Susie Hughes, giám đốc điều hành và đồng sáng lập của ETAC (Liên minh
quốc tế về chấm dứt lạm dụng cấy ghép ở Trung Quốc, người khởi xướng
Tòa án về Trung Quốc, phát biểu tại Diễn đàn chính sách về mua bán nội
tạng và giết người phi pháp tại Trung Quốc tại Capitol Hill, Washington
ngày 10/3/2020. (Samira Bouaou/The Epoch Times)
China Daily cho biết cảnh sát Trung Cộng đang truy tìm hơn 100 cô dâu Việt Nam biến mất không để lại dấu vết cùng với một người môi giới từ hồi tháng 11 ở tỉnh Hà Bắc. Một quan chức địa phương được báo chí trích lời nhận định một đường dây buôn người có tổ chức có thể đứng sau vụ mất tích hàng loạt trên.
Ông Vũ Văn Vinh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã Hội tỉnh Lào Cai, hiện đang cưu mang các cô gái bị lừa bán sang Trung Cộng cho đài VOA Việt Ngữ biết, các vụ mua bán, lừa các cô gái Việt Nam thời gian qua không suy giảm và các nạn nhân chủ yếu không có công ăn việc làm. Ông Vịnh nói: “Môi giới lợi dụng, lừa bán đi. Ngoài chiêu là môi giới việc làm, còn có chuyện lợi dụng tình yêu để lừa bán đi. Số mà bị lừa bán đi có tới phân nửa là bị bán để làm vợ, làm cô dâu. Khi làm dâu thì có hai tình huống xảy ra. Ban đầu khi bị lừa bán như thế, các cô nầy sẽ không chấp nhận các cuộc tình như thế này, nhưng sau một thời gian, bản thân những người mua họ, rất cần cô dâu. Thế rồi sau một thời gian nhất định thì cũng có tình cảm, có tình yêu và thậm chí có cả con cái. Trường hợp đấy, phần lớn không muốn về. Loại thứ hai là trong quá trình hôn nhân ấy, không chấp nhận được, không đồng ý được, hoặc các gia đình đó không chấp nhận cuộc tình đó thì xảy ra tình trạng cô dâu trốn về”.
Theo ông Vĩnh, các vụ mất tích có thể xuất phát từ chuyện các cô gái bị cưỡng ép kết hôn đã khiến họ “nung nấu ý định bỏ trốn”. Ông nầy cho rằng các cơ quan chức năng của VN cần phải vào cuộc để tìm huểu rõ các vụ mất tích này. Trong khi đó, trả lời báo chí trong nước, phía Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh cho biết đang phối hợp với công an TC để xác minh vụ việc.
Tình trạng mất cân bằng giới tính do các gia đình chuộng con trai hơn con gái đã khiến nhiều đàn ông nghèo khó ở nông thôn Hoa Lục khó kiếm vợ. Họ phải hướng sang các quốc gia láng giềng, trong đó có VN để tìm vợ và phải trả một khoản tiền môi giới lên tới hơn một chục ngàn Mỹ kim. Chi phí trung bình để kết hôn với một phụ nữ VN khoảng 20.000 Nhân Dân Tệ (tương đương 3.000 USD). Tôi muốn chứng minh ngược lại nhận xét của ông Vũ Văn Vinh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Lào Cai, thân phận hơn 100 cô dâu Việt Nam mất tích, họ đi về đâu? Tôi đoan chắc rằng họ đã đi vào lò mỗ nội tạng bên Trung Cộng. Xin hãy đọc tài liệu sau đây:
NUÔI NGƯỜI NHƯ NUÔI THÚ VẬT TRONG CHUỒNG ĐỂ LẤY NỘI TẠNG:
Lần đầu tiên báo chí TC tiết lộ chi tiết về đường dây buôn “THẬN” người gồm 12 thành viên mà trùm băng nhóm là chủ tịch Hội đồng quản tri một công ty dược. “Sự cố” nầy khiến dư luận dân chúng Hoa Lục phẫn nộ, sau khi được phơi bày trên báo Tân Kinh số ra ngày 10/8. Băng nhóm này đã bị Tòa Án Nhân Dân quận Thanh Sơn Hồ ở Giang Tây tuyên án từ 2, 9 và 5 năm tù giam sau hơn một năm bị bắt. Băng nhóm tội phạm này đã kiếm hơn 1,5 triệu NDT (243.600 USD) từ hoạt động mua bán thận trong 2 năm 2011 và 2012.
