Hình minh họa |
Khối cử tri trung dung, thầm lặng quan sát, cân nhắc và quyết định kết quả cuộc bầu cử.
Theo
kết quả do hãng Gallup khảo sát được công bố vào tháng 8/2018, có tới
51% số người trẻ ở Mỹ và 57% số người theo đảng Dân Chủ thích chủ nghĩa
xã hội.
Bài
viết trước “Vì sao giới trẻ Mỹ nay thích Chủ nghĩa Xã hội?” (Vì sao
giới trẻ Mỹ nay thích Chủ nghĩa Xã hội? – BBC News Tiếng Việt) đã giải
thích hiện tượng nói trên.
Đồng tiền
còn có 2 mặt, nói chi một xã hội tự do và đa nguyên nhất thế giới như
nước Mỹ, hôm nay xin tiếp tục giải thích về thành phần bảo thủ tại Mỹ.
Giá trị Mỹ bị đảo ngược…
Vào
những năm cuối thập niên 1950, nhà xã hội học Michael E. Harrington,
người khai sinh tổ chức Dân chủ Xã hội Hoa Kỳ, nhận xét có hai nước Mỹ,
một của người giàu và một của người nghèo.
Quyền
lực kinh tế và chính trị đều nằm trong tay người giàu, vì vậy chênh
lệch giàu nghèo ngày càng tăng, người đã giàu lại càng giàu hơn.
Muốn
thay đổi xã hội phải dứt khoát từ bỏ đấu tranh giai cấp do Karl Marx đề
ra, phải thực hiện đấu tranh chính trị, phải tái cấu trúc hệ thống các
đảng chính trị và phát động cuộc chiến chống lại nghèo khó ngay trên đất
Mỹ.
Tư
tưởng nói trên ảnh hưởng đến chính sách của Tổng thống John Kennedy
(1961-63), một kế hoạch chống lại nghèo đói và bất công đã ra đời, và đã
được Tổng thống Lyndon Johnson (1963-69) tiếp tục thực hiện.
Tư
tưởng xã hội chủ nghĩa, các phong trào bình đẳng giới tính, bình đẳng
sắc tộc, chống chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1960 làm đảo lộn mọi
giá trị truyền thống của người Mỹ.
Tư
tưởng xã hội chủ nghĩa dần dà không chỉ trở thành chính sách của đảng
Dân Chủ, mà còn ảnh hưởng đến chính sách của đảng Cộng Hòa, và ảnh hưởng
đến nước Mỹ.
Những
người trưởng thành trong thập niên 1960 và thập niên 1970 trở thành
những nhà báo, nhà làm phim, nhà hoạch định chính sách, nhà hoạt động xã
hội và chính trị, nhà giáo dục…, ảnh hưởng đến xã hội và đến thế hệ trẻ
hơn.
Bởi
thế ngay cả Hiến Pháp và các giá trị truyền thống Mỹ những người trẻ ít
được biết đến, họ được giáo dục, được đọc sách, đọc báo, xem phim ảnh,
theo quan điểm của người cấp tiến xã hội chủ nghĩa.
Bảo thủ là thế nào?
Nước Mỹ theo thể chế Cộng Hòa, công dân Mỹ phải trung thành với Hiến Pháp, nhưng mỗi người hiểu Hiến Pháp mỗi khác.
Tối
Cao Pháp Viện là cơ quan có thẩm quyền giải thích Hiến pháp, tuyên bố
các đạo luật liên bang, đạo luật tiểu bang là vi hiến, hoặc tuyên bố các
hoạt động của hành pháp liên bang và tiểu bang là vi hiến.
Tối Cao Pháp Viện gồm chín thẩm phán do Tổng Thống bổ nhiệm trọn đời và Thượng viện phê chuẩn chấp nhận.
Các thẩm phán theo khuynh hướng bảo thủ giải thích Hiến Pháp và các đạo luật theo nghĩa gốc ban đầu tạo ra chính nó.
