Màn “chạm trán” giữa tàu chiến USS Gabrielle Giffords và HD4 tại một khu vực chưa xác định ở Biển Đông hôm 1-7. |
Việt
Nam ‘va chạm’ với Trung Quốc trên bàn ngoại giao thì là chuyện rõ mười
mươi, nay có vẻ vài tờ báo trong nước được quyền đưa tin luôn các ‘va
chạm’ của quân đội Việt Nam với Trung Quốc trong bảo vệ chủ quyền quốc
gia.
Chưa
rõ có ẩn tình gì khác, bởi vì hiện tại lại là thời gian của những đại
hội đảng cấp địa phương, sở, ban, ngành. Không ít ngờ vực, có thể đây
chỉ là ‘đòn gió’ để lấy sự tin cậy của nhóm quyền lực đầy tham vọng nào
đó, đang ngấp nghé những chiếc ghế cao nhất ở đảng chính trị.
Trước
mắt, tin tức dồn dập trên một số tờ báo cho thấy Việt Nam thậm chí có
thể sẳn sàng khai hỏa mà chẳng còn ngại ngần ‘16 vàng – 4 bạc’ như
trước. Đã vậy gần như toàn bộ báo chí của nhà nước Việt Nam, đang hết
lời ca ngợi lực lượng hải quân Hoa Kỳ mà khi đọc, nhiều người lạc quan
có thể tin rằng quân đội Mỹ đang trở lại là một đồng minh của Việt Nam
chỉ còn là chuyện ngày một, ngày hai mà thôi.
Đơn
cử, “Buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp” là tựa bài báo trên tờ Tuổi
Trẻ, phát hành ngày 4-7-2020. Bài báo đăng lại tấm hình của US NAVY, với
chú thích: “Tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc, tàu kiểm ngư Việt
Nam và tàu chiến Mỹ USS Gabrielle Giffords xuất hiện gần nhau hôm 1-7
trên Biển Đông Ảnh lớn: US NAVY – Ảnh nhỏ: Một tàu kiểm ngư lớp KN-750
của Việt Nam” (1).
Bài
báo được thể hiện như câu chuyện kể có lớp lang. Mở đầu, là, “Trong
vòng 72 tiếng đầu tiên của tháng 7-2020, câu chuyện Biển Đông chứng kiến
những diễn biến đáng chú ý từ bàn đàm phán cho đến thực địa”.
Về
pháp lý, theo bài báo nêu trên, khi Trung Quốc thông báo về cuộc tập
trận của hải quân nước này từ ngày 1-7 tới 5-7 tại khu vực gần quần đảo
Hoàng Sa chiếm đóng phi pháp của Việt Nam, thì lập tức vấp phải sự phản
ứng từ phía Việt Nam, Mỹ và cả Philippines. “Những động thái lên tiếng
nhất loạt của Việt Nam, Mỹ và Philippines đã gợi lên sự thống nhất trong
cách tiếp cận với vấn đề Biển Đông: lấy luật pháp quốc tế làm cơ sở
pháp lý phản đối hành động của Trung Quốc”.
Về
quân sự, báo Tuổi Trẻ ‘mở miệng’ rất khéo với tấm hình có chú thích như
đã nói ở trên: “Trước đó, hải quân Mỹ cũng công bố các bức ảnh cho thấy
màn “chạm trán” giữa tàu chiến USS Gabrielle Giffords và HD4 tại một
khu vực chưa xác định ở Biển Đông hôm 1-7.
Màn
“chạm trán” trên phản ánh thực tế rằng tần suất đối đầu giữa hoạt động
của tàu Mỹ ở các nơi xuất hiện tàu Trung Quốc ngày càng dày đặc, và điều
này góp phần cho thấy Lầu Năm Góc nhiều khả năng đã thống nhất trong
cách nhìn nhận về mưu đồ của Trung Quốc và đưa ra cách phản ứng thích
hợp.
Trong
suốt thời gian qua, nhiều quan chức Mỹ thuộc các nhánh khác nhau trong
chính quyền đã cáo buộc Trung Quốc lợi dụng dịch COVID-19 để trục lợi,
trong đó có Biển Đông.
Những
diễn biến gần đây cho thấy chính quyền Mỹ có lý do trong việc thường
xuyên nói Trung Quốc “lợi dụng đại dịch”. Chi tiết này nằm ở các cuộc
đàm phán COC, vốn đã ngưng trệ từ lâu cũng vì đại dịch COVID-19”.
Không
diễn tả bằng lời văn, song hình ảnh đăng ở bài báo này cho thấy trong
những lần ‘chạm trán’ đó trên vùng lãnh hải Việt Nam giữa Mỹ – Trung
Quốc, đều có sự ‘tham chiến’ của tàu kiểm ngư Việt Nam.
Cuối
ngày 4-7, báo Tuổi Trẻ phát hành bản tin nhuốm mùi thuốc súng: “Những
ngày bình yên cuối của châu Á dưới cái bóng Trung Quốc” (2). Bài báo
được cho là lược dịch từ Anh ngữ sang tiếng Việt về các nhận định trên
tờ South China Morning Post của nhà phân tích Allen Carlson.
“Ngày
mai mặt trời vẫn mọc ở châu Á, nhưng nếu trời có sụp trong vài ngày tới
thì cũng không có gì ngạc nhiên. Các dấu hiệu cảnh báo đang ở khắp nơi”
– ông Allen Carlson viết trong cuối bài phân tích, và được báo Tuổi Trẻ
dùng đó là phần kết của bài báo ký bút danh Phúc Long.
Theo
thông báo, từ đầu tháng 7-2020, báo Tuổi Trẻ có chủ quản mới là Thành
ủy TP.HCM. Như vậy, với những nội dung như kể ở trên, cho thấy một tín
hiệu mới về quyền ‘mở miệng’ của người làm báo, trước vấn đề lâu nay vốn
được quen mồm là hãy để Đảng và Nhà nước lo…
_________
Chú thích:
Không có nhận xét nào