Trong suốt 2 năm 2011 và 2012, hàng chục quả thận người được đóng trong thùng cấp đông và dán nhãn hàng hài sản gửi bằng đường hàng không từ thành phố Nam Xương (tỉnh Giang Tây) đến Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) để bán cho những bệnh nhân đang cần cấy ghép với giá hàng chục ngàn USD.
Chuyến hàng cuối năm 2012 đã không trót lọt khi hải quan sân bay Quảng Châu phát hiện những kiện hàng đáng ngờ và chặn lại kiểm tra. Mạc Vĩnh Thanh, người trực tiếp gửi những thùng thận và băng nhóm của y lần lượt sa lưới, trong đó trùm băng nhóm là Trần Phùng, chủ tịch Công ty Thương mại Mãnh Gia Địa Quảng Châu.
Thủ đoạn của băng nhóm Trần là đăng quảng cáo tìm người bán thận hoặc cho thận trên Internet với những lời rao sẽ kiếm được nhiều tiền một cách dễ dàng mà không phải chịu đau đớn hay lao động cực nhọc. Lời rao này đã thu hút khoảng 40 thanh niên trong độ tuổi 20-30 đến hang ổ của đường dây nầy ở Nam Xương. Đây chỉ mới phát hiện một đường dây, còn biết bao nhiêu đường dây nữa hoạt động trong bóng tối chưa phát hiện?
NHỮNG ĐƯỜNG DÂY BUÔN BÁN NỘI TẠNG XUYÊN QUỐC GIA:
Một đường dây buôn bán thận vừa được phanh phui đang làm rúng động Campuchia. Vụ việc được hé lộ, hồi tháng 6 năm nay khi Chlay, một thanh niên 18 tuổi ở ngoại ô Nam Vang tới trình báo cảnh sát về việc cậu đã được một phụ nữ môi giới để bán thận cách đây 2 năm. Khi ấy, cậu đã được đưa từ một căn nhà xập xệ ở ngoại ô thủ đô Nam Vang tới một bệnh viện ở quốc gia láng giềng, phẫu thuật cắt bỏ thận và nhận 3.000 USD. Tại căn nhà tồi tàn nơi Chlay sống cùng 9 người thân, cậu kể rằng một người hàng xóm đã thuyết phục cậu cùng hai người anh em khác bán thận cho những người Campuchia giàu có.
Người phụ nữ mà Chlay nhắc tới sau nầy đã bị cảnh sát Nam Vang bắt và khởi tố về tội môi giới cho một đường dây buôn bán nội tạng trái phép. Cha dượng của người phụ nữ nầy cũng bị bắt và cả hai người đang bị tạm giam để chờ ngày ra tòa. Về phần Chlay, với 3.000 USD nhận về, anh vẫn không thoát nợ nần sau hành động dại dột đó. Không những dậy, dù đang ở tuổi thanh niên đang độ sung sức, việc mất một quả thận đã biến anh trở thành một kẻ yếu ớt, không thể lao động nặng nhọc. Theo Tổ chức Y Tế thế giới, trường hợp suy giảm sức khỏe như Chlay khá phổ biến, do những người bán nội tạng không được chăm sóc hậu phẫu thuật tốt.
Chuyến đi bí mật của Chlay bị phanh phui đã khiến người dân Campuchia không khỏi sốc, vì đây là một trong những vụ buôn bán nội tạng đầu tiên bị phát hiện ở nước nầy. Thế nhưng, điều mà người ta lo ngại là những gì được đưa ra ánh sáng mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và rất có thể nhiều nạn nhân khác của nạn buôn bán nội tạng trái phép vẫn chưa được phát hiện. Ở châu Á, các câu chuyện tương tự như của Chlay đã xuất hiện từ lâu, nhất là tại các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Nepal và cả Việt Nam.
THỊ TRƯỜNG BUÔN BÁN NỘI TẠNG TRÊN THẾ GIỚI:
Thận là một trong những bộ phận cơ thể có nhu cầu cần cấy ghép nhiều nhất thế giới. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có giá thận đắt nhất thế giới trên thị trường đen. Thực tế nầy dẫn đến tình trạng buôn bán nội tạng chợ đen tăng lên. Kinh doanh nội tạng chợ đen chiếm 10% nguồn cung cấp cho việc cấy ghép và thu về trên 1,2 tỷ USD.
