Ngày 13 tháng Bảy năm 2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael R. Pompeo chính thức đưa ra bản Tuyên cáo lập trường của chính phủ liên bang Hoa Kỳ về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông (tên tiếng Anh là South China Sea). Đây là một tài liệu quan trọng để tiếp tục đánh giá, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế dành cho các quốc gia nhỏ tại biển Đông. Do có nhiều tranh luận và ý kiến trái chiều liên quan đến văn bản này, dưới đây là bốn câu hỏi giúp bạn hiểu cơ bản về bản Tuyên cáo.
Lập trường của Hoa Kỳ là gì?
Lập trường được tuyên bố khá ngắn, người viết tạm chia ra làm ba vấn đề chính.
Trước hết, họ lên án thái độ đe dọa và khả năng sử dụng vũ lực phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông. Bản Tuyên cáo có nhắc lại lời bình luận của Ngoại trưởng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là ông Yang Jiechi (Dương Khiết Trì): “Trung Quốc là đại quốc, các quốc gia còn lại trong Đông Nam Á là tiểu quốc. Đó là sự thật.”
Bản Tuyên cáo dẫn chứng những hành vi vũ lực đơn phương của Trung Quốc như dọa nạt các nước láng giềng khiến họ không thể khai thác thủy hải sản và các tài nguyên xa bờ, xem thường chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong khu vực. Từ đó, Hoa Kỳ khẳng định thói hung hăng của Trung Quốc là không phù hợp với pháp luật quốc tế thế kỷ 21.
Điểm thứ hai, Hoa Kỳ khẳng định lập trường của mình về “Đường chín đoạn”, cho rằng nó không có bất kỳ căn cứ nào từ pháp luật quốc tế.
Thứ ba, chính phủ Hoa Kỳ bác bỏ hoàn toàn một số yêu sách hàng hải của Trung Quốc liên quan đến:
Vùng biển tại bãi cạn Scarborough và các vùng của quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc có tranh chấp với Philippines; vốn đã được phán quyết của Tòa Trọng tài Luật Biển phủ nhận hồi năm 2016.
Vùng biển tại Vanguard Bank (Bãi Tư Chính, ngoài khơi Việt Nam), Luconia Shoals (cụm bãi cạn Luconia, ngoài khơi Malaysia), vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, và tại đảo Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia).
Vùng biển xung quanh James Shoal (Bãi ngầm James, ngoài khơi Malaysia). Khu vực này cách Malaysia 50 hải lý nhưng cách Trung Quốc đến 1.000 hải lý.
Từ đó, Washington đi đến kết luận mọi hành vi gia tăng căng thẳng của Trung Quốc tại những vùng này đều là vô pháp. Phía Hoa Kỳ khẳng định họ sẽ hết mình ủng hộ đồng minh của mình và các quốc gia Đông Nam Á có liên quan, theo đúng pháp luật quốc tế.
Vì sao bản Tuyên cáo lập trường này đáng chú ý?
Kể từ năm 2009, khi chính phủ Trung Quốc chính thức tuyên bố chủ quyền của mình tại biển Đông với yêu sách “đường chín đoạn”, Hoa Kỳ chưa từng đưa ra bất kỳ tuyên bố pháp lý nào phủ nhận hoàn toàn các yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông.
Trong căng thẳng đỉnh điểm có khả năng leo thang quân sự tại bãi cạn Scarborough hồi năm 2016, ông Obama chỉ gặp riêng Tập Cận Bình để lên án hành vi và gây sức ép buộc quân đội Trung Quốc phải tạm rút khỏi bãi cạn.
Trước đó, ví dụ như ngay sau khi yêu sách “đường chín đoạn” ra đời, chính phủ Hoa Kỳ chỉ mới nhấn mạnh rằng họ ủng hộ tự do hàng hải, sự ổn định của biển Đông và các biện pháp giải quyết tranh chấp hòa bình.
