Một ngày sau khi luật An Ninh Quốc Gia của Trung Quốc được ban hành, người dân Hồng Kông đã xuống đường biểu tình và hậu quả là 300 người bị bắt giữ. Điều 38 của luật An Ninh Quốc Gia này còn áp dụng cho cả những người không là thường trú nhân của Hồng Kông và không sống tại Hồng Kông, họ cũng bị truy tố nếu vi phạm. Nhiều quốc gia đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc và dự định sẽ có những biện pháp thích hợp.
Khi Trung Quốc chấm dứt thực hiện lời cam kết “một quốc gia, hai chế độ” với Hồng Kông, TT Trump đã chỉ thị tiến trình loại bỏ ngay các chính sách ưu đãi đặc biệt mà Hồng Kông được hưởng từ thời còn là thuộc địa của Anh. Khi mất đi những đặc quyền này, Hồng Kông sẽ bị Hoa Kỳ áp đặt những loại thuế thương mại như Trung Quốc và hậu quả là Hồng Kông sẽ không còn cơ hội thu hút đầu tư của thế giới như trước đây nữa. Ngày 6/7, Mark Meadows, Chánh Văn Phòng của Tổng Thống cho hay TT Trump sẽ ký sắc lệnh ban hành thêm nhiều biện pháp nhằm phản đối Trung Quốc”.
Những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông
Giới truyền thông hiện đang xôn xao về việc 3 hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ, lần đầu tiên sau nhiều năm vắng bóng, đã trở lại vùng biển Thái Bình Dương. Báo Wall Street ngày 3/7 đưa tin: “Hoa Kỳ đang gửi hai hàng không mẫu hạm tới những điểm nóng nhất (quần đảo Hoàng Sa) của Đông Nam Á để chuyển một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc rằng Hoa Kỳ không muốn làm ngơ trước sự tăng cường hoạt động của quân đội Bắc Kinh trong vùng. Từ ngày Thứ Bẩy 4/7, hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan và USS Nimitz có những cuộc tập trận lớn nhất trong những năm gần đây tại Biển Đông, cùng lúc Trung Quốc cũng đang tập trận tại khu vực này. Cùng với căng thẳng gia tăng về thương mại, đại dịch coronavirus, và những đàn áp bất đồng chính kiến của Trung Quốc tại Hồng Kông, giới chức của Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ muốn thách thức về tuyên bố lãnh hải bất hợp pháp của Bắc Kinh. Đề đốc Chỉ Huy Trưởng George M. Wikoff nói: Mục đích của Hoa Kỳ là muốn gởi một tín hiệu rõ ràng tới các đồng minh là cam kết đảm bảo an ninh và ổn định khu vực”.
Gần đây Hoa Kỳ đã quyết định chuyển một phần lực lượng quân đội từ Đức qua Á Châu và Ngoại Trưởng Mike Pompeo trong ngày 25/6 vừa qua đã phát biểu tại diễn đàn Bruxelles là đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện nay đang đe dọa Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Indonesia. Ông nói tiếp “chúng tôi phải bảo đảm là quân đội Mỹ có mặt ở đúng vị trí, để có thể hóa giải các thách thức” (theo RFI). Rất có thể một cuộc chiến sẽ bùng nổ tại Biển Đông trong lúc liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang ở mức căng thẳng nhất.
Về lực lượng không quân thì một sự kiện quan trọng đã xảy trong ngày 30/4/2020 là không quân Hoa Kỳ đã thực hiện một chương trình tập trận gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng tranh cãi “chủ quyền lãnh hải” tại Biển Đông nhằm chứng tỏ Không Lực Hoa Kỳ có quyền hoạt động tại bất cứ nơi nào và bất cứ lức nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Lần đầu tiên oanh tạc cơ hiện đại nhất của Hoa Kỳ là B-B1 Lancer được xử dụng. Loại máy bay thả bom này có thể mang nhiều vũ khí và được trang bị tên lửa chống hạm đội tầm xa, đây là một thách thức lớn cho Nga và Trung Quốc (theo Stars and Stripes)
Mặt trận kinh tế với Trung Quốc
Từ năm 2017, TT Trump luôn lên tiếng cáo buộc Trung Quốc là tai họa cho an ninh Hoa Kỳ và thế giới. Cuối tháng 5 vừa qua, TT Trump đã tuyên bố nhiều biện pháp trừng phạt Trung Quốc, từ việc giới hạn sinh viên được du học tại Hoa Kỳ, tới việc điều tra những công ty tài chánh đã vi phạm luật đầu tư của Hoa Kỳ, điều tra những công ty công nghệ viễn thông hoạt động trá hình gián điệp cho Trung Quốc, và áp đặt sắc thuế cao trên nhiều mặt hàng của Trung Quốc.