Kể từ khi nguồn tài trợ nội tạng bị cắt giảm thì danh sách bệnh nhân về thận phải chờ đợi cấy ghép mỗi ngày một dài thêm. Hiện nay, tại Hoa Kỳ có khoảng 120.000 bệnh nhân trong danh sách chờ đợi cấy ghép thận. Năm 2012, có 14.013 người hiến tặng nội tạng, trong khi có 28.052 ca cần cấy ghép thận.
Thực tế này dẫn đến tình trạng buôn bán nội tạng chợ đen tăng lên. Kinh doanh nội tạng tại chợ đen chiếm 10% nguồn cung cấp cho việc cấy ghép và thu trên 1,2 tỷ USD. Một số quốc gia còn có hiện tượng mua bán nội tạng theo thỏa thuận. Giá một ca cấy ghép thận theo giá thị trường chợ đen như sau:
Trung Cộng: 87.000 USD.
Nam Phi: 100.000 USD
Israel: 100.000 USD
Serbia: 123.000 USD
Kosovo: 135.000 USD
New York: 160.000 USD
Ukraine: 200.000 USD
Moldova: 250.000 USD
Singapore: 300.000 USD
NGHỀ KINH DOANH NỘI TANG PHÁT ĐẠT TẠI ĐẠI LỤC:
Nhũng năm gần đây, Đại Lục phát triển mạnh công nghiệp cấy ghép nội tạng, thu hút rất đông người ngoại quốc tìm đến Trung Cộng để điều trị. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đó, có những vấn đề đang gây tranh cãi, như việc kinh doanh nội tạng tử tù. Một cuộc điều tra bí mật của đài BBC mới đây cho thấy việc kinh doanh nội tạng tử tù tại Đại Lục rất phát đạt, thỏa mãn nhu cầu của nhiều bệnh nhân nước ngoài.
Trong vai làm người muốn thay gan cho người cha bị bệnh, phóng viên BBC tên Rupert Wingfield-Hayes tìm đến Bệnh viện Trung Ương 1 Thiên Tân và được cho biết chỉ trong 3 tuần lễ sẽ có ngay lá gan thích hợp với chi phí 94.000 USD, nguồn gốc lá gan được chính bác sĩ giải phẫu trưởng xác nhận là từ một tử tù.
Nước Tàu là nước có nhiều án tử tù cao nhất thế giới, Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Bộ Y tế TC không phủ nhận việc sử dụng nội tạng tử tù, nhưng cho biết đang xem xét lại cơ chế nầy cùng các quy định liên hệ. Theo một quan chức, tử tù nguyện hiến nội tạng của họ như là “quà tặng cho xã hội”. Tại Hội nghị ghép gan Quốc tế tháng 7/2005, Thứ trưởng Y Tế TC Huang Jiefu cũng thừa nhận phần lớn ca ghép gan ở Hoa Lục là nhờ nguồn tử tù. Trước đó, hồi tháng 3, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao TC Quin Gang cho biết: nước nầy có sử dụng nội tạng tử tù, nhưng chỉ trong “rất ít trường hợp” và không ép buộc mà chỉ khi được tử tù đồng ý. Theo BBC, thật khó mà biết được tử tù có thật sự tự nguyện hiến tặng ngay trước khi bị thi hành án hay không?
DU LỊCH HOA LỤC ĐỂ CẤY GHÉP TẠNG:
Ghép tạng là một kỹ nghệ dễ phát tài ở TC. Các số liệu chính thức cho thấy có khoảng 60.000 ca ghép thận, 6.000 ca ghép gan, 250 ca ghép tim được thực hiện ở Hoa Lục từ năm 1993 tới 2006.Theo BBC, trong năm rồi Bệnh viện Trung Ương 1 Thiên Tân đã thực hiện đến 600 ca ghép gan. Còn theo Hội cấy ghép TC đã có 5.000 ca ghép thận và 1.500 ca ghép gan được thực hiện từ năm 2003.