Còn
các thẩm phán theo khuynh hướng cấp tiến giải thích ý nghĩa của Hiến
Pháp theo hoàn cảnh, theo thời gian hoặc theo các tài liệu chứng cứ xung
quanh việc ban hành đạo luật.
Tối Cao Pháp Viện có khi do phía cấp tiến nắm giữ và có lúc do phía bảo thủ quyết định.
Thành
phần bảo thủ như vậy là những người muốn duy trì giá trị truyền thống
do những nhà lập quốc Hoa Kỳ truyền lại trong Hiến Pháp.
Bầu cử Mỹ: Vì sao thành phần bảo thủ ủng hộ Tổng thống Trump |
Quyền phá thai
Án lệ Roe v. Wade về quyền phá thai là án lệ gây tranh cãi và chia rẽ trong suốt 40 năm qua.
Án
lệ được thành phần cấp tiến nhiệt tình ủng hộ vì nó đáp ứng quyền riêng
tư và nữ quyền, nhưng đã phạm vào niềm tin và tín ngưỡng của thành phần
bảo thủ.
Án
lệ được Tối Cao Pháp Viện phán quyết ngày 22/1/1973, theo Tu Chính Án
số 14 của Hiến Pháp Hoa Kỳ, người phụ nữ có quyền phá thai và quyền này
được quy định trong suốt thời gian người phụ nữ mang thai.
Nhưng
Tối Cao Pháp Viện đồng thời lại cho phép các tiểu bang ấn định khi nào
bào thai có khả năng tồn tại độc lập, vì thế ở một số tiểu bang bảo thủ
quyền phá thai gần như không được thi hành.
Quan điểm bảo thủ…
Những
người có tín ngưỡng tin rằng bào thai là nguồn sống được Thượng đế ban
cho con người và đất nước Hoa Kỳ, nên không ai được quyền tước đi mạng
sống của người khác.
Những người bảo thủ còn tin rằng việc phá thai, sẽ dẫn đến việc xa rời đức tin tôn giáo, phá bỏ truyền thống gia đình và xã hội.
Trong
khi những người cấp tiến tin vào kế hoạch hóa gia đình, thì người bảo
thủ lập luận việc phá thai khiến nước Mỹ bị lão hóa phải nhận thêm di
dân, càng đông di dân càng hủy hoại giá trị truyền thống của người Mỹ.
Vào
năm 1995, bà Norma McCorvey người tạo ra án lệ Roe v. Wade trở thành
một tín hữu Tin Lành, bà nhìn nhận khi còn trẻ bị hoàn cảnh đưa đẩy dẫn
đến án lệnh này.
Bà
McCorvey rất hối hận nên đã trở thành một nhà hoạt động chống phá thai,
bà đã từng điều trần trước Quốc Hội chống lại việc phá thai.
Phán quyết đổi chiều…
Vào
đầu tháng 6/2019, Tối cao Pháp viện Mỹ bất ngờ ủng hộ một điều luật của
tiểu bang Indiana là tất cả các bào thai dù bị sẩy thai hoặc phá thai
đều phải được chôn cất hoặc hỏa táng.
Quyết
định này được xem là bước đầu công nhận bào thai không phải là chất
thải y tế, mà là con người khi mất phải được đối xử trang nghiêm.
Khi
đã xem bào thai là con người, bước kế tiếp là bào thai có quyền được
sống được hưởng mọi thứ quyền mà công dân Hoa Kỳ được hưởng.
Nhưng
các thẩm phán Tối cao Pháp viện cẩn thận đưa ra một phán quyết khác là
trong một số trường hợp phụ nữ ở tiểu bang Indiana tiếp tục có quyền phá
thai.
Người có tín ngưỡng ủng hộ ông Trump
Tổng
thống Trump chống lại việc phá thai, nhưng lại đồng ý trong trường hợp
người phụ nữ bị hãm hiếp, hay loạn luân, hay để bảo vệ cuộc sống của
người mẹ, người phụ nữ có quyền phá thai.