Sau hơn 10 năm theo dõi, đây là lần đầu tiên một chính quyền Hoa Kỳ phủ nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc một cách thẳng thắn, rõ ràng và chính thức như lần này. Tuy nhiên, liệu tuyên bố này giá trị thực tiễn nào không thì cần thời gian kiểm chứng.
Hoa Kỳ có công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Trường Sa?
Có nhiều thông tin bất ngờ cho rằng Hoa Kỳ, thông qua bản Tuyên cáo lập trường này, công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Trường Sa.
Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định đây chỉ là thông tin giả, và hoàn toàn không thể tìm thấy điều này trong Tuyên cáo.
Tuyên cáo nói như sau:
“As Beijing has failed to put forth a lawful, coherent maritime claim in the South China Sea, the United States rejects any PRC claim to waters beyond a 12-nautical mile territorial sea derived from islands it claims in the Spratly Islands (without prejudice to other states’ sovereignty claims over such islands).”
Xin hết sức lưu ý đoạn trong ngoặc.
Toàn văn đoạn tuyên cáo trên có thể được dịch như sau: Bởi vì Bắc Kinh không thể đưa ra bất kỳ tuyên bố hàng hải nào thuyết phục và hợp pháp tại vùng biển Đông, Hoa Kỳ phủ nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc nằm ngoài phạm vi 12 hải lý của các đảo mà Trung Quốc cho rằng mình sở hữu tại Trường Sa (nhưng không gây ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền chồng lấn của các quốc gia khác).
Như vậy, Hoa Kỳ tuân theo nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 rằng các đảo tự nhiên sẽ có thể tạo ra vùng lãnh hải 12 hải lý, cho rằng Trung Quốc có thể sẽ có những quyền hợp pháp tại đây. Tuy nhiên, tuyên bố này cũng đi kèm ngay với phần mở ngoặc diễn giải miễn là nó không gây ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác.
Tinh thần nói chung của bản Tuyên cáo lập trường vẫn là phủ nhận hoàn toàn tính pháp lý của “đường chín đoạn”, với một số nhấn mạnh liên quan đến Bãi Tư chính của Việt Nam.
Hoa Kỳ lấy quyền gì phản đối tuyên bố chủ quyền của một quốc gia tại một vùng biển cách họ hàng ngàn dặm?
Những người phản đối Hoa Kỳ can thiệp vào tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á liên quan hiện đang dùng lập luận cho rằng vì Hoa Kỳ không có “mảnh đất cắm dùi” ở khu vực biển Đông, việc đưa ra các tuyên bố lập trường, chính sách liên quan đến vùng này đồng nghĩa Hoa Kỳ đã can dự vào công việc nội bộ của các bên.
Tuy nhiên, đây là lập luận hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc được đặt ra trong Công ước Luật Biển 1982 cũng như các tập quán hàng hải lâu đời trên thế giới.
Trong phần mở đầu và các nguyên tắc chỉ đạo của Công ước Luật Biển có đoạn:
“tính đến các lợi ích và nhu cầu của toàn thể loài người và đặc biệt là các lợi ích và nhu cầu riêng […] dù có biển hay không có biển;” và
“khu vực đáy biển và đại dương, cũng như lòng đất dưới đáy các khu vực nằm ngoài thẩm quyền quốc gia đều là di sản chung của loài người và việc thăm dò, khai thác khu vực này sẽ được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia…”
Với tinh thần của Công ước, có thể thấy dù quốc gia ven biển có những đặc quyền không thể chối cãi, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có quyền khai thác, sử dụng các vùng biển trên thế giới một cách hợp pháp và hợp lý.