Chỉ cần lên mạng tìm kiếm là thấy ngay nhiều trung tâm ghép tạng TC đua nhau đáp ứng nhu cầu: chỉ chờ từ 1 đến 4 tuần với chi phí ghép thận khoảng 62.000 USD, ghép tim 140.000 USD. Do nhu cầu thúc đẩy, nhiều người giàu có từ các nước phương Tây, từ Nhật Bản, Hàn Quốc… kéo sang TC để được ghép tạng. Như ở Anh, dù 1/5 dân, khoảng 13 triệu người đã ký giấy hiến tặng sau khi chết, nhưng mỗi năm chỉ có thể ghép được khoảng 3.000 ca trong số hơn 8.000 ca có nhu cầu, do đó Hoa Lục là điểm đến “du lịch ghép tạng” lý tưởng.
Tuy nhiên có vấn đề phức tạp, xác xuất thành công các ca ghép tạng ở TC thường rất thấp. Số liệu chính thức của trung tâm ghép tạng Thiên Tân cho thấy tỷ lệ sống chỉ một năm sau ghép gan chỉ có 50% so với 81% ở Hoa Kỳ. Hồi tháng 2, Nhật phải kiểm tra ít nhất 8 ca là bệnh nhân Nhật sang TC ghép tạng về đã trở bệnh nặng hoặc tử vong vì nhiễm trùng hoặc triệu chứng khác. Quy định của Bộ Y Tế TC mới có hiệu lực từ đầu tháng 7/2006, ngăn cấm buôn bán nội tạng, người hiến tặng phải có văn bản đồng ý và có quyền từ chối ngay trước ca ghép, chỉ cho phép các bệnh viện cao cấp có đủ phương tiện và nhân sự thực hiện…tuy nhiên, quy định này được cho là khó tuân thủ vì số nội tạng hiến tặng không thấm tháp gì với nhu cầu ngày càng cao, càng làm thị trường “NỘI TẠNG CHỢ ĐEN” phát triển mạnh.
Theo Eli Friedman, chuyên gia thận Đại học New York, và Amy Friedman, chuyên gia ghép tạng Đại học Yale, dù việc kinh doanh nội tạng là bất hợp pháp ở phần lớn các nước bị giới y khoa chuyên nghiệp xem là “vô đạo đức”, nhưng nội tạng hiến tặng vẫn được mua bán ở thị trường chợ đen…
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Nguyễn Vĩnh Long Hồ - Việt Nam: nguồn cung cấp nội tạng vô tận cho Trung Quốc |
China Daily cho biết cảnh sát Trung Cộng đang truy tìm hơn 100 cô dâu Việt Nam biến mất không để lại dấu vết cùng với một người môi giới từ hồi tháng 11 ở tỉnh Hà Bắc. Một quan chức địa phương được báo chí trích lời nhận định một đường dây buôn người có tổ chức có thể đứng sau vụ mất tích hàng loạt trên.
Ông Vũ Văn Vinh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã Hội tỉnh Lào Cai, hiện đang cưu mang các cô gái bị lừa bán sang Trung Cộng cho đài VOA Việt Ngữ biết, các vụ mua bán, lừa các cô gái Việt Nam thời gian qua không suy giảm và các nạn nhân chủ yếu không có công ăn việc làm. Ông Vịnh nói: “Môi giới lợi dụng, lừa bán đi. Ngoài chiêu là môi giới việc làm, còn có chuyện lợi dụng tình yêu để lừa bán đi. Số mà bị lừa bán đi có tới phân nửa là bị bán để làm vợ, làm cô dâu. Khi làm dâu thì có hai tình huống xảy ra. Ban đầu khi bị lừa bán như thế, các cô nầy sẽ không chấp nhận các cuộc tình như thế này, nhưng sau một thời gian, bản thân những người mua họ, rất cần cô dâu. Thế rồi sau một thời gian nhất định thì cũng có tình cảm, có tình yêu và thậm chí có cả con cái. Trường hợp đấy, phần lớn không muốn về. Loại thứ hai là trong quá trình hôn nhân ấy, không chấp nhận được, không đồng ý được, hoặc các gia đình đó không chấp nhận cuộc tình đó thì xảy ra tình trạng cô dâu trốn về”.