Mặc
dù, quan điển này không được giới chống phá thai đồng ý, nhưng họ đều
biết chính nhờ ông Trump đã bổ nhiệm 2 thẩm phán bảo thủ nên mới có được
kết quả nói trên.
Ngay
sau đó đã có tới mười tiểu bang ban hành các quy định phá thai và cấm
phá thai nhằm thách thức Tối cao Pháp viện phải xét lại quyền phá thai.
Con
số phá thai đã giảm rất nhiều, nhiều phòng khám phá thai đã phải đóng
cửa, tiểu bang Missouri không có phòng khám phá thai nào…
Theo
khảo sát được Democracy Institute/Sunday Express công bố ngày
14/7/2020, đa số người Mỹ có tín ngưỡng ủng hộ Tổng thống Trump tái đắc
cử.
Đặc
biệt, 90% người theo Công giáo Phúc âm (Evangelical Christians) bày tỏ
ủng hộ ông Trump, chỉ có 8% nói họ sẽ bỏ phiếu cho ông Joe Biden.
56% người theo Tin lành ủng hộ ông Trump, 42% bỏ phiếu cho ông Biden.
Còn người theo Công giáo Roma 52% ủng hộ ông Trump, 44% ủng hộ ông Biden.
Ông Biden nhận được sự ủng hộ của đa số người theo Do Thái giáo (61%) và những người vô thần (90%).
Xóa bỏ chủ nghĩa tư bản …
Ngày
9/7/2020, ông Joe Biden, ứng cử viên đảng Dân Chủ, tại Dunmore, tiểu
bang Pennsylvania đã công khai kế hoạch tranh cử Tổng thống trong đó có
việc “chấm dứt kỷ nguyên chủ nghĩa tư bản cổ đông” (era of shareholder
capitalism).
Ông
cho biết sẽ thay thế bằng một hệ thống quản trị xí nghiệp dựa trên
quyền lực của các nghiệp đoàn lao động và dựa trên các cộng đồng người
da đen, da màu và người Mỹ bản địa.
Ông
định mức lương tối thiểu 15 Mỹ kim một giờ và dự định tăng thuế thu
nhập công ty từ mức thuế 21% hiện nay lên 28%, trở lại mức thuế thời
Tổng Thống Obama.
Việc
Tổng thống Trump vào năm 2017 giảm thuế công ty xuống còn 21%, đã vực
dậy nền kinh tế Mỹ, giảm thất nghiệp đến mức thấp nhất trong vòng mấy
chục năm, nhất là giảm thất nghiệp trong cộng đồng người Mỹ gốc da đen.
Những
chính sách của ông Biden tương tự với ý tưởng của Thượng Nghị Sĩ Bernie
Sanders, một người cực tả, có lập trường đối nghịch với thành phần bảo
thủ kinh tế những người tin vào kinh tế tự do, chính phủ không can thiệp
vào hoạt động xí nghiệp, giảm thiểu thuế công ty.
Bảo thủ chống chủ nghĩa xã hội
2
thí dụ trong bài nói lên sự khác biệt về xã hội và kinh tế giữa thành
phần bảo thủ và thành phần cấp tiến theo xã hội chủ nghĩa tại Mỹ.
Ngay
từ thời Tổng thống John Kennedy (1961-63), những cuộc tranh cử Tổng
thống và tranh cử giữa kỳ tại Mỹ, đều là những cuộc giao đấu chính trị
giữa hai khuynh hướng bảo thủ và xã hội chủ nghĩa.
Những
đề tài chính trị khác, như bình đẳng giới tính, bình đẳng sắc tộc, bảo
vệ môi trường, toàn cầu hóa, thương mãi Mỹ-Trung, mở cửa phục hồi kinh
tế sau đại dịch…, sẽ là những đề tài tranh cãi giữa các ứng cử viên
trong cuộc tranh cử 2020 sắp tới.
Cuối cùng khối cử tri trung dung, thầm lặng quan sát, cân nhắc và quyết định kết quả cuộc bầu cử.
Nguyễn Quang Duy
(Tin tức Hàng ngày)
Không có nhận xét nào