Khi gia nhập vào WTO, các thành viên hứa phải thi hành một loạt những cam kết: không yêu cầu chuyển giao công nghệ, không tài trợ doanh nghiệp, mở cửa thị trường viễn thông cho các nhà sản xuất nước ngoài, không ăn cắp tài sản trí tuệ, vi phạm bản quyền, . . . Nhưng Trung Quốc đã không tuân thủ bất cứ một điều khoản nào. TT Trump phê bình là WTO đã không công bằng với các thành viên. Hoa Kỳ đã bác bỏ việc bổ nhiệm và tái bổ nhiệm thành viên cho Cơ Quan Phúc Thẩm của WTO, và WTO đã bị chính thức vô hiệu hóa ngày 11/12/2019. Loại bỏ WTO là kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc (theo báo ntdvn.com).
Qua vụ đại dịch cúm Wuhan, Hoa Kỳ và thế giới rất phẫn nộ nhận ra những sản phẩm y tế và hàng hóa hoàn toàn phụ thuộc vào sự cung cấp của Trung Quốc. Những vật dụng y tế, từ máy thở, khẩu trang, quần áo bảo vệ, thuốc men, thuốc khử trùng, . . . bị thiếu hụt trầm trọng vì Trung Quốc đã lên kế hoạch thu mua hết từ trước cơn đại dịch. Trong lúc người dân đang hoang mang lo sợ thì TT Trump loan báo một tin vui là Tổng Thống đã thuyết phục được nhiều công ty lớn của Hoa Kỳ, ngay cả những công ty chuyên sản xuất xe hơi như GMC, Ford và Telsa, cũng tham gia vào công việc giúp sản xuất máy thở, dụng cụ y tế và tất cả những sản phẩm cần thiết cho bệnh viện, cho dân chúng xử dụng trong việc đối phó với đại dịch cúm. Hàng hóa của Trung Quốc rồi đây sẽ bị tẩy chay và hàng “Made in USA” sẽ tràn ngập thị trường, giúp cho nền kinh tế Hoa Kỳ được vững mạnh trở lại.
Tại Ấn Độ đang có chiến dịch bài trừ Trung Quốc và nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra sau cuộc đụng độ tại biên giới với Trung Quốc. Ngay tại giữa trung tâm thành phố New York, cuối tuần vừa qua đã có một cuộc biểu tình lớn do cộng đồng người Mỹ gốc Ấn tổ chức, kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc và cổ động tiêu thụ hàng “Made in America”. Ngoại Trưởng Mike Pompeo đã nhiều lần cảnh báo khối liên minh Âu Châu về sự nguy hại an ninh quốc gia khi xử dụng công nghệ của Huawei cho mạng 5G vì công ty Huawei là công cụ gián điệp của Trung Quốc. Một số quốc gia đã nhận thức được sự nguy hiểm và đã chấm dứt xử dụng Huawei. Báo Breibart hôm qua, ngày 6/7 đã loan tin Thủ Tướng Borris Johnson thông báo “vào cuối năm nay Anh Quốc sẽ chấm dứt xử dụng 5G vì Trung Tâm An Ninh Mạng Quốc Gia báo cáo là sản phẩm 5G không an toàn”. Điều này cho thấy Hoa Kỳ đang được nhiều quốc gia trong cộng đồng thế giới ủng hộ quan điểm chống lại sự bành chướng của Trung Quốc.