Theo ông Vĩnh, các vụ mất tích có thể xuất phát từ chuyện các cô gái bị cưỡng ép kết hôn đã khiến họ “nung nấu ý định bỏ trốn”. Ông nầy cho rằng các cơ quan chức năng của VN cần phải vào cuộc để tìm huểu rõ các vụ mất tích này. Trong khi đó, trả lời báo chí trong nước, phía Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh cho biết đang phối hợp với công an TC để xác minh vụ việc.
Tình trạng mất cân bằng giới tính do các gia đình chuộng con trai hơn con gái đã khiến nhiều đàn ông nghèo khó ở nông thôn Hoa Lục khó kiếm vợ. Họ phải hướng sang các quốc gia láng giềng, trong đó có VN để tìm vợ và phải trả một khoản tiền môi giới lên tới hơn một chục ngàn Mỹ kim. Chi phí trung bình để kết hôn với một phụ nữ VN khoảng 20.000 Nhân Dân Tệ (tương đương 3.000 USD). Tôi muốn chứng minh ngược lại nhận xét của ông Vũ Văn Vinh, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Xã hội tỉnh Lào Cai, thân phận hơn 100 cô dâu Việt Nam mất tích, họ đi về đâu? Tôi đoan chắc rằng họ đã đi vào lò mỗ nội tạng bên Trung Cộng. Xin hãy đọc tài liệu sau đây:
NUÔI NGƯỜI NHƯ NUÔI THÚ VẬT TRONG CHUỒNG ĐỂ LẤY NỘI TẠNG:
Lần đầu tiên báo chí TC tiết lộ chi tiết về đường dây buôn “THẬN” người gồm 12 thành viên mà trùm băng nhóm là chủ tịch Hội đồng quản tri một công ty dược. “Sự cố” nầy khiến dư luận dân chúng Hoa Lục phẫn nộ, sau khi được phơi bày trên báo Tân Kinh số ra ngày 10/8. Băng nhóm này đã bị Tòa Án Nhân Dân quận Thanh Sơn Hồ ở Giang Tây tuyên án từ 2, 9 và 5 năm tù giam sau hơn một năm bị bắt. Băng nhóm tội phạm này đã kiếm hơn 1,5 triệu NDT (243.600 USD) từ hoạt động mua bán thận trong 2 năm 2011 và 2012.
Trong suốt 2 năm 2011 và 2012, hàng chục quả thận người được đóng trong thùng cấp đông và dán nhãn hàng hài sản gửi bằng đường hàng không từ thành phố Nam Xương (tỉnh Giang Tây) đến Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông) để bán cho những bệnh nhân đang cần cấy ghép với giá hàng chục ngàn USD.
Chuyến hàng cuối năm 2012 đã không trót lọt khi hải quan sân bay Quảng Châu phát hiện những kiện hàng đáng ngờ và chặn lại kiểm tra. Mạc Vĩnh Thanh, người trực tiếp gửi những thùng thận và băng nhóm của y lần lượt sa lưới, trong đó trùm băng nhóm là Trần Phùng, chủ tịch Công ty Thương mại Mãnh Gia Địa Quảng Châu.
Thủ đoạn của băng nhóm Trần là đăng quảng cáo tìm người bán thận hoặc cho thận trên Internet với những lời rao sẽ kiếm được nhiều tiền một cách dễ dàng mà không phải chịu đau đớn hay lao động cực nhọc. Lời rao này đã thu hút khoảng 40 thanh niên trong độ tuổi 20-30 đến hang ổ của đường dây nầy ở Nam Xương. Đây chỉ mới phát hiện một đường dây, còn biết bao nhiêu đường dây nữa hoạt động trong bóng tối chưa phát hiện?
NHỮNG ĐƯỜNG DÂY BUÔN BÁN NỘI TẠNG XUYÊN QUỐC GIA:
Một đường dây buôn bán thận vừa được phanh phui đang làm rúng động Campuchia. Vụ việc được hé lộ, hồi tháng 6 năm nay khi Chlay, một thanh niên 18 tuổi ở ngoại ô Nam Vang tới trình báo cảnh sát về việc cậu đã được một phụ nữ môi giới để bán thận cách đây 2 năm. Khi ấy, cậu đã được đưa từ một căn nhà xập xệ ở ngoại ô thủ đô Nam Vang tới một bệnh viện ở quốc gia láng giềng, phẫu thuật cắt bỏ thận và nhận 3.000 USD. Tại căn nhà tồi tàn nơi Chlay sống cùng 9 người thân, cậu kể rằng một người hàng xóm đã thuyết phục cậu cùng hai người anh em khác bán thận cho những người Campuchia giàu có.
