Theo kết quả của nghiên cứu mới đây dự đoán, khả năng miễn dịch của cộng đồng đối với COVID-19, đại dịch do virus ĐCSTQ gây ra, là có thể đạt được với số ca nhiễm ít hơn so với ước tính trước đây...
Theo nghiên cứu từ Đại học Oxford (pdf), ngưỡng miễn dịch cộng đồng (HIT) có thể thấp hơn so với ước tính trước đó, vì nhiều người có thể đã có miễn dịch bẩm sinh đối với COVID-19 - mà không bao giờ mắc bệnh.
Giáo sư Sunetra Gupta dẫn đầu nhóm nghiên cứu thuộc khoa Động vật học của Oxford đã tạo ra một mô hình, theo đó cho thấy: chỉ cần 20% dân số có thể kháng được virus là có thể ngăn chặn sự tái sinh của đại dịch.
Nghiên cứu trên đã được công bố vào ngày 16/7/2020 và đang chờ thẩm định.
Theo báo cáo của nghiên cứu: "Người ta tin rằng ngưỡng miễn dịch cộng đồng cần thiết để ngăn chặn sự tái phát của đại dịch SARS-CoV-2 là vượt quá 50% - đối với bất kỳ môi trường dịch tễ nào".
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiều người có thể đã hình thành khả năng kháng virus ở một mức độ nhất định - khi tiếp xúc với chủng virus Corona theo mùa, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.
Miễn dịch cộng đồng chỉ đạt được khi mà quần thể có đủ số người có khả năng miễn dịch với mầm bệnh, từ đó ngăn chặn hiệu quả đại dịch có thể tràn lan. Nó giúp làm giảm khả năng virus hoành hành khi lây truyền từ người sang người, kể cả đối với những người chưa từng bị nhiễm bệnh.
Sau khi mắc bệnh và sống sót, một người hình thành miễn dịch đối với virus. Họ cũng có thể miễn dịch đối với một số loại virus sau khi tiêm phòng. Nhưng để có được miễn dịch cộng đồng, thì thông thường ít nhất 70% dân số phải có khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, khả năng phòng bệnh này kéo dài được bao lâu thì còn tùy thuộc vào chủng loại virus.
"Ở đây (theo nghiên cứu), chúng tôi chứng minh rằng ngưỡng miễn dịch cộng đồng có thể giảm đi đáng kể nếu một phần dân số không thể lây truyền được virus - nhờ vào kháng thể đã có do bẩm sinh, hoặc nhờ miễn dịch chéo khi đã phơi nhiễm với các chủng virus Corona theo mùa." - Các tác giả Jose Lourenco, Francesco Pinotti, Craig Thompson và Gupta viết trong nghiên cứu.
"Những kết quả này giúp giải thích sự khác biệt về độ lớn (của dịch bệnh) giữa các khu vực - quan sát dựa trên huyết thanh dương tính và tử vong tích lũy, từ đó cho thấy miễn dịch cộng đồng có thể đã sẵn sàng để giảm thiểu đáng kể (hậu quả) của một làn sóng tiềm tàng thứ hai".
Các nhà nghiên cứu cho biết, khi cộng đồng bao gồm cả hai nhóm những người chưa có và đã có kháng thể, thì ngưỡng của miễn dịch cộng đồng giảm đáng kể.
"Khi đưa ra bằng chứng gắn kết việc tiếp xúc với virus Corona theo mùa mang lại sự bảo vệ chống lại các triệu chứng lâm sàng, thì nó sẽ hợp lý khi cho rằng việc tiếp xúc với SARS-CoV-2 (sau khi đã có miễn dịch) sẽ nâng mức độ miễn dịch lâm sàng lên đáng kể".
"Vì vậy, đỉnh điểm của làn sóng thứ hai có thể dẫn đến tử vong ít hơn rất nhiều, đặc biệt là trong số những người mắc bệnh đi kèm (đã mắc COVID-19) ở các lớp tuổi trẻ hơn".