Các quyền này nằm trong nhóm quyền tự do biển cả (freedom of the seas – quy định tại Điều 87) bao gồm các quyền như tự do hàng hải, tự do hàng không, quyền tự do đặt dây cáp hay ống dẫn ngầm cũng như quyền thực hiện các nghiên cứu khoa học…
Ngoài ra, cơ chế vùng biển bao gồm lãnh hải (territorial sea), vùng tiếp giáp lãnh hải (contiguous zone), vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone) hay vùng thềm lục địa (continental shelf) đều chỉ cho phép quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền của mình một cách giới hạn theo đúng quy định của pháp luật quốc tế.
Ví dụ, quốc gia ven biển sẽ không thể tùy tiện bắt giữ người trên một tàu nước ngoài đi ngang qua vùng lãnh hải để thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự theo pháp luật của quốc gia mình (Điều 27); hay quốc gia ven biển cũng không thể tùy tiện bắt giữ, thay đổi hải trình của tàu nước ngoài để thực hiện các quyền tài phán dân sự của mình đối với một người trên tàu hay chính con tàu đó…
Vì những quyền lợi quan trọng này, bất kỳ quốc gia nào có lợi ích hàng hải tại biển Đông đều có quyền phản đối những yêu sách mà Trung Quốc đặt ra đối với đường chín đoạn.
Trung Quốc, bằng việc cho rằng mình có chủ quyền tuyệt đối không thể tranh chấp tại biển Đông dựa trên các “chứng cứ lịch sử” mà không cần phân biệt vùng biển hay cân nhắc giới hạn của vùng biển theo Công ước Luật Biển, đang loại trừ các quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế tại biển Đông cũng như các giới hạn chủ quyền đặt ra đối với các quốc gia ven biển. Nói thẳng ra, họ đang tự mình viết lại pháp luật thế giới.
Hoa Kỳ, với tư cách là một trong những quốc gia vận chuyển đường biển lớn nhất trên thế giới, một cường quốc hải quân, và là người đi đầu trong các chiến dịch chống cướp biển, bảo vệ tự do hàng hải… rõ ràng có quyền và lợi ích hợp pháp để lên tiếng phản đối các yêu sách mà Bắc Kinh đưa ra.
https://www.luatkhoa.org/
Nguyễn Quốc Tấn Trung - 4 vấn đề của bản Tuyên cáo lập trường của Hoa Kỳ về biển Đông bạn cần biết |
Lập trường được tuyên bố khá ngắn, người viết tạm chia ra làm ba vấn đề chính.
Trước hết, họ lên án thái độ đe dọa và khả năng sử dụng vũ lực phi pháp của Trung Quốc tại biển Đông. Bản Tuyên cáo có nhắc lại lời bình luận của Ngoại trưởng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là ông Yang Jiechi (Dương Khiết Trì): “Trung Quốc là đại quốc, các quốc gia còn lại trong Đông Nam Á là tiểu quốc. Đó là sự thật.”
Bản Tuyên cáo dẫn chứng những hành vi vũ lực đơn phương của Trung Quốc như dọa nạt các nước láng giềng khiến họ không thể khai thác thủy hải sản và các tài nguyên xa bờ, xem thường chủ quyền và quyền chủ quyền của các quốc gia ven biển khác trong khu vực. Từ đó, Hoa Kỳ khẳng định thói hung hăng của Trung Quốc là không phù hợp với pháp luật quốc tế thế kỷ 21.
Điểm thứ hai, Hoa Kỳ khẳng định lập trường của mình về “Đường chín đoạn”, cho rằng nó không có bất kỳ căn cứ nào từ pháp luật quốc tế.
Thứ ba, chính phủ Hoa Kỳ bác bỏ hoàn toàn một số yêu sách hàng hải của Trung Quốc liên quan đến:
Vùng biển tại bãi cạn Scarborough và các vùng của quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc có tranh chấp với Philippines; vốn đã được phán quyết của Tòa Trọng tài Luật Biển phủ nhận hồi năm 2016.
Vùng biển tại Vanguard Bank (Bãi Tư Chính, ngoài khơi Việt Nam), Luconia Shoals (cụm bãi cạn Luconia, ngoài khơi Malaysia), vùng đặc quyền kinh tế của Brunei, và tại đảo Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia).