Người phụ nữ mà Chlay nhắc tới sau nầy đã bị cảnh sát Nam Vang bắt và khởi tố về tội môi giới cho một đường dây buôn bán nội tạng trái phép. Cha dượng của người phụ nữ nầy cũng bị bắt và cả hai người đang bị tạm giam để chờ ngày ra tòa. Về phần Chlay, với 3.000 USD nhận về, anh vẫn không thoát nợ nần sau hành động dại dột đó. Không những dậy, dù đang ở tuổi thanh niên đang độ sung sức, việc mất một quả thận đã biến anh trở thành một kẻ yếu ớt, không thể lao động nặng nhọc. Theo Tổ chức Y Tế thế giới, trường hợp suy giảm sức khỏe như Chlay khá phổ biến, do những người bán nội tạng không được chăm sóc hậu phẫu thuật tốt.
Chuyến đi bí mật của Chlay bị phanh phui đã khiến người dân Campuchia không khỏi sốc, vì đây là một trong những vụ buôn bán nội tạng đầu tiên bị phát hiện ở nước nầy. Thế nhưng, điều mà người ta lo ngại là những gì được đưa ra ánh sáng mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và rất có thể nhiều nạn nhân khác của nạn buôn bán nội tạng trái phép vẫn chưa được phát hiện. Ở châu Á, các câu chuyện tương tự như của Chlay đã xuất hiện từ lâu, nhất là tại các quốc gia đang phát triển như Ấn Độ, Nepal và cả Việt Nam.
THỊ TRƯỜNG BUÔN BÁN NỘI TẠNG TRÊN THẾ GIỚI:
Thận là một trong những bộ phận cơ thể có nhu cầu cần cấy ghép nhiều nhất thế giới. Dưới đây là danh sách 10 quốc gia có giá thận đắt nhất thế giới trên thị trường đen. Thực tế nầy dẫn đến tình trạng buôn bán nội tạng chợ đen tăng lên. Kinh doanh nội tạng chợ đen chiếm 10% nguồn cung cấp cho việc cấy ghép và thu về trên 1,2 tỷ USD.
Kể từ khi nguồn tài trợ nội tạng bị cắt giảm thì danh sách bệnh nhân về thận phải chờ đợi cấy ghép mỗi ngày một dài thêm. Hiện nay, tại Hoa Kỳ có khoảng 120.000 bệnh nhân trong danh sách chờ đợi cấy ghép thận. Năm 2012, có 14.013 người hiến tặng nội tạng, trong khi có 28.052 ca cần cấy ghép thận.
Thực tế này dẫn đến tình trạng buôn bán nội tạng chợ đen tăng lên. Kinh doanh nội tạng tại chợ đen chiếm 10% nguồn cung cấp cho việc cấy ghép và thu trên 1,2 tỷ USD. Một số quốc gia còn có hiện tượng mua bán nội tạng theo thỏa thuận. Giá một ca cấy ghép thận theo giá thị trường chợ đen như sau:
Trung Cộng: 87.000 USD.
Nam Phi: 100.000 USD
Israel: 100.000 USD
Serbia: 123.000 USD
Kosovo: 135.000 USD
New York: 160.000 USD
Ukraine: 200.000 USD
Moldova: 250.000 USD
Singapore: 300.000 USD
NGHỀ KINH DOANH NỘI TANG PHÁT ĐẠT TẠI ĐẠI LỤC:
Nhũng năm gần đây, Đại Lục phát triển mạnh công nghiệp cấy ghép nội tạng, thu hút rất đông người ngoại quốc tìm đến Trung Cộng để điều trị. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu đó, có những vấn đề đang gây tranh cãi, như việc kinh doanh nội tạng tử tù. Một cuộc điều tra bí mật của đài BBC mới đây cho thấy việc kinh doanh nội tạng tử tù tại Đại Lục rất phát đạt, thỏa mãn nhu cầu của nhiều bệnh nhân nước ngoài.
