Mỹ có khoảng 84 ngàn đập nước, trong đó đập Hoover dài 379m, cao 221m, là đập lớn nhất trong số 80 đập lớn có chiều cao trên 300ft (91m)). Nếu khai thác tất cả các đập hiện không có điện có thể tạo ra 45 TWhr / năm. (1 terawatthour = 1000000000 kilowatt hours) .
Đập Hoover ở Arizona và Nevada là nhà máy thủy điện đầu tiên ở Mỹ có công suất ít nhất 1.000 MW sau khi hoàn thành vào năm 1936. Kể từ đó, nhiều nhà máy thủy điện khác đã vượt qua ngưỡng 1.000 MW, thường xuyên nhất là thông qua việc mở rộng của các công trình thủy điện hiện có. Trừ hai tiểu bang Delaware và Mississipp, ở tất cả các tiểu bang của Mỹ đều có ít nhất một nhà máy thủy điện.
Úc có 2250 đập nước, 100 nhà máy thủy điện đang hoạt động, lớn và nhỏ, chủ yếu nằm ở phía đông nam Australia. Nổi tiếng nhất trong số này là Snowy Mountains Hydro-Electric Scheme.
Canada có hơn 15 ngàn đập nước, là nhà quốc gia sản xuất thủy điện lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Brazil. Năm 2014, Canada tiêu thụ lượng dầu thủy điện tương đương 85,7 megaton, chiếm 9,8% lượng tiêu thụ thủy điện trên toàn thế giới. Năm 2019, Canada có công suất thủy điện lắp đặt 81 GW, sản xuất 400 TWh điện .
Ấn Độ có 5202 đâp nước, trong 197 đập làm nhà máy sản xuất thủy điện. Ấn Độ là nước thứ 5 trên toàn cầu về công suất thủy điện được lắp đặt. Tính đến ngày 3/3/2020, công suất thủy điện quy mô tiện ích được lắp đặt của Ấn Độ là 46.000 MW, tương đương 12,3% tổng công suất điện sử dụng.
Tháng 8/2018, một trận lũ lụt tồi tệ nhất đã xảy ra khiến hàng trăm người thiệt mạng, hơn một triệu người phải di dời và gây ra sự mất mát chưa từng thấy. Mặc dù những cơn mưa quá lớn đã lấp đầy các con đập, các chuyên gia đổ lỗi cho việc quản lý dòng nước kém từ các hồ chứa cho sự ngập lụt của quốc gia ven biển và nhiều khu vực ở miền nam Ấn Độ.
Brazil có 4 ngàn đập nước nhưng chỉ có 201 nhà máy thủy lực có công suất 30 MW, 476 nhà máy có công suất từ 1 đến 30 MW , 496 nhà máy thủ lực nhỏ dưới 1 MW. Việc xây dựng các con đập ở Brazil đã gây ra những tác động xã hội và môi trường to lớn. Phong trào giúp người dân bị ảnh hưởng của Dam Brazil (MAB) ước tính rằng một triệu người Brazil đã bị ảnh hưởng bởi việc xây đập và 70% những người này đã không nhận được bồi thường cho những mất mát của họ.
Trung Quốc có hơn 80 ngàn đập trữ nước, trong đó đập Tam Hiệp được nhiều người biết đến vì là một trong những công trình lớn nhất thế giới. Đập Tam Hiệp dài hơn 2,3km và cao 183m, có công suất lớn nhất thế giới, có nguồn điện đủ cung cấp năng lượng cho hàng triệu người dân, tổng công suất phát điện của đập là 22.500 MW, gấp 11 lần so với đập thủy điện Hoover của Mỹ
Ngoài những lợi ích kinh tế nổi bật , việc xây Đập Tam Hiệp này đã gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như : 1,2 triệu người đã buộc phải di dời ra khỏi khu vực tìm nơi ở mới . Khi có mưa lớn do lo ngại về tính an toàn của đập, chính quyền TQ buộc phải cho xả bớt nước trong đập, nhiều thành phố ở hạ lưu đập bị ngập lụt . Báo chí phương Tây thường đưa những hình ảnh lũ lụt để chỉ trích việc xây dựng Đập Tam Hiệp là 1 sai lầm lớn, nghi ngờ về tính an toàn của đập vì là đập lớn nhất thế giới.
Chính phủ TQ cũng thừa nhận trận lũ năm nay đã ảnh hưởng đến 26 tỉnh với gần 14 triệu người. Trong đó 78 người đã chết và mất tích. Ước tính 8.000 ngôi nhà đã bị phá hủy và 97.000 ngôi nhà bị hư hại ở 13 tỉnh, thiệt hại lên tới 25,7 tỷ nhân dân tệ (3,6 tỷ USD).
Nhật có tất cả 500 ngàn đập nước, trong đó có 3 ngàn đập lớn. Đập Kurobe là con đập cao nhất ở Nhật Bản với độ cao 610 feet (186 m), được xây dựng trên sông Kurobe thuộc tỉnh Toyama. Nhà máy điện tạo ra khoảng 1 tỷ kilowatt giờ mỗi năm. Tỉnh Kagoshima có 6 đập , tỉnh Kumamoto có 7 đập. Nhật là 1 trong những quốc gia sản xuất thủy điện lớn nhất thế giới. Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo chính với công suất lắp đặt khoảng 50 GW và sản xuất 69,2 TWh.
Ngày 4/7 vừa qua, hình ảnh từ trực thăng cho thấy nước sông Kumar dâng cao sau mưa lớn, tràn vào các cộng đồng dân cư ở thành phố Hitoyoshi, tỉnh Kumamoto, gây ngập lụt trên diện rộng. Mưa lớn đã gây lũ lụt và sạt lở đất, khiến hơn 200.000 người thuộc 92.200 hộ gia đình ở các tỉnh Kumamoto và Kagoshima trên đảo Kyushu, phía tây Nhật Bản, phải sơ tán, hàng nghìn hộ gia đình vẫn mất điện, nhiều ngôi nhà bị phá hủy và nhiều đoạn đường bị ngập lụt nghiêm trọng, trong khi một số cây cầu cũng bị nước lũ cuốn trôi.
Nhật Bản đang trong mùa mưa, thường xuyên xảy ra tình trạng lũ lụt và lở đất khiến chính quyền địa phương phát cảnh báo và ban hành lệnh sơ tán. Các trận lũ lụt lần này được xem như thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất ở Nhật Bản kể từ cơn bão Hagibis vào tháng 10 năm ngoái khiến khoảng 90 người thiệt mạng.
Mỗi khi có mưa lớn, lượng nước trữ trong đập dâng cao gây lo ngại về tính an toàn của đập, buộc người ta phải xả bớt nước trong đập nhầm giảm sự gia tăng áp lực nước. Thế nhưng, việc xả nước lúc có mưa to làm cho nhiều thành phố ở hạ lưu đập bị ngập lụt. Đây là điều nhức đầu của nhiều quốc gia có nhiều đập thủy điện.
Hầu như ở bất cứ quốc gia nào , khi có mưa lớn đều xảy ra lũ lụt?
Montreal, 10/7/2020
Ngô Khôn Trí
https://khoahocnet.com/
Không có nhận xét nào