Cho đến nay, biểu đồ của trường Đại học Johns Hopkins đã báo cáo hơn 14,7 triệu người nhiễm virus ĐCSTQ trên thế giới, và ít nhất là 610.000 người đã tử vong, mặc dù một số chuyên gia tin rằng số liệu này là không đáng tin - do những dữ liệu không chính xác đến từ Trung Quốc.
https://www.ntdvn.com/
Nghiên cứu: Miễn dịch cộng đồng đối với COVID-19 có thể ở dưới ngưỡng phổ thông |
Giáo sư Sunetra Gupta dẫn đầu nhóm nghiên cứu thuộc khoa Động vật học của Oxford đã tạo ra một mô hình, theo đó cho thấy: chỉ cần 20% dân số có thể kháng được virus là có thể ngăn chặn sự tái sinh của đại dịch.
Nghiên cứu trên đã được công bố vào ngày 16/7/2020 và đang chờ thẩm định.
Theo báo cáo của nghiên cứu: "Người ta tin rằng ngưỡng miễn dịch cộng đồng cần thiết để ngăn chặn sự tái phát của đại dịch SARS-CoV-2 là vượt quá 50% - đối với bất kỳ môi trường dịch tễ nào".
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiều người có thể đã hình thành khả năng kháng virus ở một mức độ nhất định - khi tiếp xúc với chủng virus Corona theo mùa, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường.
Miễn dịch cộng đồng chỉ đạt được khi mà quần thể có đủ số người có khả năng miễn dịch với mầm bệnh, từ đó ngăn chặn hiệu quả đại dịch có thể tràn lan. Nó giúp làm giảm khả năng virus hoành hành khi lây truyền từ người sang người, kể cả đối với những người chưa từng bị nhiễm bệnh.
Sau khi mắc bệnh và sống sót, một người hình thành miễn dịch đối với virus. Họ cũng có thể miễn dịch đối với một số loại virus sau khi tiêm phòng. Nhưng để có được miễn dịch cộng đồng, thì thông thường ít nhất 70% dân số phải có khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, khả năng phòng bệnh này kéo dài được bao lâu thì còn tùy thuộc vào chủng loại virus.
"Ở đây (theo nghiên cứu), chúng tôi chứng minh rằng ngưỡng miễn dịch cộng đồng có thể giảm đi đáng kể nếu một phần dân số không thể lây truyền được virus - nhờ vào kháng thể đã có do bẩm sinh, hoặc nhờ miễn dịch chéo khi đã phơi nhiễm với các chủng virus Corona theo mùa." - Các tác giả Jose Lourenco, Francesco Pinotti, Craig Thompson và Gupta viết trong nghiên cứu.
"Những kết quả này giúp giải thích sự khác biệt về độ lớn (của dịch bệnh) giữa các khu vực - quan sát dựa trên huyết thanh dương tính và tử vong tích lũy, từ đó cho thấy miễn dịch cộng đồng có thể đã sẵn sàng để giảm thiểu đáng kể (hậu quả) của một làn sóng tiềm tàng thứ hai".
Các nhà nghiên cứu cho biết, khi cộng đồng bao gồm cả hai nhóm những người chưa có và đã có kháng thể, thì ngưỡng của miễn dịch cộng đồng giảm đáng kể.
"Khi đưa ra bằng chứng gắn kết việc tiếp xúc với virus Corona theo mùa mang lại sự bảo vệ chống lại các triệu chứng lâm sàng, thì nó sẽ hợp lý khi cho rằng việc tiếp xúc với SARS-CoV-2 (sau khi đã có miễn dịch) sẽ nâng mức độ miễn dịch lâm sàng lên đáng kể".
"Vì vậy, đỉnh điểm của làn sóng thứ hai có thể dẫn đến tử vong ít hơn rất nhiều, đặc biệt là trong số những người mắc bệnh đi kèm (đã mắc COVID-19) ở các lớp tuổi trẻ hơn".
Cho đến nay, biểu đồ của trường Đại học Johns Hopkins đã báo cáo hơn 14,7 triệu người nhiễm virus ĐCSTQ trên thế giới, và ít nhất là 610.000 người đã tử vong, mặc dù một số chuyên gia tin rằng số liệu này là không đáng tin - do những dữ liệu không chính xác đến từ Trung Quốc.
https://www.ntdvn.com/
Không có nhận xét nào