn lên khoảng trời vô cùng của văn học tự do miền Nam. Xin kể lại, để biết và để nhớ.
https://nhacsituankhanh
NS Tuấn Khanh - Nhà văn Túy Hồng, chứng nhân tình yêu và cuộc đời |
Túy Hồng là một trong nhóm các nhà văn nữ nổi tiếng trước năm 1975 bao gồm Nhã Ca, Nguyễn Thị Hoàng, Trùng Dương (Nguyễn Thị Thái), Nguyễn Thị Thụy Vũ, Lệ Hằng… Thời của một nền văn chương tự do và lộng lẫy đã tạo điều kiện cho rất nhiều nhà văn nữ xuất hiện, nhưng nhóm các nữ sĩ kể trên được coi như là tiền phong với những phong cách, cũng như đề tài của họ đầy cá tính và khác biệt.
Nhà văn Nguyễn Thị Tuý Hồng, tên cũng là bút danh. Bà sinh ngày 12-10-1938 tại Chí Long, Phong Điền, Thừa Thiên – Huế, viết văn từ năm 1962.
Trong một thời gian khoảng hơn 10 năm ở Saigon, nhà văn Túy Hồng đã tung ra hàng loạt tác phẩm, khiến người đọc cũng như giới phê bình kinh ngạc về sức sáng tác của bà, với các tác phẩm như Thở dài (NXB Đời Mới 1965, Kim Anh tái bản 1966), Vết thương dậy thì (NXB Kim Anh 1966) Trong móc mưa hạt huyền(NXB Đồng Nai 1969), Tôi nhìn tôi trên vách (NXB Đồng Nai 1970), Mùa hạ huyền (Văn Khoa 1971), Những sợi sắc không (Giải nhất Văn chương toàn quốc 1970 – NXB Khai Trí 1971),Biển điên (NXB Văn Khoa 1971),Bướm khuya, (NXB Đồng Nai 1971)…
Bà còn là một cây bút cộng tác thường xuyên với: Văn Hữu, Bách Khoa, Lập Trường, Văn, Văn Học, Tin Sách, Nghệ Thuật, Kịch Ảnh, Con Ong, Diều Hâu, Tia Sáng, Độc Lập, Tin Sáng, Thần Phong, Thời Nay, Đời Nay, Khởi Hành, Tiền Tuyến, Vấn Đề… với thể loại nào, nhà văn Túy Hồng cũng đều bộc lộ sự sắc sảo trong nghiệp chữ nghĩa của mình.
Chữ nghĩa của Túy Hồng đầy yêu đương và trần tục, khao khát và ẩn ức, đàn ông và đàn bà đều tuyệt vời ở giống cái và giống đực.
Nhà văn Túy Hồng có đoạn mang chút tình lãng mạn, ngắn như đủ đậm với nhà văn Võ Phiến lúc ở Dalat, mà bà viết kể lại trong Những Sợi Sắc Không (1970).
Được biết nhà văn Võ Phiến thố lộ với bà rằng “Anh không ham muốn em từ phút ban đầu, cũng không ham muốn em sau cái phút anh nhìn em qua cửa kính cư xá Bùi Thị Xuân, mà anh chỉ yêu em bởi vì những câu văn đầu tay em viết trong truyện ngắn gửi đăng báo… Yêu đời sống, chúng ta hãy đầu cơ khả năng, thì giờ và lòng thành vào văn chương. Anh cho nghệ thuật tất cả tài sản tinh thần của anh. Con đường anh đi là con đường văn nghệ, chấp nhận sống và chết, trừu tượng và cụ thể. Anh không phải là họa sĩ, nhưng anh có màu sắc nét vẽ; anh không phải là nhạc sĩ nhưng anh có âm thanh tiếng động.”
Nhưng mọi thứ tan vỡ khi Võ Phiến thú nhận ông đã có gia đình. Và khi viết lại mọi thứ, ở bất kỳ chuyện gì, bà Túy Hồng vẫn viết rõ tên và các câu chuyện của mình, đến mức nhà văn Võ Phiến phải than thở ““Em không bằng Nguyễn Thị Hoàng, em thua kém Nguyễn Thị Thụy Vũ. Họ kính nể người yêu, họ không oán trách người tình, không căm giận những người đàn ông mà họ đã thương. Còn em, em không tốt, em nói xấu anh dữ dội trong truyện ngắn em viết”.
Câu chuyện yêu đương đó, nhà văn Túy Hồng viết trong Những Sợi Sắc Không và gửi dự thi Giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc năm 1970 cùng với Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ. Mà trêu gan nhất là hội đồng giám khảo gồm Nguyễn Mạnh Côn, Mai Thảo và Võ Phiến.
Nhưng trong một bút ký của bà, người ta nhìn thấy bà viết về Võ Phiến như sau “Tôi chưa thấy một người đàn ông nào thương vợ nhiều như thế, yêu vợ kỹ như thế. Vợ anh, vợ anh.. cái miệng cứ tía lia vợ anh vợ anh, làm như người ta sắp lấy mất. Bà Võ Phiến tên cúng cơm là Viễn Phố”. Yêu, cay đắng và công bằng như vậy, chỉ có Túy Hồng.
Sau năm 1975, nhà văn Túy Hồng bị xếp vào thành phần nguy hiểm do các bài nhận định, bình luận chính trị… Trên các tạp chí, báo của người Việt hải ngoại. Trả lời trên Gió-O (2005) về việc phải ra đi và một nhà văn thì còn giá trị hay sứ mạng gì, bà nói lúc này “nhà văn chỉ có thể là nhân chứng”. Một trong những tác phẩm cuối cùng của bà ở hải ngoại, là nói về cuộc đời trí thức lưu vong có tên là “Trong Cuối Cùng”.
Truyện của nhà văn Túy Hồng không khó tìm trên internet, với các ấn bản điện tử, với những ai muốn đọc lại.
Nhân dịp thêm một ngôi sao được gắn lên khoảng trời vô cùng của văn học tự do miền Nam. Xin kể lại, để biết và để nhớ.
https://nhacsituankhanh
Không có nhận xét nào