Trung Quốc cho rằng, Mỹ từ chối gia nhập Công ước LHQ về Luật biển
1982 và mới là kẻ gây rối hòa bình ổn định khu vực. Trái lại, Mỹ tuyên
bố ‘ủng hộ một trật tự thế giới dựa trên luật lệ’.
Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu phần 2 bài viết của Đại sứ Nguyễn Hồng Thao:
Trung Quốc muốn thay đổi luật quốc tế
Bắc Kinh nêu lập luận, Mỹ nhiều lần hủy bỏ hiệp ước và rút khỏi các tổ chức quốc tế; áp dụng có chọn lọc luật pháp quốc tế, cái gì có lợi thì dùng, không có lợi thì bỏ; liên tiếp cử tàu chiến, máy bay quân sự tiên tiến, quy mô lớn tiến hành “quân sự hóa” tại “Nam Hải” (Biển Đông), thực thi “logic cường quyền” và “hành vi bá quyền”, từ chối gia nhập Công ước LHQ về Luật biển 1982. Mỹ mới chính là kẻ phá hoại và gây rối hòa bình, ổn định ở khu vực”.
Trái lại, Mỹ tuyên bố ‘ủng hộ một trật tự thế giới dựa trên luật lệ”. Thực tế, các quy định về đường cơ sở và các vùng biển, cũng như quy chế các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm, các bãi chìm đều mang tính tập quán và được pháp điển hóa trong Công ước Luật biển cũng như được giải thích rõ trong Phán quyết. Mỹ, không phải thành viên Công ước, song là thành viên của cộng đồng quốc tế, có nghĩa vụ tôn trọng các quy phạm mang tính tập quán đó và yêu cầu các nước cùng thực hiện nghĩa vụ đó.
David R. Stilwell nhận xét: “Bằng yêu sách 'chủ quyền không thể tranh cãi' trên một vùng rộng hơn cả Địa Trung Hải và cản trở các quyền của các quốc gia khác, Bắc Kinh đang đe dọa trật tự đã được thiết lập từng mang lại cho châu Á hàng thập kỷ phồn vinh. Trật tự dựa trên tự do và rộng mở này, là các tư tưởng mà Bắc Kinh chống lại… Bắc Kinh muốn thống trị toàn bộ, muốn thay đổi luật quốc tế bằng các quy tắc dựa trên đe dọa và cưỡng chế”.
Bốn thách thức Biển Đông phải đối mặt
Nhận xét của David R. Stilwell cụ thể hóa 4 thách thức mà Biển Đông phải đối mặt. Thứ nhất là việc Trung Quốc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước như công cụ cưỡng chế kinh tế và lạm dụng quốc tế. Tập đoàn xây dựng và thông tin Trung Quốc (CCCC) đã dẫn đầu trong việc phá san hô, cải tạo đá, xây dựng các căn cứ quân sự hay Tập đoàn dầu khí ngoài khơi Trung Quốc CNOOC đã đưa giàn khoan HD-981 đe dọa Việt Nam ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa năm 2014.
Thứ hai, việc thúc đẩy thông qua một Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) chỉ nhằm hợp pháp các hành động cải tạo đá, quân sự hóa, hay yêu sách biển bất hợp pháp sẽ gây tác hại nghiêm trọng và không thể chấp nhận với nhiều quốc gia. Mỹ kêu gọi sự minh bạch lớn nhất trong quá trình đàm phán COC để đảm bảo hiệu quả và hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của Luật biển.
Tàu hải cảnh Trung Quốc đe dọa hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước láng giềng ở Biển Đông
Trung Quốc lại cho rằng “Hiện nay, với nỗ lực chung của Trung Quốc và ASEAN, tình hình “Nam Hải” (Biển Đông) về tổng thể ổn định, Trung Quốc và ASEAN không chỉ tuân thủ DOC, mà còn đang đẩy nhanh trao đổi COC mang tính ràng buộc hơn, cùng duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở “Nam Hải” (Biển Đông)”. Thế nhưng Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 36 lại lần đầu sử dụng ngôn từ nghiêm khắc “bày tỏ quan ngại về các hoạt động cải tạo đảo, những diễn biến gần đây, trong đó có những hành động và vụ việc hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, và ổn định trong khu vực”.