Vùng biển xung quanh James Shoal (Bãi ngầm James, ngoài khơi Malaysia). Khu vực này cách Malaysia 50 hải lý nhưng cách Trung Quốc đến 1.000 hải lý.
Từ đó, Washington đi đến kết luận mọi hành vi gia tăng căng thẳng của Trung Quốc tại những vùng này đều là vô pháp. Phía Hoa Kỳ khẳng định họ sẽ hết mình ủng hộ đồng minh của mình và các quốc gia Đông Nam Á có liên quan, theo đúng pháp luật quốc tế.
Vì sao bản Tuyên cáo lập trường này đáng chú ý?
Kể từ năm 2009, khi chính phủ Trung Quốc chính thức tuyên bố chủ quyền của mình tại biển Đông với yêu sách “đường chín đoạn”, Hoa Kỳ chưa từng đưa ra bất kỳ tuyên bố pháp lý nào phủ nhận hoàn toàn các yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông.
Trong căng thẳng đỉnh điểm có khả năng leo thang quân sự tại bãi cạn Scarborough hồi năm 2016, ông Obama chỉ gặp riêng Tập Cận Bình để lên án hành vi và gây sức ép buộc quân đội Trung Quốc phải tạm rút khỏi bãi cạn.
Trước đó, ví dụ như ngay sau khi yêu sách “đường chín đoạn” ra đời, chính phủ Hoa Kỳ chỉ mới nhấn mạnh rằng họ ủng hộ tự do hàng hải, sự ổn định của biển Đông và các biện pháp giải quyết tranh chấp hòa bình.
Sau hơn 10 năm theo dõi, đây là lần đầu tiên một chính quyền Hoa Kỳ phủ nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc một cách thẳng thắn, rõ ràng và chính thức như lần này. Tuy nhiên, liệu tuyên bố này giá trị thực tiễn nào không thì cần thời gian kiểm chứng.
Hoa Kỳ có công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Trường Sa?
Có nhiều thông tin bất ngờ cho rằng Hoa Kỳ, thông qua bản Tuyên cáo lập trường này, công nhận chủ quyền của Trung Quốc ở Trường Sa.
Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định đây chỉ là thông tin giả, và hoàn toàn không thể tìm thấy điều này trong Tuyên cáo.
Tuyên cáo nói như sau:
“As Beijing has failed to put forth a lawful, coherent maritime claim in the South China Sea, the United States rejects any PRC claim to waters beyond a 12-nautical mile territorial sea derived from islands it claims in the Spratly Islands (without prejudice to other states’ sovereignty claims over such islands).”
Xin hết sức lưu ý đoạn trong ngoặc.
Toàn văn đoạn tuyên cáo trên có thể được dịch như sau: Bởi vì Bắc Kinh không thể đưa ra bất kỳ tuyên bố hàng hải nào thuyết phục và hợp pháp tại vùng biển Đông, Hoa Kỳ phủ nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc nằm ngoài phạm vi 12 hải lý của các đảo mà Trung Quốc cho rằng mình sở hữu tại Trường Sa (nhưng không gây ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền chồng lấn của các quốc gia khác).
Như vậy, Hoa Kỳ tuân theo nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 rằng các đảo tự nhiên sẽ có thể tạo ra vùng lãnh hải 12 hải lý, cho rằng Trung Quốc có thể sẽ có những quyền hợp pháp tại đây. Tuy nhiên, tuyên bố này cũng đi kèm ngay với phần mở ngoặc diễn giải miễn là nó không gây ảnh hưởng đến tuyên bố chủ quyền của các quốc gia khác.
Tinh thần nói chung của bản Tuyên cáo lập trường vẫn là phủ nhận hoàn toàn tính pháp lý của “đường chín đoạn”, với một số nhấn mạnh liên quan đến Bãi Tư chính của Việt Nam.