Ngày 4/7 vừa qua, trong bài diễn văn mừng lễ Độc Lập Hoa Kỳ năm thứ 244, TT Trump đã nói “Hoa Kỳ là một quốc gia công bằng nhất, đặc biệt nhất, từng tồn tại trên trái đất này. Chúng ta tự hào rằng đất nước của chúng ta được thành lập dựa trên niềm tin, những giá trị này thúc đẩy mạnh mẽ chính nghĩa hòa bình và công lý cho toàn thế giới”. Qua nhiều cuộc chiến, Hoa Kỳ đã chứng tỏ là một quốc gia có khả năng lãnh đạo, luôn tích cực đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tự do và thịnh vượng.
Kim Nguyễn
Nguyễn Kim -Những Nỗ Lực Cụ Thể Ngăn Chặn Trung Quốc Của Hoa Kỳ |
Những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông
Giới truyền thông hiện đang xôn xao về việc 3 hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ, lần đầu tiên sau nhiều năm vắng bóng, đã trở lại vùng biển Thái Bình Dương. Báo Wall Street ngày 3/7 đưa tin: “Hoa Kỳ đang gửi hai hàng không mẫu hạm tới những điểm nóng nhất (quần đảo Hoàng Sa) của Đông Nam Á để chuyển một thông điệp rõ ràng cho Trung Quốc rằng Hoa Kỳ không muốn làm ngơ trước sự tăng cường hoạt động của quân đội Bắc Kinh trong vùng. Từ ngày Thứ Bẩy 4/7, hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan và USS Nimitz có những cuộc tập trận lớn nhất trong những năm gần đây tại Biển Đông, cùng lúc Trung Quốc cũng đang tập trận tại khu vực này. Cùng với căng thẳng gia tăng về thương mại, đại dịch coronavirus, và những đàn áp bất đồng chính kiến của Trung Quốc tại Hồng Kông, giới chức của Hoa Kỳ cho biết Hoa Kỳ muốn thách thức về tuyên bố lãnh hải bất hợp pháp của Bắc Kinh. Đề đốc Chỉ Huy Trưởng George M. Wikoff nói: Mục đích của Hoa Kỳ là muốn gởi một tín hiệu rõ ràng tới các đồng minh là cam kết đảm bảo an ninh và ổn định khu vực”.
Gần đây Hoa Kỳ đã quyết định chuyển một phần lực lượng quân đội từ Đức qua Á Châu và Ngoại Trưởng Mike Pompeo trong ngày 25/6 vừa qua đã phát biểu tại diễn đàn Bruxelles là đảng Cộng Sản Trung Quốc hiện nay đang đe dọa Ấn Độ, Việt Nam, Malaysia, Indonesia. Ông nói tiếp “chúng tôi phải bảo đảm là quân đội Mỹ có mặt ở đúng vị trí, để có thể hóa giải các thách thức” (theo RFI). Rất có thể một cuộc chiến sẽ bùng nổ tại Biển Đông trong lúc liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang ở mức căng thẳng nhất.
Về lực lượng không quân thì một sự kiện quan trọng đã xảy trong ngày 30/4/2020 là không quân Hoa Kỳ đã thực hiện một chương trình tập trận gần quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vùng tranh cãi “chủ quyền lãnh hải” tại Biển Đông nhằm chứng tỏ Không Lực Hoa Kỳ có quyền hoạt động tại bất cứ nơi nào và bất cứ lức nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Lần đầu tiên oanh tạc cơ hiện đại nhất của Hoa Kỳ là B-B1 Lancer được xử dụng. Loại máy bay thả bom này có thể mang nhiều vũ khí và được trang bị tên lửa chống hạm đội tầm xa, đây là một thách thức lớn cho Nga và Trung Quốc (theo Stars and Stripes)
Mặt trận kinh tế với Trung Quốc
Từ năm 2017, TT Trump luôn lên tiếng cáo buộc Trung Quốc là tai họa cho an ninh Hoa Kỳ và thế giới. Cuối tháng 5 vừa qua, TT Trump đã tuyên bố nhiều biện pháp trừng phạt Trung Quốc, từ việc giới hạn sinh viên được du học tại Hoa Kỳ, tới việc điều tra những công ty tài chánh đã vi phạm luật đầu tư của Hoa Kỳ, điều tra những công ty công nghệ viễn thông hoạt động trá hình gián điệp cho Trung Quốc, và áp đặt sắc thuế cao trên nhiều mặt hàng của Trung Quốc.