Ngày 14/7, Malaysia công bố tàu hải cảnh và tàu chiến Trung Quốc 89 lần xâm nhập vùng biển nước họ từ 2016 đến 2019, chưa kể vụ đụng độ với tàu West Capella trong tháng 4 năm nay. Cũng trong ngày, tàu hải cảnh 5402 của Trung Quốc lần thứ tư xâm nhập lô 06.01 thềm lục địa Việt Nam trong một tháng qua.
Thứ ba, bằng việc sử dụng lập luận “Chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác”, Trung Quốc đang tìm cách thống trị các nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông. Trung Quốc đang ép buộc các quốc gia nhỏ không được tiếp xúc các nguồn tài nguyên dầu khí của chính họ trên thềm lục địa của họ được xác định phù hợp với Công ước Luật biển, như các vụ việc vừa qua đối với Việt Nam hay Malaysia.
Trung Quốc đang ép buộc các nước chấp nhận “khai thác chung” theo kiểu “nếu anh muốn phát triển các nguồn tài nguyên ngoài bờ nước anh, anh chỉ có một lựa chọn làm việc với chúng tôi”. David R. Stillwell gọi đó là một chiến thuật găng tơ.
Thứ tư là vấn đề cần lựa chọn những người xứng đáng, khách quan, trung thực cho các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa trọng tài Luật biển.
Cạnh tranh khốc liệt
Các tuyên bố và phát biểu trên cần được đặt trong bối cảnh cạnh tranh toàn diện Mỹ - Trung từ thương mại, y tế, Biển Đông, an ninh mạng… Nó báo hiệu thời kỳ hai siêu cường ráo riết tập hợp lực lượng, ra đòn với nhau và cạnh tranh khốc liệt. Tuyên bố làm tăng thêm ý nghĩa của phán quyết 2016. Tuyên bố làm rõ các yêu sách vùng biển sẽ tạo điều kiện cho Mỹ tiến hành các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải tại các vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các thực thể ở Trường Sa.
Trong cùng ngày ra tuyên bố, tàu chiến Mỹ USS Ralph Jonhson (DDG-114) đã thực hiện hoạt động Chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP) đi qua các vị trí đóng quân của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Tuyên bố của Mỹ, tuy giữ trung lập về vấn đề chủ quyền, đã thể hiện sự đoàn kết với các quốc gia đang phải đối phó với các hoạt động đe dọa và cưỡng bức trên các vùng biển hợp pháp của họ. Nó tạo cơ sở cho các quốc gia nhỏ tiếp tục đấu tranh bác bỏ toàn bộ các quy định cấm đánh bắt cá và chiến dịch Blue Code của Trung Quốc cấm tất cả các hoạt động thăm dò đáy Biển Đông.
Độc lập, tự chủ và tôn trọng luật pháp quốc tế
Mỹ và các nước có cơ sở để áp đặt các lệnh trừng phạt lên các công ty và cá nhân tiến hành các hành động cưỡng chế, đe dọa và làm phức tạp tình hình Biển Đông. Trung Quốc cũng có thể đưa ra các biện pháp trả đũa. Không loại trừ có xung đột nhưng đó là điều các bên đều nhận thức muốn tránh. Hơn 4 nghìn tỷ USD hàng hóa thương mại qua Biển Đông hàng năm, trong đó 1 nghìn tỷ là liên quan đến thị trường Mỹ. Biển Đông có giá trị 2,6 nghìn tỷ USD dầu khí và là ngư trường lớn nhất thế giới cho 3,7 triệu người ở Đông Nam Á.
Trong biến chuyển khó lường của thời cuộc, các nước nhỏ càng cần giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tôn trọng và yêu cầu thực thi luật pháp quốc tế, vì một trật tự thế giới đã được xây dựng dựa trên luật pháp, bao gồm cả Công ước Luật biển 1982.