Hoa Kỳ lấy quyền gì phản đối tuyên bố chủ quyền của một quốc gia tại một vùng biển cách họ hàng ngàn dặm?
Những người phản đối Hoa Kỳ can thiệp vào tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á liên quan hiện đang dùng lập luận cho rằng vì Hoa Kỳ không có “mảnh đất cắm dùi” ở khu vực biển Đông, việc đưa ra các tuyên bố lập trường, chính sách liên quan đến vùng này đồng nghĩa Hoa Kỳ đã can dự vào công việc nội bộ của các bên.
Tuy nhiên, đây là lập luận hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc được đặt ra trong Công ước Luật Biển 1982 cũng như các tập quán hàng hải lâu đời trên thế giới.
Trong phần mở đầu và các nguyên tắc chỉ đạo của Công ước Luật Biển có đoạn:
“tính đến các lợi ích và nhu cầu của toàn thể loài người và đặc biệt là các lợi ích và nhu cầu riêng […] dù có biển hay không có biển;” và
“khu vực đáy biển và đại dương, cũng như lòng đất dưới đáy các khu vực nằm ngoài thẩm quyền quốc gia đều là di sản chung của loài người và việc thăm dò, khai thác khu vực này sẽ được tiến hành vì lợi ích của toàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lý của các quốc gia…”
Với tinh thần của Công ước, có thể thấy dù quốc gia ven biển có những đặc quyền không thể chối cãi, bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có quyền khai thác, sử dụng các vùng biển trên thế giới một cách hợp pháp và hợp lý.
Các quyền này nằm trong nhóm quyền tự do biển cả (freedom of the seas – quy định tại Điều 87) bao gồm các quyền như tự do hàng hải, tự do hàng không, quyền tự do đặt dây cáp hay ống dẫn ngầm cũng như quyền thực hiện các nghiên cứu khoa học…
Ngoài ra, cơ chế vùng biển bao gồm lãnh hải (territorial sea), vùng tiếp giáp lãnh hải (contiguous zone), vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone) hay vùng thềm lục địa (continental shelf) đều chỉ cho phép quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền của mình một cách giới hạn theo đúng quy định của pháp luật quốc tế.
Ví dụ, quốc gia ven biển sẽ không thể tùy tiện bắt giữ người trên một tàu nước ngoài đi ngang qua vùng lãnh hải để thực hiện các thủ tục tố tụng hình sự theo pháp luật của quốc gia mình (Điều 27); hay quốc gia ven biển cũng không thể tùy tiện bắt giữ, thay đổi hải trình của tàu nước ngoài để thực hiện các quyền tài phán dân sự của mình đối với một người trên tàu hay chính con tàu đó…
Vì những quyền lợi quan trọng này, bất kỳ quốc gia nào có lợi ích hàng hải tại biển Đông đều có quyền phản đối những yêu sách mà Trung Quốc đặt ra đối với đường chín đoạn.
Trung Quốc, bằng việc cho rằng mình có chủ quyền tuyệt đối không thể tranh chấp tại biển Đông dựa trên các “chứng cứ lịch sử” mà không cần phân biệt vùng biển hay cân nhắc giới hạn của vùng biển theo Công ước Luật Biển, đang loại trừ các quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế tại biển Đông cũng như các giới hạn chủ quyền đặt ra đối với các quốc gia ven biển. Nói thẳng ra, họ đang tự mình viết lại pháp luật thế giới.
Hoa Kỳ, với tư cách là một trong những quốc gia vận chuyển đường biển lớn nhất trên thế giới, một cường quốc hải quân, và là người đi đầu trong các chiến dịch chống cướp biển, bảo vệ tự do hàng hải… rõ ràng có quyền và lợi ích hợp pháp để lên tiếng phản đối các yêu sách mà Bắc Kinh đưa ra.
https://www.luatkhoa.org/
Không có nhận xét nào