Khi gia nhập vào WTO, các thành viên hứa phải thi hành một loạt những cam kết: không yêu cầu chuyển giao công nghệ, không tài trợ doanh nghiệp, mở cửa thị trường viễn thông cho các nhà sản xuất nước ngoài, không ăn cắp tài sản trí tuệ, vi phạm bản quyền, . . . Nhưng Trung Quốc đã không tuân thủ bất cứ một điều khoản nào. TT Trump phê bình là WTO đã không công bằng với các thành viên. Hoa Kỳ đã bác bỏ việc bổ nhiệm và tái bổ nhiệm thành viên cho Cơ Quan Phúc Thẩm của WTO, và WTO đã bị chính thức vô hiệu hóa ngày 11/12/2019. Loại bỏ WTO là kế hoạch của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc (theo báo ntdvn.com).
Qua vụ đại dịch cúm Wuhan, Hoa Kỳ và thế giới rất phẫn nộ nhận ra những sản phẩm y tế và hàng hóa hoàn toàn phụ thuộc vào sự cung cấp của Trung Quốc. Những vật dụng y tế, từ máy thở, khẩu trang, quần áo bảo vệ, thuốc men, thuốc khử trùng, . . . bị thiếu hụt trầm trọng vì Trung Quốc đã lên kế hoạch thu mua hết từ trước cơn đại dịch. Trong lúc người dân đang hoang mang lo sợ thì TT Trump loan báo một tin vui là Tổng Thống đã thuyết phục được nhiều công ty lớn của Hoa Kỳ, ngay cả những công ty chuyên sản xuất xe hơi như GMC, Ford và Telsa, cũng tham gia vào công việc giúp sản xuất máy thở, dụng cụ y tế và tất cả những sản phẩm cần thiết cho bệnh viện, cho dân chúng xử dụng trong việc đối phó với đại dịch cúm. Hàng hóa của Trung Quốc rồi đây sẽ bị tẩy chay và hàng “Made in USA” sẽ tràn ngập thị trường, giúp cho nền kinh tế Hoa Kỳ được vững mạnh trở lại.
Tại Ấn Độ đang có chiến dịch bài trừ Trung Quốc và nhiều cuộc biểu tình đã xảy ra sau cuộc đụng độ tại biên giới với Trung Quốc. Ngay tại giữa trung tâm thành phố New York, cuối tuần vừa qua đã có một cuộc biểu tình lớn do cộng đồng người Mỹ gốc Ấn tổ chức, kêu gọi tẩy chay hàng Trung Quốc và cổ động tiêu thụ hàng “Made in America”. Ngoại Trưởng Mike Pompeo đã nhiều lần cảnh báo khối liên minh Âu Châu về sự nguy hại an ninh quốc gia khi xử dụng công nghệ của Huawei cho mạng 5G vì công ty Huawei là công cụ gián điệp của Trung Quốc. Một số quốc gia đã nhận thức được sự nguy hiểm và đã chấm dứt xử dụng Huawei. Báo Breibart hôm qua, ngày 6/7 đã loan tin Thủ Tướng Borris Johnson thông báo “vào cuối năm nay Anh Quốc sẽ chấm dứt xử dụng 5G vì Trung Tâm An Ninh Mạng Quốc Gia báo cáo là sản phẩm 5G không an toàn”. Điều này cho thấy Hoa Kỳ đang được nhiều quốc gia trong cộng đồng thế giới ủng hộ quan điểm chống lại sự bành chướng của Trung Quốc.
Ngày 4/7 vừa qua, trong bài diễn văn mừng lễ Độc Lập Hoa Kỳ năm thứ 244, TT Trump đã nói “Hoa Kỳ là một quốc gia công bằng nhất, đặc biệt nhất, từng tồn tại trên trái đất này. Chúng ta tự hào rằng đất nước của chúng ta được thành lập dựa trên niềm tin, những giá trị này thúc đẩy mạnh mẽ chính nghĩa hòa bình và công lý cho toàn thế giới”. Qua nhiều cuộc chiến, Hoa Kỳ đã chứng tỏ là một quốc gia có khả năng lãnh đạo, luôn tích cực đóng góp vào việc xây dựng một thế giới tự do và thịnh vượng.
Kim Nguyễn
Không có nhận xét nào