Mọi quyết định đều căn cứ những gì mà chân lý yêu cầu, luật quốc tế quy định và lợi ích quốc gia mách bảo.
https://vietnamnet.vn/
Nguyễn Hồng Thao - Cuộc đấu khẩu Mỹ : Trung về thượng tôn pháp luật Biển Đông. |
Trung Quốc muốn thay đổi luật quốc tế
Bắc Kinh nêu lập luận, Mỹ nhiều lần hủy bỏ hiệp ước và rút khỏi các tổ chức quốc tế; áp dụng có chọn lọc luật pháp quốc tế, cái gì có lợi thì dùng, không có lợi thì bỏ; liên tiếp cử tàu chiến, máy bay quân sự tiên tiến, quy mô lớn tiến hành “quân sự hóa” tại “Nam Hải” (Biển Đông), thực thi “logic cường quyền” và “hành vi bá quyền”, từ chối gia nhập Công ước LHQ về Luật biển 1982. Mỹ mới chính là kẻ phá hoại và gây rối hòa bình, ổn định ở khu vực”.
Trái lại, Mỹ tuyên bố ‘ủng hộ một trật tự thế giới dựa trên luật lệ”. Thực tế, các quy định về đường cơ sở và các vùng biển, cũng như quy chế các đảo, đá, bãi cạn nửa nổi nửa chìm, các bãi chìm đều mang tính tập quán và được pháp điển hóa trong Công ước Luật biển cũng như được giải thích rõ trong Phán quyết. Mỹ, không phải thành viên Công ước, song là thành viên của cộng đồng quốc tế, có nghĩa vụ tôn trọng các quy phạm mang tính tập quán đó và yêu cầu các nước cùng thực hiện nghĩa vụ đó.
David R. Stilwell nhận xét: “Bằng yêu sách 'chủ quyền không thể tranh cãi' trên một vùng rộng hơn cả Địa Trung Hải và cản trở các quyền của các quốc gia khác, Bắc Kinh đang đe dọa trật tự đã được thiết lập từng mang lại cho châu Á hàng thập kỷ phồn vinh. Trật tự dựa trên tự do và rộng mở này, là các tư tưởng mà Bắc Kinh chống lại… Bắc Kinh muốn thống trị toàn bộ, muốn thay đổi luật quốc tế bằng các quy tắc dựa trên đe dọa và cưỡng chế”.
Bốn thách thức Biển Đông phải đối mặt
Nhận xét của David R. Stilwell cụ thể hóa 4 thách thức mà Biển Đông phải đối mặt. Thứ nhất là việc Trung Quốc sử dụng các doanh nghiệp nhà nước như công cụ cưỡng chế kinh tế và lạm dụng quốc tế. Tập đoàn xây dựng và thông tin Trung Quốc (CCCC) đã dẫn đầu trong việc phá san hô, cải tạo đá, xây dựng các căn cứ quân sự hay Tập đoàn dầu khí ngoài khơi Trung Quốc CNOOC đã đưa giàn khoan HD-981 đe dọa Việt Nam ở ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa năm 2014.
Thứ hai, việc thúc đẩy thông qua một Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) chỉ nhằm hợp pháp các hành động cải tạo đá, quân sự hóa, hay yêu sách biển bất hợp pháp sẽ gây tác hại nghiêm trọng và không thể chấp nhận với nhiều quốc gia. Mỹ kêu gọi sự minh bạch lớn nhất trong quá trình đàm phán COC để đảm bảo hiệu quả và hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc của Luật biển.
Tàu hải cảnh Trung Quốc đe dọa hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước láng giềng ở Biển Đông
Trung Quốc lại cho rằng “Hiện nay, với nỗ lực chung của Trung Quốc và ASEAN, tình hình “Nam Hải” (Biển Đông) về tổng thể ổn định, Trung Quốc và ASEAN không chỉ tuân thủ DOC, mà còn đang đẩy nhanh trao đổi COC mang tính ràng buộc hơn, cùng duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở “Nam Hải” (Biển Đông)”. Thế nhưng Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 36 lại lần đầu sử dụng ngôn từ nghiêm khắc “bày tỏ quan ngại về các hoạt động cải tạo đảo, những diễn biến gần đây, trong đó có những hành động và vụ việc hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, và ổn định trong khu vực”.