Trong vai làm người muốn thay gan cho người cha bị bệnh, phóng viên BBC tên Rupert Wingfield-Hayes tìm đến Bệnh viện Trung Ương 1 Thiên Tân và được cho biết chỉ trong 3 tuần lễ sẽ có ngay lá gan thích hợp với chi phí 94.000 USD, nguồn gốc lá gan được chính bác sĩ giải phẫu trưởng xác nhận là từ một tử tù.
Nước Tàu là nước có nhiều án tử tù cao nhất thế giới, Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Bộ Y tế TC không phủ nhận việc sử dụng nội tạng tử tù, nhưng cho biết đang xem xét lại cơ chế nầy cùng các quy định liên hệ. Theo một quan chức, tử tù nguyện hiến nội tạng của họ như là “quà tặng cho xã hội”. Tại Hội nghị ghép gan Quốc tế tháng 7/2005, Thứ trưởng Y Tế TC Huang Jiefu cũng thừa nhận phần lớn ca ghép gan ở Hoa Lục là nhờ nguồn tử tù. Trước đó, hồi tháng 3, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao TC Quin Gang cho biết: nước nầy có sử dụng nội tạng tử tù, nhưng chỉ trong “rất ít trường hợp” và không ép buộc mà chỉ khi được tử tù đồng ý. Theo BBC, thật khó mà biết được tử tù có thật sự tự nguyện hiến tặng ngay trước khi bị thi hành án hay không?
DU LỊCH HOA LỤC ĐỂ CẤY GHÉP TẠNG:
Ghép tạng là một kỹ nghệ dễ phát tài ở TC. Các số liệu chính thức cho thấy có khoảng 60.000 ca ghép thận, 6.000 ca ghép gan, 250 ca ghép tim được thực hiện ở Hoa Lục từ năm 1993 tới 2006.Theo BBC, trong năm rồi Bệnh viện Trung Ương 1 Thiên Tân đã thực hiện đến 600 ca ghép gan. Còn theo Hội cấy ghép TC đã có 5.000 ca ghép thận và 1.500 ca ghép gan được thực hiện từ năm 2003.
Chỉ cần lên mạng tìm kiếm là thấy ngay nhiều trung tâm ghép tạng TC đua nhau đáp ứng nhu cầu: chỉ chờ từ 1 đến 4 tuần với chi phí ghép thận khoảng 62.000 USD, ghép tim 140.000 USD. Do nhu cầu thúc đẩy, nhiều người giàu có từ các nước phương Tây, từ Nhật Bản, Hàn Quốc… kéo sang TC để được ghép tạng. Như ở Anh, dù 1/5 dân, khoảng 13 triệu người đã ký giấy hiến tặng sau khi chết, nhưng mỗi năm chỉ có thể ghép được khoảng 3.000 ca trong số hơn 8.000 ca có nhu cầu, do đó Hoa Lục là điểm đến “du lịch ghép tạng” lý tưởng.
Tuy nhiên có vấn đề phức tạp, xác xuất thành công các ca ghép tạng ở TC thường rất thấp. Số liệu chính thức của trung tâm ghép tạng Thiên Tân cho thấy tỷ lệ sống chỉ một năm sau ghép gan chỉ có 50% so với 81% ở Hoa Kỳ. Hồi tháng 2, Nhật phải kiểm tra ít nhất 8 ca là bệnh nhân Nhật sang TC ghép tạng về đã trở bệnh nặng hoặc tử vong vì nhiễm trùng hoặc triệu chứng khác. Quy định của Bộ Y Tế TC mới có hiệu lực từ đầu tháng 7/2006, ngăn cấm buôn bán nội tạng, người hiến tặng phải có văn bản đồng ý và có quyền từ chối ngay trước ca ghép, chỉ cho phép các bệnh viện cao cấp có đủ phương tiện và nhân sự thực hiện…tuy nhiên, quy định này được cho là khó tuân thủ vì số nội tạng hiến tặng không thấm tháp gì với nhu cầu ngày càng cao, càng làm thị trường “NỘI TẠNG CHỢ ĐEN” phát triển mạnh.
Theo Eli Friedman, chuyên gia thận Đại học New York, và Amy Friedman, chuyên gia ghép tạng Đại học Yale, dù việc kinh doanh nội tạng là bất hợp pháp ở phần lớn các nước bị giới y khoa chuyên nghiệp xem là “vô đạo đức”, nhưng nội tạng hiến tặng vẫn được mua bán ở thị trường chợ đen…
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
Không có nhận xét nào