Ngày 14/7, Malaysia công bố tàu hải cảnh và tàu chiến Trung Quốc 89 lần xâm nhập vùng biển nước họ từ 2016 đến 2019, chưa kể vụ đụng độ với tàu West Capella trong tháng 4 năm nay. Cũng trong ngày, tàu hải cảnh 5402 của Trung Quốc lần thứ tư xâm nhập lô 06.01 thềm lục địa Việt Nam trong một tháng qua.
Thứ ba, bằng việc sử dụng lập luận “Chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác”, Trung Quốc đang tìm cách thống trị các nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông. Trung Quốc đang ép buộc các quốc gia nhỏ không được tiếp xúc các nguồn tài nguyên dầu khí của chính họ trên thềm lục địa của họ được xác định phù hợp với Công ước Luật biển, như các vụ việc vừa qua đối với Việt Nam hay Malaysia.
Trung Quốc đang ép buộc các nước chấp nhận “khai thác chung” theo kiểu “nếu anh muốn phát triển các nguồn tài nguyên ngoài bờ nước anh, anh chỉ có một lựa chọn làm việc với chúng tôi”. David R. Stillwell gọi đó là một chiến thuật găng tơ.
Thứ tư là vấn đề cần lựa chọn những người xứng đáng, khách quan, trung thực cho các cơ quan tài phán quốc tế như Tòa trọng tài Luật biển.
Cạnh tranh khốc liệt
Các tuyên bố và phát biểu trên cần được đặt trong bối cảnh cạnh tranh toàn diện Mỹ - Trung từ thương mại, y tế, Biển Đông, an ninh mạng… Nó báo hiệu thời kỳ hai siêu cường ráo riết tập hợp lực lượng, ra đòn với nhau và cạnh tranh khốc liệt. Tuyên bố làm tăng thêm ý nghĩa của phán quyết 2016. Tuyên bố làm rõ các yêu sách vùng biển sẽ tạo điều kiện cho Mỹ tiến hành các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải tại các vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các thực thể ở Trường Sa.
Trong cùng ngày ra tuyên bố, tàu chiến Mỹ USS Ralph Jonhson (DDG-114) đã thực hiện hoạt động Chiến dịch tuần tra tự do hàng hải (FONOP) đi qua các vị trí đóng quân của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Tuyên bố của Mỹ, tuy giữ trung lập về vấn đề chủ quyền, đã thể hiện sự đoàn kết với các quốc gia đang phải đối phó với các hoạt động đe dọa và cưỡng bức trên các vùng biển hợp pháp của họ. Nó tạo cơ sở cho các quốc gia nhỏ tiếp tục đấu tranh bác bỏ toàn bộ các quy định cấm đánh bắt cá và chiến dịch Blue Code của Trung Quốc cấm tất cả các hoạt động thăm dò đáy Biển Đông.
Độc lập, tự chủ và tôn trọng luật pháp quốc tế
Mỹ và các nước có cơ sở để áp đặt các lệnh trừng phạt lên các công ty và cá nhân tiến hành các hành động cưỡng chế, đe dọa và làm phức tạp tình hình Biển Đông. Trung Quốc cũng có thể đưa ra các biện pháp trả đũa. Không loại trừ có xung đột nhưng đó là điều các bên đều nhận thức muốn tránh. Hơn 4 nghìn tỷ USD hàng hóa thương mại qua Biển Đông hàng năm, trong đó 1 nghìn tỷ là liên quan đến thị trường Mỹ. Biển Đông có giá trị 2,6 nghìn tỷ USD dầu khí và là ngư trường lớn nhất thế giới cho 3,7 triệu người ở Đông Nam Á.
Trong biến chuyển khó lường của thời cuộc, các nước nhỏ càng cần giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tôn trọng và yêu cầu thực thi luật pháp quốc tế, vì một trật tự thế giới đã được xây dựng dựa trên luật pháp, bao gồm cả Công ước Luật biển 1982.
Mọi quyết định đều căn cứ những gì mà chân lý yêu cầu, luật quốc tế quy định và lợi ích quốc gia mách bảo.
https://vietnamnet.vn/
Không có nhận xét nào